Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Bài học về lương thưởng qua câu chuyện "bầy thỏ và củ cà rốt" kỳ 1 pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (107.08 KB, 6 trang )

Bài học về lương thưởng qua câu chuyện "bầy thỏ
và củ cà rốt" kỳ 1

Bài học về lương thưởng qua câu chuyện "bầy thỏ và củ cà rốt" kỳ 1
Bài học về việc đáp ứng các tầng bậc nhu cầu của nhân viên theo Maslow.
câu chuyện bầy thỏ và cà rốt.
* Vua thỏ lúng túng
Sườn núi phía nam có một bầy thỏ. Dưới sự quản lý của vua thỏ Ngọc, bầy thỏ có
một cuộc sống đầy đủ, vui vẻ. Nhưng thời gian gần đây số lương thực bầy thỏ
kiếm về ngày một ít. Vì sao nhỉ? Vua thỏ nhận ra là một số thỏ trở nên lười biếng.
* Khuyến khích là tất yếu
Vua thỏ nhận ra, số thỏ lười biếng ảnh hưởng xấu tới những con khác. Số thỏ
chăm cho rằng làm nhiều làm ít cũng như nhau, vậy nỗ lực để làm gì? Từng con,
từng con cũng lười theo. Thế là vua thỏ quyết tâm thay đổi, tuyên bố thỏ nào biểu
hiện tích cực sẽ được thưởng cà rốt.
* Tuỳ tiện khen thưởng, bất mãn nổi lên
Việc một chú thỏ xám được vua ban thưởng củ cà rốt đầu tiên làm dậy sóng trong
bầy thỏ. Vua thỏ không ngờ tác động của việc khen thưởng lại mạnh như vậy,
nhưng là tác động xấu.
Mấy lão thỏ tìm vua kể lể tội lỗi của chú thỏ xám, chất vấn vì sao vua ban thưởng?
Vua thỏ nói:
- Ta nhận thấy thỏ xám làm việc không tồi. Nếu các anh cũng có biểu hiện tích
cực như thỏ xám thì tự nhiên sẽ được khen thưởng.
* Bầy thỏ học cách đóng kịch
Thế là bầy thỏ phát hiện ra bí quyết để được khen thưởng. Cả bọn cho rằng: chỉ
cần giỏi "thể hiện" trước vua thỏ là được nhận cà rốt thưởng. Một số bác thỏ chân
chất không giỏi "trình diễn" sinh buồn rầu. Dần dà, phong cách làm việc đóng kịch
nổi lên trong bầy. Nhiều thỏ chỉ quan tâm làm sao cho vua thỏ vừa lòng nên thậm
chí không ngại gian dối. Truyền thống lao động chăm chỉ thật thà của bầy thỏ bị
huỷ hoại nghiêm trọng.
* Có quy củ, việc mới chạy


Để loại bỏ thói làm ăn gian dối, nhờ sự giúp đỡ của nhóm thỏ già, vua thỏ ban bố
quy định khen thưởng. Theo đó, thực phẩm bọn thỏ đem về đều phải qua nghiệm
thu, sau đó căn cứ vào số lượng mà khen thưởng.
Một thời gian, bầy thỏ làm việc hiệu quả hẳn lên, kho chứa đầy thực phẩm dự trữ.
* Chú ý cải cách chế độ khen thưởng
Chỉ cần vua thỏ không để ý, năng suất lao động của bầy thỏ sau một thời gian đạt
tới cực đỉnh lại xuống dốc thê thảm. Vua thỏ thấy kỳ quái bèn điều tra kỹ lưỡng,
nguyên do nguồn thức ăn ở gần đã bị bầy thỏ khai thác hết nhưng không có ai chủ
động đi tìm nguồn thức ăn mới.
Một chú thỏ trắng tai dài chỉ trích vua thỏ chỉ biết đến số lượng, dung dưỡng thói
ăn xổi ở thì, làm hại đến sự phát triển lâu dài của đàn thỏ.
* Sau khi quy củ bị phá hỏng
Vua thỏ thấy thỏ tai dài có lý nên lao tâm khổ tứ suy nghĩ. Một hôm, có chú thỏ
xám không hoàn thành nhiệm vụ, bạn chú là Đô Đô liền bớt phần mình giúp thỏ
xám. Vua thỏ nghe chuyện, khen ngợi không ngớt tinh thần giúp bạn của Đô Đô.
Hai hôm sau, tình cờ gặp Đô Đô ở cửa kho, vua thỏ cao hứng thưởng gấp đôi cho
Đô Đô. Lệ mới mở ra, phong trào "đóng kịch" lại nổi lên, bầy thỏ lại học cách làm
vừa lòng vua thỏ. Những chú thỏ không biết cách làm hài lòng thì tìm đến vua thỏ
kêu khóc làm vua thỏ đứng ngồi không yên. Có con nói:
- Sao tôi làm việc chăm chỉ mà phần thưởng lại thua Đô Đô?
Có con nói:
- Lần đó tôi làm việc rất tích cực, hoá ra thu nhập lại ít hơn trước, thật không công
bằng!
* Cà rốt cũng mất tác dụng khen thưởng
Một thời gian sau, tình hình càng gay cấn, nếu không thưởng hậu thì không ai còn
muốn làm việc. Thế nhưng không ai làm việc thì lấy đâu cái ăn? Vua thỏ không
chịu nổi, phải ban bố thỏ nào tình nguyện cống hiến cho cả bầy sẽ được thưởng
một giỏ cà rốt đầy. Bố cáo vừa ban đã có thỏ xin làm tình nguyện. Vua thỏ nghĩ,
thưởng hậu tất sẽ có thỏ giỏi.
Nào ngờ số thỏ này vẫn không hoàn thành nhiệm vụ. Vua thỏ giận dữ tới trách

móc chúng. Bọn thỏ đều trả lời như nhau:
- Vua thỏ, xin đừng trách chúng tôi. Một khi trong tay đã có cà rốt, ai còn muốn đi
làm nữa?


Lời kết:
Với một người cực đói khát, cho anh ta bát cơm đầu tiên là cứu mạng. Bát thứ hai
là đủ. Bát thứ ba là thuốc độc. Sau khi anh ta ăn bát thứ ba thì ý nghĩa của cơm
hoàn toàn thay đổi, anh ta làm sao hiểu được "một hạt thóc chín hạt mồ hôi" đây?
Cũng như vậy, cà rốt của vua thỏ không những không có tác dụng khích lệ, trái lại
còn làm bầy thỏ xa hoa, lười biếng. Bởi vậy, làm một giám đốc, trước tiên anh
phải hiểu ý nghĩa của cà rốt; nếu không, anh không khuyến khích được nhân viên
mà chỉ chuốc thêm phiền. Thứ anh cho người ta không phải là niềm vui, mà là
thuốc độc.
Tầng nhu cầu của nhân viên? Là lý luận tháp nhu cầu của nhà tâm lý học nổi tiếng
Maslow. Ông ta cho rằng con người có năm tầng nhu cầu. Đầu tiên là nhu cầu sinh
lý, đó là nhu cầu cơ bản để sinh tồn, như ăn, uống, v. v…Tiếp nữa là nhu cầu an
toàn, bao gồm nhu cầu được bảo vệ cả về tinh thần lẫn vật chất, ví như không lo bị
trộm cướp đe doạ, bảo hiểm trước các bất trắc, bảo hiểm cho công việc và sau khi
về hưu, v. v… Thứ ba là nhu cầu giao tiếp xã hội, ai cũng là một thành viên trong
xã hội, có nhu cầu giao tiếp và thuộc về nhóm để trao đổi tình cảm, sở thích, giúp
đỡ và khen lẫn nhau. Thứ tư là nhu cầu được tôn trọng, kể cả nhu cầu được người
khác tôn trọng và cảm giác tự tôn. Thứ năm là nhu cầu thực hiện khát vọng, là
thông qua nỗ lực của bản thân mà biến mong muốn của mình thành hiện thực, từ
đó tìm thấy ý nghĩa của cuộc sống và công việc. Theo luận tháp nhu cầu của
Maslow, chỉ có thoả mãn nhu cầu của một người mới kích thích được người đó.
Nếu vậy, nó cũng không khác chuyện một bát, hai bát và ba bát cơm là bao nhiêu.

Hình thức kết cấu tầng bậc nhu cầu nhân viên và tháp nhu cầu của Maslow là như
nhau. Kết cấu đó dựa trên ba điều cơ bản:

+ Thứ nhất, người ta cần sinh tồn, nhu cầu thiết yếu đó ảnh hưởng tới hành vi, chỉ
có chưa thoả mãn nhu cầu mới ảnh hưởng tới hành vi, khi thoả mãn nhu cầu rồi thì
tác dụng kích thích không còn thích hợp nữa
+ Thứ hai: nhu cầu của con người xếp theo mức độ trọng yếu mà hình thành kết
cấu tầng thứ
+ Thứ ba: người ta được thỏa mãn nhu cầu thấp nhất rồi mới theo đuổi nhu cầu
cao hơn một bậc, cứ thế cao dần lên, nó biến thành động lực nội tại không ngừng.

Tầng nhu cầu thấp nhất của nhân viên là được phát lương đúng kỳ?
Trong rất nhiều công ty và cũng rất nhiều lần, tầng nhu cầu thấp nhất đó cũng
không đáp ứng. Các bạn xem báo chí xem, có bao nhiêu vụ các công ty xí nghiệp
còn nợ lương công nhân? trốn bảo hiểm xã hội. Dưới sự quản lý của một giám đốc
giỏi, nếu tháng nào công ty cũng trả lương đúng kỳ hạn là nhân viên sẽ cảm tạ anh
ta tự đáy lòng. Chỉ cần dần dần đáp ứng từng tầng bậc nhu cầu của mỗi nhân viên
là được. Không chỉ có dần dần đáp ứng, mà nhu cầu của mỗi nhân viên cũng cần
dần dần tăng lên. Nhu cầu tiền, nhà ở, xe hơi, chức vụ của nhân viên… chính là
đất dụng võ cho tài quản lý. Làm người quản lỳ công ty, bất kể là anh, hay tôi, đều
có một nhiệm vụ rất lớn, đó là thuyết phục nhân viên từ bỏ một số mục tiêu cá
nhân trước mắt để tập trung tinh lực cho sự phát triển lâu dài của công ty.

×