Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Dùng thuốc gì điều trị huyết áp thấp? ppsx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (250.07 KB, 4 trang )

Dùng thuốc gì điều trị
huyết áp thấp?


Hỏi: Tôi năm nay 27 tuổi. Huyết áp của tôi rất thấp (80/40). Tôi tập thể
dục rất đều đặn, ăn trứng vịt lộn, thỉnh thoảng uống café và nước trà nhưng huyết
áp vẫn không tăng. Tôi xin hỏi, làm cách nào để huyết áp tăng lên. Vì sao lại bị
huyết áp thấp, bệnh này có nguy hiểm không?
Trả lời:
Huyết áp không phải là một bệnh, mà đó chỉ là một trạng thái hay một triệu
chứng gặp trong rất nhiều trường hợp khác nhau. Gọi là huyết áp thấp khi huyết áp
tối đa (hay huyết áp tâm thu) đo được có trị số < 100mm Hg.
Chính vì huyết áp thấp chỉ là một trạng thái hay triệu chứng nên mức độ
ảnh hưởng và biểu hiện triệu chứng của nó tùy thuộc vào bệnh lý gây nên huyết áp
thấp (ví dụ bị trụy tim mạch do mất nước, mất máu, suy tim… hay tụt huyết áp do
dùng quá liều các thuốc hạ huyết áp; các bệnh nội tiết như suy tuyến giáp trạng,
suy tuyến thượng thận…).
Có rất nhiều người (nhất là phụ nữ) khi đo huyết áp thường xuyên thấy
thấp, nhưng vẫn sinh hoạt và làm việc hoàn toàn khỏe mạnh bình thường mà
không có bất kể một biến chứng nào như bị tăng huyết áp.



Chính vì vậy, nếu kiểm tra huyết áp thấy thấp, kèm theo các triệu chứng
khó chịu thì cần phải khám xét xem có bệnh lý nào khác gây nên hạ huyết áp hay
không, hoặc có dùng một loại thuốc nào khác ảnh hưởng tới huyết áp hay không
và cũng nên kiểm tra huyết áp nhiều lần, với nhiều người kiểm tra khác nhau.
Trường hợp của bạn, đo huyết áp thấy thấp, nhưng bạn vẫn làm việc và sinh hoạt
bình thường không có gì đáng ngại.
Vì huyết áp thấp không phải là một bệnh, do vậy phương pháp điều trị phải
tùy thuộc vào bệnh lý chính gây ra huyết áp thấp. Còn trong trường hợp huyết áp


thấp kèm theo một số triệu chứng khó chịu, bạn có thể dùng một số thuốc hoặc
biện pháp có tác dụng nâng huyết áp tạm thời như uống 1 cốc nước trà đường hay
trà gừng nóng.



Về thuốc, hay được dùng nhất là viên heptamyl mỗi lần uống từ 1 – 2 viên
x 2 lần/ngày. Một số thuốc khác ít dùng hơn như: ephedrin, salbutamol,
theophyllin… theo đơn của bác sĩ.

×