Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Trị cảm cúm bằng rau, củ, quả ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (190.24 KB, 6 trang )

Trị cảm cúm bằng rau, củ, quả


Cảm cúm thường xảy ra quanh năm, đặc biệt mùa
đông – xuân. Đông y cho rằng cảm cúm là cảm nhiễm
phong hàn hoặc phong nhiệt. Có nhiều bài thuốc, cây
thuốc nam quanh nhà, quanh vườn có tác dụng
phòng chống cảm cúm.

Củ tỏi: Có vị cay nóng, có tác dụng kháng sinh mạnh,
có thể tiêu diệt được virus cúm.


Tỏi có tác dụng giải cảm rất tốt. Nguồn: Images
Ăn tỏi hằng ngày bằng cách nuốt 2-3 tép tỏi tươi sau
các bữa ăn. Khi để nguyên tép tỏi, một số hoạt chất
trong tỏi không bị phá hủy bởi dịch vị.

Dùng dịch tỏi pha loãng nhỏ mũi đã là một bài thuốc
kinh nghiệm được dùng phòng chống cúm tại các cơ
sở y tế ở Việt Nam từ nhiều năm nay. Làm dịch tỏi
bằng cách nghiền 1 tép tỏi, pha loãng với 20 ml nước
cất hoặc huyết thanh mặn đẳng trương, hằng ngày
nhỏ mũi 1-2 lần.

Kinh giới: Có vị cay, tính ôn, có tác dụng trừ phong,
thanh nhiệt, thông huyết mạch. Thường dùng trị cảm
sốt, cảm cúm, trị bệnh sởi (dùng sống), hạ ứ huyết,
chỉ huyết (sao cháy).

Kinh giới tươi 50 g, gừng sống 10 g. Giã nát, vắt lấy


nước uống, dùng bã đánh dọc sống lưng.

Hoa kinh giới, tía tô, hương nhu, ngải cứu, hoắc
hương, các vị lượng bằng nhau, sắc nhiều lần, cô
thành cao đặc, viên bằng hạt bắp. Ngày uống 7-8
viên, trẻ con 2-4 viên.

Có thể dùng kinh giới, sả, tía tô, bạc hà, lá bưởi, lá
chanh, ngải cứu, lá tre, lá gừng mỗi thứ một nắm
nhỏ, đun sôi, xông trong 5-10 phút.

Tía tô: Trong y học cổ truyền Trung Quốc, tía tô được
dùng như một vị thuốc trị cảm cúm, nhức mỏi, ho
suyễn, để tạo hưng phấn Theo đông y, tô diệp vị
cay, tính ấm vào 2 kinh phế, tì, có tác dụng trừ cảm
lạnh, làm ra mồ hôi, giúp hô hấp, giúp tiêu hóa, giải
độc thức ăn do cua, cá.

Cháo tía tô món ăn tri cảm cúm phổ biến trong dân
gian. Nguồn: Images

Cháo tía tô: gạo tẻ 20 g – 30 g, nấu thành cháo, khi
chín cho ra bát, trộn lá tía tô non thái chỉ. Có thể thêm
hành lá tươi thái nhỏ và 1-2 lòng đỏ trứng gà, khuấy
đều, ăn khi cháo còn nóng cho ra mồ hôi.

Tô tử (hạt tía tô) 6 g - 12 g, la bạc tử (hạt cải củ) 8 g –
12 g, bạch giới tử 6 g – 8 g (hạt cải bẹ trắng), sắc
uống ngày 1 thang. Bài thuốc này có tác dụng chữa
ho đờm do ngoại cảm phong hàn (viêm đường hô

hấp).

Lá tía tô 3 g – 5 g, vỏ quýt 3 g, đem sắc lấy nước
uống trong ngày.

Nguồn: Images
Dừa tươi: Uống nước dừa tươi mỗi ngày 1 lít - 2 lít,
có thể pha thêm chút muối ăn. Bài thuốc này có tác
dụng chống rối loạn nước và điện giải hay gặp trong
cảm cúm. Ngoài ra, hằng ngày có tác dụng điều trị
chứng viêm nhiệt, háo khát, mồ hôi ra nhiều, nước
tiểu ít và đỏ.

Quả lê: Theo tài liệu cổ, quả lê có vị ngọt, hơi chua,
tính lạnh, không độc, vào các kinh phế, vị. Có công
dụng nhuận phổi, tiêu đờm, giáng hỏa

Lê tươi 100 g cắt vụn, cho nước vào nấu nhừ, vắt bỏ
bã, nước đem cô đặc thành cao lỏng, thêm một ít
đường phèn vào trộn đều cho đủ ngọt, chia làm 3 - 4
lần uống trong ngày sẽ mau khỏi ho.

Lê tươi 1-2 quả, gọt vỏ, muối ăn 9 g (một nhúm nhỏ),
cho thêm 1 lít nước lọc, xay thành nước sinh tố, cho
bệnh nhân uống ngày 1-2 lít nước trên. Bài thuốc có
tác dụng chống rối loạn điện giải, dùng cho người
bệnh cảm sốt. Nếu sốt cao không ra mồ hôi thì nên
uống nóng. Nếu ra nhiều mồ hôi nên uống lạnh


×