Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Sử dụng thuốc trong điều trị đau đầu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (230.97 KB, 8 trang )

Sử dụng thuốc trong điều trị đau đầu


Khi bị đau đầu kéo dài cần đi khám bệnh.
Đau đầu là chứng bệnh thường gặp nhất của nhân loại, hiếm có người
nào trong cuộc đời mình lại không mắc chứng bệnh đau đầu. Đau đầu do rất
nhiều nguyên nhân gây nên, từ những căn nguyên rất thường gặp tưởng như
vô hại như căng thẳng, nhiễm lạnh đến những nguyên nhân rất nguy hiểm
như máu tụ nội sọ, dị dạng mạch máu não, u não... Đi tìm được nguyên nhân
đau đầu và giải quyết được nó còn là một vấn đề lớn mà y học phải phấn đấu.
Về nguyên nhân có thể tạm chia đau đầu làm hai nhóm lớn:
- Đau đầu nguyên phát: Thường không có tổn thương thực thể não và các
thành phần thuộc hộp sọ.
- Đau đầu thứ phát: Thường có tổn thương sọ và các thành phần thuộc hộp
sọ. Đây là nhóm rất lớn do nhiều nguyên nhân thuộc nhiều chuyên khoa: thần
kinh, tim mạch, hàm mặt, mắt, tai mũi họng... mà để tìm được nguyên nhân đôi
khi rất khó khăn và tốn kém.
Khi bị đau đầu người bệnh cần đi khám tại các cơ sở chuyên khoa. Nếu là
các trường hợp đau đầu thứ phát cần có các biện pháp điều trị, can thiệp kịp thời.
Phạm vi bài viết này chỉ đề cập tới một số chứng đau đầu nguyên phát hay gặp
trong cuộc sống và trên lâm sàng.
Người ta chia đau đầu nguyên phát thành hai nhóm nguyên nhân chính:
Đau đầu nguyên nhân mạch máu như đau đầu migren, đau đầu thành chuỗi,
đau đầu do căng thẳng, bệnh Horton...
Đau đầu nguyên nhân thần kinhnhư đau dây thần kinh tam thoa, đau dây
thần kinh chẩm...
Đau đầu migren (bệnh migraine)
Là loại đau đầu căn nguyên mạch phổ biến nhất, tuy nhiên chẩn đoán đúng
migren đôi khi khá phức tạp, cần có kiến thức sâu về chuyên khoa thần kinh. Có
một số đặc điểm lâm sàng để nhận diện bệnh như sau:
- Hay gặp ở tuổi trẻ, nữ nhiều hơn nam.


- Cơn đau thường thưa: Vài ngày có một cơn hoặc một tháng có vài cơn.
- Bệnh nhân đã bị ít nhất 5 cơn đau đầu với các biểu hiện:
+ Đau đầu kéo dài 4 - 72 giờ (nếu không được điều trị hoặc điều trị không
có kết quả).
+ Đau một bên đầu.
+ Đau theo nhịp mạch đập.
+ Cường độ vừa hoặc nặng (cảm giác bứt rứt khó chịu, có thể mất khả năng
làm các công việc thường ngày).
+ Tăng khi leo cầu thang hoặc vận động cơ thể nhẹ nhàng.
+ Trong cơn đau thấy buồn nôn và/hoặc nôn, sợ ánh sáng và sợ tiếng động.
- Trước cơn đau đầu bệnh nhân có thể thấy các triệu chứng báo trước
(chuyên môn gọi là aura). Các thể bệnh này cần được các bác sĩ chuyên khoa thần
kinh thăm khám và chẩn đoán.
- Bệnh nhân được khám chung và khám thần kinh không thấy các nguyên
nhân đau đầu khác.
Điều trị đau đầu migren
- Trước hết bệnh nhân cần được nghỉ ngơi cơ thể và tinh thần, đây là biện
pháp cần thiết trong mọi trường hợp đau đầu nói chung và migren nói riêng.
- Sử dụng các thuốc chống đau thông thường có hiệu quả trong nhiều
trường hợp đau đầu nhưng chỉ có tính chất chữa triệu chứng và cũng không nên
dùng liên tục trong thời gian dài. Nên sử dụng các thuốc như aspirin,
noramidopyrin, paracetamol. Tuy nhiên các thuốc này có tác dụng phụ là gây viêm
loét dạ dày tá tràng, ảnh hưởng tới chức năng gan.
Điều trị đặc hiệu migren gồm điều trị cắt cơn và điều trị dự phòng (hay điều
trị nền).
- Điều trị cắt cơn bằng các thuốc đặc hiệu
+ Ergotamin tartrat, viên ngậm dưới lưỡi ngay từ khi có biểu hiện tiền triệu
chứng. Thuốc có thể gây tăng nhẹ huyết áp, thận trọng sử dụng cho người bị bệnh
tim mạch, đau thượng vị, ảnh hưởng tới gan, thận.
+ Nhóm triptan: thuốc có tác dụng khá tốt với những trường hợp migren

không đáp ứng với các thuốc đã nêu. Cơ chế tác dụng của thuốc là kháng thụ thể 5
– HT1 ở mạch máu, điều hòa lại tính co giãn của mạch máu não, làm giảm cơn
đau đầu. Tác dụng phụ của thuốc cũng khá nhiều như: phản ứng tại chỗ, ù tai,
chóng mặt, tức ngực, buồn nôn, nôn, ngủ gà, khó tiêu... Không dùng cho bệnh
nhân có bệnh tim mạch, phụ nữ có thai.
- Điều trị dự phòng:
+ Dùng dihydroergotamin viên, uống hàng ngày trong thời gian 10 - 12
tuần. Cần lưu ý tác dụng phụ của thuốc lên hệ tiêu hoá, thận trọng với người bị
bệnh tim mạch, tăng huyết áp và không dùng cho phụ nữ có thai, cho con bú.
+ Các nhóm thuốc khác như thuốc chẹn b (propranolol), chẹn canxi
(flunanizin), thuốc chống trầm cảm 3 vòng... cũng có thể sử dụng trong điều trị
migren. Tuy nhiên cần thận trọng khi sử dụng propranolol vì ngoài tác dụng trên
còn gây hạ huyết áp, mạch chậm, không dùng cho bệnh nhân bị loét dạ dày tá
tràng, hen phế quản; các thuốc chống trầm cảm ba vòng không dùng cho người bị
rối loạn nhịp tim, u tuyến tiền liệt, thận trọng với bệnh nhân trên 60 tuổi.
+ Các thuốc chống co giật: nhóm axit valproic, topiramat được khuyên
dùng trong dự phòng cơn migren. Đây là các thuốc chống động kinh thế hệ mới,
có thể dùng cho cả trẻ em, nhưng không sử dụng cho phụ nữ có thai. Khi mới
dùng có thể thấy choáng váng, chóng mặt nhẹ (nhất là ở người cao tuổi).
Đau đầu do căng thẳng (Tension - type Headache)

×