Tải bản đầy đủ (.ppt) (47 trang)

ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG: NHỮNG NGUYÊN LÝ CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC-LÊNIN pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (270.7 KB, 47 trang )

ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG
NHỮNG NGUYÊN LÝ CƠ BẢN
NHỮNG NGUYÊN LÝ CƠ BẢN
CỦA CHỦ NGHĨA MÁC-LÊNIN
CỦA CHỦ NGHĨA MÁC-LÊNIN
NGƯỜI BIÊN SOẠN
PGS.TS. NGUYỄN TẤN HÙNG
NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC
Chương mở đầu. Nhập môn những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin
PHẦN THỨ NHẤT
THẾ GIỚI QUAN VÀ PHƯƠNG PHÁP LUẬN TRIẾT HỌC
CỦA CHỦ NGHĨA MÁC-LÊNIN
Chương 1. Chủ nghĩa duy vật biện chứng
Chương 2. Phép biện chứng duy vật
Chương 3. Chủ nghĩa duy vật lịch sử
PHẦN THỨ HAI
HỌC THUYẾT CỦA CHỦ NGHĨA MÁC-LÊNIN
VỀ PHƯƠNG THỨC SẢN XUẤT TƯ BẢN CHỦ NGHĨA
Chương 4. Học thuyết giá trị
Chương 5. Học thuyết giá trị thặng dư
Chương 6. Học thuyết về CNTB độc quyền và CNTB độc quyền nhà nước
PHẦN THỨ BA
LÝ LUẬN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC LÊNIN VỀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI
Chương 7. Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân
Chương 8. Những vấn đề chính trị-xã hội có tính quy luật trong tiến trình cách
mạng xã hội chủ nghĩa
Chương 9. Chủ nghĩa xã hội hiện thực và triển vọng
Chữ viết tắt trong toàn bộ Bài giảng
TCN (SCN): trước (sau) Công nguyên
SVHT: sự vật, hiện tượng
TGQ: thế giới quan


PPL: phương pháp luận
TH: triết học. KH: khoa học
CN: chủ nghĩa .CNDV: chủ nghĩa duy vật
BC: biện chứng
CNDVBC: chủ nghĩa duy vật biện chứng
CNDVLS: chủ nghĩa duy vật lịch sử
CNDT: chủ nghĩa duy tâm
CNDTKQ: chủ nghĩa duy tâm khách
quan
CNDTCQ: chủ nghĩa duy tâm chủ quan
PBC: phép biện chứng
PBCDV: phép biện chứng duy vật
CNXH: chủ nghĩa xã hội
XHCN: xã hội chủ nghĩa
CNTB: chủ nghĩa tư bản
TBCN: tư bản chủ nghĩa
CNCS: chủ nghĩa cộng sản
CSCN: cộng sản chủ nghĩa
HTKTXH: hình thái kinh tế-xã hội
PTSX: phương thức sản xuất
LLSX : lực lượng sản xuất
TLSX: tư liệu sản xuất
QHSX : quan hệ sản xuất
CSHT: cơ sở hạ tầng
KTTT: kiến trúc thượng tầng
GC: giai cấp. DT: dân tộc.
NL: nhân loại
GCTS: giai cấp tư sản
GCVS: Giai cấp vô sản
ĐTGC: đấu tranh giai cấp

CMXH: cách mạng xã hội
TTXH: tồn tại xã hội
YTXH: ý thức xã hội
CNH: công nghiệp hóa
HĐH: hiện đại hóa
ĐCSVN: Đảng Cộng sản Việt Nam
CHƯƠNG MỞ ĐẦU
NHẬP MÔN
NHỮNG NGUYÊN LÝ CƠ BẢN
CỦA CHỦ NGHĨA MÁC-LÊNIN
I. Khái lược về chủ nghĩa Mác-Lênin
1. Chủ nghĩa Mác-Lênin và ba bộ phận cấu thành
2. Khái lược sự ra đời và phát triển của chủ nghĩa Mác-
Lênin
II. Đối tượng, mục đích, yêu cầu về phương pháp học
tập, nghiên cứu những nguyên lý cơ bản của chủ
nghĩa Mác-Lênin
1. Đối tượng và mục đích
2. Một số yêu cầu cơ bản về phương pháp học tập, nghiên
cứu

I. KHÁI LƯỢC VỀ CHỦ NGHĨA MÁC-LÊNIN
I. KHÁI LƯỢC VỀ CHỦ NGHĨA MÁC-LÊNIN

1. Chủ nghĩa Mác-Lênin và ba bộ
1. Chủ nghĩa Mác-Lênin và ba bộ
phận cấu thành
phận cấu thành
 Chủ nghĩa Mác-Lênin là gì?
Chủ nghĩa Mác-Lênin là học thuyết khoa học bao

gồm hệ thống các quan điểm do C. Mác và Ph.
Ăngghen sáng lập, V.I. Lênin phát triển trên cơ sở
kế thừa những giá trị tư tưởng của nhân loại và tổng
kết thực tiễn của thời đại; là thế giới quan, phương
pháp luận phổ biến của nhận thức khoa học và thực
tiễn cách mạng; là khoa học về sự nghiệp giải
phóng giai cấp vô sản và nhân dân lao động khỏi áp
bức bóc lột, xây dựng xã hội công bằng, văn minh.






Ba bộ phận cấu thành chủ nghĩa
Ba bộ phận cấu thành chủ nghĩa
Mác-Lênin
Mác-Lênin


1) Triết học Mác-Lênin
1) Triết học Mác-Lênin



nghiên cứu những quy luật vận động,
phát triển chung nhất của tự nhiên, xã
hội và tư duy, là thế giới quan (TGQ)
và phương pháp luận (PPL) chung nhất
của nhận thức khoa học và thực tiễn

cách mạng.






2) Kinh tế chính trị Mác-Lênin
2) Kinh tế chính trị Mác-Lênin



nghiên cứu những quy luật kinh tế
chung nhất của xã hội, đặc biệt là những
quy luật kinh tế của sự ra đời, phát triển
và suy vong của phương thức sản xuất
(PTSX) TBCN và sự ra đời, phát triển
của PTSX mới – PTSX cộng sản chủ
nghĩa.


3. Chủ nghĩa xã hội khoa học
3. Chủ nghĩa xã hội khoa học
là kết quả của sự vận dụng TGQ và
PPL triết học và kinh tế chính trị Mác-
Lênin vào việc nghiên cứu làm sáng tỏ
tính tất yếu khách quan của quá trình
cách mạng XHCN, con đường thực hiện
bước chuyển từ xã hội TBCN lên xã hội
CSCN.



2. Khái lược sự ra đời và phát
2. Khái lược sự ra đời và phát
triển của chủ nghĩa Mác-Lênin
triển của chủ nghĩa Mác-Lênin
a) Những điều kiện và tiền đề
của sự ra đời chủ nghĩa Mác
Chủ nghĩa Mác do hai nhà sáng
lập: C. Mác (Karl Marx, 1818-1883)
và Ph. Ăngghen (Friedrich Engels,
1820-1895)
Chú thích: Tiểu sử Mác và Ăngghen 
Giáo trình triết học Mỹ về Jenny, về tinh bạn Mác-Ăngghen 

 Điều kiện kinh tế - xã hội
CN Mác ra đời vào những năm 40 thế
kỷ XIX.
- Cuộc cách mạng công nghiệp đưa
CNTB phát triển lên nền sản xuất đại
công nghiệp
- Giai cấp vô sản (GCVS) trở thành
một lực lượng chính trị độc lập
- Mâu thuẫn cơ bản của của phương thức
sản xuất TBCN bộc lộ ra một cách gay gắt.
Đó là mâu thuẫn giữa tính chất xã hội
của nền sản xuất với tính chất tư bản chủ
nghĩa của sự chiếm hữu tư liệu sản xuất
và sản phẩm xã hội.
Mâu thuẫn này biểu hiện thành sự đối

kháng giữa GCVS và giai cấp tư sản
(GCTS).
CN Mác ra đời và phát triển cùng thực tiễn
đấu tranh của GCVS.
Cuộc đấu tranh giai cấp của GCVS đề
ra nhu cầu phải có một lý luận cách mạng
thật sự khoa học để giải thích đúng đắn
bản chất của CNTB, vai trò lịch sử của
GCVS, triển vọng của phong trào đấu
tranh của GCVS và tương lai của xã hội
loài người nói chung và tìm ra con đường
giải phóng GCVS và nhân loại.
- Mặt khác, những thành tựu về kinh tế, chính
trị, xã hội trong các nước tư bản phát triển cho
phép Mác và Ăngghen khái quát nhiều nguyên
lý quan trọng của chủ nghĩa duy vật lịch sử;
nghiên cứu về bản chất và quy luật của CNTB;
về sứ mệnh lịch sử của GCVS
Trên cơ sở đó, Mác đưa ra những dự kiến
khoa học về khả năng xóa bỏ giai cấp, khả năng
tiến tới một xã hội tốt đẹp trong tương lai.
 Tiền đề lý luận
Chủ nghĩa Mác có 3 nguồn gốc lý luận:





Triết học cổ điển Đức
Triết học cổ điển Đức

Mác và Ăngghen kế thừa hạt nhân hợp lý trong phép biện
chứng của Hêghen (Georg W.F. Hegel,1770-1831) là lý luận
về sự phát triển, đồng thời loại bỏ cái vỏ duy tâm thần bí của
nó.
Mác và Ăngghen kế thừa chủ nghĩa duy vật và tư tưởng vô
thần của Phoiơbăc (Ludwig Feuerbach,1804-1872) đồng thời
cũng vạch rõ tính chất siêu hình cùng với cách tiếp cận duy
tâm của triết học Phoiơbăc đối với lĩnh vực lịch sử.
Trên cơ sở đó, Mác và Ăngghen sáng lập ra chủ nghĩa
duy vật biện chứng và phép biện chứng duy vật.





Kinh tế chính trị cổ điển Anh
Kinh tế chính trị cổ điển Anh
Mác và Ăngghen kế thừa những thành tựu
kinh tế chính trị Anh với những đại biểu lớn

- Ađam Xmit (Adam Smith, 1723-1790)
- Đavit Ricacđô (David Ricardo, 1772-
1823)
là những người đã xây dựng học thuyết về
giá trị của lao động, về kinh tế thị trường.




Chủ nghĩa xã hội không tưởng ở

Chủ nghĩa xã hội không tưởng ở
Pháp, Anh
Pháp, Anh
với những đai biểu
- Xanh Ximông (Saint Simon, 1760-1825)
- Saclơ Phuriê (Charles Fourier, 1772-1837)
- Rôbơt Ôwen (Robert Owen, 1771-1858)
là những người đã phê phán mạnh mẽ
CNTB và đưa ra những dự báo sâu sắc về
xã hội tương lai.
 Tiền đề khoa học tự nhiên
CNDVBC dựa trên những kết luận
mới nhất của khoa học tự nhiên, trong đó
có 3 phát minh quan trọng nhất:
- Định luật bảo toàn và chuyển hóa
năng lượng.
- Thuyết tiến hóa của Đacuyn (Charles
Darwin).
- Học thuyết về cấu tạo tế bào.
b) Quá trình hình thành và phát triển
của chủ nghĩa Mác (1842-1895)
 Quá trình chuyển biến của Mác và Ăngghen
từ chủ nghĩa duy tâm sang CNDV và từ chủ
nghĩa dân chủ cách mạng sang CNCS (1842-44)
Giai đoạn Mác và Ăngghen đề xuất những
nguyên lý cơ bản của CN Mác (1844 -1848)
Giai đoạn C. Mác và Ph. Ăngghen bổ sung và
phát triển CN Mác (sau 1948 đến khi Ăngghen qua
đời năm 1895).
Bước chuyển bắt đầu từ khi Mác và Ăngghen làm

việc ở báo Sông Ranh 5-1842. Sau khi tờ báo bị
đình bản (4-1843), từ tháng 5-10/1843, Mác tập
trung phê phán triết học pháp quyền của Hêghen.
Cuối tháng 10-43, Mác sang Paris. Sự tiếp xúc với
tư tưởng XHCN và phong trào công nhân ở Pháp
dẫn đến bước chuyển biến dứt khoát của Mác sang
CNDV và CNCS.
Tư tưởng của Mác được thể hiện trong các tác
phẩm như “Phê phán triết học pháp quyền của
Hêghen” (1843), “Bản thảo kinh tế-triết học năm
1844”. Cũng trong thời gian này, Ăngghen có một
loạt bài báo và tác phẩm “Tình cảnh giai cấp công
nhân Anh” (1844) thể hiện bước chuyển này
Từ khi Mác và Ăngghen cộng tác chặt chẽ
với nhau, hai ông đã viết một loạt tác phẩm
để trình bày những quan điểm lý luận cơ bản
của mình. Đó là các tác phẩm: “Gia đình thần
thánh” (1845), “Hệ tư tưởng Đức” (1846),
“Những nguyên lý của CNCS” (1847). Cuối
1847 đầu 1848, Mác và Ăngghen hoàn thành
tác phẩm “Tuyên ngôn Đảng Cộng sản”. Với
tác phẩm này, chủ nghĩa Mác nói chung đã
hình thành về cơ bản.
- Từ 1848 đến Công xã Paris năm 1871,
Mác và Ăngghen viết nhiều tác phẩm để
tổng kết phong trào đấu tranh giai cấp ở
Pháp : Đấu tranh giai cấp ở Pháp (1848-
1850), Ngày 18 tháng Sương mù của Lui
Bônapac (1851-1852), Cách mạng và
phản cách mạng ở Đức (do Ăngghen viết

1851-1852), Góp phần phê phán khoa
kinh tế chính trị (1859), Nội chiến ở Pháp
(1871).
- C. Mác là người tổ chức và lãnh đạo
Hội Liên hiệp công nhân quốc tế (Quốc tế
cộng sản I) thành lập ngày 28 tháng 9
năm 1864 ở Luân- đôn.
- Năm 1867, tập I của bộ Tư bản, tác
phẩm chủ yếu của C. Mác ra đời.

- Từ 1871 trở đi, C. Mác và Ph. Ăngghen
có thêm kinh nghiệm của Công xã Pari.
Những tác phẩm hai ông viết trong thời kỳ
này tiếp tục khái quát kinh nghiệm đấu tranh
giai cấp của giai cấp công nhân, phát triển ba
bộ phận cấu thành chủ nghĩa Mác và làm
phong phú thêm những nguyên lý của chủ
nghĩa Mác.
- Năm 1875, Mác và Ăngghen viết tác phẩm
“Phê phán Cương lĩnh Gôta”. Mác tiếp tục hoàn
thành tác phẩm Tư bản (Tập I xuất bản năm 1867),
còn Ăngghen viết các Chống Đuyrinh (1876-78),
Biện chứng của tự nhiên (1873-83).
- Sau khi Mác qua đời 1883, Ăngghen hoàn
thành việc xuất bản tập II và tập III bộ Tư bản của
Mác, đồng thời tiếp tục lãnh đạo phong trào giai
cấp công nhân và viết Nguồn gốc của gia đình, sở
hữu tư nhân và nhà nước (1884), Lutvich Phoiơbăc
và sự cáo chung của triết học cổ điển Đức (1886).
c) Lênin bảo vệ, phát triển và vận

dụng chủ nghĩa Mác
- Sơ lược về V.I. Lênin
Vlađimir Ilich Lênin
(1870-1924) tên thật là
Vladimir Ilich Ulianov
sinh ngày 22-4-1870
ở Simbirsk (nay là
Ulianovsk)

×