Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Chế độ ăn và kiêng kị cho người bị mắc bệnh Cao huyết áp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (96.61 KB, 5 trang )

Chế độ ăn và kiêng kị cho người bị mắc bệnh
Cao huyết áp
Kể bệnh, tư vấn, lấy thuốc

Cao huyết áp là một bệnh thuộc các tạng can, thận, tỳ, bị mất điều hoà mà gây ra bệnh.
Ngoài ra còn yếu tố đàm thấp hay gặp ở những người bệnh tạng béo và cheletron máu cao
Khi bị cao huyết áp, ngoài thuốc ra, việc lựa chọn và duy trì một chế độ ăn thích hợp có ý
nghĩa đặc biệt quan trọng. Tuy nhiên, bên cạnh vấn đề tuân thủ những nguyên tắc chung như
ăn nhạt, hạn chế mỡ động vật, kiêng các chất kích thích..., người bệnh nhiều khi tỏ ra lúng
túng khi chọn dùng các đồ ăn thức uống cụ thể trong sinh hoạt thường nhật. Trên cơ sở kết
hợp kinh nghiệm và kết quả nghiên cứu của dinh dưỡng học cổ truyền và hiện đại, bài viết
này xin được giới thiệu một số thực phẩm thích hợp và có lợi cho việc phòng chống cao huyết
áp để độc giả tham khảo và vận dụng.
Những thực phẩm tốt cho người Cao huyết áp
Cần tây: Nghiên cứu hiện đại cho thấy, nước ép cần tây có tác dụng làm giãn mạch, lợi niệu
và hạ huyết áp
Cải cúc: Là loại rau thông dụng, chứa nhiều acid amin và tinh dầu, có tác dụng làm thanh
sáng đầu óc và giáng áp. .
Rau muống: chứa nhiều canxi, rất có lợi cho việc duy trì áp lực thẩm thấu của thành mạch và
huyết áp trong giới hạn bình thường, là thứ rau đặc biệt thích hợp cho những người bị cao
huyết áp có kèm theo triệu chứng đau đầu.
Măng lau: Có công dụng hoạt huyết, thông tràng vị, khai hung cách (làm thoải mái lồng
ngực) và chống phiền khát. Nghiên cứu hiện đại cho thấy, măng lau có khả năng tiêu trừ mệt
mỏi, tăng cường thể lực, làm giãn mạch, cường tim, lợi niệu, giáng áp và phòng chống ung
thư, là thức ăn rất thích hợp cho người bị cao huyết áp và xơ vữa động mạch.
Cà chua: Là thực phẩm rất giàu vitamin C và P, nếu ăn thường xuyên mỗi ngày 1- 2 quả cà
chua sống sẽ có khả năng phòng chống cao huyết áp rất tốt, đặc biệt là khi có biến chứng xuất
huyết đáy mắt.
Cà: Đặc biệt cà tím là thực phẩm rất giàu vitamin P, giúp cho thành mạch máu được mềm
mại, dự phòng tích cực tình trạng rối loạn vi tuần hoàn hay gặp ở những người bị cao huyết
áp và các bệnh lý tim mạch khác.


Cà rốt: Có tác dụng làm mềm thành mạch, điều chỉnh rối loạn lipid máu và ổn định huyết áp.
Nên dùng dạng tươi, rửa sạch, ép lấy nước uống mỗi ngày 2 lần, mỗi lần chừng 50ml. Đây là
thứ nước giải khát đặc biệt tốt cho những người bị cao huyết áp có kèm theo tình trạng đau
đầu, chóng mặt.

Ngoài ra một số thức ăn tốt cho người cao huyết áp như: Hành tây, Nấm hương, Nấm rơm,
Mộc nhĩ, Tỏi, Lạc, Hải tảo, Đậu hà lan, Đậu xanh, Táo, Chuối tiêu, Dưa hấu, Dưa chuột.......

Ăn kiêng: Người cao huyết áp kiêng ăn mặn.
Thức ăn không muối làm giảm huyết áp:Đây là kết quả nghiên cứu của TS Kojuri và Rahim
Rahim (ĐH Shiraz – Iran). Theo đó, chỉ cần dùng ít muối trong thức ăn cũng có thể dẫn đến
sự thay đổi huyết áp. Sự thay đổi này được đo bằng nồng natri trong nước tiểu khoảng 35%;
ban ngày huyết áp tối đa giảm 12,1 mm Hg, huyết áp tối thiểu giảm 6,8 mm Hg; ban đêm
huyết áp giảm nhẹ.
Hai nhà khoa học trên đã tiến hành theo dõi huyết áp và sự bài tiết natri trong nước tiểu của
60 người trước và sau khi thực hiện chế độ ăn kiêng không muối.
Họ cũng lập ra một nhóm đối chiếu, gồm 20 người không thực hiện chế độ ăn kiêng này. Sau
6 tuần cho thấy có sự thay đổi đáng kể nồng độ natri bài tiết trong nước tiểu ở những người
ăn kiêng so với những người không ăn kiêng. 50% trong số những người dùng vừa phải (3-
7gr muối mỗi ngày) có sự giảm huyết áp.
Theo Kojuri, tuy chưa nghiên cứu trên quy mô rộng nhưng kết quả này một lần nữa khẳng
định những người bị cao huyết áp không nên dùng nhiều muối.
****************************************************
Chế độ ăn uống, kiêng kị cho người bị mắc bệnh
Gout
Kể bệnh, tư vấn, lấy thuốc

Nguyên nhân chủ yếu của bệnh Gout theo y học cổ truyền là:
+ Thấp Nhiệt Uẩn Kết: Khớp sưng đỏ, đau, nóng. Phiền táo, khát, nước tiểu vàng, đỏ, đầu
đau, sốt, sợ lạnh, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng nhạt, mạch Nhu, Sác.

+ Đờm Ngưng Trở Lạc: do nhiều đờm ẩm gây nên, các khớp nặng, cử động khó khăn, khớp
mềm hoặc cứng, có khi sốt cao, đầu đau, lo sợ, chất lưỡi đỏ, ít rêu, mạch Tế, Sáp.
+ Phong Thấp Hàn, Huyết Ứ: Bệnh phát cấp, khớp đau cứng một chỗ, lạnh thì đau nhiều,
gặp ấm, nóng dễ chịu hơn, có thể bị biến dạng khớp và cứng khớp, khó cử động. Dù sưng
nhưng không thấy nóng, đỏ, lưỡi trắng mỏng, mạch Hoạt, Trầm, Huyền hoặc Nhu, Hoãn.
Bệnh gout là một trong những bệnh thấp khớp gây đau đớn nhất, do ứ đọng những tinh
thể uric acid nhọn như kim ở tổ chức liên kết, ở ổ khớp hay cả hai. Sự ứ đọng này dẫn tới
viêm khớp với các triệu chứng sưng, nóng, đỏ, đau và cứng khớp.
Người bị bệnh gout phải thực hiện nghiêm ngặt chế độ ăn:
* Kiêng tuyệt đối những thực phẩm giàu đạm có gốc Purin như : Hải sản, các loại thịt có
màu đỏ như : Thịt trâu, bò, ngựa, thịt dê…; Phủ tạng động vật như : Lưỡi, lòng, tim, gan,
thận, óc…; Trứng gia cầm nói chung, nhất là các loại trứng đang phát triển thành phôi như
trứng vịt lộn…
* Giảm bớt những thực phẩm giàu đạm khác trong khẩu phần ăn như :
+ Đạm động vật nói chung nahư: Thịt lợn, thịt gà, thịt vịt…; Cá và các loại thủy sản như:
lươn, cua, ốc, ếch…
+ Đạm thực vật: Đậu hạt nói chung nhất là các loại đậu ăn cả hạt như : đậu Hà Lan, đậu
trắng, đậu đỏ, đậu xanh…,Các chế phẩm từ đậu nành như : Đậu phụ, sữa đầu nành, tào phớ…
nhìn chung ít làm tăng acid uric hơn các loại đậu chưa chế biến.
* Kiêng tất cả các loại thực phẩm có tốc độ tăng trưởng nhanh như : Măng tre, măng trúc,
măng tây, nấm, giá, bạc hà (dọc mùng) vì sẽ làm gia tăng tốc độ tổng hợp acid uric trong cơ
thể.
+ Giảm các thực phẩm giàu chất béo no như : Mỡ, da động vật, thức ăn chiên, quay, thực
phẩm chế biến với các chất béo no như: Mì tôm, thức ăn nhanh.
+ Bệnh nhân gút có tầm vóc trung bình 50 kg không nên ăn quá 100g thực phẩm giàu đạm
mỗi ngày
2. Đồ uống :
Tuyệt đối không uống bất kỳ một dạng chất cồn nào như : Rượu, bia, cơm rượu, nếp than…
Hạn chế đồ uống có gaz, nước uống ngọt nhiều đường vì sẽ làm tăng nguy cơ béo phì, một
trong những yếu tố tăng nặng bệnh gút.

Giảm các đồ uống có tính toan như : nước cam, chanh, nước trái cây giàu vitamin C vì làm
tăng nguy cơ kết tinh urate ở ống thận, tăng nguy cơ sỏi thận.
II. Những thức ăn, đồ uống có lợi cho người bị bệnh gút:
1. Thức ăn có lợi :
Các thực phẩm giàu chất xơ nói chung như dưa leo, củ sắn, cà chua…giúp làm chậm quá
trình hấp thu đạm, làm giảm thoái hoái biến đạm để sinh năng lượng nên giảm sự hình thành
acid uric.
1. Đồ uống có lợi:
Nên uống nhiều nước (tối thiểu 2,5 đến 3 lít nước mỗi ngày).
Nên uống nước khoáng không ga có độ kiềm cao giúp tăng đào thải acid uric và hạn chế sự
kết tinh urate tại ống thận, làm giảm nguy cơ sỏi thận.
******************************
Chế độ ăn uống, kiêng kị cho người bị mắc bệnh Tim mạch

Kể bệnh, tư vấn, lấy thuốc
Kiêng cữ trong ăn uống được xem là một biện pháp điều trị các bệnh tim mạch.
Chế độ ăn: Ðối với phần lớn các bệnh tim mạch, bác sĩ thường khuyên bạn kiêng ăn mặn và
chất béo. Hạn chế ăn mặn có ý nghĩa đặc biệt quan trọng nếu bạn bị các bệnh suy tim.Ăn mặn
ở đây nghĩa là bạn phải hạn chế muối. Muối có nhiều trong nước chấm, các loại thức ăn khô
như cá khô, chà bông, mắm... Tóm lại là bạn phải tránh những thức ăn có vị mặn. người bệnh
suy tim nặng chỉ nên ăn tối đa 5g muối NaCl (tương đương với 2 muỗng cà phê muối ăn) cho
cả ngày, tính cả lượng nêm nếm trong khi nấu.
Cách tốt nhất là bạn phải hạn chế ăn mặn đến mức tối đa có thể được. Hãy tập thay đổi từ từ,
đầu tiên đừng dùng nước chấm khi ăn, tránh các loại mắm, cá thịt khô, nếu cần hãy nấu ăn
riêng. Nên nhớ rằng nếu thực hiện được chế độ kiêng cữ tốt thì không những bệnh thuyên
giảm mà còn giúp bạn giảm bớt được thuốc men, đỡ tốn tiền chữa bệnh.
Nếu bác sĩ cho biết bạn bị rối loạn mỡ máu hay béo phì, bạn nên hạn chế ăn chất béo như thịt
mỡ, phô mai, kem, bơ. Các loại thức ăn này làm tăng lượng cholesterol trong máu, đọng lại
trong mạch máu gây nhiều bệnh như nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não...
Người bệnh tim không cần phải kiêng ăn chất đạm nếu không bị bệnh khác kèm theo (như

bệnh thận) vì đây là nguồn cung cấp năng lượng cần thiết cho cơ thể. Ðặc biệt là các bệnh
nhân bị bệnh tim nặng, suy kiệt càng cần phải ăn nhiều chất đạm để tạo đủ năng lượng cho cơ
thể. Bạn nên tư vấn bác sĩ về chế độ ăn của mình, loại thức ăn nào cần phải kiêng và loại nào
không cần để có một chế độ hợp lý.
Các loại rau quả, trái cây chứa nhiều chất xơ, vitamin và các khoáng chất vi lượng. Nói chung
loại thức ăn này thường chỉ có lợi chứ không hại gì đối với cơ thể, ngoài ra chất xơ còn giúp
hoạt động của hệ tiêu hóa dễ dàng, tránh được táo bón. Một số trái cây còn chứa các chất có
tác dụng tốt đối với bệnh tim mạch, như bưởi có thể làm giảm mỡ trong máu, cà chua có thể
giảm nguy cơ bị tai biến mạch máu não... Ngoài ra một chất rất quan trọng đối với tim là
potasium có nhiều trong các loại quả như nho, chuối, dừa. Ðể tim hoạt động tốt, lượng
potasium trong máu phải ổn định, không quá nhiều hay quá ít. Trong các thuốc chữa bệnh
tim, có loại thuốc làm giảm potasium, có loại lại làm tăng lượng potasium trong máu. Do đó,
bạn phải hỏi kỹ bác sĩ xem mình có cần kiêng cữ các loại trái cây này hay không?
Nước uống Nhiều người cho rằng uống càng nhiều nước càng tốt vì giúp lọc sạch cơ thể.
Thật ra, quan niệm này không hẳn là đúng, nhất là với bệnh tim hay bệnh thận. Ðối với một
người khỏe mạnh, khi uống nhiều nước, tim và thận phải tăng hoạt động để thải bớt nước ra
ngoài, giữ sự cân bằng trong cơ thể. Ngược lại, ở người đã có bệnh tim hay bệnh thận, hai cơ
quan này không còn hoạt động tốt nên nước sẽ bị giữ lại trong cơ thể gây triệu chứng khó thở,
phù, thậm chí còn gây ra tình trạng "ngộ độc nước", biểu hiện qua triệu chứng lơ mơ, hôn mê.
Nói chung, người bị bệnh tim nên uống nước theo nhu cầu cơ thể, nghĩa là chỉ uống khi cảm
thấy khát. Nếu bệnh của bạn chỉ ở mức độ nhẹ, việc hạn chế uống nước là không cần thiết.
Những trường hợp suy tim nặng chỉ nên hạn chế uống khoảng 1 lít nước mỗi ngày. Nên nhớ
rằng uống quá ít nước cũng rất nguy hiểm vì có thể gây tụt huyết áp, choáng váng, chóng mặt.
Bác sĩ sẽ cho biết nhu cầu nước thế nào là phù hợp với mức độ bệnh của bạn.
Rượu bia - Thuốc lá: Y học đã chứng minh việc nghiện rượu bia có ảnh hưởng rất xấu đối
với sức khỏe nói chung và bệnh tim mạch nói riêng. Các nghiên cứu cho thấy uống ít hơn
60ml rượu nguyên chất (khoảng 680ml bia, 95ml rượu whiskey, 285ml rượu vang) mỗi ngày
không ảnh hưởng xấu đối với bệnh tim mạch. Rượu vang đỏ còn có tác dụng tốt đối với
cholesterol máu. Như vậy, người bệnh tim không cần phải kiêng cữ bia rượu tuyệt đối. Tuy
nhiên cần nhắc lại điều độ luôn là nguyên tắc quan trọng nhất để giữ gìn sức khỏe. Rượu bia

có thể không ảnh hưởng đến bệnh tim nhưng lại gây bệnh dạ dày, bệnh gan. Ngoài ra, có một
thể bệnh tim đặc biệt gọi là bệnh cơ tim do rượu. Nếu bị bệnh này, bạn phải kiêng cữ rượu bia
hoàn toàn.
Còn thuốc lá là thứ cần phải kiêng cữ tuyệt đối khi bị bệnh tim mạch. Thuốc lá ảnh hưởng rất
xấu đối với các bệnh do nguyên nhân xơ vữa động mạch như thiếu máu não, thiếu máu cơ
tim. Nếu không bỏ thuốc lá, bạn có thể bị tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim, suy
tim...Và nhất thiết bạn phải cố gắng bằng mọi cách bỏ hút thuốc lá ngay khi biết mình bị bệnh
tim mạch.


×