Tải bản đầy đủ (.ppt) (31 trang)

Canh tác tổng hợp trên đất dốc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (720.23 KB, 31 trang )

CANH TÁC TỔNG HỢP TRÊN
ĐẤT DỐC
TRẠM KHUYẾN NÔNG BÁT XÁT
Mô hình canh tác trên đất dốc
-
2
Canh tác tổng hợp trên đất dốc là gì?
- Là cách lựa chọn, bố trí các loại cây
trồng làm sao để thu được hiệu quả
kinh tế cao nhất và kéo dài chu kỳ thu
hoạch, cùng với đó hạn chế xói mòn,
rửa trôi, làm tăng độ phì đất.
- Là biện pháp kỹ thuật tổng hợp và đòi
hỏi người nông dân phải có sự hiểu
biết thì mới có thể tiến hành.
-
Thực tế người nông dân đã sử dụng
phương pháp trong sản xuất tuy nhiên
chưa thành hệ thống mà thôi.
4
Đặc điểm canh tác tổng hợp
- Tính tự cung tự cấp và đảm bảo an toàn
lương thực cho gia đình quanh năm: sản
phẩm làm ra chủ yếu là cung cấp cho
nông hộ khi thừa mới mang trao đổi trên
thị trường.
- Tăng hiệu quả sử dụng các nguồn lực:
Đất, vốn, lao động, sản phẩm phụ…
thêm vào đó đầu ra của thành phần này
lại là đầu vào thành phần khác.
- Đây chính là hệ thống sản xuất bền


vững nhất: Vì sử dụng ít đầu tư từ
ngoài vào ( Phân bón, giống, thuốc
BVTV) nhưng lại tận dụng đựơc triệt
để các chất thải và sản phẩm phụ nên
hạn chế gây ô nhiễm môi trường và
quanh năm có nguồn thu ổn định.
Hình ảnh làm đường đồng mức
7
- Việc sử dụng lao động ít chịu căng thẳng
về thời vụ: bởi đây là một thống tổng
hợp nên nhu cầu về lao động được bố trí
đồng đều quanh năm.
- Canh tác tổng hợp đòi hỏi người nông
dân có sự hiểu biết rộng hơn về: quản lý
vốn, lao động, đất sản xuất, kỹ thuật
canh tác… để có sự bố trí hợp lý và kết
hợp hài hoà giữa các thành phần trong
hệ thống.
8
Hạn chế của đất dốc
9
- Thường bị xói mòn và rửa trôi: Làm giảm
dinh dưỡng và độ phì của đất.
- Thoái hoá đất: Do đất rừng bị phá và đốt
để trồng cây hàng năm trên đất dốc làm cho
đất ngày càng bị thoái hoá.
- Hạn hán vào mùa khô: Do phá rừng làm
nương và canh tác hoàn toàn phụ thuộc vào
nước mưa nên mực nước ngày càng giảm.
-

Đất bị giảm độ che phủ: Do rừng bị tàn phá
và do trình độ canh tác lạc hậu kèm theo tình
trạng du canh du cư những năm trước.
10

11
12
Mô hình canh tác tổng hợp
Các biện pháp canh tác tổng hợp
13
-
Tái sinh các loại đất đã bị thoái hoá:
Dùng các loại cây đa tác dụng, cây họ
đậu, cỏ ruzi… và bón phân hữu cơ cho
đất để cải tạo hệ vi sinh vật đất, và tăng
dần độ phì cho đất.
-
Trồng xen các loại cây họ đậu: vào giữa các
hàng cây trồng chính, trung bình 5 – 7 m tiến
hành trồng một hàng cây dọ đậu vừa có tác dụng
cải tạo đất vừa chống rửa trôi.
-
Che phủ bề mặt đất: bằng các thảm thực
vật sống sau đó mới tiền hành trồng các
cây hàng năm.
-
Thiết kế ruộng bậc thang: Tuỳ theo độ
dốc của đất để thiết kế ruộng cho hợp lý
vừa mở rộng diện tích canh tác vừa hạn chế
xói mòn rửa trôi.

14
-
Canh tác theo đường đồng mức: là nguyên
tắc xuyên suốt mọi hoạt động sử dụng đất
dốc, cần tuân thủ từ khi khai hoang, cày bừa
đến trồng trọt, chăm sóc.
-
Tủ gốc: Khi vật liệu phủ đất hạn chế thì ưu
tiên tủ gốc để chống xâm kích của hạt mưa
trực tiếp và dòng chảy từ tán cây, giữ cho
nhiệt độ, độ ẩm ổn định, giữ chất dinh dưỡng
khoáng khi bón vào đất.
15
-
Tạo bồn: Một số cây lâu năm mật độ thưa
(cà phê, cam, cao su) cần được tạo bồn.
Bồn là bờ nhỏ dạng vành khăn bao quanh
gốc ứng với mép tán lá cây, được tạo ra
khi chăm sóc, làm cỏ, bón phân. Chất
lượng đất trong bồn tốt hơn ngoài bồn.
-
Trồng trong rãnh: Một số cây như chè.
mía, dứa được trồng mới theo rãnh
(rạch) là biện pháp chống xói mòn rất hiệu
quả.
16
- Xới xáo, làm cỏ: Biện pháp này nếu làm theo
đường đồng mức rất có tác dụng giữ đất,
tránh tạo ra rãnh khơi đầu cho dòng chảy
phát sinh. Công việc này cần tránh làm vào

thời kỳ mưa to, nếu không sẽ làm xói mòn
trầm trọng thêm. Một lớp cỏ xanh có kiểm
soát duy trì trong mùa mưa dông rất có lợi
cho việc chống mất đất, do đó không nên
làm cỏ trắng vào thời kỳ mưa dông.
17
-
Sắp xếp cơ cấu cây trồng: bố trí sao cho vào vụ
mưa cây trồng hiện diện liên tục trên mặt đất thông
qua trồng xen, trồng gối phối hợp cây dài ngày và
cây ngắn ngày.
-
Lịch gieo trồng, thu hoạch: Liên quan trực tiếp đến
xói mòn là việc cày vỡ và thu hoạch cây có củ. Gieo
trồng đương nhiên phải làm vào vụ mưa, còn làm
đất (nhất là cày vỡ) thì cần tiến hành sớm ngay đầu
vụ khi chưa có mưa lớn. Tương tự nên tránh đào bới
đất thu hoạch cây có củ vào thời kỳ cao trào mưa.
18
-
Biện pháp sinh học: nên làm và cần phải
áp dụng triệt để nhằm cải tạo, bảo vệ và sử
dụng đất xói mòn vì nó còn bổ xung chất
dinh dưỡng cho đất và cho sản phẩm. Từ
khi khai hoang đã có thể áp dụng biện pháp
sinh học, đó là giữ lại chỏm rừng trên đỉnh
đồi.
19
Tác dụng của cây cải tạo đất
20

- Tạo một lớp phủ nhanh chóng bảo vệ
đất, chống xói mòn và dòng chảy trên
mặt, tăng nguồn sinh thuỷ;
-
Giữ chất dinh dưỡng và nước bớt trôi
theo chiều sâu và kéo dinh dưỡng ở
dưới sâu lên tầng canh tác;
-
Bổ xung nguồn dinh dưỡng cây trồng, đặc biệt
là đạm (200-300 kg/ha) và kali (300-350
kg/ha), chống lại sự giữ chặt lân và góp phần
giải phóng lân dễ tiêu;
-Tạo cấu trúc đất, làm đất tơi xốp, tăng độ thấm
nước và giữ nước;
- Điều hoà tiểu khí hậu khu vực và môi trường
đất xung quanh hệ rễ cũng như trong cả quần
thể cây trồng;
21
- Tăng sản phẩm nông nghiệp và tăng
tuần hoàn chất hữu cơ, do đó tăng tính
đệm của đất và môi trường.
22
- Để làm đai rừng chắn gió có các cây như:
bạch đàn, chàm hoa vàng, keo tai tượng,
muồng hoa vàng
23
Các loại cây cải tạo đất: Cốt khí, đậu công,
muồng, cây cỏ lạc, điền thanh, cỏ stylo…
Phương pháp tiến hành
24

Trước khi tiến hành xây dựng hệ thống
canh tác trên đất dốc cần xác định độ
dốc của đất để có kế hoạch làm theo
hướng nào.
+ Dốc dưới 7
0
:
+ Dốc từ 8 – 15
0:
+ Dốc 16 – 25
0
:
+ Dốc trên 25
0
:
-
Thiết kế băng phân xanh: có tác dụng cản đất
chống xói mòn, tăng độ phì cho đất, làm phân
xanh và có thể làm thức ăn cho gia súc.
+ Dùng thước chữ A: để xác định các đường đồng
mức, tuỳ độ dốc đất mà có thể làm đường đồng
mức rộng 3 – 4 m hoặc 5 – 7 m.
+ Độ rộng đường đồng mức là 0,8 – 1m để trồng
đựoc 2 hàng cây cải tạo.
- Thời gian gieo hạt cây cải tạo đất từ tháng
2 – tháng 4 hàng năm.
25

×