TRƯỜNG MẦM NON HOA HỒNG
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Đề tài
Giáo dục môi trường cho trẻ mẫu giáo 5-6
tuổi thông qua trò chơi học tập
Lĩnh vực/ Môn: Giáo dục mẫu giáo
Tên tác giả: Phương Thị Quỳnh
Giáo viên mẫu giáo
Sáng kiến kinh nghiệm: “Hiệu quả của việc giáo dục môi trường cho trẻ 5-6 tuổi thông qua trò chơi học tập”
Người viết: Trần Thị Phương Thảo Trường Mẫu giáo Sao Sáng 8
1
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỀ TÀI: “ HIỆU QUẢ CỦA VIỆC GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG CHO
TRẺ 5-6 TUỔI THÔNG QUA TRÒ CHƠI HỌC TẬP’
I.
TÓM TẮT
Môi trường (MT) có vai trò quan trọng đối với sự sống và chất lượng cuộc sống của
con người. Con người cần có không khí trong lành để thở, cần có nước sạch để sử dụng
trong sinh hoạt hàng ngày, cần có những điều kiện tự nhiên và cơ sở vật chất nhận tạo để
sống, làm việc, nghỉ ngơi, cần có một MT văn hóa- xã hội lành mạnh, văn minh để hình
thành và phát triển nhân cách, nâng cao ch
ất lượng cuộc sống cả về vật chất và tinh thần.
Đặc biệt, MT có vai trò vô cùng to lớn đối với sự phát triển của trẻ. Bởi ở giai đoạn này, cơ
thể trẻ rất non nớt và đang phát triển mạnh cả về thể lực lẫn tâm lý. Một MT tự nhiên sạch
sẽ giúp cho cơ thể trẻ phát triển tốt, một MT xã hội lành mạnh sẽ giúp cho nhân cách trẻ
đượ
c hình thành. Có thể nói rằng, MT là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến
sự phát triển toàn diện của trẻ.
Việc đưa
GDMT vào trường mầm non là vô cùng cần thiết, đó là một quá trình nhằm
phát triển ở trẻ những hiểu biết sơ đẳng về MT, quan tâm đến các vấn đề MT phù hợp với
lứa tuổi được thể hiện qua kiến thức, thái độ, kĩ năng, hành vi và trách nhiệm của trẻ đối
với MT xung quanh. GDMT ở trường mầm non sẽ giúp trẻ tạo ra những phản xạ, thói quen
đầu tiên và bảo vệ MT số
ng của mỗi cá thể, từ đó xây dựng quan niệm, nhận thức, kiến
thức và kỹ năng cho các bậc học sau. GDMT cho trẻ nhằm bảo vệ sức khỏe và đảm bảo sự
tăng trưởng lành mạnh cho cơ thể. Ngoài ra, GDMT còn giúp trẻ hiểu biết về MT của bản
thân nói riêng, con người và các sự vật nói chung. Qua đó làm cho trẻ biết cách sống tích
cực trong MT và thân thiện với MT.
GDMT cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổ
i thông qua trò chơi học tập là tổ hợp những cách
thức tổ chức trò chơi học tập nhằm hình thành ở trẻ những hiểu biết sơ đẳng về MT, quan
tâm đến các vấn đề MT được thể hiện qua kiến thức, thái độ, kỹ năng, hành vi và trách
nhiệm của trẻ đối với MT.
Sau thời gian thực nghiệm tôi thu được kết quả: hiệu quả GDMT ở nhóm thực nghiệ
m
cao hơn nhóm đối chứng, số trẻ đạt loại giỏi của nhóm TN cao hơn nhóm ĐC 12.5%, số trẻ
Sáng kiến kinh nghiệm: “Hiệu quả của việc giáo dục môi trường cho trẻ 5-6 tuổi thông qua trò chơi học tập”
Người viết: Trần Thị Phương Thảo Trường Mẫu giáo Sao Sáng 8
2
đạt loại khá nhóm TN cao hơn nhóm ĐC 25%, số trẻ đạt loại trung bình của nhóm TN thấp
hơn nhóm ĐC 25% và số trẻ đạt loại yếu của nhóm TN thấp hơn nhóm ĐC 12.5%. Từ kết
quả thực nghiệm cho thấy giả thuyết khoa học mà tôi đưa ra là đúng đắn, đồng thời cũng
khẳng định tính khả thi và hiệu quả của việc
GDMT cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi thông qua
trò chơi học tập mà tôi đề ra trong sáng kiến.
II. GIỚI THIỆU
Ở nước ta, giáo dục môi trường (GDMT) cũng đang là mối quan tâm sâu sắc của
Đảng, Nhà nước. Trong hệ thống giáo dục quốc dân, giáo dục mầm non là một mắt xích
quan trọng đầu tiên, có vai trò và vị trí tương đương với các bậc học khác. Do vậy, trường
mầm non là MT thuận lợi nhất để tạo ra những tiền đề đầu tiên cho việc hình thành nhân
cách con người mới. Trong đó, việc phát triển ở trẻ những hiể
u biết và quan tâm đến MT
phù hợp với lứa tuổi là một trong những yêu cầu cấp thiết ở bậc học này. Việc đưa GDMT
vào trường mầm non là vô cùng cần thiết, đó là một quá trình nhằm phát triển ở trẻ những
hiểu biết sơ đẳng về MT, quan tâm đến các vấn đề MT phù hợp với lứa tuổi được thể hiện
qua kiến thức, thái độ, kĩ năng, hành vi và trách nhiệm c
ủa trẻ đối với MT xung quanh.
GDMT ở trường mầm non sẽ giúp trẻ tạo ra những phản xạ, thói quen đầu tiên và bảo vệ
MT sống của mỗi cá thể, từ đó xây dựng quan niệm, nhận thức, kiến thức và kỹ năng cho
các bậc học sau. GDMT cho trẻ nhằm bảo vệ sức khỏe và đảm bảo sự tăng trưởng lành
mạnh cho cơ thể. Ngoài ra, GDMT còn giúp trẻ hiểu biế
t về MT của bản thân nói riêng,
con người và các sự vật nói chung. Qua đó làm cho trẻ biết cách sống tích cực trong MT và
thân thiện với MT.
* Đã có các công trình nghiên cứu khoa học về GDMT cho trẻ lứa tuổi mầm
non ở trong nước:
Trước khi thực hiện dự án tổng thể đưa GDMT vào các trường mầm non và sư phạm
mầm non, các cơ sở đào tạo và nghiên cứu giáo dục bảo vệ MT đã tiế
n hành một số các
công trình nhỏ chuẩn bị cơ sở như:
- Dự án thiết kế và thử nghiệm nội dung GDMT ở mẫu giáo và tiểu học (Viện khoa
học giáo dục – 1996).
- Dự án thử nghiệm đưa GDMT vào trường mầm non - Nội dung: Thời tiết và cuộc
sống của chúng ta (Trường CĐSP NT- MG TW1).
Sáng kiến kinh nghiệm: “Hiệu quả của việc giáo dục môi trường cho trẻ 5-6 tuổi thông qua trò chơi học tập”
Người viết: Trần Thị Phương Thảo Trường Mẫu giáo Sao Sáng 8
3
- Đề tài “Xây dựng nội dung bảo vệ MT cho trẻ mẫu giáo 5 tuổi trong trường
mầm non” (Trung tâm nghiên cứu GDMN - Viện KHGD, 1998 – 2000).
- Dự án thiết kế thử nghiệm chương trình bồi dưỡng nâng cao kiến thức cho cán bộ
giáo viên ngành học mầm non về MT (Trường CĐSP NT – MGTW1, 1998 – 1999).
- Biên soạn một số tài liệu nâng cao nhận thức cho giáo viên mầm non về bảo vệ MT
(Trường CĐSP NT – MGTW1, 2001 – 2002).
- Xây dựng tài liệu tham khảo phục vụ “Phương pháp cho trẻ
làm quen với MT xung
quanh trong các trường sư phạm mầm non” (Trường CĐSP NT- MG TW3, 2001 – 2002).
- Nâng cao nhận thức về MT và bảo vệ MT cho cộng đồng (Trung tâm nghiên cứu
GDMN - Viện KHGD, 1999 – 2001).
- Giáo dục bảo vệ MT cho trẻ từ 3-6 tuổi trong trường mầm non theo quan điểm tích
hợp (Đề tài nghiên cứu cấp Bộ - TS. Lê Thanh Vân – Khoa GDMN - Trường ĐHSP Hà
Nội, 2003 -2004).
Ngoài ra cũng có rất nhiều tài liệu viết về các trò chơi giúp trẻ tìm hiểu môi trường
xung quanh.
* Vấn đề
- giả thuyết nghiên cứu: Là một giáo viên mầm non trực tiếp đứng lớp, tôi
mong muốn có một nghiên cứu cụ thể hơn, đánh giá đuợc hiệu quả của việc Giáo dục môi
trường cho trẻ 5-6 tuổi thông qua trò chơi học tập.B
ởi:
Trẻ em luôn tìm cách tiếp xúc với MT bằng mọi cách. Tất cả mọi sự vật, hiện tượng
trong MT xung quanh (con người, động vật, thực vật, sông hồ, suối ) đều có thể làm cho
trẻ chú ý, làm chúng phấn khởi và cung cấp tri thức phong phú cho sự phát triển của trẻ.
Một trong những cách thức để cho trẻ được tiếp xúc với MT xung quanh đó là cho trẻ chơi
trò chơi học tập. Tổ chức cho trẻ chơi trò ch
ơi học tập là một cơ hội vô cùng thuận giúp
chúng ta có thể tiến hành việc GDMT. Việc GDMT cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi thông qua trò
chơi học tập sẽ góp phần giải quyết nhiệm vụ phát triển trẻ một cách toàn diện các mặt trí
tuệ, đạo đức, lao động, thẩm mĩ.
Tuy hiểu được tầm quan trọng về vai trò của trò chơi học tập đối với GDMT trẻ em
mầm non, nhưng trong th
ực tế nhiều giáo viên còn lúng túng sử dụng biện pháp GDMT
cho trẻ thông qua trò chơi học tập dẫn đến hiệu quả GDMT ở trường mầm non chưa cao.
Sáng kiến kinh nghiệm: “Hiệu quả của việc giáo dục môi trường cho trẻ 5-6 tuổi thông qua trò chơi học tập”
Người viết: Trần Thị Phương Thảo Trường Mẫu giáo Sao Sáng 8
4
Xuất phát những lý do trên, tôi chọn đề tài: “Giáo dục môi trường cho trẻ mẫu giáo 5-6
tuổi thông qua trò chơi học tập”.
III.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
1. Phương pháp nghiên cứu lý luận: Thu thập và phân tích, tổng hợp, khái quát hoá những
vấn đề lý luận có liên quan đến đề tài.
2. Phương pháp quan sát: quan sát hiệu quả GDMT cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi và quan sát
cách tổ chức GDMT cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở trường mầm non của giáo viên.
3. Phương pháp điều tra: Sử dụng phiếu điều tra (ankét) nhằm tìm hiểu nhận thức và thực
trạng việc tổ chức GDMT cho trẻ m
ẫu giáo 5-6 tuổi thông qua trò chơi học tập của giáo
viên.
4. Phương pháp
trò chuyện: Trò chuyện, phỏng vấn theo nhóm đối với giáo viên và trẻ
nhằm tìm hiểu thực trạng sử dụng những biện pháp GDMT cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi thông
qua trò chơi học tập ở một số trường mầm non.
5. Phương pháp thực nghiệm sư phạm :
Kiểm nghiệm các biện pháp GDMT cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở trường mầm non
thông qua trò chơi học tập.
6. Phương pháp thống kê toán học: thu thập và phân tích các s
ố liệu nghiên cứu thông qua
các tham số thống kê: tỉ tệ %, giá trị trung bình (), độ lệch chuẩn (S), hệ số đáng tin, đại
lượng kiểm định (T).
IV. KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU:
1. Khách thể nghiên cứu:
Quá trình GDMT cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở trường mầm non.
Tôi tiến hành thực nghiệm trên 80 trẻ mẫu giáo 5 tuổi. Trong đó, chọn ngẫu nhiên 40 trẻ
mẫu giáo 5 tuổi (20 trẻ lớp A2 và 20 trẻ lớp A3 làm nhóm thực nghiệ
m) và 40 trẻ mẫu giáo
5 tuổi khác (20 trẻ lớp A2 và 20 trẻ lớp A3 làm nhóm đối chứng).
Nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm đều có số lượng trẻ bằng nhau (20 cháu). Số
lượng trẻ trai và gái, điều kiện gia đình của trẻ tương đồng với nhau; trẻ có trình độ nhận
thức, ý thức và thể lực tương đương nhau.
Giáo viên phụ trách 2 lớp của trường đều có trình độ và thâm niên công tác cũng
như kinh nghi
ệm tương đối đồng đều.
Sáng kiến kinh nghiệm: “Hiệu quả của việc giáo dục môi trường cho trẻ 5-6 tuổi thông qua trò chơi học tập”
Người viết: Trần Thị Phương Thảo Trường Mẫu giáo Sao Sáng 8
5
Cơ sở vật chất của hai lớp được trang bị tương đối đồng đều.
V. THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU
Tôi tiến hành thử nghiệm 6 biện pháp giáo dục môi trường cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi
thông qua trò chơi học tập trên nhóm thực nghiệm. Đó là các biện pháp sau:
Biện pháp 1: Lựa chọn trò chơi học tập phù hợp nội dung GDMT.
Biện pháp 2: Xây dựng môi trường phù hợp nội dung GDMT.
Biện pháp 3: Tạo tình huống có vấn đề trong trò chơi học tập.
Biện pháp 4: Sử dụng bài hát, bài thơ, câu đố phù hợp nội dung GDMT trong quá trình
chơi trò chơi họ
c tập.
Biện pháp 5: Tổ chức linh hoạt nhóm chơi phù hợp trong quá trình chơi trò chơi học tập để GDMT.
Biện pháp 6: Đánh giá kết quả chơi trò chơi học tập theo mục tiêu GDMT.
Từ sáu biện pháp trên, tôi tiến hành tổ chức các trò chơi học tập trong hoạt động vui
chơi và hoạt động ngoài trời với các nội dung GDMT như sau:
- Về bản thân bé.
- Gia đình của bé.
- Trường mầm non của bé.
- Thế
giới thực vật.
- Thế giới động vật.
- Tài nguyên.
- Thời tiết.
- Quê hương của bé.
VI. QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU
Tôi tiến hành thực nghiệm theo các giai đoạn sau:
- Giai đoạn 1: Đo đầu vào trước khi tiến hành thực hành thực nghiệm (Pre- Test):
Tôi tiến hành đo hiệu quả GDMT cho trẻ ở cả hai nhóm ĐC và TN của cả hai trường
thông qua trò chơi học tập bằng cách sử dụng bài tập đo hiểu bi
ết, kĩ năng và thái độ về
môi trường.
- Giai đoạn 2: Tiến hành đo đầu ra về hiệu quả của GDMT cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi
thông qua trò chơi học tập trên trẻ ở cả hai nhóm TN và hai nhóm ĐC của hai trường. Sau
đó chúng tôi thu thập, xử lí kết quả thu được bằng các công thức của toán học thống kê và
rút ra kết luận.
Sáng kiến kinh nghiệm: “Hiệu quả của việc giáo dục môi trường cho trẻ 5-6 tuổi thông qua trò chơi học tập”
Người viết: Trần Thị Phương Thảo Trường Mẫu giáo Sao Sáng 8
6
Các công thức sử dụng:
+ Tính %.
+ Tính trung bình mẫu .
+ Tính độ lệch chuẩn S.
+ Sử dụng phép thử T- student để kiểm nghiệm hiệu quả của thực nghiệm.
VII. ĐO LƯỜNG VÀ THU THẬP DỮ LIỆU
* Kết quả đo trước tiến hành thực nghiệm:
Hiệu quả của việc GDMT cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi trước khi tiến hành thực
nghiệm trên hai nhóm ĐC và TN.
(*) Kết quả khả
o sát hiệu quả GDMT cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi của nhóm TN và ĐC
trước TN:
Loại
Nhóm
Giỏi Khá TB Yếu
S
SL % SL % SL % SL %
TN 2 5 16 40 12 30 10 25 14.85 3.06
ĐC 3 7.5 11 27.5 16 40 10 25 14.52 3.08
Hiệu quả của việc GDMT cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi trước khi tiến hành thực nghiệm
trên hai nhóm ĐC và TN cụ thể như sau:
- Loại giỏi:
+ Nhóm TN: có 2/40 trẻ (chiếm 5%).
+ Nhóm ĐC: có 3/40 trẻ (chiếm 7.5%).
- Loại khá:
+ Nhóm TN: có 16/40 trẻ (chiếm 40%).
+ Nhóm ĐC: có 11/40 trẻ (chiếm 27.5%).
- Loại trung bình:
+ Nhóm TN: có 12/40 trẻ (chiếm 30%).
+ Nhóm ĐC: có 16/40 trẻ (chiếm 40%).
- Loại Yếu:
+ Nhóm TN: có 10/40 trẻ (chiếm 25%).
Sáng kiến kinh nghiệm: “Hiệu quả của việc giáo dục môi trường cho trẻ 5-6 tuổi thông qua trò chơi học tập”
Người viết: Trần Thị Phương Thảo Trường Mẫu giáo Sao Sáng 8
7
+ Nhóm ĐC: có 10/40 trẻ (chiếm 25%).
0
5
10
15
20
25
30
35
40
GiỏiKhá TB Yếu
TN
ĐC
Biểu đồ 1: Hiệu quả GDMT cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi của nhóm TN
và nhóm ĐC trước thực nghiệm
Đối chiếu kết quả trước thực nghiệm của hai nhóm ĐC và TN. Tôi thấy rằng: hiệu quả
GDMT cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở hai nhóm không hoàn toàn giống nhau, nhưng hiệu quả
trên trẻ ở hai nhóm TN và ĐC tương đối đồng đều nhau. Số trẻ đạt loại giỏi của cả hai nhóm
đề
u rất thấp (Nhóm TN: 2 trẻ, chiếm 5%, nhóm ĐC: 3 trẻ chiếm 7,5%), còn số trẻ đạt loại yếu
lại rất cao (Nhóm TN: 10 trẻ chiếm 25%, nhóm ĐC: 10 trẻ chiếm 25%).
Nhìn vào điểm trung bình cộng của 2 nhóm TN và ĐC ta thấy: mặc dù giữa hai nhóm có
sự chênh lệch nhưng sự chênh lệch này không đáng kể (
TN
= 14.85,
ĐC
= 14.52). Điểm trung
bình cộng của nhóm TN có trội hơn nhóm ĐC nhưng trội hơn rất ít (
TN
-
ĐC
=0.33). Độ lệch
chuẩn về hiệu quả GDMT cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở hai nhóm cũng tương đương nhau (S
TN
=
3.06, S
ĐC
= 3.08).
Ví dụ: Nội dung về thế giới thực vật, thế giới động vật, quê hương, tài nguyên, thời
tiết thì phần nhiều trẻ của hai nhóm đều không trả lời được hoặc có trả lời được thì cũng
chỉ rất sơ sài, chẳng hạn như các câu: “Kể tên những cây cho bóng mát?” “Nơi cháu ở có
những danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử gì?”, “Nơi cháu ở có những khu vui chơi giải trí
nào?”, “Cháu
đã làm gì để bảo vệ những danh lam thắng cảnh của nơi cháu ở?”, “Quê
cháu có những món ăn truyền thống gì?”, “Nơi cháu ở có những công trình giao thông
gì?”, “Nơi cháu ở có những phương tiện giao thông gì?”, “Cháu hãy kể về làng nghề truyền
Sáng kiến kinh nghiệm: “Hiệu quả của việc giáo dục môi trường cho trẻ 5-6 tuổi thông qua trò chơi học tập”
Người viết: Trần Thị Phương Thảo Trường Mẫu giáo Sao Sáng 8
8
thống của địa phương cháu?”, “Nước có đặc điểm gì?”, “Rừng có đặc điểm gì?”, “Biển có
đặc điểm gì?” Các bài tập đánh giá kỹ năng về MT được trẻ thực hiện rất hứng thú, tuy
nhiên kết quả chưa được cao. Trẻ đánh dấu chọn những hành động đúng với MT chưa
chính xác, lộn xộn, trẻ thường đánh dấu theo cảm tính. Còn về các bài tập đánh giá thái độ
về MT dựa vào những cách lựa chọn ở bài tập đánh giá kĩ nă
ng thì phần lớn trẻ xác định
được những hành động đúng của nội dung trường mầm non, thế giới thực vật, thế giới
động vật, còn những nội dung như bản thân bé, gia đình, tài nguyên, thời tiết thì trẻ vẫn
còn chưa xác định được bé nên làm thế nào và bé nên tránh những hành động nào.
Nhìn chung, thái độ về MT so với hiểu biết và kĩ năng về MT của trẻ có trội hơn.
Theo kết quả
tôi thu được cho thấy rằng số lượng trẻ đạt loại giỏi, khá, trung bình và yếu
giữa hai nhóm TN và ĐC tương đối đồng đều nhau.
Như vậy, hiệu quả GDMT cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi thông qua trò chơi học tập ở cả
hai nhóm TN và ĐC trước khi tiến hành thực nghiệm là tương đương nhau và đều ở mức
thấp.
VIII. PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ BÀN LUẬN KẾT QUẢ
1. Hiệu quả GDMT cho trẻ m
ẫu giáo 5-6 tuổi thông qua trò chơi học tập của nhóm
TN và ĐC sau thực nghiệm.
Kết quả khảo sát hiệu quả GDMT cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi của nhóm TN và ĐC
sau TN:
Loại
Nhóm
Giỏi Khá TB Yếu
S
SL % SL % SL % SL %
TN 9 22.5 23 57.5 7 17.5 1 2.5 17.4 2.73
ĐC 4 10 13 32.5 17 42.5 6 15 15.3 2.94
Hiệu quả GDMT cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi thông qua trò chơi học tập của nhóm TN và
ĐC sau thực nghiệm cụ thể như sau:
- Loại giỏi:
+ Nhóm TN: có 9/40 trẻ (chiếm 22.5%).
+ Nhóm ĐC: có 4/40 trẻ (chiếm 10%).
` - Loại khá:
Sáng kiến kinh nghiệm: “Hiệu quả của việc giáo dục môi trường cho trẻ 5-6 tuổi thông qua trò chơi học tập”
Người viết: Trần Thị Phương Thảo Trường Mẫu giáo Sao Sáng 8
9
+ Nhóm TN: có 23/40 trẻ (chiếm 57.5%).
+ Nhóm ĐC: có 13/40 trẻ (chiếm 32.5%).
- Loại trung bình:
+ Nhóm TN: có 7/40 trẻ (chiếm 17.5%).
+ Nhóm ĐC: có 17/40 trẻ (chiếm 42.5%).
- Loại yếu:
+ Nhóm TN: có 1/20 trẻ (chiếm 2.5%).
+ Nhóm ĐC: có 6/20 trẻ (chiếm 15%)
Qua bảng trên (bảng 3.1.a) ta thấy:
TN
>
ĐC.
TN
-
ĐC
= 2.1.
Sau khi tiến hành thực nghiệm, hiệu quả GDMT cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi thông qua
trò chơi học tập ở cả hai nhóm TN và ĐC đều có tiến bộ hơn so với trước thực nghiệm.
Tuy nhiên, nhóm TN có sự tiến bộ cao hơn: điểm trung bình của nhóm TN cao hơn hẳn so
với nhóm ĐC (
TN
-
ĐC
= 2.1)
0
10
20
30
40
50
60
GiỏiKhá TB Yếu
TN
ĐC
Biểu đồ 2: Hiệu quả GDMT cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi thông qua
trò chơi học tập của nhóm TN và nhóm ĐC sau TN.
Qua số liệu cụ thể và biểu đồ 2, chúng ta có thể nhận thấy rằng: mức độ giỏi, khá
của cả hai nhóm TN và ĐC đều tăng, nhưng mức nhóm TN cao hơn hẳn so với nhóm ĐC.
Sáng kiến kinh nghiệm: “Hiệu quả của việc giáo dục môi trường cho trẻ 5-6 tuổi thông qua trò chơi học tập”
Người viết: Trần Thị Phương Thảo Trường Mẫu giáo Sao Sáng 8
10
Số trẻ đạt loại trung bình của nhóm TN cao hơn hẳn so với nhóm ĐC. Mức độ yếu của hai
nhóm đều giảm, nhưng mức độ giảm của nhóm TN xuống thấp hơn hẳn so với nhóm ĐC.
Sau thực nghiệm, độ lệch chuẩn ở nhóm TN thấp hơn nhóm ĐC chứng tỏ rằng kết
quả của nhóm TN đồng đều hơn nhóm ĐC.
2. So sánh hiệu quả GDMT cho trẻ m
ẫu giáo 5-6 tuổi thông qua trò chơi học tập
trước thực nghiệm(TTN) và sau thực nghiệm(STN) ở nhóm ĐC và nhóm TN.
So sánh hiệu quả GDMT cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi thông qua trò chơi học tập trước
thực nghiệm và sau thực nghiệm.
• Nhóm đối chứng:
Hiệu quả GDMT cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi thông qua trò chơi học tập của nhóm đối
chứng TTN và STN
Nhóm
đối
chứng
Thời
gian
Các mức độ(%)
S
Giỏi Khá TB Yếu
TTN 7.5 27.5 40 25 14.5 3.08
STN 10 32.5 42.5 15 15.3 2.94
Hiệu quả GDMT cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi thông qua trò chơi học tập TTN và STN
của nhóm ĐC được thể hiện rõ ở bảng trên.
Số trẻ đạt loại giỏi sau TN có tăng so với trước TN nhưng tăng không đáng kể,
chênh lệch chỉ 2.5%. Số trẻ đạt loại khá sau TN tăng so với trước TN là 5%. Số trẻ đạt loại
trung bình sau TN so với trước TN tăng 2.5%. Số trẻ đạt loại y
ếu sau TN so với trước TN
giảm 10%.
Điểm trung bình sau thực nghiệm của nhóm ĐC cũng tăng nhưng tăng ít:
STN
-
TTN
= 0.8.
Độ lệch chuẩn của nhóm ĐC sau thực nghiệm thấp hơn trước thực nghiệm nhưng
cũng không đáng kể (S
TTN
- S
STN
= 0.14). Điều này chứng tỏ sau thực nghiệm kết quả có
đồng đều hơn so với trước thực nghiệm.
Như vậy, qua kết quả chúng ta thấy: hiệu quả của việc GDMT cho trẻ mẫu giáo 5-6
tuổi thông qua trò chơi học tập của nhóm ĐC sau thực nghiệm có được nâng cao hơn so
với trước thực nghiệm. Tuy nhiên, số lượng trẻ đạt loại giỏi và khá có tăng, số
lượng trẻ
Sáng kiến kinh nghiệm: “Hiệu quả của việc giáo dục môi trường cho trẻ 5-6 tuổi thông qua trò chơi học tập”
Người viết: Trần Thị Phương Thảo Trường Mẫu giáo Sao Sáng 8
11
yếu có giảm nhưng đều tăng và giảm không đáng kể. Sự chênh lệch về hiệu quả GDMT
cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi thông qua trò chơi học tập trước và sau thực nghiệm của nhóm
ĐC không đáng kể.
Sự chênh lệch của nhóm ĐC trước TN và sau TN về hiệu quả GDMT cho trẻ mẫu
giáo 5-6 tuổi thông qua trò chơi học tập được thể hiện qua biểu đồ sau:
0
5
10
15
20
25
30
35
40
45
Giỏi Khá TB Yếu
TTN
STN
Biểu đồ 3: Hiệu quả GDMT cho trẻ 5-6 tuổi thông qua trò chơi học tập nhóm ĐC trước TN
và sau TN.
* Nhóm thực nghiệm:
Hiệu quả GDMT cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi thông qua trò chơi học tập của nhóm thực
nghiệm TTN và STN.
Nhóm
thực
nghiệm
Thời
gian
Các mức độ
S
Giỏi Khá TB Yếu
TTN 5 40 30 25 14.8 3.06
STN 22.5 57.5 17.5 2.5 17.4 2.73
Nhóm TN sau khi tiến hành thực nghiệm có sự tiến bộ rõ rệt, sự chênh lệch của các
mức độ trước thực nghiệm và sau thực nghiệm tương đối cao:
Số trẻ đạt loại giỏi sau thực nghiệm tăng 17.5% so với trước khi thực nghiệm (TTN:
5%, STN: 22.5%). Số trẻ đạt loại khá sau thực nghiệm tăng 17.5% so với trước khi thực
nghiệm (TTN: 40, STN: 57.5%). Số trẻ đạt loại trung bình sau khi thực nghi
ệm có giảm
Sáng kiến kinh nghiệm: “Hiệu quả của việc giáo dục môi trường cho trẻ 5-6 tuổi thông qua trò chơi học tập”
Người viết: Trần Thị Phương Thảo Trường Mẫu giáo Sao Sáng 8
12
hẳn so với trước thực nghiệm (TTN:30%. STN: 17.5%). Số trẻ đạt loại yếu sau khi thực
nghiệm cũng giảm xuống đáng kể (TTN: 25%, STN: 2.5%).
Điểm trung bình về hiệu quả GDMT thông qua trò chơi học tập trên nhóm TN sau thực
nghiệm cao hơn hẳn so với trước thực nghiệm (
STN
-
TTN
= 2.5).
Độ lệch chuẩn sau thực nghiệm thấp hơn nhiều so với trước thực nghiệm (S
TTN
-
S
STN
=0.33). Điều này chứng tỏ nhóm TN sau thực nghiệm đồng đều hơn so với trước thực
nghiệm.
Các số liệu trên đã chứng tỏ rằng hiệu quả GDMT cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi thông
qua trò chơi học tập đã được nâng lên sau khi áp dụng các biện pháp phù hợp trong quá
trình tổ chức GDMT thông qua trò chơi học tập.
Sự chênh lệch của nhóm TN trước thực nghiệm và sau thực nghiệm về hiệu quả
GDMT cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi thông qua trò chơi học tập được thể hiện rõ qua biểu đồ
sau:
0
10
20
30
40
50
60
GiỏiKhá TB Yếu
TTN
STN
Biểu đồ 4: Hiệu quả GDMT cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi thông qua
trò chơi học tập nhóm TN trước TN và sau TN.
Ví dụ: Sau TN các trẻ: Phương Anh, Gia Huy đã trả lời được các câu hỏi mà trước thực
nghiệm trẻ không trả lời như: “Ánh sáng mặt trời có tác dụng gì?” bé Phương Anh trả lời
“Ánh sáng mặt trời làm cho cây cối xanh tươi và cho ánh sáng cho mọi người”. Hay trước
TN bé Khánh Chi trả lời “Rừng có các con vật” nhưng sau khi thực nghiệm bé trả
lời:
“Rừng có nhiều cây và nhiều động vật” Ngoài ra, trước TN các trẻ Anh Duy, Trúc
Sáng kiến kinh nghiệm: “Hiệu quả của việc giáo dục môi trường cho trẻ 5-6 tuổi thông qua trò chơi học tập”
Người viết: Trần Thị Phương Thảo Trường Mẫu giáo Sao Sáng 8
13
Quỳnh, Huyền Linh, Tuấn nghĩa đạt loại yếu nhưng sau TN các trẻ đã đạt được loại trung
bình.
Kết quả đánh giá kĩ năng về MT, sau thực nghiệm số trẻ đạt loại giỏi tăng 7.5%, số
trẻ đạt loại khá tăng 27.5%, số trẻ đạt loại trung bình giảm 22.5% và số trẻ đạt loại yếu
giảm 12.5%. Cụ thể như các bé Tân Khoa, Hải An, Nhật Thành
đã có kết quả tiến bộ rõ
rệt. Bé Thu Trang đã chọn đúng hết tất cả các tranh có hành động đúng với MT và chọn
gần đúng hết các tranh có hành động sai với MT (bé còn chọn sai một tranh ở nội dung
Thời tiết).
Về kết quả đánh giá thái độ của trẻ đối với MT, sau TN số trẻ đạt loại giỏi tăng 15%
so với trước TN, số trẻ đạt loại khá t
ăng 5%, số trẻ đạt loại trung bình giảm 15% và số trẻ
đạt loại yếu giảm 10%. Ở tiêu chí này, các Minh Đức, Hà Chi, Diệu Linh, Thiện Phong
đã có sự tiến bộ rõ rệt. Bé Trọng Minh đã chỉ vào hai tranh của nội dung Quê hương và nói
lên ý kiến của bé: “Cháu thích bức tranh này vì các bạn nhỏ chăm chỉ, nhưng cháu ghét các
này vì các bạn đã vứt rác trên đường làm đường bẩn”, “Cháu sẽ không vứt rác như các
bạn”
Như vậy, sau thực nghiệ
m nhóm thực nghiệm có kết quả cao hơn hẳn so với trước
khi thực nghiệm. Trong đó trẻ đạt kết quả của bài tập đánh giá hiểu biết về MT của trẻ là
cao nhất, sau đó đến bài tập đánh giá kĩ năng về MT của trẻ và thấp nhất là kết quả bài tập
đánh giá thái độ của trẻ về MT. Qua kết quả , tôi nhận thấy được những bi
ện pháp mà tôi
đề xuất và tiến hành thực nghiệm đã có tác động tích cực đến hiệu quả GDMT cho trẻ mẫu
giáo 5-6 tuổi và những biện pháp này đem lại hiệu quả GDMT cho trẻ cao hơn so với
những biện pháp cũ mà nhóm đối chứng đã thực hiện.
- Kiểm định kết quả của nhóm ĐC và nhóm TN tương ứng sau thực nghiệm:
Để đánh giá độ tin cậy của kết qu
ả thực nghiệm, tôi tiến hành kiểm định bằng
phương pháp thử T- Test nhằm tìm sự khác biệt giữa kết quả của hai nhóm TN và ĐC và
được kết quả như sau:
Bảng kiểm định kết quả của nhóm TN trước và sau TN.
n
STN
S
STN
TTN
S
TTN
T
Tα (α=0.05)
40 17.43 2.73 14.85 3.06 6.14 2.02
Sáng kiến kinh nghiệm: “Hiệu quả của việc giáo dục môi trường cho trẻ 5-6 tuổi thông qua trò chơi học tập”
Người viết: Trần Thị Phương Thảo Trường Mẫu giáo Sao Sáng 8
14
Kết quả kiểm định cho thấy với độ chính xác 95% (α=0.05) thì sự khác biệt của
nhóm TN sau thực nghiệm so với trước thực nghiệm là cao hơn hẳn: T=6.14 (Tα= 2.02).
Như vậy, những biện pháp mà chúng tôi đề ra nhằm GDMT cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi
thông qua trò chơi học tập đã đem lại hiệu quả nhất định.
* BÀN LUẬN:
Kết quả thu được sau khi tiến hành thực nghiệm, cho thấy:
Nhìn chung hiệu quả GDMT cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi thông qua trò chơi học tập ở
cả hai nhóm đều tăng lên. Tuy nhiên, ở nhóm TN chúng tôi sử dụng các biện pháp đã đề ra
thì có hiệu quả cao hơn so với nhóm ĐC.
Trước thực nghiệm, hiệu quả GDMT cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi thông qua trò chơi
học tập ở hai nhóm TN và ĐC là tương đương nhau, số lượng trẻ đạt loại giỏi còn thấp, số
trẻ đạ
t loại yếu còn cao. Điều này chứng tỏ hiệu quả GDMT cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở
trường mầm non vẫn còn thấp.
Sau thực nghiệm, qua quá trình tiến hành thực nghiệm tác động nằng cách vận dụng
6 biện pháp đã đề xuất vào việc tổ chức trò chơi học tập nhằm GDMT, chúng tôi nhận thấy
rằng hiệu quả của việc GDMT thông qua trò chơi học tập được nâng lên rõ rệt. Sau th
ực
nghiệm số trẻ đạt loại giỏi và khá được tăng lên đáng kể. Số trẻ đạt loại trung bình và yếu
giảm đi tương đối nhiều so với trước khi tiến hành thực nghiệm.
Kết quả thực nghiệm, tôi nhận thấy những hiểu biết của trẻ được nâng lên rõ rệt, trẻ
không những biết tên của mình, của những người thân, cô giáo và bạn bè xung quanh trẻ
mà tr
ẻ còn có thể mô tả được hình dáng bên ngoài một cách rõ ràng, trẻ kể tên được một số
loại cây, quả và hoa, nói được đặc điểm, biết được lợi ích của chúng và phân loại được
chúng theo lợi ích, trẻ còn nắm rõ được môi trường sống của các loài động vật, phân loại
chúng theo môi trường sống, trẻ còn nắm được đặc điểm một số địa danh, các phương tiện
giao thông nơi cháu ở, trẻ nắ
m được một số kiến thức về tài nguyên, về thời tiết Ngoài ra,
những kỹ năng về MT, thái độ của trẻ đối với MT cũng được nâng lên rõ rệt. Như vậy,
hiệu quả GDMT cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi thông qua trò chơi học tập đã có tác động tích
cực đến hiệu quả GDMT cho trẻ ở trường mầm non.
Sáng kiến kinh nghiệm: “Hiệu quả của việc giáo dục môi trường cho trẻ 5-6 tuổi thông qua trò chơi học tập”
Người viết: Trần Thị Phương Thảo Trường Mẫu giáo Sao Sáng 8
15
IX. KẾT LUẬN CHUNG
Qua quá trình nghiên cứu cho phép tôi rút ra một số kết luận sau:
1. Việc đưa GDMT vào trường mầm non là vô cùng cần thiết, đó là một quá trình
nhằm phát triển ở trẻ những hiểu biết sơ đẳng về MT, quan tâm đến các vấn đề MT phù hợp
với lứa tuổi được thể hiện qua kiến thức, thái độ, kĩ năng, hành vi và trách nhiệm của trẻ đối
với MT xung quanh. GDMT ở trường mầm non sẽ giúp tr
ẻ tạo ra những phản xạ, thói quen
đầu tiên và bảo vệ MT sống của mỗi cá thể, từ đó xây dựng quan niệm, nhận thức, kiến thức
và kỹ năng cho các bậc học sau. GDMT cho trẻ nhằm bảo vệ sức khỏe và đảm bảo sự tăng
trưởng lành mạnh cho cơ thể. Ngoài ra, GDMT còn giúp trẻ hiểu biết về MT của bản thân
nói riêng, con người và các sự vật nói chung. Qua đó làm cho trẻ bi
ết cách sống tích cực
trong MT và thân thiện với MT. Một trong những cách thức để cung cấp
cho trẻ được kiến
thức, kỹ năng và thái độ đối với MT nói trên đó là cho trẻ chơi trò chơi học tập. Tổ chức cho
trẻ chơi trò chơi học tập là một cơ hội vô cùng thuận giúp chúng ta có thể tiến hành việc
GDMT.
2. Qua khảo sát thực trạng GDMT cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi thông qua trò chơi học
tập ở trường mầm non hiện nay chưa cao, cụ thể số trẻ đạt lo
ại giỏi và khá còn thấp(chiếm
41%), số trẻ đạt loại trung bình và yếu cao (chiếm 59%). Sở dĩ có thực trạng này là do
những nguyên nhân khách quan như các chương trình chăm sóc và giáo dục trẻ mầm non
hiện hành chưa có sự thống nhất, nhất quán mà mới chỉ đưa ra làm thí điểm, điều kiện cơ
sở vật chất còn hạn chế, thiếu tài liệu hướng dẫn về GDMT cho trẻ, diện tích lớ
p chật mà
số trẻ trong lớp lại quá đông và nguyên nhân chủ yếu của thực trạng này chủ yếu là do
các biện pháp để tổ chức trò chơi học tập của các cô chưa được thống nhất, việc sử dụng
các biện pháp GDMT cho trẻ thông qua trò chơi học tập còn nhiều hạn chế và hình thức tổ
chức cho trẻ hoạt động còn đơn điệu.
Với kết quả của đề tài này, tôi mong nhận được sự góp ý của các bạn đồng nghiệp
nhằm nâng cao chất lượng giáo dục môi tr
ường cho trẻ mầm non
X. TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1. Bộ Giáo dục & đào tạo- Hướng dẫn thực hiện chương trình chăm sóc và giáo dục trẻ
mầm non mẫu giáo lớn.
Sáng kiến kinh nghiệm: “Hiệu quả của việc giáo dục môi trường cho trẻ 5-6 tuổi thông qua trò chơi học tập”
Người viết: Trần Thị Phương Thảo Trường Mẫu giáo Sao Sáng 8
1
6
2. Hoàng Thị Phương – 2005 – GDMT ở trường mầm non - Trường Đại hoc sư phạm Hà
Nội.
3. Dương Tiến Sỹ - 2002 – Bài giảng GDMT - Trường Đại học sư phạm Hà Nội.
4. PGS.TS Nguyễn Ánh Tuyết – Đinh Văn Vang - Nguyễn Thị H à – 1996- Tổ chức,
hướng dẫn trẻ mẫu giáo chơi -
NXB Đại học Quốc Gia Hà Nội.
5. PGS.TS Nguyễn Ánh Tuyết –2000 - Trò chơi của trẻ em – NXB Phụ nữ.
6. Nguyễn Thị Thanh Thuỷ - Những kiến thức cơ bản về GDMT – NXBGD.
7. Nâng cao nhận thức về MT và bảo vệ MT cho cộng đồng – 2001 – Trung tâm nghiên
cứu giáo dục mầm non - Viện Khoa học giáo dục.
8. Lê Thanh Vân –2005- Con người và MT – NXB Đại học sư phạm Hà Nội.
9. Vụ giáo dục mầm non- 2005- Bé tìm hiểu về bảo vệ MT- Nhà xuất bản giáo dục
XI. PHỤ LỤC
Nội dung đánh giá hiệu quả GDMT cho trẻ 5-6 tuổi thông qua trò chơi học tập
Bài tập 1: Hiểu biết về MT:
* Về bản thân bé:
a. Chuẩn bị:
Giấy A4, bút chì, sáp màu cho mỗi trẻ.
Hệ thống câu hỏi về bé.
b. Cách thực hiện:
Tổ chức cho trẻ vẽ tranh với đề tài: “Bản thân bé „
Dùng tranh vẽ của trẻ để hỏi trẻ những câu hỏi sau:
- Cháu tên là gì?
- Ngày sinh của cháu là ngày bao nhiêu?
- Hình dáng của cháu cao hay thấp?
- Cháu có bi
ết cơ thể mình có những bộ phận nào không?
- Những giác quan trên cơ thể có chức năng gì?(Cô hỏi trẻ một số giác quan cơ bản)
- Cháu là con của ai?
- Cháu của ai?
- Chị hoặc em của ai?
- Cháu giống ai trong gia đình?
Sáng kiến kinh nghiệm: “Hiệu quả của việc giáo dục môi trường cho trẻ 5-6 tuổi thông qua trò chơi học tập”
Người viết: Trần Thị Phương Thảo Trường Mẫu giáo Sao Sáng 8
1
7
- Trong gia đình cháu yêu ai nhất? Vì sao?
c. Cách đánh giá:
Mỗi câu hỏi tương ứng với 0.1 điểm. Điểm tối đa trẻ đạt được là 1 điểm.
• Gia đình của bé:
a. Chuẩn bị:
Giấy A4, bút chì, sáp màu cho mỗi trẻ.
Hệ thống câu hỏi về gia đình bé.
b. Cách tiến hành:
Tổ chức cho trẻ vẽ tranh đề tài “Gia đình bé”.
Cô giáo hỏi trẻ qua tranh vẽ về gia đ
ình của trẻ:
- Gia đình cháu có bao nhiêu người?
- Cháu hãy kể tên những người thân trong gia đình?
- Hình dáng của những người thân mà cháu vẽ như thế nào?
- Gia đình cháu là gia đình nhiều con hay ít con?
- Bố, mẹ cháu làm nghề gì?
- Nhà cháu rộng hay hẹp, cao hay thấp?
- Trong nhà cháu có những đồ dùng gì?
- Ở nhà bố, mẹ, cháu thường làm việc gì?
- Buổi tối sau khi ăn cơm xong mọi người trong nhà làm gì?
- Vào ngày nghỉ, ngày lễ gia đình cháu thường đi chơi đâu?
c. Cách đánh giá: Mỗ
i câu hỏi ứng với 0.1 điểm, điểm tối đa trẻ đạt được là 1 điểm.
• Trường mầm non của bé:
a. Chuẩn bị:
Giấy A4, bút chì, sáp màu cho mỗi trẻ.
Hệ thống câu hỏi.
b. Cách tiến hành:
Tổ chức cho trẻ vẽ tranh đề tài “Trường mầm non của bé”.
Cô giáo hỏi trẻ qua
tranh vẽ về trường mầm non của trẻ:
- Tên và địa chỉ của trường cháu?
- Lớp cháu là lớp số mấy?
- Lớp cháu có những ai?
Sáng kiến kinh nghiệm: “Hiệu quả của việc giáo dục môi trường cho trẻ 5-6 tuổi thông qua trò chơi học tập”
Người viết: Trần Thị Phương Thảo Trường Mẫu giáo Sao Sáng 8
18
- Ở lớp cô giáo làm những việc gì?
- Trường cháu có những ai?
- Các cô các bác trong trường làm những công việc gì?
- Trong trường cháu có những khu vực nào?
- Ở sân trường có những đồ dùng, đồ chơi gì?
- Trong lớp cháu có những loại đồ chơi gì?
- Hãy kể thứ tự các hoạt động trong trường mầm non?
c. Cách đánh giá: Mỗi câu hỏi ứng với 0.1 điểm, điểm tối đa trẻ đạt được là 1 điểm.
*
Thế giới thực vật:
a. Chuẩn bị: Tranh lô tô về các loại quả, củ, hoa, mỗi loại 4 tranh.
Hệ thống câu hỏi.
b. Cách tiến hành:
Cô giáo hỏi trẻ những câu hỏi sau:
- Hãy kể tên những cây mà cháu biết?
- Hãy kể tên những cây dùng làm thức ăn?
- Hãy kể tên những cây cho bóng mát?
- Hãy kể tên những cây lấy hoa?
- Hãy kể tên những cây lấy quả?
- Hãy lấy tranh và
kể tên những loại quả?(dùng tranh lô tô)
- Hãy kể tên những loại củ?(dùng tranh lô tô)
- Hãy kể tên những loài hoa?(dùng tranh lô tô)
- Cháu thích loài hoa nào nhất?
- Trong nhà cháu trồng những cây gì?
c. Cách đánh giá:
Đối với những câu hỏi kể tên các loại cây theo lợi ích: mỗi câu hỏi về một loại cây, trẻ
kể được 2-3 tên cây thì sẽ đạt điểm tối đa của mỗi câu là 0.1 điểm, trẻ trả lời được 1 tên thì
đạt 0.05 điểm, trẻ không k
ể được tên nào thì không được điểm.
Đối với những câu hỏi sử dụng tranh lô tô: mỗi câu hỏi, trẻ chỉ và kể tên được đúng 4
tranh thì đạt 0.1 điểm, trẻ chỉ và kể được 2-3 tranh 0.05 điểm, trẻ chỉ và kể tên được dưới 1
tranh thì không được điểm.
Sáng kiến kinh nghiệm: “Hiệu quả của việc giáo dục môi trường cho trẻ 5-6 tuổi thông qua trò chơi học tập”
Người viết: Trần Thị Phương Thảo Trường Mẫu giáo Sao Sáng 8
19
* Thế giới động vật:
a. Chuẩn bị: Tranh lô tô về các con vật.(mỗi loài 2 tranh)
Hệ thống câu hỏi về động vật.
b. Cách tiến hành: Cô đặt tranh lô tô trước mặt trẻ và hỏi trẻ:
Cô đặt tranh các con vật nuôi trong nhà:
- Hãy chỉ và kể tên những con vật nuôi trong nhà?
- Hãy chỉ và kể tên những con vật thuộc loại gia súc?
- Hãy chỉ và kể tên những con vật thuộc loại gia cầm?
Cô đặt tranh các con vật sống trong rừng và dưới n
ước:
- Hãy chỉ và kể tên những động vật sống trong rừng?
- Hãy chỉ và kể tên các con thú dữ?
- Hãy chỉ và kể tên các con thú hiền lành?
- Hãy kể tên những động vật sống dưới nước?
Cô đặt tranh các loài chim và côn trùng:
- Hãy chỉ và kể tên những loài chim mà cháu biết?
- Hãy chỉ và kể tên những loài côn trùng mà cháu biết?
- Hãy bắt chước tiếng kêu và khả năng vận động của con vật mà cháu biết?
c. Cách đánh giá: Mỗi câu hỏi tương ứng với 0.1
điểm, mỗi câu hỏi trẻ chỉ và kể tên
đúng 2 tranh đúng loài cô yêu cầu thì đạt 0.1 điểm, đúng 1 tranh đạt 0.05 điểm, trẻ không
chỉ và kể tên được tranh nào thì không được điểm.
* Quê hương của bé:
a. Chuẩn bị: Hệ thống câu hỏi.
b. Cách tiến hành:
Hãy trả lời những câu hỏi sau đây:
- Nhà cháu ở đâu?
- Nơi cháu ở có những danh lam thắng cảnh, di tích lịch s
ử gì?
- Nơi cháu ở có những khu vui chơi giải trí nào?
- Cháu đã làm gì để bảo vệ những danh lam thắng cảnh của nơi cháu ở?
- Quê cháu có những món ăn truyền thống gì?
- Nơi cháu ở có những công trình giao thông gì?
- Nơi cháu ở có những phương tiện giao thông gì?
Sáng kiến kinh nghiệm: “Hiệu quả của việc giáo dục môi trường cho trẻ 5-6 tuổi thông qua trò chơi học tập”
Người viết: Trần Thị Phương Thảo Trường Mẫu giáo Sao Sáng 8
20
- Cháu hãy kể về làng nghề truyền thống của địa phương cháu?
- Cháu thích đến nơi nào nhất của địa phương cháu?
- Cháu có thích nơi ở của mình không? Vì sao?
c. Cách đánh giá: trẻ trả lời đúng được 1 câu thì đạt 0.1 điểm, điểm tối đa là 1 điểm.
* Tài nguyên:
a. Chuẩn bị: Hệ thống câu hỏi về tài nguyên.
b. Cách tiến hành:
Hãy trả lời những câu hỏi sau đây:
- N
ước dùng để làm gì?
- Nước có đặc điểm gì?
- Nước có ở những nơi nào?
- Không khí có tác dụng gì?
- Chúng ta có thấy được không khí không?
- Ánh sáng mặt trời
có tác dụng gì?
- Con người dùng đất đai vào những công việc gì?
- Rừng có đặc điểm gì?
- Biển có đặc điểm gì?
c. Cách đánh giá: trẻ trả lời đúng được 1 câu thì đạt 0.1 điểm, điểm tối đa là 1 điểm.
* Thời tiết:
a. Chuẩn bị: Hệ thống câu hỏi về thời tiết.
b. Cách tiến hành:
Hãy trả lời những câu hỏi sau đây:
- Một năm có mấy mùa?
- Hãy kể tên các mùa trong năm?
- Thời tiết mùa xuân như thế nào?
- Thời tiết mùa hè như thế nào?
- Thời tiết mùa thu như thế nào?
- Thời tiết mùa đông như thế nào?
- Bây giờ là mùa nào?
- Vì sao cháu biết?
- Cháu hãy kể thứ t
ự các buổi trong ngày?
Sáng kiến kinh nghiệm: “Hiệu quả của việc giáo dục môi trường cho trẻ 5-6 tuổi thông qua trò chơi học tập”
Người viết: Trần Thị Phương Thảo Trường Mẫu giáo Sao Sáng 8
21
- Bây giờ là buổi nào?
c. Cách đánh giá: trẻ trả lời đúng được 1 câu thì đạt 0.1 điểm, điểm tối đa là 1 điểm.
Bài tập 2. Kĩ năng về MT.
a. Chuẩn bị: các tranh vẽ:
* Bản thân bé:
* Gia đình
Sáng kiến kinh nghiệm: “Hiệu quả của việc giáo dục môi trường cho trẻ 5-6 tuổi thông qua trò chơi học tập”
Người viết: Trần Thị Phương Thảo Trường Mẫu giáo Sao Sáng 8
22
* Trường mầm non:
* Thế giới thực vât:
Sáng kiến kinh nghiệm: “Hiệu quả của việc giáo dục môi trường cho trẻ 5-6 tuổi thông qua trò chơi học tập”
Người viết: Trần Thị Phương Thảo Trường Mẫu giáo Sao Sáng 8
23
* Thế giới động vật:
* Tài nguyên:
Sáng kiến kinh nghiệm: “Hiệu quả của việc giáo dục môi trường cho trẻ 5-6 tuổi thông qua trò chơi học tập”
Người viết: Trần Thị Phương Thảo Trường Mẫu giáo Sao Sáng 8
24
* Quê hương:
* Thời tiết:
b. Cách tiến hành:
Đặt các tranh vẽ trên bàn.
- Yêu cầu trẻ chọn những bức tranh mà trẻ cho là hành động đúng.
- Yêu cầu trẻ chọn những bức tranh mà trẻ cho là hành động sai.
c. Cách đánh giá:
Trẻ chọn đúng được 1 tranh thì đạt 0.25 điểm.
Điểm tối đa của bài tập là 1 điểm.
Bài tập 3.Thái độ về MT: