Tải bản đầy đủ (.pdf) (162 trang)

Xác định giá trị năng lượng trao đổi có hiệu chỉnh nitơ (MEN), tỉ lệ tiêu hóa hồi tràng các chất dinh dưỡng của một số loại thức ăn và ứng dụng trong thiết lập khẩu phần nuôi gà thịt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.58 MB, 162 trang )

B GIO DC V O TO
I HC HU


H Lấ QUNH CHU


XAẽC ậNH GIAẽ TRậ NNG LặĩNG TRAO
ỉI
COẽ HIU CHẩNH NIT (ME
N
), Tẩ L
TIU HOẽA HệI TRAèNG CAẽC CHT DINH
DặẻNG CUA MĩT S LOAI THặẽC N
VAè ặẽNG DUNG TRONG THIT LP KHỉU
PHệN NUI GAè THậT



LUN N TIN S NễNG NGHIP



HU - 2014
B GIO DC V O TO
I HC HU


H Lấ QUNH CHU



XAẽC ậNH GIAẽ TRậ NNG LặĩNG TRAO
ỉI
COẽ HIU CHẩNH NIT (ME
N
), Tẩ L
TIU HOẽA HệI TRAèNG CAẽC CHT DINH
DặẻNG CUA MĩT S LOAI THặẽC N
VAè ặẽNG DUNG TRONG THIT LP KHỉU
PHệN NUI GAè THậT

Chuyờn ngnh: Chn nuụi
Mó s: 62.62.01.05

LUN N TIN S NễNG NGHIP

Ngi hng dn khoa hc:
1.PGS. TS. Hồ Trung Thông
2.PGS. TS. Đàm Văn Tiện

HUẾ - 2014

i
LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu do tôi thực hiện. Các số liệu
và kết quả trình bày trong luận án là trung thực, chưa được công bố bởi bất kỳ tác
giả nào hay ở bất kỳ công trình nào khác.

Tác giả luận án



Hồ Lê Quỳnh Châu



















ii
LỜI CẢM ƠN

Luận án Tiến sĩ này được thực hiện tại Trường Đại học Nông Lâm, Đại học
Huế dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS. TS. Hồ Trung Thông và PGS. TS. Đàm
Văn Tiện. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các Thầy về định hướng khoa học,
liên tục quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi trong suốt quá trình thực hiện luận án này.
Tôi xin chân thành cám ơn GS. Velmurugu Ravindran và Th.S. Don Thomas

(Viện Thú y, Khoa họ
c động vật và Y sinh học, Đại học Massey, New Zealand) đã
đóng góp ý kiến về phương pháp nghiên cứu và hỗ trợ nhiều tài liệu tham khảo. Lời
cám ơn chân thành xin gửi đến PGS. TS. Vũ Chí Cương, PGS. Tanaka Ueru đã
động viên và hỗ trợ tài chính cho nghiên cứu này. Xin chân thành cám ơn GS. Vũ
Duy Giảng đã khích lệ hướng nghiên cứu và PGS. TS. Nguyễn Minh Hoàn đã giúp
đỡ xây dựng phương trình hồi quy ước tính giá trị năng lượng trao đổi trong các loại
thức ăn.
Tôi xin trân tr
ọng cảm ơn Lãnh đạo Trường Đại học Nông Lâm, các Thầy
Cô giáo và các bạn đồng nghiệp trong Khoa Chăn nuôi – Thú y đã tạo điều kiện
giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện và hoàn thành chương trình nghiên cứu của
mình. Xin gửi lời cám ơn đến các em sinh viên Chăn nuôi - Thú y, Sư phạm Kỹ
thuật Nông lâm thực tập tốt nghiệp từ 2009 – 2012 và các học viên cao học (Thái
Thị Thúy, Nguyễn Văn Hoàng, Trương Thị Hồng Nhân, Hoàng Trung Thành, Trần
Thị Lan Hươ
ng và Diệp Thị Lệ Chi) đã tham gia, giúp đỡ tôi trong suốt 5 năm
nghiên cứu.
Cuối cùng là sự biết ơn tới Ba Mẹ, gia đình và những người bạn thân thiết vì
đã liên tục động viên để duy trì nghị lực, sự cảm thông, chia sẻ về thời gian, sức khỏe
và các khía cạnh của cuộc sống trong cả quá trình học tập và hoàn thành luận án.

Tác giả luận án

Hồ Lê Quỳnh Châu


iii
MỤC LỤC


Trang

LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT vi
DANH MỤC BẢNG viii
DANH MỤC HÌNH VÀ SƠ ĐỒ xi
MỞ ĐẦU 1
1. Tính cấp thiết của đề tài 1
2. Mục tiêu và phạm vi nghiên cứu 2
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn 3
4. Nhữ
ng đóng góp mới của luận án 3
Chương 1.
TỔNG QUAN TÀI LIỆU 5
1.1. Thực trạng của ngành chăn nuôi gà trên thế giới và ở Việt Nam 5
1.1.1. Tình hình sản xuất của ngành chăn nuôi gà 5
1.1.2. Các phương thức chăn nuôi 9
1.1.3. Hệ thống sản xuất giống 12
1.1.4. Thức ăn và dinh dưỡng cho gà 13
1.1.5. Tình hình chăm sóc và quản lý đàn gà 15
1.2. Các hệ thống biểu thị giá trị dinh dưỡng trong thức ăn cho gia cầm 16
1.2.1. Hệ thố
ng giá trị chất dinh dưỡng tổng số 16
1.2.2. Hệ thống năng lượng 18
1.2.3. Hệ thống giá trị chất dinh dưỡng tiêu hóa 21
1.3. Phương pháp đánh giá giá trị năng lượng trao đổi và tỉ lệ tiêu hóa chất dinh
dưỡng trong thức ăn cho gia cầm 24
1.3.1. Các phương pháp đánh giá giá trị năng lượng trao đổi trong thức ăn cho gia

cầm 24

iv
1.3.2. Các phương pháp đánh giá tỉ lệ tiêu hóa 31
1.4. Ứng dụng các giá trị amino acid tiêu hóa trong thiết lập khẩu phần 44
1.5. Kết quả đánh giá giá trị ME
N


tỉ lệ tiêu hóa các chất dinh dưỡng trong một số loại
thức ăn cho gia cầm ở Việt Nam 45
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 46
2.1. Đối tượng nghiên cứu 46
2.2. Phương pháp nghiên cứu 47
2.2.1 Các nghiên cứu tiền đề 47
2.2.2. Các thí nghiệm chính 53
2.3. Xử lý thống kê 68
Chương 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 69
3.1. Thí nghiệm 1. Ảnh hưởng của phương pháp nghiên c
ứu (trực tiếp và gián tiếp)
đến kết quả xác định giá trị ME
N
của thức ăn thí nghiệm 69
3.2. Thí nghiệm 2. Ảnh hưởng của độ tuổi gà đến kết quả xác định giá trị ME
N
của
thức ăn thí nghiệm 74
3.3. Thí nghiệm 3. Xác định giá trị năng lượng trao đổi có hiệu chỉnh nitơ và tỉ lệ tiêu
hóa các chất dinh dưỡng tổng số trong các loại thức ăn cho gà 77
3.3.1. Giá trị năng lượng trao đổi có hiệu chỉnh nitơ của các thức ăn thí nghiệm 77

3.3.2. Tỉ lệ tiêu hóa các chất dinh dưỡng tổng số của các thức ăn thí nghiệm 87
3.4. Thí nghiệm 4. Xác định tỉ lệ
tiêu hóa hồi tràng tiêu chuẩn của các amino acid
trong các loại thức ăn cho gà 93
3.4.1. Hàm lượng amino acid nội sinh cơ bản 93
3.4.2. Tỉ lệ tiêu hóa hồi tràng amino acid trong các thức ăn thí nghiệm 94
3.5. Thí nghiệm 5. Kiểm tra kết quả xác định giá trị năng lượng trao đổi đối với một
số thức ăn nguyên liệu bằng thí nghiệm sinh trưởng 99
3.6. Thí nghiệm 6. Xây dựng phương trình hồi quy ước tính giá trị năng lượng trao
đổi của các thứ
c ăn thí nghiệm và kiểm tra độ chính xác của phương trình 105
3.6.1. Các phương trình hồi quy ước tính giá trị năng lượng trao đổi trong thức ăn
cho gà 105
3.6.2. Kiểm tra độ chính xác của phương trình hồi quy 109

v
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 115
1. Kết luận 115
2. Đề nghị 116
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA NGHIÊN CỨU SINH 117
TÀI LIỆU THAM KHẢO 119
PHỤ LỤC




















vi
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT


Chữ viết
tắt
Chữ viết đầy đủ bằng tiếng Việt Chữ viết đầy đủ bằng tiếng Anh
ADE Năng lượng tiêu hoá biểu kiến Apparent digestible energy
ADF Xơ không hòa tan trong môi
trường acid
Acid detergent fiber
AIA Khoáng không tan trong acid Acid insoluble ash
AID Tỉ lệ tiêu hóa hồi tràng biểu kiến Apparent ileal digestibility
AME Năng lượng trao đổi biểu kiến Apparent metabolizable energy
AME
N
hay
ME
N


Năng lượng trao đổi biểu kiến có
hiệu chỉnh nitơ
Nitrogen-corrected apparent
metabolizable energy
AOAC Hiệp hội các nhà hóa phân tích
chính thống
Association of Official Analytical
Chemists
Ash Khoáng tổng số Total ash
ATD Tỉ lệ tiêu hóa toàn phần biểu
kiến
Apparent total tract digestibility
CF Xơ thô Crude fiber
CP Protein thô/protein tổng số Crude protein
cs. Cộng sự
DCP Dicalcium phosphate
DDGS Bã ngô Distillers dried grains with
solubles
DE Năng lượng tiêu hóa Digestible energy
DM Vật chất khô Dry matter
ĐVT Đơn vị tính
EE Lipid thô/lipid tổng số Ether extract
ELISA Xét nghiệm hấp thụ miễn dịch
liên kết với enzyme
Enzyme Linked Immunosorbent
Assay
FCR Hệ số chuyển hóa thức ăn Feed conversion ratio
FE Năng lượng trong phân Fecal energy
FE

f
Năng lượng phân có nguồn gốc
từ thức ăn
Fecal energy of feed
GE Năng lượng thô/Năng lượng
tổng số
Gross energy
HI Năng lượng nhiệt Heat increament

vii
Chữ viết
tắt
Chữ viết đầy đủ bằng tiếng Việt Chữ viết đầy đủ bằng tiếng Anh
KPĐC Khẩu phần đối chứng
KPTN Khẩu phần thí nghiệm
ME Năng lượng trao đổi Metabolizable energy
NDF Xơ không hòa tan trong môi
trường chất tẩy trung tính
Neutral detergent fiber
NE Năng lượng thuần Net energy
NE
g
Năng lượng thuần cho sản xuất Net energy for growth
NE
l
Năng lượng thuần cho tiết sữa Net energy for lactation
NE
m
Năng lượng thuần cho duy trì Net energy for maintenance
NfE Dẫn xuất không nitơ Nitrogen-free extractives

NIRS Quang phổ cận hồng ngoại Near infrared reflectance
spectroscopy
NRC Hội đồng nghiên cứu quốc gia National Research Council
NSP Polysaccharide phi tinh bột Non-starch polysaccharides
NT Nguyên trạng
OM Chất hữu cơ Organic matter
PHILSAN Hội các nhà dinh dưỡng động
vật Phillipines
Philippine Society of Animal
Nutritionists
SE Sai số chuẩn Standard error
SID Tỉ lệ tiêu hóa hồi tràng tiêu
chuẩn
Standardised ileal digestibility
TB Trung bình
tdt Trích dẫn theo
TME Năng lượng trao đổi đúng True metabolizable energy
UE Năng lượng trong nước tiểu Urinary energy
UE
e
Năng lượng nước tiểu có nguồn
gốc nội sinh
Endogenous urinary energy
UE
f
Năng lượng nước tiểu có nguồn
gốc từ thức ăn
Urinary energy of feed






viii
DANH MỤC BẢNG
Trang
Bảng 1.1. Sản lượng các loại thịt chính trên thế giới giai đoạn 2009-2013 5
Bảng 1.2. Tổng sản lượng thịt gà broiler thế giới từ 2009 đến tháng 4/2013 6
Bảng 1.3. Tổng sản lượng thịt gà tây thế giới giai đoạn 2008-2012 7
Bảng 1.4. Tổng sản lượng trứng gia cầm thế giới giai đoạn 2000-2010 7
Bảng 1.5. Số lượng đàn gia cầm và sản lượng thịt gia cầm ở Vi
ệt Nam giai đoạn
2000-2010 8
Bảng 2.1. Thành phần nguyên liệu và giá trị dinh dưỡng của khẩu phần 48
Bảng 2.2. Bố trí thí nghiệm 52
Bảng 2.3. Thành phần các chất dinh dưỡng tổng số trong các thức ăn thí
nghiệm
53
Bảng 2.4. Thành phần nguyên liệu và giá trị dinh dưỡng của KPCS 55
Bảng 2.5. Hàm lượng amino acid tổng số trong các thức ăn thí nghiệm 61
Bảng 2.6. Thành phần nguyên liệu của các khẩu phần sử dụng trong thí nghiệm xác
định tỉ lệ tiêu hóa hồi tràng biểu kiến amino acid 62
Bảng 2.7. Thành phần nguyên liệu và giá trị dinh dưỡng của các nhóm khẩu phần
thí nghiệm 65
Bảng 3.1. Kết quả xác định giá trị ME và ME
N
trong thức ăn bằng phương pháp
trực tiếp 70
Bảng 3.2. Kết quả xác định giá trị ME và ME
N

trong thức ăn bằng phương pháp
gián tiếp 70
Bảng 3.3. So sánh giá trị ME
N
được xác định bằng phương pháp trực tiếp và gián
tiếp ở 2 giai đoạn tuổi 72
Bảng 3.4. Ảnh hưởng của độ tuổi gà đến lượng nitơ tích lũy 74
Bảng 3.5. Giá trị năng lượng trao đổi trong thức ăn theo các độ tuổi của gà 75
Bảng 3.6. So sánh giá trị ME và ME
N
của khẩu phần thí nghiệm 75
Bảng 3.7. Giá trị năng lượng trao đổi có hiệu chỉnh nitơ (ME
N
) của ngô 78
Bảng 3.8. Giá trị năng lượng trao đổi có hiệu chỉnh nitơ (ME
N
) của cám gạo 79

ix
Bảng 3.9. Giá trị ME
N
của bột sắn 81
Bảng 3.10. Giá trị ME
N
của đậu tương nguyên dầu 82
Bảng 3.11. Giá trị ME
N
của bột cá 84
Bảng 3.12. Giá trị ME
N

của các sản phẩm từ gạo và thức ăn phụ phẩm 85
Bảng 3.13. Tỉ lệ tiêu hóa biểu kiến các chất dinh dưỡng trong ngô 87
Bảng 3.14. Tỉ lệ tiêu hóa biểu kiến các chất dinh dưỡng trong cám gạo 88
Bảng 3.15. Tỉ lệ tiêu hóa biểu kiến các chất dinh dưỡng trong bột sắn 89
Bảng 3.16. Tỉ lệ tiêu hóa biểu kiến các chất dinh dưỡng trong đậu tương 90
Bảng 3.17. Tỉ lệ tiêu hóa biểu kiến các chấ
t dinh dưỡng trong bột cá 91
Bảng 3.18. Tỉ lệ tiêu hóa biểu kiến các chất dinh dưỡng trong các sản phẩm từ gạo
và thức ăn protein thực vật 92
Bảng 3.19. Tỉ lệ tiêu hóa biểu kiến các chất dinh dưỡng trong các phụ phẩm protein
động vật 93
Bảng 3.20. Hàm lượng amino acid nội sinh cơ bản ở gà Lương Phượng 93
Bảng 3.21. Tỉ lệ tiêu hóa hồi tràng biểu kiến amino acid trong các thức ăn thí
nghiệm 97
Bảng 3.22. Tỉ lệ tiêu hóa hồi tràng tiêu chuẩn amino acid trong các thức ăn thí
nghiệm 98
Bảng 3.23. Khối lượng cơ thể của gà thí nghiệm qua các tuần tuổi 100
Bảng 3.24. Tốc độ sinh trưởng tuyệt đối của gà thí nghiệm qua các tuần tuổi 101
Bảng 3.25. Tốc độ sinh trưởng tương đối của gà thí nghiệm qua các tuần tuổi 101
Bảng 3.26. Lượng thức ăn ăn vào c
ủa gà thí nghiệm qua các tuần tuổi 102
Bảng 3.27. Hiệu quả sử dụng thức ăn của gà thí nghiệm 102
Bảng 3.28. Chất lượng thịt xẻ của gà thí nghiệm 103
Bảng 3.30. Thành phần dinh dưỡng của thịt gà thí nghiệm (theo trạng thái tươi) 105
Bảng 3.31. Các phương trình hồi quy ước tính giá trị ME
N
dựa trên thành phần các
chất dinh dưỡng tổng số 106
Bảng 3.32. Thành phần các chất dinh dưỡng tổng số trong 5 loại thức ăn
kiểm chứng

109

x
Bảng 3.33. Kết quả xác định giá trị ME
N
trong 5 loại thức ăn kiểm chứng phương
trình hồi quy bằng thí nghiệm in vivo 110
Bảng 3.34. Các phương trình hồi quy ước tính giá trị ME
N
trong thức ăn 111

























xi
DANH MỤC HÌNH VÀ SƠ ĐỒ
Trang
Hình 1.1. Mối quan hệ giữa AME, TME và lượng ăn vào 20
Hình 1.2. Mối quan hệ giữa tỉ lệ tiêu hóa biểu kiến và lượng amino acid ăn vào 23
Hình 1.3. Các phần amino acid khác nhau ở dịch hồi tràng 23
Sơ đồ 1.1. Cân bằng năng lượng ở gia cầm 21




1
MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Chăn nuôi gà là ngành sản xuất nông nghiệp mang tính truyền thống lâu đời
và chiếm vị trí quan trọng thứ hai trong toàn ngành chăn nuôi ở Việt Nam [119].
Trong những năm gần đây, ngành chăn nuôi gia cầm Việt Nam đã có những bước
tiến đáng kể. Tuy nhiên hiện nay, trong khi ngành chăn nuôi gia cầm thế giới đang
phát triển mạnh, chăn nuôi gia cầm ở Việt Nam vẫn đang đối mặt vớ
i nhiều khó
khăn, thách thức [1], [240]. Một trong những vấn đề đáng quan tâm đối với ngành
chăn nuôi ở nước ta là nguồn thức ăn nguyên liệu. Việt Nam phụ thuộc rất lớn vào
nguồn thức ăn nhập khẩu. Trong thời gian tới, cùng với việc tăng sức tiêu thụ các
sản phẩm gia cầm trên thế giới, nhu cầu về các loại thức ăn nguyên liệu chính như
ngô, khô dầu đậ

u tương, bột thịt và bột cá cũng tăng cao [180]. Khoảng cách về nhu
cầu và nguồn cung cấp trong thực tế sẽ ngày càng lớn [180]. Do đó, việc khai thác
triệt để giá trị dinh dưỡng của thức ăn nguyên liệu, tận dụng các phụ phẩm ngành
công nghiệp chế biến trong xây dựng khẩu phần nhằm giảm áp lực về nguồn cung
cấp đối với ngành công nghiệp thức ăn chăn nuôi ngày càng trở nên quan tr
ọng.
Trước đây, việc xây dựng khẩu phần thường có xu hướng dư thừa chất dinh
dưỡng do không chắc chắn về tính sẵn có của các chất dinh dưỡng (đặc biệt là các
amino acid và phosphorus) hoặc nhu cầu dinh dưỡng [181]. Hiện nay, vấn đề này
không còn được chấp nhận do việc xây dựng khẩu phần như vậy rất lãng phí và chất
dinh dưỡng dư thừa được đào thải qua phân là nguồn gây ô nhiễm môi trường [181].
Việc xây dựng các khẩu phần đáp ứng vừa đủ nhu cầu dinh dưỡng của vật nuôi sẽ
giúp tối ưu hóa hiệu quả sử dụng thức ăn [181]. Để xây dựng khẩu phần dinh dưỡng
hợp lý, bên cạnh đánh giá nhu cầu dinh dưỡng của vật nuôi, việc đánh giá giá trị
dinh dưỡng của thức ăn là rất cần thiết.
Giá trị tiềm năng của một lo
ại thức ăn có thể được xác định thông qua các
phân tích hóa học. Tuy nhiên, theo McDonald và cs. (1998), giá trị dinh dưỡng thực
của thức ăn đối với động vật chỉ có thể được xác định sau khi hiệu chỉnh các thất
thoát xảy ra trong quá trình tiêu hóa, hấp thu và trao đổi chất (tdt [163]). Trong khi
2
đó, các dữ liệu về giá trị dinh dưỡng của các loại thức ăn cho gia cầm ở Việt Nam
đang được biểu thị ở dạng thành phần dinh dưỡng tổng số, giá trị năng lượng trao
đổi của thức ăn cũng chỉ là kết quả từ các công thức ước tính [6], [11]. Các nghiên
cứu gần đây đã chỉ ra sự sai lệch đáng kể về giá trị năng lượng trao
đổi của thức ăn
xác định bằng phương pháp in vivo và phương pháp ước tính [5], [8]. Như vậy, có
thể thấy rằng khả năng ứng dụng vào thực tiễn của cơ sở dữ liệu về giá trị dinh
dưỡng của thức ăn cho gia cầm ở nước ta hiện nay là rất thấp. Chính vì vậy, việc
tiến hành các thí nghiệm in vivo nhằm đánh giá đúng giá trị dinh dưỡng củ

a các loại
thức ăn cho gia cầm ở nước ta là rất cần thiết nhằm xây dựng khẩu phần đáp ứng
vừa đủ nhu cầu dinh dưỡng của vật nuôi, phục vụ tốt hơn cho quá trình sản xuất.
Từ những lý do nêu trên, đề tài nghiên cứu “Xác định giá trị năng lượng
trao đổi có hiệu chỉnh nitơ (ME
N
), tỉ lệ tiêu hóa hồi tràng các chất dinh dưỡng
của một số loại thức ăn và ứng dụng trong thiết lập khẩu phần nuôi gà thịt” đã
được thực hiện.
2. Mục tiêu và phạm vi nghiên cứu
2.1. Mục tiêu nghiên cứu
2.1.1. Mục tiêu chung
Bổ sung và cập nhật dữ liệu về năng lượng trao đổi có hiệu chỉnh nitơ, tỉ lệ
tiêu hóa các chất dinh dưỡng và tỉ lệ tiêu hóa hồ
i tràng amino acid trong cơ sở dữ
liệu thức ăn cho gia cầm ở Việt Nam từ đó góp phần gia tăng độ chính xác của dữ
liệu và đưa cơ sở dữ liệu thức ăn của Việt Nam đến gần với thực tiễn sản xuất.
2.1.2. Mục tiêu cụ thể
(i) Đánh giá giá trị dinh dưỡng của 18 loại thức ăn cho gà (bao gồm ngô, cám
gạo nguyên dầu, cám gạo trích ly, tấ
m gạo, gạo lứt, bột sắn, đậu tương nguyên dầu,
khô dầu đậu tương, đậu tương thủy phân, DDGS, bột cá, khô dầu lạc, khô dầu dừa,
khô dầu hạt cải, bột lông vũ, bột gia cầm thủy phân, bột thịt xương và bột đầu tôm)
thông qua giá trị năng lượng trao đổi có hiệu chỉnh nitơ và tỉ lệ tiêu hóa các chất
dinh dưỡng.
3
(ii) Xây dựng và xác định độ chính xác của các phương trình hồi quy ước tính
giá trị ME
N
trong ngô, cám gạo nguyên dầu, bột sắn, bột cá và khô dầu đậu tương

dựa trên mức độ các chất dinh dưỡng tổng số.
2.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Thí nghiệm được tiến hành trên gà Lương Phượng 35 ngày tuổi tại Phòng
nghiên cứu gia cầm Phòng Nghiên cứu Gia cầm và Phòng Thí nghiệm Trung tâm
thuộc Khoa Chăn nuôi - Thú y, Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế từ năm
2008 đến 2013.
Tổng cộng 39 mẫu thuộc 18 loạ
i thức ăn thí nghiệm (ngô, cám gạo nguyên
dầu, cám gạo trích ly, tấm gạo, gạo lứt, bột sắn, đậu tương nguyên dầu, khô dầu đậu
tương, đậu tương thủy phân, DDGS, bột cá, khô dầu lạc, khô dầu dừa, khô dầu hạt
cải, bột lông vũ, bột gia cầm thủy phân, bột thịt xương và bột đầu tôm) đã được sử
dụng để đánh giá giá trị dinh dưỡng.
3. Ý nghĩ
a khoa học và thực tiễn
3.1. Ý nghĩa khoa học
Bổ sung dữ liệu về giá trị năng lượng trao đổi, tỉ lệ tiêu hóa hồi tràng các
chất dinh dưỡng và tỉ lệ tiêu hóa hồi tràng tiêu chuẩn của các amino acid trong các
loại thức ăn cho gà ở Việt Nam.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Cung cấp thông tin giúp các nhà sản xuất thức ăn gia cầm phối trộn khẩu
phần một cách hợp lý, phục vụ tốt h
ơn cho quá trình sản xuất.
- Giúp rút ngắn thời gian đánh giá giá trị năng lượng trao đổi có hiệu chỉnh
nitơ trong thức ăn thông qua sử dụng phương trình hồi quy.
4. Những đóng góp mới của luận án
- Luận án là nghiên cứu đầu tiên ở Việt Nam sử dụng khoáng không tan
trong acid chlohydric (AIA) làm chất chỉ thị trong đánh giá giá trị dinh dưỡng của
thức ăn cho gà.
- Đã đánh giá giá trị dinh dưỡng của 18 loại thức
ăn phổ biến cho gà bằng thí

nghiệm trên động vật trong chính điều kiện thực tế ở Việt Nam, bổ sung dữ liệu về
4
giá trị dinh dưỡng trong thức ăn cho gà và góp phần đưa cơ sở dữ liệu thức ăn đến
gần với thực tiễn sản xuất .
- Đã xác định được 40 phương trình hồi quy ước tính giá trị năng lượng trao
đổi có hiệu chỉnh nitơ (bao gồm 8 phương trình cho ngô, 12 phương trình cho cám
gạo, 12 phương trình cho bột sắn, 2 phương trình cho bột cá và 6 phương trình cho
khô dầu đậu tương) có độ chính xác cao (chênh lệch giữa giá tr
ị ME
N
ước tính từ
phương trình hồi quy so với giá trị in vivo từ -9,14% đến + 9,45%) từ thành phần
các chất dinh dưỡng tổng số bằng kết quả của các thí nghiệm in vivo trong điều kiện
thực tế ở Việt Nam.




















5
Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. Thực trạng của ngành chăn nuôi gà trên thế giới và ở Việt Nam
1.1.1. Tình hình sản xuất của ngành chăn nuôi gà
1.1.1.1. Tình hình sản xuất ngành chăn nuôi gà thế giới
Chăn nuôi gia cầm cũng như thương mại các sản phẩm gia cầm trên thế giới
phát triển mạnh trong những năm qua. Sản lượng thịt gia cầm tăng nhanh hơn sản
lượng thịt bò và thịt lợn. Năm 2009, sản lượng thịt gà broiler thế giới đạt 73,6 triệu
tấn; thịt lợn là 100,6 triệu tấn; thịt bò và thịt bê là 57,1 triệu tấn [240]. Đến tháng 4
năm 2013, sản lượng thịt gà broiler đã tăng lên 79% so với thịt lợn và 147% so với
thịt bò và thịt bê. Từ năm 2009 đến 4/2013, sản lượng thịt gà thế giới tăng 14,9%;
trong khi đó sản lượng thịt lợn, thịt bò và bê chỉ tăng lần lượt là 6,80% và 0,61%
(bảng 1.1).
Bảng 1.1. Sản lượng các loại thịt chính trên thế giới giai đoạn 2009-2013
(ĐVT: 1000 tấn)
Năm Thịt gà broiler Thịt lợn Thịt bò và bê
2009 73.612 100.567 57.180
2010 77.893 102.968 57.303
2011 80.811 102.015 57.058
2012 82.774 105.519 57.257
4/2013 84.610 107.412 57.527
Thay đổi 2009/2013 14,9% 6,80% 0,61%
Thịt gà được tính theo khối lượng thịt đã được sơ chế; Thịt lợn, thịt bò và thịt bê được tính theo
khối lượng thịt xẻ
(Nguồn: [240])

Đến tháng 4 năm 2013, sản lượng thịt gà broiler thế giới là 84,6 triệu tấn,
tăng 1,1 triệu tấn so với sản lượng ước tính sẽ đạt vào tháng 10/2013, trong đó tăng
trưởng chính ở 3 quốc gia là Mỹ, Thái Lan và Nga (bảng 1.2). Xuất khẩu thịt gà
broiler thế giới đạt 10,3 triệu tấn, tăng 262 nghìn tấn so với dự báo, phần lớn là do
sự đóng góp của Mỹ, Thổ Nhĩ Kì và Ukraina [240]. Tổng sản lượng thịt gia cầm
của một số quốc gia và thế giới được trình bày ở bảng 1.2.
6
Bảng 1.2. Tổng sản lượng thịt gà broiler thế giới từ 2009 đến tháng 4/2013
(ĐVT: triệu tấn)
Quốc gia 2009 2010 2011 2012 10/2013* 4/2013
Mỹ 15.935 16.563 16.694 16.621 16.341 17.012
Trung Quốc 12.100 12.550 13.200 13.700 14.100 14.050
Brasil 11.023 12.312 12.863 12.645 13.005 12.835
EU-27 8.756 9.202 9.320 9.510 9.580 9.550
Ấn Độ 2.550 2.650 2.900 3.160 3.420 3.420
Mexico 2.781 2.822 2.906 2.958 2.950 2.975
Nga 2.060 2.310 2.575 2.830 2.850 2.950
Argentina 1.500 1.680 1.770 1.936 2.022 2.022
Thổ Nhĩ Kì 1.250 1.430 1.614 1.687 1.700 1.700
Thái Lan 1.200 1.280 1.350 1.550 1.450 1.560
Indonesia 1.409 1.465 1.515 1.540 1.550 1.550
Khác 13.048 13.629 14.104 14.637 14.575 14.986
Tổng 73.612 77.893 80.811 82.774 83.543 84.610
*: dự báo
(Nguồn: [240])
Tổng sản lượng thịt gà tây của thế giới chỉ chiếm khoảng 6,6% so với tổng sản
lượng thịt gà broiler. Theo thống kê của USDA (2013), tổng sản lượng thịt gà tây của
thế giới năm 2012 là 5.498 triệu tấn. Phần lớn thịt gà tây được sản xuất ở các nước
Mỹ (2.675 triệu tấn), EU-27 (2.020 triệu tấn), Brasil (510 triệu tấn) [240] (bảng 1.3).
Sản lượng thịt gà tây nhập khẩu cao nhất là ở Mexico với 170 triệu tấn vào năm 2012,

chiếm 46,96% tổng sản lượng thịt gà tây xuất khẩu thế giới. Trong khi đó, Mỹ đứng
đầu về xuất khẩu thịt gà tây với tổng lượng xuất khẩu là 336 triệu tấn vào năm 2012,
chiếm 50,37% tổng lượng thịt gà tây xuất khẩu của thế giới [240].
Về sản lượng trứng gia cầm, từ năm 2000 đến 2010, sản lượng trứng gia cầm
thế giới tăng 2,5% mỗi năm, từ 51 triệu tấn đến 63,8 triệu tấn (bảng 1.4). Tốc độ
tăng trưởng hằng năm về sản lượng trứng gia cầm khác nhau theo từng khu vực.
Tốc độ tăng trưởng về sản xuất trứng gia cầm ở châu Phi vào khoảng 4,7% mỗi
năm; ở châu Á là 2,9%/năm; ở châu Mỹ là 2,3%. Sản lượng trứng gia cầm của châu
Đại Dương chiếm tỉ lệ thấp nhất so với các khu vực khác trên thế giới, tốc độ tăng
trưởng giai đoạn 2000-2010 là 5,0%/năm. Ở châu Âu, tốc độ tăng trưởng về sản
lượng trứng gia cầm là thấp nhất (1,1%/năm).
7
Bảng 1.3. Tổng sản lượng thịt gà tây thế giới giai đoạn 2008-2012
(ĐVT: triệu tấn)
Quốc gia 2008 2009 2010 2011 2012
Tổng sản lượng
Mỹ 2.796 2.535 2.527 2.592 2.675
EU-27 1.830 1.795 1.946 1.950 2.020
Brazil 465 466 485 489 510
Canada 180 167 159 160 165
Nga 39 31 70 90 100
Mexico 15 11 11 13 14
Nam Phi 7 8 8 8 8
Trung Quốc 5 5 6 6 6
Tổng 5.337 5.018 5.212 5.308 5.498
(Nguồn: [240])
Bảng 1.4. Tổng sản lượng trứng gia cầm thế giới giai đoạn 2000-2010
(ĐVT: triệu tấn)
Khu vực 2000 2005 2006 2007 2008 2009 2010
Châu Phi 1,9 2,2 2,4 2,5 2,6 2,6 2,8

Châu Mỹ 10,4 11,7 12,3 12,3 12,5 12,6 12,8
Châu Á 29,0 32,6 33,0 34,5 36,2 37,2 37,4
Châu Âu 9,5 9,9 10,1 10,0 10,2 10,3 10,5
Châu Đại Dương 0,2 0,2 0,2 0,2 0,2 0,2 0,3
Thế giới 51,0 56,6 57,9 59,6 61,8 62,8 63,8

(Nguồn: [61])
1.1.1.2. Tình hình chăn nuôi gà ở Việt Nam
Với đặc thù là một nước đang phát triển, kinh tế đang ngày càng phát triển,
ngành chăn nuôi gia cầm cũng đóng góp một phần không nhỏ vào tổng thu nhập quốc
dân ở Việt Nam. Sau hơn 20 năm đổi mới, ngành chăn nuôi nói chung và chăn nuôi gia
cầm nói riêng đã có những bước phát triển đáng kể. Từ chỗ chăn nuôi nhỏ lẻ ở nông hộ
sang trang trại quy mô lớn, chất lượ
ng con giống và thức ăn cũng tốt hơn nhiều do đó
đã mang lại hiệu quả tương đối cao. Trong những năm gần đây, số lượng đàn gia cầm
của nước ta ngày càng tăng (196,1 - 286,8 triệu con từ 2000-2010) [61]. Tốc độ tăng
đàn trung bình từ năm 2000 - 2003 là 9,94%/năm (bảng 1.5). Giai đoạn 2004-2008,
8
tổng đàn gia cầm ở nước ta giảm xuống so với năm 2003 do tình hình dịch bệnh diễn
biến phức tạp và ảnh hưởng của dịch cúm gia cầm. Số liệu thống kê ở bảng 1.5 cho
thấy từ năm 2007 đến 2010, số lượng đàn gia cầm lại tăng lên nhanh chóng từ 226,0
triệu con năm 2007 đến 286,8 triệu con vào năm 2010, tốc độ tăng trưởng đạt 7,2% so
với cùng kỳ n
ăm 2009. Bên cạnh đó, số lượng các loại sản phẩm mà ngành gia cầm
mang lại cũng chiếm vị trí không nhỏ (bảng 1.5).
Bảng 1.5. Số lượng đàn gia cầm và sản lượng thịt gia cầm ở Việt Nam
giai đoạn 2000-2010
Năm
Số lượng gia cầm
(triệu con)

Sản lượng thịt gia cầm
hơi giết bán (nghìn tấn)
Trứng gia cầm
(nghìn tấn)
2000 196,1 292,9 185,4
2001 218,1 308,0 200,5
2002 233,3 338,4 226,5
2003 254,6 372,7 242,6
2004 218,2 316,4 197,0
2005 219,9 321,9 188,0
2006 214,6 344,4 198,5
2007 226,0 358,8 223,0
2008 248,3 448,2 247,0
2009 280,2 518,3 390,0
2010 286,8 531,4 326,1
(Nguồn: [61])
Theo Tổng cục Thống kê (2012), năm 2011 tổng đàn gia cầm cả nước là
322,569 triệu con [10]. Sự phân bố của đàn gia cầm là không đồng đều giữa các
vùng. Đàn gia cầm chủ yếu tập trung ở vùng đồng bằng sông Hồng (83,165 triệu
con); tiếp theo là Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung (68,726 triệu con), đồng
bằng sông Cửu Long (66,361 triệu con), Trung du và miền núi phía Bắc (65,927 triệu
con), vùng Đông Nam Bộ (24,121 triệu con) và Tây Nguyên (14,248 triệu con) [10].
Thời điểm 01/10/2012 đàn gia cầm có 308,5 triệu con, bằng 95,63% so
với 01/10/2011, trong đó đàn gà có 223,7 triệu con, giảm 3,85% [10]. Nguyên
nhân của việc giảm đàn gia cầm chủ yếu là do giá bán thấp trong khi chi phí
đầu vào luôn ở mức cao, và lượng gia cầm nhập vào Việt Nam theo đường
chính ngạch và tiểu ngạch với giá bán thấp hơn so với giá trong nước. Mặc dù
9
đàn gia cầm giảm, sản lượng thịt gia cầm hơi giết bán vào năm 2012 tăng 4,8%
so với cùng kỳ năm trước [10].

Trong 6 tháng đầu năm 2013, ngành chăn nuôi gà ở Việt Nam gặp nhiều khó
khăn, giá gà sống tại các trang trại chăn nuôi giảm mạnh [1]. Nguyên nhân của việc
giảm giá này là nguồn cung tăng mạnh trong khi sức tiêu thụ giảm, gia cầm nhập
lậu vào Việt Nam được bán với giá rất thấp, và thông tin dịch cúm A/H7N9 đe dọa
[1] khiến phần lớn người tiêu dùng không dám mua thịt gia cầm. Đến năm 2015,
các sản ph
ẩm thịt lợn, thịt gà, trứng ở nước ta sẽ không được bảo hộ thuế, chính
sách trợ cấp trong cam kết tham gia khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) [43].
Khi chính sách bảo hộ bị dỡ bỏ, sản phẩm thịt lợn, thịt gà, trứng của Thái
Lan, Indonesia hay Malaysia có thể xuất khẩu tự do vào thị trường Việt Nam mà
không qua bất cứ rào cản nào. Với thực trạng con giống, công nghệ, quy mô đàn,
giá thành… như hi
ện nay, chắc chắn sản phẩm chăn nuôi trong nước khó cạnh tranh
với các nước trong khu vực. Ngay cả khi bỏ qua cạnh tranh đến từ AFTA, nhiều
năm trở lại đây ngành chăn nuôi trong nước cũng đã phải đối mặt sức ép rất lớn từ
sản phẩm nhập khẩu ngoài khu vực như Mỹ, Brazil, EU… [238], [239]. Chính vì
vậy, ngành chăn nuôi gia cầm nói chung hay chăn nuôi gà nói riêng sẽ còn gặp
nhiều thách thức trong thời gian t
ới. Tuy vậy, trong thời gian gần đây, ngành chăn
nuôi đang có dấu hiệu phục hồi. Giá bán sản phẩm tăng kết hợp với thời gian quay
vòng ngắn đã kích thích nhiều hộ chăn nuôi trước đây bỏ trống chuồng bắt đầu chăn
nuôi trở lại. Theo dự báo của USDA (2012), tổng lượng thịt gia cầm (bao gồm gà
thịt và gà tây) tiêu thụ ở Việt Nam giai đoạn 2012-2021 sẽ tăng 37% [239]. Tổ
ng
sản lượng thịt gia cầm sẽ tăng 27%. Trong khi đó tổng lượng thịt gia cầm nhập khẩu
vào Việt Nam sẽ tăng khoảng 49% [239].
1.1.2. Các phương thức chăn nuôi
Phương thức chăn nuôi hiện nay của các nước trên thế giới được chia thành
ba hình thức cơ bản, đó là (1) chăn nuôi thâm canh công nghiệp, (2) chăn nuôi bán
thâm canh, (3) chăn nuôi nông hộ quy mô nhỏ và quảng canh [59]. Hiện nay ở Việt

Nam đang tồn tại cả
3 phương thức chăn nuôi gà nói trên [60]. Ngành gia cầm chăn
thả nhỏ lẻ chiếm 2/3 sản lượng và 1/2 thị trường trực tiếp và có tầm quan trọng rất
lớn trong chiến lược sinh kế của người dân nông thôn [2].
10
1.1.2.1. Phương thức chăn nuôi quảng canh
Đây là phương thức chăn nuôi có từ lâu đời và vẫn tồn tại phát triển ở hầu
khắp vùng nông thôn Việt Nam [60]. Mỗi hộ chăn nuôi có khoảng 50 con gà, chủ
yếu là các giống địa phương [49], [236]. Giống gà chủ yếu được nuôi trong hình
thức này là gà Ri, có khối lượng trung bình 1,2-1,6 kg lúc 6 tháng tuổi, sản lượng
trứng là 45-60 quả/mái/năm [236]. Gà tự ấp và nuôi con; tuy nhiên, đôi khi gà con
cũng được mua từ các chợ
địa phương để bổ sung vào đàn [236].
Đặc điểm của phương thức chăn nuôi này là chi phí đầu vào và đầu ra thấp
[236]. Đàn gia cầm được thả rông trong sân hoặc vườn, tự tìm kiếm thức ăn và tận
dụng phụ phẩm nông nghiệp, rác thải nhà bếp [49], [236]. Lượng thức ăn sử dụng
để nuôi gà không tập trung vào hiệu quả sản xuất mà phụ thuộc vào các loại thức ăn
hạ
t sẵn có và nhu cầu ăn của gia cầm [60], [236]. Thông thường, gia cầm được thả
và cho ăn vào buổi sáng, cho ăn lại vào buổi tối và nhốt trong chuồng suốt đêm [60],
[236]. Chuồng trại sử dụng trong hệ thống nuôi này có kết cấu đơn giản, vườn thả
không có hàng rào bao che [119], [236]. Thời gian nuôi kéo dài [49]. Mặt khác, do
ít có sự đầu tư về lao động và tài chính, nguồn thu nhập từ hình thức chăn nuôi gia
cầm này chỉ được xem là nguồn thu ph
ụ trong hộ gia đình [236]. Do thả tự do, môi
trường chăn nuôi không đảm bảo vệ sinh dịch tễ khiến đàn gà dễ mắc bệnh, dễ chết
nóng, chết rét, tỉ lệ nuôi sống thấp, hiệu quả kinh tế không cao [236]. Tuy vậy,
phương thức chăn nuôi này có những ưu điểm nhất định như phù hợp với điều kiện
tự nhiên và kinh tế của hộ nông dân; cung cấp thứ
c ăn động vật cho người dân nông

thôn và góp phần giảm suy dinh dưỡng cộng đồng; thỏa mãn nhu cầu văn hóa tâm
linh của Việt Nam [151]. Mặc dù chưa đạt năng suất cao và hiệu quả kinh tế thu
được chưa lớn, song hầu hết số hộ lao động nông nghiệp thường áp dụng phương
thức chăn nuôi này [49].
1.1.2.2. Phương thức chăn nuôi bán thâm canh
Đây là phương thức chăn nuôi có sự kết hợp những kinh nghiệm ch
ăn nuôi
truyền thống và kỹ thuật nuôi dưỡng tiên tiến [236]. Điều đó có nghĩa là chế độ dinh
dưỡng và quá trình phòng bệnh cho đàn gà đã được coi trọng hơn [236]. Mục tiêu
của chăn nuôi mang đậm tính sản xuất hàng hóa, chứ không thuần túy là sản xuất tự
11
cung tự cấp [100]. Gà được nuôi từng lứa, mỗi lứa từ 200 – 500 con hoặc có khi lên
đến 1.000 con [119]. Các trang trại khác nhau về quy mô, đầu tư kỹ thuật và sự nối
kết với thị trường [49]. Bên cạnh các nguồn thức ăn sẵn có, đàn gà cũng có thể được
nuôi bằng thức ăn công nghiệp [236]. Trong phương thức chăn nuôi bán thâm canh,
tỉ lệ nuôi sống và hiệu quả chăn nuôi cao; thời gian nuôi rút ngắn, vòng quay vốn
nhanh h
ơn so với chăn nuôi nhỏ lẻ trong nông hộ [119], [236].
Từ năm 1990, một số trang trại vùng ven đô thị ở Việt Nam đã dịch chuyển
từ chăn nuôi quảng canh sang chăn nuôi bán thâm canh [60]. Những năm gần đây
phương thức chăn nuôi này đã và đang được áp dụng rộng rãi tại các vùng đồng
bằng, trung du, ven đô thị trong các nông hộ có điều kiện về vốn và diện tích vườn
tươ
ng đối lớn [119]. Hàng ngàn trang trại đã được xây dựng với quy mô chăn nuôi
từ 500 – 2.000 con/lứa và số lứa nuôi trong năm trung bình từ 1-3 lứa [119]. Các
giống gà lông màu nhập nội như Tam Hoàng, Lương Phượng, Kabir, gà lai đang
được sử dụng nhiều cho phương thức chăn nuôi này [49], [119].
1.1.2.3. Phương thức chăn nuôi thâm canh công nghiệp
Chăn nuôi thâm canh công nghiệp bắt đầu chính thức hình thành ở nước ta từ
năm 1974 [119]. Tuy nhiên, nó chỉ thực sự đi vào phát triển trong kho

ảng hơn 10 năm
trở lại đây [35]. Đặc điểm của phương thức chăn nuôi thâm canh công nghiệp là vốn
đầu tư cao, quản lý tốt và thời gian nuôi ngắn, gà được nuôi nhốt với quy mô đàn từ
hơn 2.000 – 1000.000 con [35], [60]. Hệ thống chuồng trại được kiểm soát bán tự động
hoặc tự động trong việc cung cấp thức ăn, nước uống; kiểm soát độ ẩm, hệ thố
ng thông
gió, chiếu sáng và quản lý chất thải [35]. Điểm đáng chú ý trong phương thức nuôi gà
thâm canh công nghiệp ở Việt Nam là hệ thống sản xuất giống các cấp không đồng bộ,
các doanh nghiệp nhà nước và các công ty nước ngoài chỉ tập trung nhập khẩu trứng
hoặc con giống thương phẩm 1 ngày tuổi từ đàn bố mẹ ở nước ngoài [119]. Việc đầu tư
xây dựng và sản xuất giống ông bà ít được quan tâm, trung bình nướ
c ta phải nhập
1.000.000 con gà giống bố mẹ và 4.000 – 5.000 con gà giống ông bà mỗi năm để sản
xuất gà thương phẩm [60]. Nhìn chung, chăn nuôi gà theo phương thức thâm canh
công nghiệp ở nước ta vẫn còn trong tình trạng thấp kém cả về trình độ công nghệ và
năng suất chăn nuôi so với các nước trong khu vực và trên thế giới [119].

×