Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

Bài tập ôn HSG Địa lý 8

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.72 MB, 22 trang )

NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH ÔN TẬP THI HỌC SINH GIỎI
NĂM HỌC 2009-2010
Lớp Chương Kiến thức Kĩ năng
8
Thiên nhiên con
người ở châu Á
Châu Á và các khu vực châu Á -Nhận biết môi trường qua
biểu đồ khí hậu.
-Cách vẽ các loại biểu đồ
tròn, cột về dân cư kinh tế.
-Vẽ và phân tích biểu đồ
nhiệt độ lượng mưa.
-Nhận biết mối quan hệ các
yếu tố địa hình, vị trí, khí hậu
hình thành cảnh quan từng
khu vực.
Tự nhiên Việt
Nam
1- Biển.
2- Địa hình, khoáng sản
3- Khí hậu.
4- Sông ngòi.
5- Động thực vật.
6- Các miền tự nhiên nước ta.
- Vẽ biểu đồ nhiệt độ lượng
mưa, biểu đồ lượng chảy.
- Cách tính lượng chảy trung
bình, lượng mưa trung bình.
-Xác định thời gian lũ, thời
gian mùa mưa dựa vào bảng
thống kê về lượng mưa lượng


chảy.
- Nhận biết các sự phân hoá
tự nhiên trong từng miền.
Câu 1 : (3điểm )
Quan sát lược đồ các môi trường tự nhiên của châu Á , trình bày về sự phân hoá khí hậu của lục địa
châu Á ? Giải thích vì sao khí hậu châu Á có sự phân hoá như vậy ?
-Sự phân hoá khí hậu từ bắc xuống nam :khí hậu cận cực,khí hậu ôn đới, khí hậu cận nhiệt đới, khí
hậu nhiệt đới, khí hậu xích đạo (1đ).
-Sự phân hoá khí hậu từ tây sang đông :hoang mạc, lục địa, miền núi cao, khí hậu gió mùa (1đ).
-Giải thích : lãnh thổ châu Á rộng lớn kéo dài từ cực bắc xuống xích đạo trãi qua 3 đới khí hậu , bề
ngang châu Á rộng lớn chiếm gần hết bán cầu đông Trái Dất .Bên trong lục địa có nhiều núi và sơn
nguyên cao. (1đ)
Câu 2: (2đ) Dựa vào hình sau đây.
a.Kể tên các sông lớn ở Bắc Á.
b.Nêu hướng chảy và đặc điểm thuỷ chế của các
sông này?
a.Các sông lớn ở Bắc Á: Ô-bi (0,25đ) Ê-ni-xây
(0,25đ) Lê-na (0,25đ)
b.Hướng chảy: -Từ nam lên bắc 0,25đ), mạng lưới
sông ở Bắc Á dày đặc (0,25đ), mùa đông sông đóng
băng 0,25đ), mùa xuân có lũ do băng tuyết tan 0,5đ)
Câu 3: (3đ) Qua lược đồ phân bố các trung tâm khí áp và các hướng gió chính vào mùa đông
a.Vào mùa đông mỗi bán cầu Bắc Và Nam có các
trung tâm khí áp nào?
b. Cho biết loại gió trên lược đồ là loại gió gì? Gió
hoạt động ở khu vực nào? Loại gió này được hình
thành như thế nào?
c.Gió này thổi qua lãnh thổ Việt Nam vào thời gian
nào? Hướng gió? Cho biết thời tiết do mỗi loại gió
này đem lại khi thổi qua lãnh thổ nước ta?

a.Vào mùa Đông mỗi bán cầu Bắc Và Nam có các
trung tâm khí áp nào?
Trung tâm áp cao Trung tâm áp thấp
Bán cầu Bắc Bán cầu Nam Bán cầu Bắc Bán cầu Nam
Mùa Đông -Xi bia
- A xo
-Nam đại tây
Dương
-Nam Ấn Độ
Dương
-Ai xơ len
-Alê út
-Nam phi
-Ô trây li a
*Mỗi ý đúng 0,25đ
b.Loại gió trên lược đồ gọi là gió mùa , khu vực hoạt động của gió này là khu vực Đông, Đông nam,
Nam châu Á, gió này hình thành do sự thay đổi các trung tâm khí áp theo mùa của mỗi bán cầu
(0,5đ)
-Mùa đông gió này xuất phát từ vùng cao áp Xi Bia và thổi về các khu hạ áp Nam bán cầu (0,25đ)
-Mùa hạ, gió này từ các vùng áp cao Nam bán cầu thổi về các vùng hạ áp trên lục địa Bắc bán
cầu(0,25đ)
c.Gió thổi qua Việt Nam:
-Mùa hạ: Gió hướng Tây Nam ( Nam , Nam trung bộ) hướng Đông Nam (Bắc bộ), đem lại thời tiết
ấm mưa nhiều (0,5đ)
-Mùa đông: Gió hướng Đông Bắc, gió đem lại mùa đông lạnh cho khu vực Bắc bộ, Bắc trung
bộ(0,5đ)
Câu 4: (3đ) Qua lược đồ phân bố các trung tâm khí áp và các hướng gió chính vào mùa hạ.
a.Vào mùa hạ mỗi bán cầu Bắc và Nam có các
trung tâm khí áp nào?
b. Cho biết loại gió trên lược đồ là loại gió gì?

Gió hoạt động ở khu vực nào? Loại gió này được
hình thành như thế nào?
c.Gió này thổi qua lãnh thổ Việt Nam vào thời
gian nào? Hướng gió? Cho biết thời tiết do mỗi
loại gió này đem lại khi thổi qua lãnh thổ nước
ta?
a.Vào mùa hạ mỗi bán cầu Bắc Và Nam có các
trung tâm khí áp nào?
Trung tâm áp cao Trung tâm áp thấp
Bán cầu Bắc Bán cầu Nam Bán cầu Bắc Bán cầu Nam
Mùa hạ Ha oai
(0,25đ),Bắc đại
Dương (0,25đ)
Nam đại tây
Dương
(0,25đ),Nam ấn
độ Dương
(0,25đ),Ố xtrây
lia a (0,25đ)
I-ran (0,25đ)
b.Loại gió trên lược đồ gọi là gió mùa , khu vực hoạt động của gió này là khu vực Đông, Đông nam,
Nam châu Á, gió này hình thành do sự thay đổi các trung tâm khí áp theo mùa của mỗi bán cầu
(0,5đ)
-Mùa đông gió này xuất phát từ vùng cao áp Xi Bia và thổi về các khu hạ áp Nam bán cầu (0,25đ)
-Mùa hạ, gió này từ các vùng áp cao Nam bán cầu thổi về các vùng hạ áp trên lục địa Bắc bán
cầu(0,25đ)
c.Gió thổi qua Việt Nam:
-Mùa hạ: Gió hướng Tây Nam ( Nam , Nam trung bộ) hướng Đông Nam (Bắc bộ), đem lại thời tiết
ấm mưa nhiều (0,25đ)
-Mùa đông: Gió hướng Đông Bắc, gió đem lại mùa đông lạnh cho khu vực Bắc bộ, Bắc trung

bộ(0,25đ)
Câu 5 :( 5điểm )
Qua lược đồ phân bố các trung tâm khí áp và các hướng gió chính vào mùa hạ và mùa đông .
1-Cho biết lược đồ nào là biểu hiện hoạt động gió vào mùa hạ, mùa đông ở bán cầu bắc .Giải thích
về sự nhận biết của em .
2-Vào mùa hạ mỗi bán cầu Bắc và Nam có các trung tâm khí áp nào ?Vào mùa đông mỗi bán cầu
Bắc và Nam có các trung tâm khí áp nào ?
3-Cho biết loại gió trên lược đồ là gió gì ? Gió hoạt động ở khu vực nào ?Loại gió này được hình
thành như thế nào ?
4- Gió này thổi qua lãnh thổ Việt Nam vào thời gian nào ? Hướng gió ? Cho biết thời tiết do mỗi
loại gió này đem lại khi thổi qua lãnh thổ nước ta ?
1- Lược đồ H1 biểu hiện gió mùa hạ. (0,25đ)
H2 biểu hiện gió mùa đông (0,25đ).
Giải thích :vì có các dãi áp cao ở Nam bán cầu, áp thấp trên lục địa ở bán cầu bắc chứng tỏ lục địa
bán cầu bắc bị đốt nóng  thời điểm mùa hạ bán cầu bắc , ngược lại là mùa đông bán cầu nam .
2- Các trung tâm khí áp :
Tháng Trung tâm áp cao Trung tâm áp thấp
Bán cầu Bắc Bán cầu Nam Bán cầu Bắc Bán cầu Nam
Mùa hạ Ha Oai, Bắc Đại Tây
Dương (0,25đ)
Nam Đại Tây Dương, Nam
Ấn Độ Dương, Ot xtrây lia
(0,5đ)
I-ran
(0,25đ)
Mùa
đông
Xi Bia, Axo
(0,25đ)
Nam Đại Tây Dương, Nam

Ấn Độ Dương (0,25đ)
Ai xơ len, Alê-
út,(0,25đ)
Nam Phi, Ot
xtrây
lia(0,25đ)
3-Loại gió trên lược đồ gọi là gió mùa, khu vực hoạt động của gió này là khu vực Đông, Đông
nam , Nam châu Á .Gió này được hình thành do sự thay đổi các trung tâm khí áp theo mùa của mỗi
bán cầu (0,5đ)
+Mùa đông gió này xuất phát từ vùng cao áp Xi Bia và thổi về các khu hạ áp Nam bán cầu .(0,25đ)
+Mùa hạ ( tháng 7 )Gió từ các vùng áp cao Nam bán cầu thổi về các vùng hạ áp trên lục địa Bắc
bán cầu .(0,25đ)
4-Gió thổi qua Việt nam :
*Mùa đông : gió hướng Đông Bắc , gió đem lại thời tiết mùa đông lạnh cho khu vực Bắc bộ , Bắc
Trung bộ . (0,5đ)
*Mùa hạ : gió hướng Tây nam (Nam , Nam Trung bộ ) hướng Đông Nam (Bắc Bộ ) đem lại thời tiết
ấm mưa nhiều . (0,5đ).
Câu 6 : ( 5 điểm ) Quan sát bảng thống kê số liệu sau về dân số các châu lục qua các năm:
Diện
tích
(nghìn
Dân số
(triệu người)
Tỉ lệ tăng
dân số tự
nhiên năm
Năm 1990 Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002
Thế giới 135641 5266 6067 6137 6215 1,3
Châu Á 31764 3181 3685 3720 3766 1,3
Châu Âu 22985 722 727 727 728 – 0,1

Châu Phi 30306 615 800 818 839 2,4
Châu Mĩ 42049 722 824 841 850 1,27
Châu Đại
Dương
8537 26 31 31 32 1,0
a- Tính tốc độ tăng dân số của các châu lục từ năm 1990- 2002, châu lục nào có tốc độ gia tăng
dân số nhanh hơn tốc độ tăng dân số thế giới ?
b- Nhận xét về tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên các châu lục.
c- Vẽ biểu đồ đồ thị (biểu đồ đường ) thể hiện sự gia tăng dn số của thế giới v chu từ năm
1990-2002
a-
Châu lục Thế giới Châu Á Châu Âu Châu Phi Châu Mĩ Châu Đại
Dương
Mật độ
dân số
người/km
2
46 119 32 28 20 4
Mỗi kết quả tính đúng hưởng 0,25đ.
Nhận xét: mật độ dân số châu Á cao nhất thế giới (0,25đ)
So với thế giới hơn 2,5lần, so với châu Âu hơn gần 4 lần , so với châu Phi hơn gần 4 lần. . (0,25đ).
b-
Nhận xét tình hình phát triển số dân:lấy năm 1990=100% ta có bảng số liệu sau khi xử lí :
Diện tích
(nghìn km
2
)
Dân số
(triệu người)
Tỉ lệ tăng

dân số tự
nhiên năm
Năm 1990 Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002
Thế giới 135641 100 115,2 116,5 118 1,3
Châu Á 31764 100 115,8 116,9 118,3 1,3
Châu Âu 22985 100 100,6 100,6 100,8 -0,1
Châu Phi 30306 100 130 133 136,4 2,4
Châu Mĩ 42049 100 114,1 116,4 117,7 1,27
Châu Đại
Dương
8537 100 119,2 119,2 123 1,0
Thế giới : 1990-2000 tăng 15,25%, 2000-2001 tăng 1,3%, 2001-2002 tăng 1,5%.
Châu Á : 1990-2000 tăng 15,8%, 2000-2001 tăng 1,1%, 2001-2002 tăng 1,4%.
Châu Âu : 1990-2000 tăng 0,6%, 2000-2001 không tăng , 2001-2002 tăng 0,2%.
Châu Phi : 1990-2000 tăng 30%, 2000-2001 tăng 3%, 2001-2002 tăng 3,4%.
Châu Mĩ : 1990-2000 tăng 14,1%, 2000-2001 tăng 2,3%, 2001-2002 tăng 1,3%.
Châu đại Dương : 1990-2000 tăng 19,2%, 2000-2001 không tăng, 2001-2002 tăng 3,8%.
(xử lí bảng thống kê 0,5đ , nhận xét tốc độphát triển các châu lục 0,5đ)
So với thế giới châu Á có mức độ tăng dân số chậm hơn . (0,5đ)
So với các châu , châu Á tăng nhanh hơn châu Âu và Mĩ, chậm hơn châu Phi và châu Đại Dương .
(0,5đ).
Câu 7 : ( 4 điểm ) Quan sát bảng thống kê số liệu sau về dân số các châu lục qua các năm :
Diện tích
(nghìn km
2
)
Dân số
(triệu người)
Tỉ lệ tăng
dân số tự

nhiên năm
Năm 1990 Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002
Thế giới 135641 5266 6067 6137 6215 1,3
Châu Á 31764 3181 3685 3720 3766 1,3
Châu Âu 22985 722 727 727 728 -0,1
Châu Phi 30306 615 800 818 839 2,4
Châu Mĩ 42049 722 824 841 850 1,27
Châu Đại
Dương
8537 26 31 31 32 1,0
a-Tính mật độ dân số thế giới và các châu năm 2002 ? Nhận xét mật độ dân số châu Á so với thế
giới và các châu lục khác (2 đ).
Trả lời :
Thế giới Châu Á
Mật độ dân số
người/km
2
b- Nhận xét về tình hình phát triển số dân của châu Á so với thế giới và so với các châu lục khác ,
tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên năm 2002 của châu Á so với các châu lục khác và thế giới . (2đ)
Câu 8: (3đ) Quan sát các biểu đồ nhiệt độ và lượng mưc của các địa điểm sau.
a.Nêu đặc điểm về nhiệt độ và lượng mưa của mỗi địa điểm đó.
b.Mỗi địa điểm nằm trong kiểu khí hậu nào?
Chế độ nhiệt,chế độ mưa của một biểu đồ mỗi ý đúng 0,1đ, kiểu khí hậu đúng 0,4đ
Biểu đồ Chế độ nhiệt Chế độ mưa Kiểu khí hậu
Y-an-gun(Mi-an-ma) -Nhiệt độ cao nhất
khoảng: 32
0
C, tháng 4
-Nhiệt độ thấp nhất
khoảng: 25

0
C,tháng 1
-Biên độ nhiệt: 7
0
C
-Lượng mưa cao nhất
khoảng:570mm,tháng
7
-Lượng mưa thấp nhất
khoảng:30mm,tháng
1,2,3
-Lượng mưa cả
năm:2750mm
Nhiệt đới gió mùa
E-ri-át(A-rập-Xê-ut) -Nhiệt độ cao nhất
khoảng:36
0
C,tháng 7
-Nhiệt độ thấp nhất
khoảng:15
0
C,tháng 1
-Biên độ nhiệt: 21
0
C
-Lượng mưa cao nhất
khoảng:30mm,tháng 2
-Lượng mưa thấp nhất
khoảng:5mm, tháng11
-Lượng mưa cả

năm:82mm
Nhiệt đới khô
U-lanBa-to(Mông Cổ) -Nhiệt độ cao nhất
khoảng:24
0
C,tháng 7
-Nhiệt độ thấp nhất
khoảng:-6
0
C,tháng 1
-Biên độ nhiệt: 30
0
C
-Lượng mưa cao nhất
khoảng:60mm,tháng 6
-Lượng mưa thấp nhất
khoảng:10mm,tháng1
-Lượng mưa cả
năm:220mm
Ôn đới lục địa
Câu 9 : (3điểm )
Dựa vào bảng thống kê nhiệt độ và lượng mưa trung bình tháng tại Thượng Hải :
Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
Nhiệt (
0
C ) 3,2 4,1 8,0 13,5 18,8 23,1 27,1 27 22,8 17,4 11,3 5,8
Mưa ( mm ) 59 59 83 93 93 76 145 142 127 71 52 37
a-Nhận xét chế độ nhiệt và chế độ mưa tại Thượng Hải. Xác định kiểu khí hậu .(1đ)
b- Vẽ biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa của Thượng Hải . (2đ)
a-nhận xét :

-Chế độ nhiệt :tháng lạnh nhất 3,2
0
C tháng 1, tháng nóng nhất 27,1
0
C tháng 7, biện độ nhiệt :23,9
0
C
(0,25đ)
-Chế độ mưa : mưa nhiều khoảng từ tháng 4 đến tháng 9. (0,25đ)
Thượng Hải có khí hậu cận nhiệt đới gió mùa . (0,5đ).
b- Vẽ biểu đồ : 2điểm , thiếu hay sai 1 yếu tố trừ 0,25điểm .
Câu 10 : (4 điểm )Dựa vào bảng thống kê nhiệt độ và lượng mưa trung bình tháng tại Tê-hê-ran.
Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
Nhiệt (
0
C ) 0 1,1 8,0 13,5 18,8 27,1 33 29 28 17,4 11,3 1,8
Mưa ( mm ) 0 0 13 23 33 36 35 42 27 21 22 0
a-Nhận xét chế độ nhiệt và chế độ mưa tại Tê-hê-ran. Xác định kiểu khí hậu.
b- Trình bày đặc điểm thời tiết mùa đông của Tê-hê-ran.
Câu 11: (3điểm )
Dụa vào bảng thống kê số liệu về một số chỉ tiêu dân cư kinh tế : năm 2002
Quốc gia, vùng lãnh Số dân (triệu Tổng sản phẩm trong GDP bình quân tính theo
thổ người ) nước GDP (triệu USD) đầu người USD/người
Trung Quốc 1280,7 1159017
Nhật bản 127,4 4245191,4
In-đô-nê-xia 217 145306,4
Phi-lip-pin 80 71437,6
Việt Nam 79,7 32685,1
Xinh -ga-po 4,2 85648
 n Độ 1049,5 477554,7

A-rập-xê-út 24 118867
Thái Lan 62,6 114759,6
Xri-lan-ca 18,9 16345,8
Hãy tính GDP bình quân tính theo đầu người của mỗi quốc gia và bổ sung kết qủa vào bảng trên
.Cho biết những quốc gia nào có mức thu nhập cao ?
Tính GDP bình quân tính theo đầu người của mỗi quốc gia
Quốc gia, vùng lãnh
thổ
Số dân (triệu
người )
Tổng sản phẩm trong
nước GDP (triệu USD)
GDP bình quân tính theo
đầu người USD/người
Trung Quốc 1280,7 1159017 904,98
Nhật bản 127,4 4245191,4 33321,7
In-đô-nê-xia 217 145306,4 669,6
Phi-lip-pin 80 71437,6 892,9
Việt Nam 79,7 32685,1 410,1
Xinh -ga-po 4,2 85648 20392,3
 n Độ 1049,5 477554,7 455
A-rập-xê-út 24 118867 4952,7
Thái Lan 62,6 114759,6 1833,2
Xri-lan-ca 18,9 16345,8 864,8
Mỗi kết quả tính đúng hưởng 0,25đ.
Những quốc gia có thu nhập cao : Nhật bản , Xinh-ga-po. (0,5đ).
Câu 12: (3đ) Quan sát bảng một số chỉ tiêu kinh tế-xã hội ở một số nước Châu Á năm 2001.
Quốc gia
Cơ cấu GDP (%)
Tỉ lệ tăng

GDP bình
GDP/người
(USD)
Mức thu
nhập
Nông
nghiệp
Công
nghiệp
Dịch vụ
Nhật Bản 1,5 32,1 66,4 -0,4 33400,0 Cao
Cô-oét - 58,0 41,8 1,7 19040,0 Cao
Hàn Quốc 4,5 41,4 54,1 3 8861,0 TB trên
Ma-lai-xi-a 8,5 49,6 41,9 0,4 3680,0 TB trên
Trung Quốc 15 52,0 33,0 7,3 911,0 TB trên
Xi-ri 23,8 29,7 46,5 3,5 1081,0 TB trên
U-dơ-bê-ki-
xtan
36 21,4 42,6 4,0 449,0 Thấp
Lào 53 22,7 24,3 5,7 317,0 Thấp
Việt Nam 23,6 37,8 38,6 6,8 415,0 Thấp
a.Nhận xét nước có bình quân GDP đầu người cao nhất so với nước thấp nhất chênh nhau khoảng
bao nhiêu lần?
b.Tỉ trọng giá trị nông nghiệp trong cơ cấu GDP của các nước thu nhập cao khác với nước có thu
nhập thấp ở chỗ nào?
c.Dựa vào bảng số liệu trên vẽ biểu đồ hình cột để so sánh mức thu nhập bình quân đầu người
(GDP/người) của các nuớc Cô-oét, Hàn Quốc và Việt Nam.
a.Nhận xét nước có GDP đầu người cao nhất và thấp nhất chênh nhau 105 lần (0,5đ)
b.Tỉ trọng :
-Nước có tỉ trọng nông nghiệp trong GDP cao thì GDP/ người thấp, mức thu nhập trung bình thấp

kém(0,5đ)
-Nước có tỉ trọng nông nghiệp trong GDP thấp, tỉ trọng ngành dịch vụ cao thì có GDP/người cao,
mức thu nhập cao(0,5đ)
c.Vẽ biểu đồ đúng được 1,5đ , thiếu hoặc sai 1 yếu tố trừ 0,25đ
Câu 13 : (2điểm )
Quan sát bảng thống kê cơ cấu tổng sản phẩm GDP của Pa-ki-xtan
Các ngành kinh tế Tỉ trọng trong cơ cấu GDP (%)
1997 1998 1999 2000 2001
Nông-lâm-thủy sản 26,7 27,3 27,1 26,3 25,2
Công nghiệp-xây
dựng
23,5 23,8 23,7 22,8 23,5
Dịch vụ 49,8 48,9 49,2 50,9 51,3
Nhận xét về sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế Pa-ki-xtan . Sự chuyển dịch này thay đổi theo xu hướng
phát triển nào ?
-nông lâm thủy sản : tỉ trọng có xu hướng giảm. (nêu rõ số liệu giảm ) (0,5đ)
-Công nghiệp xây dựng : giai đọan 1997-1998 tăng , 1998-2001 (nêu rõ số liệu ) giảm (0,5đ)
-Dịch vụ : có xu hướng tăng (nêu rõ số liệu ). (0,5đ)
Sự dịch chuyển cơ cấu có xu hướng tăng tỉ trọng ngành dịch vụ . (0,5đ ).
Câu 14 : (3điểm )
Quan sát bảng thống kê dưới đây :
Khu vực Diện tích
(nghìn km
2
)
Dân số năm
2001
(triệu người )
Mật độ dân số
người/km

2
Đông Á 11762 1503
Nam Á 4489 1356
Đông Nam Á 4495 519
Trung Á 4002 56
Tây Nam Á 7016 286
a- Tính mật độ dân số của các khu vực trên rồi ghi kết qủa tính vào ô trống của bảng số liệu trên .
b-Khu vực nào có mật độ dân số đông ? Giải thích vì sao dân cư tập trung đông tại khu vực đó.
a- mật độ dân số các khu vực :
Khu vực Diện tích
(nghìn km
2
)
Dân số năm
2001
(triệu người )
Mật độ dân số
người/km
2
Đông Á 11762 1503 127,7
Nam Á 4489 1356 302
Đông Nam Á 4495 519 115,5
Trung Á 4002 56 14
Tây Nam Á 7016 286 40,8
Tính đúng mỗi khu vực hưởng 0,2điểm .
b- Khu vực Nam Á, Đông Á, Đông Nam Á có mật độ dân số đông . (1đ )
Giải thích : khu vực này có nhiều đồng bằng, có khí hậu gió mùa thuận lợi chosản xuất nông nghiệp
(1đ).
mật độ dân số đông? Giải thích vì sao dân cư tập trung đông tại khu vực đó.
Câu 15 : (3điểm )

Dựa vào bảng thống kê tỉ trọng các ngành trong tổng sản phẩm trong nước (GDP ) của một số nước
Đông Nam Á (%)
Quốc gia Nông nghiệp % Công nghiệp % Dịch vụ %
1997 2001 1997 2001 1997 2001
In-đô-nê-xia 16,1 16,4 44,3 46,5 39,6 37,1
Ma-lai-xia 11,1 8,5 44,6 49,6 44,3 41,9
Phi-lip-pin 18,9 15,2 32,1 31,2 49 53,6
Thái Lan 11,2 10,2 38,6 40,0 50,2 49,8
Nhận xét về sự chuyển dịch cơ cấu của các ngành trong tổng sản phẩm trong nước của mỗi quốc
gia. Sự chuyển dịch này thể hiện kinh tế phát triển theo xu hướng nào ?
-Nền nông nghiệp các nước Đông Nam Á (ngọai trừ In đô-nê-xia ) có tỉ trọng nông nghiệp giảm , tỉ
trọng công nghiệp và dịch vụ tăng .
( nhận xét đúng cho mỗi nước hưởng 0,5đ)
- Sự chuyển dịch thể hiện kinh tế phát triển theo xu hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá .(1đ ).
Câu 16 : (4điểm) Dựa vào bảng thống kê tình hình tăng trưởng kinh tế của một số nước Đông
Nam Á (% GDP tăng so với năm trước )
Nước 1990 1994 1996 1998 2000
In-đô-nê-xia 9,0 7,5 7,8 –13,2 4,8
Ma-lai-xi-a 9,0 9,2 10,0 –7,4 8,3
Phi-lip-pin 3,0 4,4 5,8 –0,6 4,0
TháiLan 11,2 9,0 5,9 –10,8 4,4
Việt Nam 5,1 8,8 9,3 5,8 6,7
Xin-ga-po 8,9 11,4 7,6 0,1 9,9
a-Nhận xét về mức tăng trưởng kinh tế của các nước trong từng giai đoạn .Giải thích về mức tăng
trưởng kinh tế của các nước giai đoạn 1996-1998. (2đ)
b-Vẽ biểu đồ cột thể hiện tình hình tăng trưởng GDP của Thái Lan. (2đ)
-1990-1994: các nước có GDP tăng , riêng Thái Lan giảm.
-1994-1996 các nước có GDP tăng , riêng Thái Lan và Xin-ga-po giảm.
-1996-1998 các nước có GDP giảm mạnh , riêng Việt Nam giảm ít.
-1998-2000 các nước có GDP tăng .

Nhận xét đúng mỗi giai đoạn hưởng 0,25đ.
Giải thích : giai đoạn 1996-1998 các nước khu vực Đông Nam Á bị khủng hoảng tài chính (1đ).
Vẽ biểu đồ cột : 2đ.
Câu 17: (3đ) Dựa vào bảng thống kê tình hình tăng trưởng kinh tế của một số nước Đông Nam Á
(% GDP tăng so với năm trước)
Nước 1990 1994 1996 1998 2000
In-đô-nê-xia 9,0 7,5 7,8 -13,2 4,8
Ma-lai-xi-a 9,0 9,2 10,0 -7,4 8,3
Phi-lip-pin 3,0 4,4 5,8 -0,6 4,0
Thái lan 11,2 9,0 5,9 -10,8 4,4
Việt Nam 5,1 8,8 9,3 5,8 6,7
Xin-ga-po 8,9 11,4 7,6 0,1 9,9
a.Nhận xét mức tăng trưởng kinh tế của các nước trong từng giai đoạn. Giải thích về mức tăng
trưởng kinh tế của các nước giai đoạn 1990-1998
b.Vẽ biểu đồ hình cột thể hiện tình hình tăng trưởng GDP của In-đô-nê-xia
a.Nhận xét mức tăng trưởng:
-1990-1994 các nước có GDP tăng riên Thái Lan giảm (0,25đ)
-1994-1996 Các nước có GDP tăng, riên Thái Lan và Xin-ga po giảm (0,25đ)
-1996-1998 Các nước có GDP giảm mạnh, riên Việt Nam giảm ít (0,25đ)
-1998-2000 Các nước có GDP tăng (0,25đ)
*Giải thích: Giai đoạn 11-996-1998 các nước khu vực Đông Nam Á bị khủng hoảng tài chính
(0,5đ)
b. Vẽ đúng biểu đồ 1đ5 thiếu hoặc sai 1 yếu tố trừ 0,25đ
Câu 18: (2đ) Dựa vào bảng sản lượng một số vật nuôi, cây trồng .
Lãnh thổ Lúa
(triệu tấn)
Mía
(triệu tấn)
Cà phê
(nghìn tấn)

Lợn
(triệu con)
Trâu
(triệu con)
Đông Nam Á
Châu Á
Thế giới
157
427
599
129
547
1278
1400
1800
7300
57
536
908
15
160
165
a.Tính tỉ lệ sản lượng lúa và cà phê của Đông Nan Á so với Châu Á và thế giới.
b.Giải thích vì sao khu vực này có thể sản xuất được nhiều những nông sản đó?
a.Tỉ lệ sản lượng lúa và cà phê của Đông Nam Á so với Châu Á và thế giới
-Lúa của Đông Nam Á chiếm 36,7% của Châu Á và 26,2% của thế giới
-Cà phê của Đông Nam Á chiếm 77,7% của Châu Á và 19,2% của thế giới
*Mỗi ý đúng 0,5đ
b.Vì :
+ Lúa gạo phân bố ở các đồng bằng châu thổ, đồng bằng ven biển của hầu hết các quốc gia.Đây là

cây lương thực chính nên được trồng ở những nơi có điều kiện thích hợp như khí hậu nóng ẩm,giàu
nguồn nước tưới tiêy
+Cây công nghiệp như cây cà phê….tập trung trên các cao nguyên do yêu cầu về đất, khí hậu
,nguồn nước,và do truyền thống canh tác lâu đời.
Câu 19: (2đ) Dựa vào hình vẽ sau đây . Hãy giải thích nguyên nhân hình thành vành đai áp thấp
xích đạo và 2 vành đai áp cao chí tuyến 30
0
Bắc và 30
0
Nam
-Ở vùng xích đạo quanh năm nóng ,không khí nở ra, bốc lên cao do đó sinh ra vành đai khí áp thấp(
do nhiêt ) xích đạo.(1đ)
-Không khí nóng ở xích đạo bốc lên cao, tỏa ra 2 bên , đến khoảng vĩ tuyến 30
0
Bắc và Nam, hai
khối khí này chìm xuống đè lên khối không khí tại chỗ(0,5đ),sinh ra hai vành đai khí áp cao(do
động lực) chí tuyến ở khoảng 30
0
Bắc và Nam(0,5đ)
Câu 20: (2đ) Tại sao có sự khác nhau giữa khí hậu Đại Dương và khí hậu Lục Địa?
-Nước biển có tác dụng điều hòa nhiệt độ, nước biển chậm nóng nhưng cũng lâu nguội (0,5đ)
-Mặt đất mau nóng nhưng cũng mau nguội (0,5đ)
-vì vậy khí hậu Đại Dương có mùa hạ mát mẻ và mùa Đông ấm (0,5đ), mức độ chênh nhau về nhiệt
độ giữa ngày và đêm giữa các mùa không đáng kể (0,5đ)
Câu 21: ( 2đ) Sự phân chia bề mặt Trái Đất ra 24 khu vực giờ có thuận lợi gì về mặt sinh hoạt và
đời sống?
-Trên bề mặt Trái Đất, giờ ở mỗi kinh tuyến đều khác nhau, nếu dựa vào giờ của từng kinh tuyến
mà tính giờ thì trong sinh hoạy và đời sống quá phức tạp.(0,5đ)
-Người ta chia bề mặt Trái Đất ra 24 khu vực, mỗi khu vực rộng 15
0

có 1 giờ thống nhất (0,5đ), thì
việc tính giờ trong sinh hoạt sẽ thuận lợi hơn vì các hoạt động của mọi người dân sống trong khu
vực sẽ được thống nhất về mặt thời gian.(1đ)
Câu 22: (3đ) Dựa vào hình sau đây.
Hình 25 trang 29
a.Sự khác nhau về độ dài của ngày, đêm của các điểm A, B ở nửa cầu Bắc và các địa điểm tương
ứng A

, B

ở nửa cầu Nam vào ngày 22-6 và ngày 22-12
b.Độ dài của ngày, đêm chênh lệch như thế nào trong ngày 22-6 và ngày 22-12 ở địa điểm C nằm
trên đường xích đạo
c.Hiện tượng ngày,đêm dài ngắn tại các địa điểm càng gần cực như thế nào?
a.Ngày 22-6: -Nửa cầu Bắc địa điểm A,B có ngày dài hơn đêm (0,5đ)
-Nửa cầu Nam địa điểm A

, B

có ngày ngắn hơn đêm (0,5đ)
Ngày 22-12: -Nửa cầu Bắc địa điểm A,B có ngày ngắn hơn đêm (0,5đ)
-Nửa cầu Nam địa điểm A

, B

có ngày dài hơn đêm (0,5đ)
b.Ngày 22-6 và 22-12 địa điểm C có ngày và đêm bằng nhau (0,5đ)
c.Càng gần cực độ chênh lệch ngày và đêm dài, ngắn càng lớn (0,5đ)
Câu 23: Núi già và núi trẻ khác nhau ở những điểm nào?
-Núi trẻ: mới hình thành cách đây vài chục triệu năm , có đỉnh nhọn, sườn dốc, thung lũng sâu.(1đ)

-Núi già: Hình thành cách đây hàng trăm triệu năm, có đỉnh tròn, sườn thoải,thung lũng rộng (1đ)
Câu 24: (2đ) Dựa vào bảng dưới đây, cho biết.
Các đại dương trên trái đất Diện tích(triệu km
2
)
Thái Bình Dương
Đại Tây Dương
Ấn Độ Dương
Bắc băng Dương
179,6
93,4
74,9
13,1
a.Nếu diện tích bề mặt trái đất là 510 triệu km
2
thì diện tích bề mặt các đại dương chiếm bao nhiêu
phần trăm (%)? (lấy 1 số lẻ)
b.Tính phần trăm bề mặt từng đại dương?
-% diện tích các Đại Dương: 70,8% (1đ)
-% diện tích từng Đại Dương:
+Thái Bình Dương:35,2% (0,25đ)
+Đại Tây Dương: 18,3% (0,25đ)
+Ấn Độ Dương: 14,7% (0,25đ)
+Bắc Băng Dương: 2,6% (0,25đ)
Câu 25: (2đ) Dựa vào hình vẽ sự thay đổi nhiệt độ theo độ cao, hãy tính nhiệt độ ở các điểm
A,B,C,D trên sườn một ngọn núi .( cho biết nhiệt độ ở điểm O có độ cao 200m, luc đó là 25
0
C
-Điểm A: 22
0

6C
-Điểm B: 20
0
8C
-Điểm C: 19
0
C
-Điểm D: 15
0
4C
Câu 26: (2đ) Dựa vào hình sau đây, cho biết.Một bức thư điện tử gởi từ Tô-ki-ô sang Niu-đê-li hồi
1 giờ ngày 1 tháng 3 năm 2009, 2 giờ sau thì trao cho người nhận . Hỏi lúc ấy là mấy giờ ở Niu-đê-
li ? Ngày mấy?
Hình 20, trang 22
-23 giờ (1đ)
-Ngày 28 tháng 3 năm 2009 (1đ)
Câu 27: (2đ) Dựa vào hình vẽ dưới đây, cho biết.
Hình 20, trang 22
Một máy bay cất cánh tại sân bay Niu-Ióoc vào lúc 9g00 ngày 28 tháng 2 năm 2009 . Sau 10 giờ thì
máy bay hạ cánh tại sân bay Niu-Đềli. Hỏi máy bay hạ cánh tại Niu-Đềli lúc mấy giờ? Ngày mấy?
-Hạ cánh lúc 5giờ (1đ)
-Ngày 1 tháng 3 năm 2009 (1đ)
Câu 28: (2đ) Khỏang cách 2 địa điểm A và B cách nhau là 105km.Trên một bản đồ Việt Nam,
khoảng cách giữa 2 địa điểm đó đo được 5cm.Vậy bản đồ đó có tỉ lệ là bao nhiêu?
Câu 29: (1đ) Nguồn cung cấp chính hơi nước cho không khí là nguồn nước ở đâu? Giải thích?
Nguồn cung cấp hơi nước chính cho không khí là biển và đại dương (0,5đ)vì biển và đại dương
chiếm 3/4 diện tích của Trái Đất (0,5đ)
Câu 30: (2đ) Khoảng cách từ Hà Nội đến Thành phố Hồ Chí Minh là 1140km. Trên một bản đồ
Việt Nam ,khoảng cách giữa hai thành phố đó đo được là 19cm.Vậy bản đồ đó có tỉ lệ là bao nhiêu?
Bản đồ có tỉ lệ là: 1: 6.000.000

Câu 31: ( 3đ)Tại sao Trái Đất chuyển động quanh mặt trời lại sinh ra 2 thời kì nóng và lạnh luân
phiên nhau ở 2 nửa cầu trong một năm?
-Trong khi trái đất chuyển động quanh mặt trời ,do trục Trái Đất nghiêng trên mặt phẳng quỹ
đạo(0,5đ) nên nửa cầu Bắc và nửa cầu Nam có lúc ngả về phía mặt trời(0,25đ) có lúc chếch xa phía
mặt trời (0,25đ) nên sinh ra 2 thời kì nóng lạnh khác nhau.(0,5đ)
-Ngày bắt đầu thời kì nóng ở nửa cầu Bắc là ngày 21 tháng 3, ngày kết thúc là ngày 23 tháng
9(0,5đ)
-Ngày bắt đầu thời kì nóng ở nửa cầu Nam là ngày 23 tháng 9 và ngày kết thúc là ngày 21 tháng 3
(0,5đ)
Câu 32: (3đ) Hãy phân tích các nhân tố làm thay đổi nhiệt độ không khí.
a.Nhiệt độ không khí trên biển và đất liền (0,5đ)
-Tính hấp thụ của đất và nước khác nhau làm cho nhiệt độ không khí ở miền nằm gần biển và
những miền nằm sâu trong lục địa cũng khác nhau.(0,5đ)
b.Nhiệt độ không khí thay đổi theo độ cao(0,5đ): Càng lên cao nhiệt độ không khí càng giảm ( lên
cao 100m nhiệt độ giảm từ 0,5 đến 0,6
0
C)(0,5đ)
c.Nhiệt độ không khí thay đổi theo vĩ độ(0,5đ) : ở xích đạo, càng về cực nhiệt độ càng giảm(0,5đ)
Câu 33: (2đ) Trong điều kiện nào hơi nước trong không khí sẽ ngưng tụ thành mây, mưa….?
Điều kiện để có sự ngưng tụ hơi nước.
-Không khí đã bão hòa mà vẫn tiếp tục được cung cấp thêm hơi nước hoặc bị lạnh đi do bốc lên
cao(1đ)hay do tiếp xúc với một khối khí lạnh thì hơi nước trong không khí sẽ đọng lại thành hơi
nước.(1đ)
Câu 34: (2đ) Dựa vào kiến thức đã học, hãy cho biết vai trò của lớp vỏ khí đối với đời sống trên
Trái Đất?
-Khí quyển sử dụng năng lượng Mặt Trời điều hòa CO
2
, O
2
(0,5d9)

-Hơi nước và CO
2
hấp thụ năng lượng Mặt Trời, làm điều hòa nhiệt độ trên Trái Đất (0,5đ)
-Tầng Ô-dôn có vai trò hấp thụ các tia bức xạ có hại cho sự sống, ngăn cản không cho xuống Trái
Đất(1đ)
Câu 35: (2đ) Giải thích vì sao không khí trên mặt đất không nóng nhất vào lúc 12 giờ trưa(lúc bức
xạ mặt trời mạnh nhất) mà lại nóng nhất vào lúc 13 giờ?
-Không khí chỉ nóng nhất sau khi đã hấp thụ được bức xạ của mặt đất, mà mặt đất chỉ bức xạ sau
khi đã hấp thụ đươc bức xạ của Mặt Trời(1đ), như vậy nhiệt độ cao nhất của không khí phải vào lúc
13 giờ, chậm hơn so với mặt đất một giờ (1đ)
Câu 36 : ( 3 điểm ) Cho biết sự gia nhập của Việt Nam vào tổ chức ASEAN sẽ được những cơ hội
gì ? Đồng thời cũng gặp những thách thức gì ?
Câu 37 :( 4điểm)
- Hiệp hôi các nước Đông Nam Á (AS EAN) được thành lập vào thời gian nào? Tính đến năm 2003
hiệp hội có bao nhiêu nước thành viên ? Hãy kể tên ? Việt Nam tham gia vào hiệp hội các nước
Đông Nam Á vào năm nào?
- Hiệp hôi các nước Đông Nam Á (AS EAN) được thành lập ngày 8/8/1967.
- Tính đến năm 2003 hiệp hội có 11 nước thành viên tham gia.
- Các trong hiệp hội , các nước Đông Nam Á là:
Thái Lan, Malaixi a,Xin go po, Brunay,Phi- lip- pin, Indo nê xia, việt nam , mi an ma, lào
cămpuchi,Đông timo.
- Việt nam tham gia vào hiệp hội các nước Đông Nam Ávào năm 1995.
Câu 38: (5điểm)
Hãy cho biết lợi ích và khó khăn của Việt Nam .Trong quan hệ mậu dịch và hợp tácvới các nước
ASEAN là gì?
* Lợi ích của Việt Nam trong quan hệ mậu dịch và hợp tác với các nước ASEAN là:
- Tốc độ mậu dịch tăng dõ từ năm 1990 cho đến nay 26,8%.
- Xuất khẩu gạo.
- Nhập xăng dầu, phân bón thuốc trừ sâu, hàng điện tử.
- Xây dựng dự án, phát triển hành lang Đông -Tây. Khai thác lợi thế kinh tế miền trung, xóa đói

giảm nghèo.
- Quan hệ trong thể thao, văn hoá (Đại hội thể thao Đông Nam á lần thứ 22 năm 2003 tại Việt
Nam).
* Những khó khăn của Việt Nam trong quan hệ mậu dịch và hợp tác với các nước ASEAN là:
- Sự chênh lệch về trình độ kinh tế, khác biệt về chính trị, bất đồng về ngôn ngữ.
Câu 39: (3đ) Quan sát hình sau đây.
a.Tên các hướng gió chính trên Trái Đất và vị trí của chúng.
b. Giải thích sự hình thành của gió Tín phong
a.Tên các hướng gió chính và vị trí của chúng.
-Gió Tín Phong:từ chí tuyến Bắc và Nam về đường xích đạo (0,5đ)
-Gió Tây ôn đới: từ chí tuyến Bắc và Nam đến vòng cực Bắc và Nam (0,5đ)
-Gió Đông cực: từ vòng cực Bắc và Nam đến 2 cực (0,5đ)
b.Giải thích sự hình thành gió Tín Phong: Ở xích đạo ánh sáng mặt trời luôn có góc chiếu sáng lớn
nên nhiệt độ cao làm cho vùng này có khí áp thấp (0,5đ), không khí nóng nở ra bốc lên cao, tỏa ra
hai bên đường xích đạo,sau đó lạnh dần và di chuyển xuống khu vực khoảng vĩ độ 30
0
-35
0
hai bán
cầu tạo thành các khu khí áp cao (0,5đ) . Không khí di chuyển từ vùng áp cao (30
0
-35
0
)đều đặn
quanh năm về vùng áp thấp xích đạo nên có tên là gió Tín Phong (Do chịu tác động của lực Cô-ri-ô-
it nên gió bị lệch hướng tây) (0,5đ)
Câu 40: (4điểm )
Dựa vào bảng thống kê số liệu về tổng sản phẩm trong nước (GDP ) của Việt Nam qua các năm :
Năm 1990 1992 1994 1996 1998 2000 2002
GDP

(nghìn tỉ
đồng )
41,955 110,532 178,534 272,036 361,017 441,646 536,098
a- Chứng minh nền kinh tế nước ta có bước phát triển rõ rệt trong thời gian qua .
b- Vẽ biểu đồ cột thể hiện mức GDP của Việt Nam trong thời kì 1990-2002.
a- Chứng minh nền kinh tế nước ta phát triển : (2đ ).
1990-1992 GDP tăng 2,63 lần .
1992-1994 GDP tăng 1,61 lần .
1994-1996 GDP tăng 1,52 lần .
1996-1998 GDP tăng 1,32 lần .
1998-2000 GDP tăng 1,22 lần .
2000-2002 GDP tăng 1,21 lần .
b- Vẽ biểu đồ cột đúng và đầy đủ các yếu tố hưởng 2điểm .
Câu 41: (7 điểm)
Cho biết lãnh thổ phần đất liền nước ta có đặc điểm gì ?Đặc điểm đó có ảnh hưởng gì đến các điều
kiện tự nhiên và hoạt động giao thông vận tải ở nước ta?
+ Lãnh thổ phần đất liền nước ta có đặc điểm là:
-Hình dạng lãnh thổ phần đất liền nước ta kéo dài theo chiều Bắc – Nam . Tới 1650km, và hẹp
ngang nơi hẹp nhất theo chiều Đông - Tây thuộc Quảng Bình chưa đầy 50km.
- Với đường bờ biển uốn cong hình chữ S dài 3260km.
+ Đặc điểm đó có ảnh hưởng tới điều kiện tự nhiên của nước ta là:
-Làm cho thiên nhiên nước ta chở nên đa dạng phong phú và sinh động.
- Cảnh quan thiên nhiên có sự khác biệt rõ rệt giữa các vùng, các miền tự nhiên.
- Ảnh hưởng của biển vào sâu trong đất liền, tăng cường tính chất nóng ẩm của thiên nhiên nước ta.
+Ảnh hưởng tới hoạt động giao thông vận tải là:
- Hình dạng lãnh thổ cho phép nước ta nước ta phát triển nhiều loại hình vận tải (Đườn bộ, Đường
sông , Đường hàng không )
- Mặt khác giao thông vận tải nước ta cũng gặp không ít khó khăn trở ngại nguy hiểm do hình dạng
địa hình lãnh thổ kéo dài, hẹp ngang, nằm sát biển các tuyến đường dẽ bị chia cắt bởi thiên tai dịch
hoạ.

- Đăc biệt là tuyến giao thông Bắc – Nam thường bị bão, lụt, nước biển phá hỏng gây ách tắc giao
thông.
Câu 42 (1điểm)
Tên đảo lớn nhất của nước ta là đảo nào?Có diện tích là bao nhiêu? Thuộc tỉnh nào?
0
/
00
- Tên đảo lớn nhất của nước ta là: Đảo Phú Quốc:
- Có diện tích :568km
2
, thuộc tỉnh kiên giang.
Câu 43: (3đ) Vùng biển Việt Nam mang tính chất nhiệt đới gió mùa, em hãy chứng minh điều đó
thông qua các yếu tố khí hậu biển.
Các yếu tố khí hậu biển: Chế độ gió (0,25đ), nhiệt độ (0,25đ), lượng mưa (0,25đ)
- Chế độ gió: Có 2 mùa gió, từ tháng 10 đến tháng 4 gió hướng đông bắc (0,5đ), từ tháng 5 đến
tháng 11 gió hướng tây nam (0,5đ)
- Nhiệt độ: nhiệt độ trung bình 23
0
C (0,5đ) , ở biển mùa hạ mát hơn và mùa đông ấm hơn đất liền,
biên độ nhiệt trong năm nhỏ (0,5đ)
- Chế độ mưa: lượng mưa trung bình trên biển thường ít hơn đất liền, đạt từ 1100mm đến 1300mm/
năm
(0,25đ)
Câu 44 : Quan sát lược đồ phân bố nhiệt độ nước biển của nước ta ở tầng mặt.
Nhiệt độ nước biển có sự phân hoá như thế nào vào tháng 1 và tháng 7 ? Giải thích vì sao có sự
phân hoá như vậy ? (3điểm )
Tháng 1 : nhiệt độ nước biển có sự phân hoá nóng dần lên từ bắc xuống nam (1đ)
Tháng 7 : nhiệt độ nước biển nóng dần lên từ biển vào gần lục địa (1đ)
Nguyên nhân : tháng 1 nhiệt độ nước biển chịu ảnh hưởng gió mùa đông bắc với miền bắc có mùa
đông lạnh , còn về tháng 7 nhiệt độ nước biển chịu ảnh hưởng khối khí gần bờ lục địa. (1đ).

Câu 45 : ( 4 điểm ) Quan sát hình dưới đây cho biết :
1- Vùng biển nước ta bao gồm các bộ phận nào ? Giới hạn của từng bộ phận ?
2- Bảo vệ chủ quyền các đảo trong vùng biển nước ta mang ý nghĩa gì về mặt kinh tế ?
Đảo
Câu 46 : ( 4 điểm ) Quan sát biểu đồ về diễn biến độ mặn của nước biển tại Quảng Ngãi và Bến
Tre. Giải thích về sự thay đổi độ mặn khác nhau của vùng biển Bến Tre và Quảng Ngãi ?
Biểu đồ diễn biến độ mặn
Câu 47: (3đ) Các dạng địa hình sau đây của nước ta :Địa hình cacxtơ, địa hình cao nguyên badan,
địa hình đê sông, đê biển được hình thành như thế nào?
tháng
-Địa hình cacxtơ: chiếm khoảng 1/6 lãnh thổ đất liền, trong nước mưa có thành phần CO
2
khi tác
dụng với đá vôi gây ra phản ứng hòa tan đá,sự hòa tan đá vôi ở vùng nhiệt đới đã xảy ra rất mãnh
liệt(0,5đ).Địa hình cacxtơ ở nước ta có đỉnh nhọn với nhiều hang động đẹp(những nơi đá vôi không
bị phong hóa nhiều thì tạo nên những địa hình rất hiểm trở)(0,5đ)
-Địa hình cao nguyên badan: Hình thành vào đại tân sinh(0,5đ) do dung nham núi lửa phun trào
theo các đứt gẫy tập trung ở Tây Nguyên và rải rác ở một số nơi trên lãnh thổ nước ta.(Nghệ an,
quảng trị, Đông nam Bộ…)(0,5đ)
-Địa hình đê sông,đê biển: Là những địa hình nhân tạo(0,5đ).Đê sông được xây dựng chủ yếu ở
đồng bằng Bắc Bộ, dọc hai bờ sông Hồng ,sông Thái Bình để chống lũ lụt, hệ thống sông dài trên
2700km, ngăn cách đồng bằng thành ô trũng nằm thấp hơn mực nước sông (0,5đ)
Câu 48: ( 3 điểm)
Chứng minh Việt Nam là một quốc gia ven biển có tính biển sâu sắc thể hiện qua khí hậu, địa
hình.
- Đặc điểm của biển Đông: (1,25đ)
+ VN được biển Đông bao bọc ở phía Đông và Đông Nam. ( 0,25đ)
+ Biển Đông là 1 vùng biển rộng trên 1 triệu km
2
. ( 0,25 đ)

+ Là 1 biển nóng và chịu ảnh hưởng của gió mùa, được thề hiện rõ nhất ở nhiệt độ nước
biển, dòng hải lưu và thành phần loài sinh vật biển. ( 0,25 đ)
+ Biển Đông còn là biển tương đối kín.Hình dạng biển tạo nên tính chất khép kín của dòng
hải lưu với hướng chảy chịu sự chi phối của gió mùa. ( 0,25 đ)
+ Tính chất nhiệt đới gió mùa và tính chất khép kín là 2 đặc điểm cơ bản nhất của biển
Đôngvà nó đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến thiên nhiên nước ta. ( 0,25 đ)
- Ảnh hưởng của biển Đông đối với khí hậu : ( 1,25đ)
+ Nhờ có biển Đông , khí hậu nước ta mang nhiều đặc tính của khí hậu hải dương, điều hòa
hơn (0.55đ)
+ Biển Đông là nguồn dự trữ ẩm, làm cho độ ẩm tương đối của không khí thường trên 80%
(0.25đ)
+ Biển Đông đã mang lại cho nước ta một lượng mưa lớn (0.25đ)
+ Biển Đông làm giảm tính chất khắc nghiệt của thời tiết lạnh mùa đông và dịu bớt thời tiết
nóng bức vào mùa hè (0.25đ)
+ Biển Đông làm biến tích các khối khí đi qua biển vào nước ta (0.25đ)
- Ảnh hưởng của biển Đông đối với địa hình ( 0,5 đ)
+ Các dạng địa hình ven biển rất đa dạng: vịnh cửa sông, các bờ biển mài mòn, các tam giác
châu thổ với bãi triều rộng lớn, các bãi cát phẳng, các đầm phá, cồn cát, các vịnh nước sâu , các đảo
ven bờ và những rạn san hô…(0.25đ)
+ Có nhiều giá trị về kinh tế biển: xây dựng cảng, khai thác và nuôi trồng thủy sản, du
lịch….(0.25đ)
Câu 49: ( 3 điểm)
Chứng minh sự phân hoá đa dạng của địa hình đồi núi nước ta.
- Đồi núi chiếm ¾ diện tích lãnh thổ, đồi núi thấp chiếm hơn 60%, núi cao trên 2000m chỉ chiếm
1%.
( 0,25 đ)
- Chia thành 4 vùng:
* Vùng núi Đông Bắc (0,75 đ)
- Nằm tả ngạn sông Hồng .là vùng đồi núi thấp, với các cánh cung (4 cánh cung lớn, chụm
đầu ở Tam Đảo, mở ra về phía Bắc và phía Đông: cánh cung sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông

Triều ) và một số núi hướng TB –ĐN ( nh ư d ãy Con Voi, Tam đ ảo ) (0.25đ)
- Địa hình cao ở phía Bắc , thấp dần về phía Nam và Đông Nam. ( 0,25 đ)
- Những đỉnh núi cao trên 2000m nằm trên vùng thượng nguồn sông Chảy. Giáp biên giới
Việt- Trung là địa hình cao của khối núi đá vôi ở Hà Giang, Cao Bằng. Trung tâm là vùng đồi núi
thấp 500-600m, giáp đồng bằng là vùng đồi trung du dưới 100m. (0.25đ)
* Vùng núi Tây Bắc ( 0,75 đ)
- Nằm giữa sông Hồng và sông Cả.
- Là vùng núi cao và đồ sộ nhất nước ta với 3 dãy núi chính cùng hướng TB – ĐN. (0.25đ)
- Phía đông là dãy Hoàng Liên Sơn cao và đồ sộ, với đỉnh Phan-xi-păng( 3143m) cao nhất cả
nước; Phía tây là địa hình núi trung bình của các dãy núi chạy dọc biên giới Việt- Lào; Ở giữa thấp
hơn là các dãy núi, các sơn nguyên,và cao nguyên đá vôi từ Phong Thổ đến Mộc Châu, tiếp nối là
những đồi núi đá vôi ở Ninh Bình- Thanh Hóa. (0.25đ)
- Địa hình nghiêng dần từ TB xuống ĐN ( 0,25 đ)
* Vùng núi Trường Sơn Bắc ( 0,5 đ)
- Giới hạn phía nam sông Cả tới dãy Bạch Mã
- Gồm các dãy núi chạy song song và so le nhau theo hướng TB- ĐN(0.25đ)
- Địa thế thấp và hẹp ngang, được nâng cao ở hai đầu: Phía bắc là vùng núi Tây Nghệ An và
phía nam là vùng núi Tây Thừa Thiên- Huế; Thấp trũng ở giữa là vùng núi đá vôi Kẻ bàng (Quãng
Bình); Cuối cùng là dãy Bạch Mã. (0.25đ)
* Vùng núi Trường Sơn Nam ( 0,5 đ)
- Gồm các khối núi và các cao nguyên
- Khối núi Kon Tum và khối núi cực Nam Trung Bộ được nâng cao với những đỉnh cao trên
2000m. Các cao nguyên badan Plây Ku, Đắk Lăk, Mơ Nông, Di Linh có địa hình tương đối bằng
phẳng, có các bề mặt cao 500- 800- 1000 - 1500m. ( 0,25 đ)
-Giữa hai sườn đông- tây có sự bất đối xứng rất rõ (0.25đ)
* Địa hình bán bình nguyên và đồi trung du ( 0,25 đ)
- Bán bình nguyên thể hiện rõ ở Đông Nam Bộ với bậc thềm phù sa cổ có độ cao khoảng
100m và bề mặt phủ badan cao chừng 200m, với địa hình đồi gò lượn song, thấp dần về phía nam
và tây nam.
- Dải đồi trung du Bắc Bộ rộng nhất nằm ở rìa đồng bằng sông Hồng và thu hẹp ở rìa đồng

bằng ven biển miền Trung. (0.25đ)
Câu 50: Dựa vào Atlat Địa Lý Việt Nam và kiến thức đã học:
- Hãy xác định trên bản đồ ( trang 7) hướng gió mùa mùa hạ, gió mùa mùa đông.
- Trình bày đặc trưng của 3 miền khí hậu của nước ta.
- Tại sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?
a. Hướng gió:
- Gió mùa mùa đông: thịnh hành là hướng Đông Bắc (0,25 đ)
- Gió mùa mùa hạ: phức tạp hơn
+ Hướng Tây Nam, Tây tây nam: đối với Nam Bộ, Tây Nguyên, Duyên Hải Miền Trung,
Tây bắc Bắc Bộ (0,5 đ)
+ Hướng Đông Nam, Nam đông nam: ở Đồng Bằng sông Hồng (0,25 đ)
b. Đặc điểm ba miền khí hậu:
- Miền khí hậu phía Bắc: Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa đông lạnh, ít mưa, mùa hè nóng ẩm
mưa nhiều ( 0,25 đ)
- Miền khí hậu Đông Trường Sơn: Mùa hạ nóng và mưa ít do ảnh hưởng gió Tây khô nóng, mùa
đông mưa nhiều (0,25 đ)
- Miền khí hậu phía Nam: nhiệt độ cao quanh năm, có 2 mùa mưa và mùa khô rõ rệt (0,25
c. Nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa: vì
- Nằm trong vĩ độ: 23
o
23’B – 8
o
34’B , từ kinh độ: 102
o
09’Đ – 109
o
24’ Đ
 Nằm trong vùng nội chí tuyến, góc nhập xạ lớn, nhận lượng bức xạ Mặt Trời lớn, mọi nơi có hai
lần Mặt Trời lên thiên đỉnh.( 0,5đ)
- Giáp biển Đông nên chịu ảnh hưởng của các khối khí qua biển, mang mưa lớn, độ ẩm không khí

cao.( 0,5đ)
- Nằm trong khu vực hoạt động của gió mùa châu Á. ( 0,25 đ)
Câu 51: (3,0 điểm)
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy:
Phân tích tác động kết hợp của gió mùa và địa hình đối với sự phân hoá thiên nhiên Việt
Nam.
*Phân hóa theo Bắc – Nam (1,5)
Gió mùa Đông Bắc và dãy núi Bạch Mã:
- Bắc Bạch Mã: Khí hậu nhiệt đới gió mùa có mùa đông lạnh (2- 3 tháng có nhiệt độ TB dưới
18
o
C). Đới cảnh quan rừng nhiệt đới gió mùa.
+ Từ Bắc Hoành Sơn trở ra: Có mùa đông lạnh, khô rõ rệt.
+ Từ Nam Hoành Sơn tới Bạch Mã: Không có mùa lạnh, khô rõ rệt.
- Nam Bạch Mã: Khí hậu cận xích đạo gió mùa, nóng quanh năm, có hai mùa mưa, khô. Đới
cảnh quan rừng cận xích đạo gió mùa.
+ Từ Bạch Mã tới 14
o
B(Quy Nhơn): Không có mùa khô rõ rệt.
+ Từ Quy Nhơn trở vào: Có mùa khô rõ rệt.
*Phân hóa Đông – Tây(1,5)
Gió mùa Đông Bắc, gió mùa Tây Nam- dãy Hoàng Liên Sơn, dãy Trường Sơn và dãy núi dọc biên
giới Việt - Lào
- Đông – Tây Bắc Bộ
+ Vùng núi Đông Bắc: Gió mùa đông Bắc hoạt động mạnh do các dãy núi vòng cung hút gió.
Vùng đồi núi thấp thiên nhiên mang sắc thái cận nhiệt, đai cao cận nhiệt hạ thấp.
+ Vùng núi Tây Bắc: Khuất gió mùa Đông Bắc và gió Đông Nam, đón gió Tây do các dãy núi
phía đông và phía tây. Vùng đồi núi thấp có cảnh quan rừng nhiệt đới khô.
- Đông – Tây Trường Sơn:
+ Ven biển miền Trung: Mưa vào thu đông, mùa hạ có gió tây khô nóng - cảnh quan savan cây

bụi.
+ Tây Nguyên: Mưa mùa hạ do đón gió Tây Nam, khô vào thu đông, có rừng khộp.
Câu 52: (3đ) Dựa vào kiến thức đã học nêu đặc điểm và biểu hiện của thành phần địa hình nhiệt
đới ẩm gió mùa ở nước ta ? Những nguyên nhân tạo nên đặc điểm của địa hình này ?
a. Đặc điểm địa hình nhiệt đới ẩm gió mùa ( 0.25đ)
Bị biến đổi mạnh mẽ do quá trình xâm thực mạnh ở miền đồi núi và bồi tụ nhanh ở vùng đồng
bằng hạ lưu các sông
b. Thể hiện: (1,25đ )
- Trên các sườn dốc mất lớp phủ thực vật, bề mặt địa hình bị cắt xẻ, đất bị xói mòn, rửa trôi
còn trơ lại sỏi đá ( 0,25đ)
- Vùng núi đá vôi hình thành địa hình Cac –xtơ với các hang động thung khô, suối cạn
( 0,25đ)
- Vùng thềm phù sa cổ địa hình bị chia cắt thành các đồi thấp xen thung lũng rộng ( 0,25đ)
- Hệ quả của quá trình xâm thực mạnh mẽ bề mặt địa hình ở vùng đồi núi là sự bồi tụ mở
mang nhanh chóng ở đồng bằng hạ lưu sông ( 0,25đ) vùng rìa đông nam châu thổ Sông Hồng
và phía tây nam đồng bằng châu thổ Sông Cửu Long hàng năm lấn dần ra biển hàng trăm mét
( 0,25đ)
c. Nguyên nhân ( 1,5đ)
- Nước ta có nền nhiệt cao, lượng mưa nhiều ( 0,25đ)
- Nhiệt độ và lượng mưa phân hóa theo mùa nên quá trình phong hóa bóc mòn và vận chuyển
diễn ra mạnh mẽ ( 0,5đ)
- Bề mặt địa hình có độ dốc lớn (0,25đ) bị mất lớp phủ thực vật ( 0,25đ)
- Nham thạch dễ bị phong hóa ( 0,25đ)
Câu 53: ( 3đ):Dựa vào atlats địa lý Việt Nam và kiến thức đã học. Hãy trình bày:
a)Đặc điểm chung của tự nhiên Việt Nam?
+ Việt Nam là đất nước có vùng biển rộng.
+ Việt Nam là đất nước có nhiều đồi núi.
+ Thiên nhiên Việt Nam mang sắc thái của thiên nhiên nhiệt đới gió mùa ẩm.
+ Thiên nhiên nước ta có sự phân hóa đa dạng thành nhiều vùng tự nhiên có các đặc điểm khác
nhau.

b) Ảnh hưởng của biển đối với các điều kiện tự nhiên nước ta?
Được biểu hiện cụ thể trên các mặt sau:
+ Vùng biển nước ta là vùng biển nhiệt đới nóng ẩm có tác động sâu sắc đến các đặc điểm khí hậu.
+ Biển đã góp phần tạo nên các dạng địa hình ven biển rất đa dạng và đặc sắc.
+ Biển đã tạo nên ở vùng ven biển các hệ sinh thái rất phát triển.
+ Biển là nơi chứa đựng nhiều nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú.
c) Việc khai thác tự nhiên Việt Nam cần chú ý các vấn đề gì?
+ Khai thác các đặc điểm thuận lợi của thiên nhiên nhiệt đới gió mùa ẩm.
+ Khai thác các thế mạnh của biển.
+ Khai thác tổng hợp các nguồn tài nguyên thiên nhiên rất phong phú và đa dạng, được phân bố
khắp nơi như: khoáng sản, thủy năng, nông lâm thủy hải sản, tài nguyên khí hậu, tài nguyên đất, tài
nguyên nước, tài nguyên du lịch, …
+ Khai thác các thế mạnh của các vùng tự nhiên, lập qui hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội của
cả nước, của các ngành, các vùng.
+ Khai thác phải luôn chú trọng đến bảo vệ môi trường, sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên thiên
nhiên, chủ động phòng chống thiên tai, …
Câu 54: (3điểm)
Dựa vào bảng số liệu sau :
Nhóm đất Diện tích (%)
Đất feralít.
Đất mùn núi cao.
Đất bồi tụ phù xa.
65%
11%
24%
Vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu diện tích của 3 nhóm đất ở nước ta? Rút ra nhận xét?
- Yêu cầu :
+ Vẽ biểu đồ hình tròn.
+ Vẽ đúng, đẹp theo tỷ lệ.
+ Có kí hiệu dõ ràng.

- Nhận xét:
+ Chiếm tỉ lệ lớn nhất là đất feralít chiếm 65%.
+ Đứng thứ hai là nhóm đất bồi tụ phù sa chiếm 24%
+ Chiếm tỉ lệ nhỏ nhất là nhóm đất mùn núi cao chiếm 11%.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×