Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

5 Ngộ nhận nguy hiểm về bệnh cao huyết áp ppsx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (202.45 KB, 5 trang )

5 Ngộ nhận nguy hiểm về bệnh
cao huyết áp

Một số “kiến thức” khá phổ biến về bệnh cao huyết áp thực ra lại rất
sai lầm, và vì thế có thể gây nguy hiểm cho bạn hoặc người thân.
Bệnh nhân cao huyết áp cần đo huyết áp thường xuyên.
Những ngộ nhận đó là:
Huyết áp tăng theo tuổi là bình thường
Huyết áp sẽ tăng tỷ lệ thuận với độ tuổi, đặc biệt vào giai đoạn lão hóa,
huyết áp tối đa tăng rõ rệt nhất. Tuy nhiên, đây không phải là một hiện tượng bình
thường, mà rất có hại sức khỏe. Người có huyết áp tối đa cao có nguy cơ gặp phải
các tai biến nguy hiểm nhiều gấp 3 – 6 lần so với người có huyết áp tối đa bình
thường, cần có biện pháp điều trị để phòng ngừa các bệnh về tim và mạch máu
não.
Chỉ khi căng thẳng cao độ mới tăng huyết áp
Một số người cao tuổi cho rằng, “cao huyết áp” là cụm từ dùng để chỉ
những người bị kích thích về tinh thần và bị căng thẳng về thần kinh. Dựa trên
quan điểm sai lầm đó, một số người mắc bệnh cao huyết áp chỉ uống thuốc khi bản
thân họ cảm thấy khó chịu, căng thẳng về tinh thần. Kiểu uống thuốc này chẳng
khác gì uống mấy viên tetracyclin khi cảm thấy nhức đầu.
Nhưng nên biết rằng, cao huyết áp không chỉ do đơn giản là do căng thẳng
về tinh thần. Rất nhiều người sống trong điều kiện thoải mái nhẹ nhàng mà vẫn bị
bệnh.
Có thể đánh giá bệnh nặng nhẹ bằng cảm giác
Triệu chứng của bệnh cao huyết áp và tình trạng bệnh tật đôi khi không
giống nhau. Có khi triệu chứng rất rõ ràng nhưng huyết áp lại không cao. Ngược
lại, có những người huyết áp rất cao nhưng triệu chứng lâm sàng rất nghèo nàn.
Do không nhận biết được chính xác các triệu chứng của bệnh, họ không uống
thuốc, dẫn tới các chứng bệnh khác cùng phát sinh như tim phì đại, nhồi máu cơ
tim…
Còn với người cao huyết áp mà triệu chứng lâm sàng không có cũng cần


tiến hành điều trị giảm huyết áp một cách tích cực, điều này phụ thuộc vào tuổi
tác, chỉ số huyết áp, tình trạng tổn thương của các phủ tạng như: tim, não, thận và
các nhân tố gây nguy hiểm khác.
Để đánh giá đúng tình trạng bệnh, cần đo huyết áp thường xuyên.
Tự chọn cách điều trị cũng không sao
Có một số người, bác sĩ khuyên song song với việc uống thuốc huyết áp
hằng ngày, cần phải chú ý thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt như giảm béo, năng
tập thể dục thể thao, ăn giảm muối. Nhưng họ lại cho rằng không cần uống thuốc
mà chỉ cần chọn lấy một trong những cách trên để thay thế.
Trên thực tế, tuyệt đại đa số những phương pháp ngoài uống thuốc như vừa
nêu chỉ là các phương pháp hỗ trợ, chứ không thể thay thế thuốc.
Bệnh có thể tự khỏi
Rất nhiều bệnh nhân sau khi uống thuốc đã trở lại mức huyết áp bình
thường thì tự cho phép mình ngừng thuốc vì đã hoàn toàn khỏe mạnh trở lại. Trên
thực tế, số lngười mắc bệnh cao huyết áp điều trị khỏi rất hiếm, nên cần phải cảnh
giác, liên tục kiểm tra, điều chỉnh nhằm phòng chống những biến chứng do nó gây
ra. Phần lớn bệnh nhân phải uống thuốc suốt đời.


5 cách phòng bệnh cao huyết áp



1. Sôcôla đen. Mỗi ngày chỉ cần ăn 100g sẽ giảm được 12% nguy cơ mắc
bệnh cao huyết áp.
2. Mỗi ngày một quả chuối. Vì chuối rất giàu kali, một loại khoáng chất
cần thiết giúp ổn định huyết áp.
3. Giảm bớt trọng lượng. Để bảo vệ cơ thể trước căn bệnh cao huyết áp.
4. Không nên ăn mặn.
5. Tích cực vận động. Mỗi ngày chỉ cần bỏ ra 30 phút vận động hay tập thể

dục, đó là một phương pháp khá hiệu quả trong việc phòng chống bệnh tật.


×