Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Những điều chẳng ai nói với nhân viên mới ppsx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (144.56 KB, 8 trang )

Những điều chẳng ai nói với
nhân viên mới
Bài viết sẽ giúp người đọc, nhất là các nhân viên mới, khám phá những khía cạnh
khác nhau của thế giới công việc, những cạm bẫy, những tính chất khác biệt, và cả
những cơ hội mà phải đến mất nhiều năm, tác giả mới tích lũy và giải mã được
chúng.
Điều thứ nhất: Bạn sẽ chỉ được thanh toán mức lương thấp nhất có thể

Bạn là "tân binh" trong cơ quan, và trong hoàn cảnh của bạn lúc vừa mới tốt
nghiệp đại học hoặc đang "bơ vơ" không có chỗ làm việc nào, thì việc có được
một chiếc ghế ngồi như thế là may mắn lắm rồi! Đương nhiên, lúc này bạn cũng
chẳng để tâm chuyện lương bổng làm gì! Và bạn chấp nhận thực tế là mức lương
của bạn rất thấp, với lí do bạn chỉ là nhân viên mới. Vậy đã bao giờ bạn tự hỏi
mình, tại sao mức lương của những nhân viên mới vào làm việc như bạn lại thấp
như thế chưa? Chắc hẳn, các sếp thanh toán cho bạn mức lương thấp như thế vì
những lí do sau:

- Thứ nhất, những ngày đầu làm việc, nhân viên mới được tuyển dụng như bạn có
rất ít khả năng và "quyền lực" để tranh cãi về mức lương.

- Thứ hai, để có được mức lương "thấp" như thế, trước đó bạn đã mất hẳn 6 tháng
hoặc 1 năm không có việc làm.

- Thứ ba, có rất nhiều người ở ngoài kia sẵn sàng nhảy vào vị trí của bạn, thậm chí
với một mức lương "thê thảm" hơn.

- Thứ tư, nếu bạn phản đối sếp về điều này, xem như bạn đã tự đặt dấu chấm hết
cho sự nghiệp của bạn tại nơi làm việc đó.

- Và cuối cùng, bạn nghĩ xem, chi phí nhân công bao giờ cũng chiếm một tỉ lệ nhất
định trong tổng chi phí hoạt động của mỗi công ty, và nó thường được điều chỉnh


dựa trên ngân quỹ và báo cáo kèm theo một vài chỉ số khác. Đương nhiên, việc
kiểm soát những số liệu và chỉ số này là quyền hạn của các sếp, và họ sẵn sàng "co
giãn" chúng ở mức độ càng có lợi cho họ càng tốt.

Ngoài ra, tự bản thân bạn hẳn cũng đã tìm ra một số lí do để bạn chấp nhận mức
lương thấp dành cho nhân viên mới được tuyển dụng. Tùy theo quan điểm và cách
nhìn nhận của mình, bạn có thể đưa ra những phương án hành động riêng. Nếu quả
thật bạn thấy cần được bảo vệ quyền lợi của mình hơn là đòi hỏi về một mức
lương cao "choáng váng", bạn có thể đề xuất trường hợp của bạn trong những
phiên họp, báo cáo tổng kết hàng năm. Còn nếu bạn thật sự có nhu cầu về một
mức lương xứng đáng hơn, điều đó đồng nghĩa với việc bạn đã phải chuẩn bị trước
cho mình một CV thật "sáng sủa", có những yêu cầu về lương trong những khoảng
thời gian phù hợp. Bạn sẽ phải tỏ ra nhiệt tình, tự nguyện tham gia vào những kế
hoạch công việc đột xuất, gánh vác thêm một số công việc và nhiệm vụ phụ, đồng
thời đóng góp những sáng kiến, đề xuất có ý nghĩa cho công việc chung của toàn
công ty bạn. Thậm chí có khi bạn sẽ phải kìm nén niềm kiêu hãnh cá nhân của
mình, lắng nghe và tỏ ra thỏa hiệp trước những ý kiến mâu thuẫn của lãnh đạo và
của đồng nghiệp, nhằm tránh những xung đột trong mối quan hệ nơi làm việc.

Bên cạnh đó, để thật sự chinh phục sếp về năng lực và khả năng của bản thân
mình, sẽ có khi bạn phải tỏ ra khác biệt (so với những đồng nghiệp xung quanh).
Nhiều khi những quan điểm ấy chẳng khác biệt là bao, nhưng những người dám
hành động theo cách riêng của mình sẽ có nhiều cơ hội "lọt" vào mắt xanh của sếp
hơn ai hết. Một khi như vậy, may mắn sẽ mỉm cười với bạn, một mức lương cao
hơn sẽ là sự tưởng thưởng xứng đáng nhất!

Một điều nữa bạn nên lưu ý, là hãy ghi chép và lưu giữ lại tất cả những thành tích,
kinh nghiệm đáng quý của bạn nhằm chuẩn bị cho một bản CV tiếp theo. Bởi vì
một khi bạn có những thắc mắc, hay tranh cãi về mức lương, thì khả năng bạn có
thể ở lại chỗ làm việc đó là khá ít. Một bản CV mới "rạng rỡ" và bắt mắt hơn sẽ

khiến bạn chinh phục được vị quản lí kế tiếp trên con đường sự nghiệp của mình.

Điều thứ hai: Bạn sẽ chẳng bao giờ kiếm được "đủ" tiền khi làm việc cho
người khác

Bạn thử tính xem, có cả thảy bao nhiêu vị quản lí tại công sở của bạn, và số lượng
người có mặt ở đó là bao nhiêu? Ở một nơi nào đó, tỉ lệ tương ứng là rất nhỏ bé,
có thể dao động từ 1/40 đến 1/200. Chẳng hạn như bạn có được đầy đủ những yếu
tố lợi thế của những vị quản lí trên như bằng cấp giáo dục, kiến thức, năng lực, vị
thế, các mối quan hệ, và cả sự may mắn nữa, bạn mới có thể kiếm được những
đồng tiền như cách họ đã làm. Sẽ thiệt thòi nếu bạn thiếu đi một trong số những
yếu tố lợi thế ấy.

Đã bao giờ bạn tự hỏi bản thân mình rằng: bao giờ bạn mới có thể kiếm được một
khoản tiền kha khá cho cuộc sống của mình? Chẳng lẽ đến ngày bạn có thể yên
tâm và thảnh thơi với lượng tiền mặt mà bạn cho là đủ, cũng là lúc bạn có quyết
định nghỉ hưu? Thậm chí, ngay lúc này, bạn cần đến một lượng tiền mặt, để xây
dựng nhà của, trang trải cuộc sống gia đình, đi nghỉ mát một chuyến, hoặc sắm
một chiếc xe ô tô sang trọng cho "ngang mặt với bạn bè", liệu bạn có thể xoay đủ
tiền được ngay bây giờ không? Chắc hẳn bạn khó tự tin để khẳng định được câu
trả lời của mình, bởi nhu cầu về tiền chẳng bao giờ là đủ cả.

Vậy bản thân bạn sẽ phải làm gì cho cuộc sống của mình đây?

Công việc của bạn có thể nằm trong những ngành công nghiệp phát triển và nhanh
chóng sinh lãi như công nghệ thông tin, tài chính hoặc có thể là những ngành
nghề lâu đời hơn như luật hoặc kế toán. Có thể bạn sẽ phải được đào tạo thêm để
thực hiện tốt những công việc đó. Tuy nhiên, dẫu sao đi nữa thì yêu cầu tối thiểu
nhất là bạn phải có lòng say mê nghề nghiệp thì mới có thể làm việc được. Đùng
vấp ngã vào việc mơ mộng kiếm được tiền bạc nhanh chóng và nhiều như những

vị quản lí đáng kính của bạn (bởi họ là thiểu số), mà trong một thời gian dài, bạn
phải tự nỗ lực thể hiện bản thân mình trước lãnh đạo và đồng nghiệp.

Bởi vậy thế giới bên ngoài công sở có vẻ hấp dẫn hơn nhiều để bạn tiến thân và
kiếm tiền! Hãy mở to mắt nhìn và lắng tai nghe những nhịp điệu phong phú của
cuộc sống! Bạn có thể thảo luận với chính bạn bè của bạn! Các bạn sẽ cùng nhau
suy nghĩ xem, các bạn thích thú và quan tâm đến điều gì nhất? Các bạn đã nắm
trong tay những lợi thế nào rồi? Mỗi người đã học hỏi được điều gì ở những vị
quản lí của mình để giờ đây áp dụng được cho thực tế công việc bên ngoài? Hãy
cân nhắc xem những kĩ năng ấy đã đủ vững chắc để giúp bạn tự khởi nghiệp, hoặc
kiếm thêm đồng tiền bên ngoài chưa? Bạn cũng cần tính toán xem, có những yếu
tố, điều kiện cơ bản nào mà các sếp may mắn có được, nay bạn có thể sở hữu
chúng một cách tốt hơn hoặc với chi phí rẻ hơn không? Thậm chí, bạn hãy thử rà
soát lại những sáng kiến, đề xuất của bạn với lãnh đạo và bị từ chối thẳng thừng,
xem chúng có thể sử dụng được trong công việc bên ngoài không? Hãy luôn để
bên mình những suy nghĩ như thế, không sớm hay muộn thì sẽ có lúc bạn cần đến
chúng, kể cả trong những hoàn cảnh tưởng chừng là vô vọng.


Điều thứ ba: Tham công tiếc việc không phải là tốt

Stress và những căn bệnh có liên quan đến nghề nghiệp đã nhanh chóng bùng phát
thành một "dịch bệnh" đáng sợ trong những năm của thế kỉ 21. Bạn có thể tìm ra
vô số lí do dẫn đến những triệu chứng và căn bệnh trên, tuy nhiên hãy để cho các
nhà khoa học và giới chuyên môn phân tích cặn kẽ chúng. Điều quan trọng là bạn
phải nắm được cách phòng tránh. Về cơ bản, những nhân viên mới như bạn phải
biết cách làm việc có khoa học, hiệu quả và nhanh nhẹn. Con người ôm đồm quá
nhiều thứ, tham công tiếc việc trong xã hội hiện đại không phải là điều tốt.

Bạn có thể tích lũy cho mình một số kinh nghiệm nhằm làm việc nhanh nhẹn và có

hiệu quả thông qua một số gợi ý sau:

- Nắm bắt được những vấn đề trọng tâm trong công việc của bạn. Biết cách xác
định và nhắm vào những công việc quan trọng và cần phải thực hiện trước mắt,
hoặc những nội dung sẽ giúp bạn tiến bộ trong sự nghiệp của mình. Tập trung nỗ
lực vào những tiêu điểm ấy, bạn sẽ dễ dàng giải quyết những công việc còn lại.

- Tuy nhiên, bạn cũng không thể lờ đi những công việc thường nhật, dù là nhỏ bé
và vụn vặt nhất theo suy nghĩ chủ quan của bạn. Hãy tìm cách để hệ thống hóa
chúng một cách chi tiết và rõ ràng để bạn có thể hoàn thành một cách nhanh chóng
và hiệu quả, mà cũng không mắc phải quá nhiều sai sót hoặc lãng phí thời gian suy
nghĩ. Nếu có thể, bạn nên viết ra tất cả những kế hoạch hành động của bạn, như
vậy thì đầu óc bạn sẽ nhìn nhận công việc một cách rõ ràng hơn để tìm cách đơn
giản và hệ thống mọi thứ theo cách khoa học nhất.

- Đừng để những người khác trút công việc lên đầu bạn. Nhân viên mới hầu như
luôn trở thành "chiếc bao" dồn việc của các đồng nghiệp đi trước. Nếu bạn tập
trung làm việc của mình, thì đồng nghiệp sẽ không có cớ để tiếp tục đùn đẩy trước
lời từ chối lịch sự của bạn. Nên gợi ý một người mà bạn cho là "có khả năng hơn
bạn" để làm công việc đó hoặc cùng thảo luận các giải pháp với họ, chứ không
phải bạn sẽ nhận luôn công việc đó về phía mình.

- Hãy biết cách tranh thủ sự giúp đỡ của mọi người và phân công nhiệm vụ cùng
đồng nghiệp. Một mô hình tổ chức công việc hiện đại là mô hình biết hỗ trợ lẫn
nhau. Bạn có thể yêu cầu sếp chỉ dẫn thêm và tạo điều kiện để bạn có thể hoàn
thành công việc một cách tốt nhất. Thông thường, khi giao nhiệm vụ các sếp sẽ vỗ
vai thân mật và nói: "Làm cho tốt vào nhé!" rồi quên mất nhiệm vụ của bạn. Bởi
vậy hãy làm cho lãnh đạo biết để ý đến mình bằng cách hỏi han thêm, hoặc yêu
cầu thêm một số hỗ trợ cần thiết. Bên cạnh đó, tổ chức phân công nhiệm vụ với
đồng nghiệp cũng cần rõ ràng và dứt khoát, không đùn đẩy cho nhau như đã nói ở

trên nhưng mọi người cũng phải biết cách thảo luận và gợi ý giúp đỡ lẫn nhau.

- Học hỏi là nguyên tắc số một cho bạn. Nếu có bất kì điều gì mà bạn không rõ
hoặc không biết, bạn cần học hỏi người khác. Không ai gây khó khăn cho bạn khi
bạn muốn biết cách sử dụng một phần mềm tin học mà trước đây bạn chưa hề sử
dụng cả!

- Khi sếp luôn giao cho bạn những công việc bổ sung hoặc quy trách nhiệm cho
bạn vì những việc khác, bạn cảm thấy khó xử với điều đó? Hãy thẳng thắn trình
bày với sếp rằng công việc đó phù hợp với chuyên môn người khác hơn và không
nằm trong nhiệm vụ bạn được giao. Nếu tiếp tục thực hiện, bạn sẽ không thể hoàn
thành nhiệm vụ của mình.

Điều thứ tư: Ý của họ không phải là vậy đâu!

"Họ" ở đây là những vị quản lí của bạn. Khi họ nổi giận hoặc tỏ ra phiền lòng, thì
bạn không nhất thiết phải lo sợ bởi cơn thịnh nộ của các sếp. Bạn thắc mắc tại sao
tôi lại nói vậy?

Chúng ta sẽ cùng bắt đầu với những điều cơ bản nhất. Theo bạn thì thế giới có bao
nhiêu loại người? Tôi sẽ đưa ra ba loại người như sau:

- Những con người của công việc, công việc với họ là trên hết;

- Những người cho rằng bạn nên quan tâm đến con người;

- Những người không quan tâm đến công việc hoặc con người, điều mà họ quan
tâm nhất là quyền điều hành.

Liệu bạn có ý định xếp các vị quản lí của bạn vào loại người thứ ba? Rất có thể

một trong những vị lãnh đạo của bạn nằm trong tốp người thích quyền lực và họ
muốn đạt được vị trí của họ chỉ để có được quyền lực trong tay mình. Bản chất
cùng với yếu tố thành công của con người và công việc hầu như không liên quan
đến họ, bởi họ có cánh tay của "cối xay gió".

Sự biểu đạt quyền lực của các nhà lãnh đạo rất đa dạng. Và bởi vậy mà việc họ tỏ
ra thật giận dữ với bạn chỉ là một trong những biểu hiện đó mà thôi! Để đảm bảo
cho một công ty hoạt động tốt, hoặc nhiều khi muốn làm lay động ý chí và thái độ
các nhân viên của mình, buộc các sếp phải ra tay nóng giận! Nếu vì vậy mà bạn
tỏ ra sợ sệt, nhụt chí hay xa lánh sếp của mình, thì chính bạn sẽ là người thiệt thòi!

Những nhà quản lí luôn đề cao người có sức mạnh trong bất kì mọi hoàn cảnh nào.
Và với bạn, việc bạn vững vàng nhận ra những gì mà lãnh đạo muốn gửi gắm sau
cơn "giông tố" sẽ giúp bạn vững tiến trong công việc.

×