Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Uống cà phê, lợi và hại, bao nhiêu thì vừa? (Kỳ 2) potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (198.21 KB, 5 trang )

Uống cà phê, lợi và hại, bao
nhiêu thì vừa?
(Kỳ 2)

Cà phê và bệnh tim mạch, tiểu đường.
Nghiên cứu của trường Đại học Oklahoma đã cho biết uống từ 4 đến 5 ly cà
phê mỗi ngày có thể làm tăng huyết áp ở những người có nguy cơ cao. Một khảo
sát khác trước đó cũng cho biết những người thường dùng trên 1 ly cà phê mỗi
ngày tăng gấp đôi nguy cơ bệnh tim và đột quỵ so với người không dùng cà phê
(U.S. Pharmacist 14,6:28). Nói chung, cà phê có thể tạm thời gia tăng những đáp
ứng stress, tăng nhịp tim, tăng áp huyết. Đối với người khoẻ mạnh, các chỉ số sẽ
trở lại bình thường. Tuy nhiên, đối với người có nguy cơ cao hoặc đang bị cao
huyết áp, việc lập đi lập lại nầy dễ dẫn dến bệnh tật.
Đối với bệnh tiểu đường, từng có một nghiên cứu được phổ biến chính thức
trên tờ the Annals of Internal Medicine cho biết uống nhiều cà phê có thể làm
giảm nguy cơ bệnh ĐTĐ ở những đối tượng khoẻ mạnh, không mắc bệnh ung thư,
tiểu đường, tim mạch. Tuy nhiên, ở những người đái tháo đường (ĐTĐ) loại 2,
một nghiên cứu mới nhất của trường Đại học Duke đã xác định loại thức uống nầy
có tác dụng làm tăng mức đường huyết sau khi ăn khoảng 8% so với ngày họ
không dùng cà phê. Trên thực tế, hạt cà phê có 1 tỷ lệ nhất định một số chất
khoáng như Mg, Ca, K và những hợp chất chống oxy hoá hữu ích. Tuy nhiên,
những lợi ích nhỏ và trên cơ sở dài hạn của những vi chất không bù trừ nổi với
những cái hại lớn hơn và đôi khi tức thì của caffeine trong cà phê. Do đó có thể
nói những hợp chất chống oxy hoá trong hạt cà phê có tác dụng tốt cho việc phòng
ngừa ung thư, tim mạch hoặc tiểu đường nhưng không thể nói uống nhiều cà phê
giúp phòng ngừa những căn bệnh nầy.
Cà phê giúp chữa mất trí nhớ?
Đặc biệt, mới đây một nghiên cứu của các nhà khoa học trường Đại học
Nam Florida đã cho thấy cà phê có khả năng cải thiện đáng kể những triệu chứng
của bệnh Alkzheimer’s, loại bệnh mất trí nhớ hay xảy ra ở người già. Nghiên cứu
trên những con chuột thí nghiệm được chuyển đổi gen để gây ra bệnh


Alkzheimer’s đã cho thấy liều tương đương với 5 cốc cà phê mỗi ngày trong thời
gian 2 tháng làm giảm đáng kể các triệu chứng của căn bệnh nầy. Kháo sát cho
biết chuột bệnh không chỉ đã đáp ứng tốt hơn với những trắc nghiệm về trí nhớ, sự
suy nghỉ mà còn giảm đến 50% những mãng bám beta myloid, loại protein đặc
trưng thường xuất hiện và phá huỷ tế bào thần kinh trong não người bệnh.
Trước đó, một nghiên cứu phối hợp của các nhà khoa học trường Đại học
Kuopio, Phần Lan, Viện Karolinski ở Stockholm, Thuỵ Điển và Viện Sức Khoẻ
Quốc Gia Phần Lan cũng cho biết những người trung niên thường dùng cà phê với
lượng “trung bình” từ 3 đến 5 ly mỗi ngày có thể làm giảm nguy cơ bị bệnh suy
giảm trí nhớ ở tuổi già.
Điều dễ nhận thấy trong cả 2 nghiên cứu trên là lượng cà phê đủ để tạo ra
tác dụng ngăn chận suy giảm trí nhớ vẫn được xem là quá cao nên không thể chấp
nhận được đối với các đối tượng có thần kinh dễ bị kích thích, cao huyết áp, mất
ngủ.
Cà phê có gây vô sinh?
Có nghiên cứu cho biết phụ nữ dùng trên 300mg coffeine mỗi ngày giảm
phân nửa khả năng thụ thai so với người không dùng cà phê. Đối với các sản phụ,
dùng đến 4 hay 5 ly cà phê mỗi ngày có thể gia tăng nguy cơ sẩy thai. Do đó, cơ
quan kiểm soát thực phẩm Anh quốc khuyên phụ nữ không nên dùng quá 200mg
coffeine mỗi ngày. Ngoài ra, dùng nhiều cà phê làm tăng tính acid trong cơ thể,
tăng khả năng bị stress, làm giảm sự hấp thu một số chất khoáng như sắt, Ca, K,
Mg và làm hao hụt nhiều sinh tố như các sinh tố nhóm B, sinh tố C nên không có
lợi cho sản phụ và sự phát triển của thai nhi. Tuy nhiên, bạn có thể an tâm nếu chỉ
dùng 1 hoặc 2 ly cà phê mỗi ngày.
Cà phê có gây nghiện?
Cà phê là một chất kích thích nên có thể gây nghiện là điều dễ hiểu. Ở
những người chỉ dùng 1 ly cà phê mỗi ngày vào những thời điểm nhất định. Khi
đến “cử” đó mà không có cà phê, không chỉ là nhớ nhớ mà bạn sẽ dễ cảm thấy uể
oải, ngáy dài ngáp vắn. Tuy nhiên, chỉ như vậy vẫn không xem là nghiện. Nghiện
cà phê là hội chứng bệnh lý ở những người có sự lệ thuộc vào cà phê để giữ được

sự bén nhạy bình thường về tâm lý khiến phải dùng cà phê hàng ngày với khuynh
hướng gia tăng liều lượng. Hội chứng nầy có thể bao gồm hàng loạt những rối
loạn như căng thẳng, lo sợ, tim đập nhanh, mệt mõi, mất ngủ, bất lực, rối loạn kinh
nguyết, cao huyết áp, loét dạ dày. . . Chưa kể đến lượng đường hoặc những hoá
chất hương liệu kèm theo cà phê, việc dùng thường xuyên với liều cao chất kích
thích nầy sẽ gây nhiều tác hại. Trong quyển Staying Healthy with Nutrition, Tiến
sĩ Elson Haas khuyên những đối tượng nầy nên tìm cách giảm dần lượng cà phê
dùng hàng ngày bằng cách uống thêm nhiều nước cốt rau quả và năng vận động.
Những biện pháp nầy vừa giúp giải độc, tăng tính kiềm trong cơ thể lại có thể giúp
người bệnh dễ vượt qua các triệu chứng khó chịu của cơn nghiện.
Nói chung, cà phê là một thức uống phổ thông, ưa dùng. Do đó, không nhất
thiết phải kiêng cữ hẳn. Tuy nhiên không nên uống quá 2 ly cà phê mỗi ngày. Có
thể uống lúc sáng sớm hoặc uống trước khi tập thể dục. Không nên uống liền trước
khi vào phòng thi hoặc đi phỏng vấn. Không nên uống liền sau khi ăn để không
ảnh hưởng xấu đến sự tiêu hoá. Không uống sau 2 giờ chiều để tránh làm rối loạn
giấc ngủ. Những người dễ bị căng thẳng, phụ nữ ở giai đoạn tiền mãn kinh, người
cao huyết áp, đái tháo đường nên chọn dùng loại cà phê đã rút bỏ caffeine.

×