Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

Các trào lưu nghệ thuật - Phần 5 ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (458.71 KB, 13 trang )

Các trào lưu nghệ thuật, từ Trừu Tượng Động Thái
tới Ngôn Ngữ Và Ý Niệm (5)
Các điêu khắc gia Mỹ trưởng thành trong khoảng thập kỷ 30 và 40 đã thử
nghiệm những hình thể trong không gian theo một phong cách thích hợp với thời
đại mới. Isamu Noguchi, có lẽ là điêu khắc gia Mỹ tuyệt vời nhất, có khả năng
liên kết những cảm thức hình thể kiểu Brancussi cùng những di sản phương Đông
của bản thân và sau hết, hướng toàn bộ nội lực vào việc sáng tạo ra những khu vực
( sites ) điêu khắc mới mẻ. Những điêu khắc gia khác lại tiếp nhận các ý niệm và
kỹ thuật của truyền thống lập thể cấu trúc. Đã chấm dứt những tập quán cũ xưa
của việc, hoặc là đổ tượng bằng đất sét hay thạch cao, hoặc là khắc chạm lên đá
hay gỗ, các tân điêu khắc gia này có khả năng sử dụng những kỹ thuật hàn nối để
thiết lập nên các không gian mở


Isamu Noguchi sculpture
at Volunteer Park.


Isamu Noguchi, Globular

Isamu Noguchi , Secret


Isamu Noguchi, "Great Rock of Inner Seeking

Isamu Noguchi, Sun at Noon
Làm việc trực tiếp với sắt thép, Ibram Lassaw, David Smith,David Hare,
Theodore Rozak, Herbert Ferber, Seymour Lipton, Richard Lippold và
những người khác nữa đã tạo nên loại điêu khắc mà trong đó,không gian – cái
rỗng– đã trở nên một nguyên tố quan yếu nhất của hình thể.




Ibram Lassaw, The Hyades


David Hare, untitled


Herbert Ferber, Calligraph Gee III


Seymour Lipton, Arctic Bird


Richard Lippord, Bird of Paradise #3



Trong số những nhà tiên phong, David Smith (1906 – 1965) có lẽ là người
mang lại những đóng góp quan trọng nhất. Sinh tại Indiana và khởi đầu được đào
tạo thành họa sỹ, cả về quan hệ cá nhân lẫn cương lĩnh làm việc của Smith đều rất
gần gũi với các nghệ sỹ biểu hiện trừu tựơng. Giống như nhiều người trong số họ,
ông chịu ảnh hưởng sâu sắc bởi nghệ thuật tiền phong châu Âu và sau hết cũng đã
có khả năng liên kết những sáng tạo nơi cấu trúc nối ghép kiểu Picasso và Julio
González với công nghệ Mỹ. Smith đã tạo nên loạt tác phẩm với các hình thái và
nội dung càng ngày càng trở nên trừu tượng và phổ quát (universal). Các điêu
khắc của ông, từ việc sử dụng thép để tạo nên những hình ký tự rỗng cho tới chuỗi
phát triển những dạng thể kỷ hà nguyên khối, chính là những ẩn dụ thi vị và mạnh
mẽ về ngôn ngữ bản địa Mỹ trong kỷ nguyên công nghiệp.
Smith đã viết bằng một ngôn ngữ mạnh mẽ của thời đại mình, than tiếc cho

dạng cảm thức tự do kiểu Whitman, và vinh danh cả hai khía cạnh trí tuệ lẫn nhục
cảm. Ông cũng tuyên xướng về tính bất khả đoán của tác phẩm sau cuối, là một
chất lượng chỉ có thể được duy trì bằng một tiến trình làm việc luỵ vào sự ngẫu
nhiên



David Smith, Sculpture



David Smith, Zig II


David Smith, Gondola II



Vào cuối thập kỷ 40, Louis Bourgeois ( sinh năm 1911), người khởi
nghiệp như một họa sỹ tại Paris tuy nhiên sau đó trở thành điêu khắc gia tại New
York, đã tạo nên các tác phẩm gỗ, dù trừu tượng, song vẫn có khuynh hướng biểu
hình. Với trí tưởng tượng cao độ, Bourgeois đã sử dụng vô số chất liệu đa dạng
như gỗ, cẩm thạch, thạch cao, đồng cao su, và nhựa dẻo. Rất nhiều vật thể trông
khó hiểu của bà, về bản chất, có tính tự truyện, và bản năng giới tính đực, cái cũng
là một chủ đề lớn của Bourgeois. Vào năm 1988, Bourgeois đã nhận lời cho một
cuộc phỏng vần dài với phê bình gia nổi tiếng Donald Kuspit, trong đó, nữ nghệ sỹ
đã trao đổi về phương pháp làm việc, những mối quan tâm mỹ học và các suy tư
về phong trào nữ quyền.



Louise Bourgeois, Janus Fleuri

×