Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Tài liệu Mẹo chữa cảm cúm bằng cây bạc hà ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (154.7 KB, 5 trang )

Mẹo chữa cảm cúm bằng cây bạc hà

Bạc hà, tinh dầu bạc hà và menthol là những dược liệu quý được dùng để
chế biến những thuốc chữa cảm cúm, ho sốt
Bạc hà là một cây thuốc quý, cả Đông y và Tây y đều dùng. Ngoài việc
dùng trực tiếp cây bạc hà, người ta còn cất tinh dầu bạc hà làm thuốc sát khuẩn,
xoa bóp nơi sưng đau (như khớp xương), xoa vào thái dương khi nhức đầu
Bộ phận được dùng làm thuốc là toàn cây, thân mang lá và hoa, tốt nhất là
lúc hoa nở. Về thành phần hoá học, hoạt chất chính của bạc hà là tinh dầu gồm từ
50 - 80% menthol.
Bạc hà, tinh dầu bạc hà và menthol là những dược liệu quý được dùng để
chế biến những thuốc chữa cảm cúm, ho sốt
Cách sử dụng bạc hà trong nhân dân ta rất đơn giản và thường dùng kết hợp
với một số vị thuốc khác.
- Chữa cảm cúm, sốt, nhức đầu: lấy 20g toàn cây bạc hà nấu nước xông với
lá chanh, lá bưởi, lá tre, sả, hương nhu, cúc tần, mỗi thứ 30g và 3 nhánh tỏi đập
giập.
- Thuốc uống chữa cảm mạo, nhức đầu, ngạt mũi: lá bạc hà 5g, kinh giới
5g, phòng phong 5g, bạch chỉ 4g, hành hoa 5g. Cho các vị vào ấm, đổ 500ml nước
sôi hãm trong 30 phút, uống lúc thuốc còn nóng.
- Chữa kém ăn, ăn không tiêu, nôn, đau bụng, tiêu chảy: lấy 5 - 10g lá bạc
hà, pha với 300 - 500ml nước sôi, cách 2 - 3 giờ uống một lần.
Tinh dầu bạc hà và menthol bôi tại chỗ gây cảm giác mát và tê, đồng thời
có tác dụng sát khuẩn nên thường được dùng trong một số trường hợp đau dây
thần kinh và ngứa trong một số bệnh ngoài da.
Tuy nhiên, cần chú ý là bôi chất này vào mũi hay cổ họng trẻ nhỏ có thể
gây hiện tượng ức chế nguy hiểm. Do đó, không nên bôi tinh dầu bạc hà hoặc các
loại dầu xoa, cao xoa có bạc hà cho trẻ em dưới 5 tuổi và tuyệt đối không được
dùng cho trẻ mới sinh.

Bài thuốc chữa sốt xuất huyết



Trong những tuần qua, tình hình bệnh sốt xuất huyết gia tăng, bài viết dưới
đây đề cập bệnh ở khía cạnh y học cổ truyền.

Theo y học cổ truyền, sốt xuất huyết được chia làm 3 thời kỳ: thời kỳ sốt
cao, có chảy máu - sốt cao, đau mình, đau lưng, nhức ở mắt, mặt đỏ, lưng và tay
chân có chấm xuất huyết, chảy máu cam, miệng khát, có khi nôn mửa, có hạch ở
nách, khuỷu tay, bẹn Phương pháp chữa: thanh nhiệt giải độc, tả hỏa, cầm máu.
Bài thuốc: lá tre 20g, cỏ nhọ nồi 16g, hạ khô thảo 20g, trắc bá diệp 16g, rễ cỏ
gianh 16g.

Thời kỳ huyết áp tụt: đang sốt cao, hoặc sốt có giảm đột nhiên nhiệt độ hạ
thấp, huyết áp tụt, mạch nhanh, người mệt mỏi, vã mồ hôi, vật vã. Phương pháp
chữa: bổ khí sinh tân dịch. Bài thuốc: huyết áp hạ dùng bài: bạch truật 20g, mạch
môn 12g, đảng sâm 20g, thục địa 12g. Nếu huyết áp hạ nhiều, dùng bài: nhân sâm
8g, mẫu lệ nung 20g, ngũ vị tử 8g, phụ tử chế 12g, mạch môn 8g, thục địa 16g,
long cốt 20g.

Thời kỳ hồi phục: thời kỳ này chủ yếu là nghỉ ngơi ăn uống. Nếu dùng
thuốc thì dùng các thuốc bổ khí: đảng sâm 12g, hoài sơn 12g, bạch truật 12g, sa
sâm 12g, mạch môn 12g, huyền sâm 12g, cam thảo 6g.

Các bài thuốc trên cho 500 ml nước sắc kỹ chắt lấy 150 ml nước thuốc, chia
3 lần uống trong ngày.

×