Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Tự phát hiện sớm cao huyết áp và thiếu máu cục bộ cơ tim ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (194.96 KB, 5 trang )

Tự phát hiện sớm cao huyết áp và
thiếu máu cục bộ cơ tim

Nếu có các biểu hiện như chóng mặt, nhức đầu, hay chảy máu cam…,
có thể bạn đã mắc bệnh cao huyết áp. Còn nếu xuất hiện các cơn đau thắt
ngực, bạn cần đi khám chuyên khoa tim mạch vì đó là một biểu hiện điển
hình của chứng thiếu máu cục bộ cơ tim.

Theo một số nghiên cứu gần đây, chứng cao huyết áp xuất hiện với tỷ lệ
khá cao từ tuổi 40; tỷ lệ này tăng dần theo tuổi. Các nhà y khoa gọi đây là sát thủ
thầm lặng vì có đến 2/3 bệnh nhân không thấy bất kỳ dấu hiệu gì cho đến khi xảy
ra các tai biến như đứt mạch máu não hay nhồi máu cơ tim .
Huyết áp bình thường của người Việt Nam là 120/80 mmHg (thường gọi tắt
là 12/8), trong đó 12 là số huyết áp trên và 8 là số huyết áp dưới. Huyết áp được
gọi là cao khi số trên là 14 trở lên hoặc số dưới là 9 trở lên. Người bị cao huyết áp
có thể có các biểu hiện:
- Nhức đầu: Phía sau gáy hay trước trán, thường vào buổi sáng, đôi khi kéo
dài cả ngày.
- Chóng mặt: Cảm giác đi đứng không vững và hơi nặng đầu.
- Mệt: Cảm giác nặng ở ngực, hơi khó thở.
- Yếu liệt tay chân vài giây đến vài phút.
- Chảy máu cam tái phát nhiều lần.
Để điều trị đúng bệnh cao huyết áp, cần thực hiện 3 điểm:
- Đưa chỉ số huyết áp về dưới 140/90 mmHg dù không thấy bất kỳ triệu
chứng nào.
- Áp dụng tốt chế độ điều trị không dùng thuốc: kiêng ăn mặn, không ăn
nhiều chất béo, bỏ hút thuốc lá, không uống nhiều rượu, tập thể dục, chơi thể thao
đều đặn.
- Không tự ý ngừng thuốc hay tự điều trị lâu dài với một đơn thuốc; phải tái
khám đúng kỳ hạn.
Bên cạnh cao huyết áp, thiếu máu cục bộ cơ tim cũng là một chứng


bệnh rất nguy hiểm. Tình trạng này xảy ra khi động mạch vành (có nhiệm vụ
chuyển máu đến nuôi tim) bị xơ vữa và tắc hẹp. Nếu nghiêm trọng, bệnh nhân sẽ
lâm vào tình trạng nặng hơn, đó là nhồi máu cơ tim.
Dấu hiệu dễ nhận biết nhất của chứng thiếu máu cục bộ cơ tim là cơn đau
thắt ngực với các số đặc điểm sau:
- Thường xảy ra sau khi gắng sức, làm việc nặng, xúc động mạnh, sau bữa
tiệc thịnh soạn, sau khi giao hợp hoặc khi thời tiết quá lạnh. Cơn đau thắt ngực
xuất hiện lúc nghỉ ngơi là dấu hiệu báo động tình trạng nguy hiểm, bệnh nhân cần
được theo dõi, điều trị tích cực để phòng nhồi máu cơ tim.
- Có cảm giác đau ở ngực trái, vùng trước tim, đôi khi chỉ thấy khó chịu;
hoặc có cảm giác nặng như bị đè ép ở sau xương ức, cảm giác này lan đến cổ,
hàm, vai trái, cánh tay trái.
- Cơn đau chỉ diễn ra trong vài giây đến vài phút, thường không quá 5 phút.
Khi nó kéo dài quá 15-20 phút, phải nghĩ đến nhồi máu cơ tim. Nếu tình trạng đau
ngực kéo dài cả ngày trong nhiều ngày, nhiều tuần nhưng điện tâm đồ vẫn bình
thường thì phải nghĩ đến nguyên nhân khác.
- Tần suất cơn đau thường thay đổi: có thể vài tuần, vài tháng một lần, nếu
nặng hơn thì vài lần trong một ngày.
- Đồng thời với đau ngực, người bệnh cảm thấy hồi hộp, lo âu, khó thở, vã
mồ hôi, buồn nôn, đánh trống ngực, choáng váng.
Có thể giảm nhẹ cơn đau bằng các cách sau:
- Nằm nghỉ ngơi hoàn toàn: Trong những trường hợp nhẹ, có thể qua khỏi
cơn đau.
- Ngậm nitroglycerin hoặc isodorbidinitrate: Sau vài phút, cơn đau ngực có
thể giảm. Đây cũng là một cách kiểm tra xem cơn đau thắt ngực này có phải do
thiếu máu cục bộ cơ tim hay không.

Những người có nhiều nguy cơ nh
ồi
máu cơ tim:


- Trong gia đình có ngư
ời bị thiếu máu
cục bộ cơ tim.
- Hút thuốc lá nhiều.
- Rối loạn chuyển hóa mỡ máu.
- Mắc các bệnh cao huyết áp, tiểu đư
ờng,
béo phì.
- Ít vận động thể lực.
- Sống trong môi trường dễ bị stress.

×