Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

Đề tài " Xây dựng chiến lược marketing công ty cổ phần thủy sản Đà Nẵng " pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (562.24 KB, 23 trang )

Báo cáo nghiên cứu thị trường GVHD: cô Duy Linh
ĐỀ TÀI
Xây dựng chiến lược marketing công ty cổ
phần thủy sản Đà Nẵng
Giáo viên hướng dẫn :
Sinh viên thực hiện :
SVTH: Hoài Thư 08KT1I

Trang 1
Báo cáo nghiên cứu thị trường GVHD: cô Duy Linh
SVTH: Hoài Thư 08KT1I
Trang 2
Báo cáo nghiên cứu thị trường GVHD: cô Duy Linh
SVTH: Hoài Thư 08KT1I
Trang 3
Báo cáo nghiên cứu thị trường GVHD: cô Duy Linh
LỜI MỞ ĐẦU
Nền kinh tế Việt Nam sau hơn 10 năm đổi mới đã có những
thay đổi đáng kể, đạt được nhiều thành tưu nổi bật. Nhiều công trình
quan trọng của nền kinh tế đã được triển khai và hoàn thành góp
phần tăng năng lực sản xuất của nhiều ngành kinh tế. Riêng đối với
ngành Thuỷ sản, một ngành xuất phát từ Nghề cá Nhân dân trải qua
một thời gian dài khó khăn, trong những năm đổi mới cũng đã tìm ra
hướng đi thích hợp và chuyển mình đứng dậy. Ngành Thuỷ sản là
một trong những ngành đầu tiên được Nhà nước cho phép áp dụng
mô hình “tự cân đối, tự trang trải “ được phép xuất khẩu tự do sản
phẩm đi mọi thị trường, được sử dụng ngoại tệ từ xuất khẩu và lấy lãi
từ khâu nhập khẩu bù cho lỗ của xuất khẩu, nhờ đó đã có những
chuyển biến sôi động, ngành thuỷ sản không ngừng tăng trưởng,
phát triển có hiệu quả và được mở rộng theo con đường hiện đại hoá
phù hợp với điều kiện của nước ta. Nhịp dộ tăng trưởng trung bình


của ngành thuỷ sản hành năm là 7%. Với những kiến thức thu được
trong quá trình học tập và trong thời gian tìm hiểu tại Công ty cổ phần
thuỷ sản Đà Nẵng nên em nêu một số nhận định của em về công ty.
Em xin chân thành cảm ơn
công ty và cô đã giúp đỡ em
hoàn thành bài báo cáo này
SV: Nguyễn Thị Hoài Thư
Lớp: 08KT1I
SVTH: Hoài Thư 08KT1I
Trang 4
Báo cáo nghiên cứu thị trường GVHD: cô Duy Linh
NỘI DUNG
I. Bảng tóm tắt cho lãnh đạo:
 Điểm mạnh: Seafish là được thiên nhiên ưu đãi về nguồn
nguyên liệu. Hiện tại, hai nhà máy chúng tôi đang hoạt động trên diện
tích hơn 25000m2., toạ lạc ngay cạnh Sông Hàn và gần đường cao
tốc, rất tiện lợi cho việc vận chuyển nguyên liệu và thành phẩm.
Có đội ngũ nhân viên hoạt động trong nghề lâu năm, trình độ tay
nghề cao.
 Điểm yếu: Hoạt động marketing còn yếu, chưa phát triển mạnh
mẽ. chưa có đội ngũ chuyên nghiên cứu thị trường nên chưa biết rõ
nhu cầu của từng khách hàng.
Sản phẩm chưa đa dạng, phong phú. Cơ cấu ngành chưa phù
hợp
 Cơ hội: Được sự ủng hộ từ các chính sách của Thành Phố Đà
Nẵng cũng như gói kích cầu của Đảng và nhà nước.
Nhu cầu về thủy sản của thế giới gia tăng. Tiếp thu công nghệ, kỹ
thuật hiện đại, hợp tác, thu hút đầu tư, tìm kiếm, mở rộng thị trường.
Bệnh dịch trên gia súc, gia cầm nên đây là cơ hội lớn phất triển
ngành thuỷ sản.

 Đe doạ: Rào cản thương mại, sự đòi hỏi về chất lượng và vệ
sinh An Toàn Thực Phẩm. Thị hiếu khác biệt ớ các nước nhập khẩu,
Ô nhiễm môi trường, nguồn nguyên liệu khan hiếm. Cạnh tranh gay
gắt từ các đối thủ.
 Kết quả nghiên cứu thị trường: cho thấy về số liệu sơ cấp thì
tương đối chứ chưa thật sự chính xác vì có một số ít người đánh giá
theo cảm tính. Về số liệu thứ cấp Tham khảo dữ liệu từ sách báo,
các website, tạp chí thương mại
 Đề xuất cho công ty: (của tác giả)
Công ty cần vạch rõ hơn hoạt động marketing cụ thể:
- Sản phẩm đa dạng hơn, thay đổi mẫu mã để có sự khác biệt
hơn so với đối thủ cạnh tranh
- Khẳng định thương hiệu bằng cách là đánh giá cao hơn đối thủ
- Đánh mạnh vào thị trường tiềm năng như thị trường Đông Âu.
Nam Mỹ để làm thị trường mục tiêu cho những năm tới
SVTH: Hoài Thư 08KT1I
Trang 5
Báo cáo nghiên cứu thị trường GVHD: cô Duy Linh
II. Phương pháp luận:
- Mục tiêu nghiên cứu: giúp công ty hoạch định được kế hoạch
marketing trong giai đoạn sắp tới, làm cho công ty có cái nhìn toàn
diện hơn về công tác marketing. Bên cạnh đó, việc hoạch định kế
hoạch marketing sẽ giúp công ty xác định những việc cần làm trong
giai đoạn sắp tới để từ đó khai thác những mặt tốt và khắc phục
những mặt chưa tốt trong hoạt động marketing của công ty. Giúp
công ty có chỗ đứng trên thị trường.
- Phân tích dữ liệu thu thập từ nội bộ công ty cổ phần thuỷ sản Đà
nẵng.
- Từ internet, báo đài, tạp chí thương mại….
- Lý luận tác giả và hoạt động Marketing của công ty

- Dựa vào thu thập dữ liệu từ Bảng Câu Hỏi
+ Kế hoạch hành động
Thời gian thực hiện: ngày 27/8/2010 – 30/8/2010
Chi tiết công việc: Phát phiếu điều tra có bao nhiêu khách hàng đang
sử dụng sản phẩm của công ty. Qua đó nhận xét ý kiến của Khách
hàng về sản phẩm của công ty
Số lượng người tham gia: 100 người
Số phiếu phát ra: 100 phiếu
Địa điểm: Quận Sơn Trà
+ Bảng câu hỏi ( phụ lục)
III. Kết quả nghiên cứu:
1. Giới thiệu sơ lược về công ty:
Tên : CÔNG TY CỔ PHẦN THUỶ SẢN ĐÀ NẴNG
Tên giao dịch : SEAFISH CORPORATION
Địa chỉ : Khối Nại Hưng, Phường Nại Hiên Đông, Q. Sơn Trà, TP. Đà
Nẵng
Số điện thoại : 84.511. 3916664/3916665
Email :
Fax : 84.511. 3831493
Giám đốc : Ông Trần Hữu Hậu - Chủ tịch HĐQT
Website:
Trụ sở 2 : văn phòng đại diện tại TP Hồ Chí Minh
Địa chỉ : 240 Đường Nguyễn Thái Bình, Phường 12, Quận Tân Bình,
TP. Hồ Chí Minh
Điện thoại : (+84.8) 39 481 959 - 9 481 939 Fax: (+84.8) 39 481 863
SVTH: Hoài Thư 08KT1I
Trang 6
Báo cáo nghiên cứu thị trường GVHD: cô Duy Linh
 Lịch sử hình thành và phát triển:
Được thành lập năm 1977, Seafish không ngừng mở rộng và phát

triển để trở thành một trong những công ty dẫn đầu trong lĩnh vực
sản xuất và xuất khẩu Thuỷ sản.
Seafish xem việc mang lại các giá trị tốt nhất cho khách hàng ,
đảm bảo quyền lợi của đối tác, mang lại cuộc sống tốt đẹp và niềm
tự hào của mỗi nhân viên, đóng góp cho xã hội làm động lực phát
triển. Lấy chữ “Tin”' làm phương châm hoạt động.Seafish cũng xác
định: hợp tác để phát triển là môi trường, là sức mạnh để tồn tại,
cạnh tranh lành mạnh và phát triển bền vững
 Ngành nghề kinh doanh: Khai thác, chế biến và xuất khẩu thuỷ
sản
Sản phẩm xuất khẩu: Cá, mực, tôm khô, đông lạnh.
Thị trường xuất khẩu: USA, Nhật Bản, Hong Kong, Canada, Đài
Loan, Úc, Trung Quốc.
Với phương châm" An Toàn, Bổ Dưỡng, Sạch Sẽ, Tiện Dụng" các
sản phẩm của chúng tôi sẽ mang đến cho Khách Hàng sự An Toàn
và Tiện Lợi.
2. Cơ cấu tổ chức bộ máy:
SVTH: Hoài Thư 08KT1I
Trang 7
Đại hội đồng
cổ đông
Hội đồng quản
trị
Ban kiểm soát
Tổng Giám
Đốc
Phó TGĐ kinh
doanh
Phó TGĐ điều
hành

Phòng
kinh
doanh
Ban
thu
mua
P.
Công
nghệ
P. Kỹ
thuật
P. Kế
toán
P. Tổ
chức
Ban
quản lý
dự án
Ban
điều
hành
Báo cáo nghiên cứu thị trường GVHD: cô Duy Linh
3. Hoạt động kinh doanh:
3.1 Tổng quan về ngành thuỷ sản:
Với đường bờ biển dài hơn 3.200 km; Việt Nam có vùng đặc
quyền kinh tế trên biển rộng hơn 1 triệu km2. Việt Nam cũng có vùng
mặt nước nội địa lớn rộng hơn 1,4 triệu ha nhờ hệ thống sông ngòi,
đầm phá dày đặc. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên thuận lợi giúp Việt
Nam có nhiều thế mạnh nổi trội để phát triển ngành công nghiệp thủy
sản. Từ lâu Việt Nam đã trở thành quốc gia sản xuất và xuất khẩu

thủy sản hàng đầu khu vực, cùng với Indonesia và Thái Lan. Xuất
khẩu thủy sản trở thành một trong những lĩnh vực quan trọng của
nền kinh tế.
Trong 11 tháng đầu năm 2009, mặc dù cuộc khủng hoảng kinh
tế toàn cầu đã kết thúc cách đây ít tháng, tuy nhiên tác động của nó
vẫn còn âm ỉ trong các nền kinh tế thế giới, nhất là các nền kinh tế
lớn như Mỹ, Nhật Bản, và các nước Châu Âu. Đây cũng là những thị
trường nhập khẩu thủy sản lớn của Việt Nam. Ngoài ra, một số thị
trường cũng đưa ra những quy định khắt khe hơn về về nguồn gốc
và chất lượng các sản phẩm nhập khẩu. Kết quả là trong 11 tháng
đầu năm, xuất khẩu thủy sản giảm 8,2% so với cùng kỳ năm
ngoái. Ngoài nguyên nhân từ sự sụt giảm nhu cầu từ các nước nhập
khẩu chính, nguyên nhân một phần cũng xuất phát ngay chính từ
hoạt động của ngành thủy sản Việt Nam như nguồn nguyên liệu chế
biến không ổn định, tình hình sản xuất và khai thác không thuận lợi.
Theo số liệu thống kê, 11 tháng đầu năm 2009, kim ngạch XK
thủy sản đạt 3.928 triệu đôla, bằng 93,8% so với cùng kỳ năm ngoái;
chiếm 7,6% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước.
SVTH: Hoài Thư 08KT1I
Trang 8
Báo cáo nghiên cứu thị trường GVHD: cô Duy Linh
Giá trị xuất khẩu thuỷ sản ( tỷ USD )
Năm 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009
 Nhận xét: Trong 10 năm trở lại đây Thủy sản Việt Nam có tốc độ
tăng trưởng xuất khẩu nhanh nhất thế giới, đạt 18%/năm. Giá trị
xuất khẩu tăng từ 2.02 tỷ USD năm 2002 lên 4.6 tỷ USD năm
2008 và đỉnh điểm là năm 2008. Nhưng năm kết thúc năm 2009 thì
chỉ đạt được 4,25 tỷ USD giảm 1.6% về lượng và 5.7% về giá trị so
với năm 2008
3.2 Về cơ cấu thị trường xuất khẩu:

Việt Nam xuất khẩu sang khoảng 155 thị trường trên thế
giới, trong đó ba thị trường chính là EU, Mỹ và Nhật Bản, chiếm
khoảng 60,6% kim ngạch xuất khẩu. EU chiếm khoảng 26% thị
phần hàng xuất khẩu của Việt Nam, Nhật Bản và Mỹ chiếm khoảng
17,8% và 16,9%. Tuy vậy, so với cùng kỳ năm ngoái, xuất khẩu sang
EU đã giảm 1,7% về khối lượng và 6,7% về giá trị. Trong những năm
gần đây, EU đã thay thế thị trường Mỹ và Nhật trở thành thị
trường có thị phần xuất khẩu hàng đầu của Việt Nam.
Xuất khẩu sang Nhật Bản giảm 21,2% về khối lượng và
12,3% về giá trị. Trong những năm gần đây, Việt Nam phải chịu áp
lực cạnh tranh từ các nước như Indonesia, Thái Lan, Trung Quốc,
Hàn Quốc vào thị trường này. Trong khi đó, nhà nhập khẩu Nhật
ngày càng đòi hỏi khắt khe hơn về tiêu chuẩn chất lượng và vệ sinh
an toàn thực phẩm.Hiện nay, việc kiểm tra 100% được áp dụng với
SVTH: Hoài Thư 08KT1I
Trang 9
Báo cáo nghiên cứu thị trường GVHD: cô Duy Linh
tất cả các lô hàng nhập khẩu từ Việt Nam. Tôm là mặt hàng chính
được xuất khẩu vào nước này. Hiện tại, Việt Nam đang đàm phán
với phía Nhật Bản. Sắp tới, nhiều khả năng, Nhật Bản sẽ áp dụng
mức thuế 0% đối với các sản phẩm tôm của Việt Nam.
Xuất khẩu sang Mỹ tình hình có khả quan hơn. 9 tháng đầu năm,
thị trường này suy giảm 3,2% về giá trị, tuy nhiên vẫn tăng
14,7% về khối lượng. Điểm gây khó khăn với việc nhập khẩu vào thị
trường này là biện pháp bảo hộ sản xuất nội địa, với việc áp dụng
mức thuế chống phá giá cao cho các sản phẩm nhập khẩu chính của
Việt Nam vào Mỹ như cá tra, cá basa, tôm.
Trong khi các thị trường chính tình hinh xuất khẩu có phần
ảm đạm thì tại thị trường các nước khác như Trung Quốc, Hàn
Quốc, Asean, Canada có phần khả quan. 9 tháng đầu năm, XK

sang Trung Quốc tăng 17% cả về khối lượng và giá trị. Các thị
trường này đều đạt giá trị xuất khẩu hơn 50 triệu đôla.
Cơ cấu thị trường năm 2008 so với năm 2007
Nhật EU Mỹ Châu Các
Á nước khác
 Nhận xét: Thị trường xuất khẩu thủy sản năm 2008 có sự thay đổi
so với năm 2007 tuy nhiên EU, Nhật Bản, Mỹ vẫn là thị trường
chính của xuất khẩu thủy sản Việt Nam. Nhật Bản chiếm 18.4%
giảm 6.7% so với năm 2007. EU chiếm 25.4% tăng 3.8% so với năm
2007, Mỹ 16.5% giảm 3.3% so với năm 2007, các nước Châu Á (trừ
Nhật Bản và ASEAN) 8.8% giảm 5.9% so với năm 2007, còn lại là
SVTH: Hoài Thư 08KT1I
Trang 10
Báo cáo nghiên cứu thị trường GVHD: cô Duy Linh
các thị trường khác. Nhìn chung các thị trường chính có phần giảm
hơn so với các thị trưòng khác.
Kim ngạch xuất khẩu 9M09 theo thị trường
 Nhận xét: Năm 2009 thì các thị trường Nhật và Mỹ giảm, trong khi
đó thì thị trường Hàn Quốc đang phát triển mạnh.
3.3 Về chủng loại thủy sản xuất khẩu:
Trong tháng 9 đầu năm 2009, kim ngạch xuất khẩu thủy hải
sản đạt 3.04 tỷ USD (sản lượng 873.5 ngàn tấn). Tôm và cá tra
tiếp tục là nhóm sản phẩm chính trong cơ cấu sản phẩm xuất
khẩu. Cơ cấu sản phẩm ngày càng đa dạng với hơn 85 sản phẩm
được chế biến từ tôm, cá tra, cá basa, cá ngừ, mực…
Trong 6 tháng/2010, lượng xuất khẩu cá các loại đạt gần
449 nghìn tấn, kim ngạch đạt hơn 1 tỷ USD, tăng 18,9% về lượng
và 16,4% về trị giá so với cùng kỳ năm 2009. Chiếm 66% kim
ngạch xuất khẩu cá các loại trong 6 tháng/2010 là nhóm hàng cá tra,
basa với lượng xuất khẩu đạt hơn 304 nghìn tấn, tăng 12,3%, trị giá

đạt 653 triệu USD, tăng 6% so với 6 tháng/2009. Tiếp theo là cá ngừ
đạt hơn 41 nghìn tấn, tăng 66%, trị giá hơn 155 triệu USD, tăng
83,7%; cá khô: 17,2 nghìn tấn, tăng 61,2% với trị giá là 36,2 triệu
USD, giảm 6,3%; cá loại khác: 86,2 nghìn tấn, trị giá gần 229 triệu
USD, tăng 21% về lượng và tăng 24,8% về trị giá so với 6
tháng/2009.
Lượng xuất khẩu tôm trong 6 tháng/2010 đạt 87,2 nghìn
tấn với trị giá hơn 718 triệu USD, tăng 19,2% về lượng và 19,6%
SVTH: Hoài Thư 08KT1I
Trang 11
Báo cáo nghiên cứu thị trường GVHD: cô Duy Linh
về trị giá so với cùng kỳ năm 2009. Trong đó, lượng xuất khẩu tôm
sú đạt 48,7 nghìn tấn, tăng 93,5%, trị giá đạt 467 triệu USD, tăng
97,5%; tôm chân trắng đạt 22,5 nghìn tấn, tăng 89%, trị giá hơn 144
triệu USD, tăng 96%; tôm loại khác đạt gần 16 nghìn tấn với trị giá là
107 triệu USD, giảm 55,7% về lượng và 63,1% về trị giá so với 6
tháng/2009.
Ngoài ra, lượng xuất khẩu thuỷ sản loại khác trong 6
tháng/2010 đạt gần 20,2 nghìn tấn với trị giá đạt 82,6 triệu USD,
giảm 26,6% về lượng và giảm 16% về trị giá so với cùng kỳ năm
2009. Trong đó, xuất khẩu cua, ghẹ các loại đạt 5,2 nghìn tấn với trị
giá gần 38 triệu USD, tăng 9,2% về lượng và giảm 13,6% về trị giá
so với 6 tháng đầu năm 2009
Kim ngạch xuất khẩu 9M09 theo sản phẩm
 Nhận xét: Năm 2009, tôm là sản phẩm thủy sản xuất khẩu chủ lực
chiếm 37.90% giá trị thuỷ sản xuất khẩu; cá tra, basa chiếm 32.40%,
còn lại là các sản phẩm thủy sản khác.
3.4 Đối thủ cạnh tranh:
Không đủ tiền tích trữ nguyên liệu lại phải cạnh tranh thu mua
với thương gia Trung Quốc, các DN thủy sản miền Trung sẽ gặp khó

khăn duy trì sản xuất.
Theo Hiệp hội chế biến và xuất khẩu Thủy sản Vasep, trong
thời gian tới các doanh nghiệp thủy sản sẽ phải đối mặt với tình trạng
SVTH: Hoài Thư 08KT1I
Trang 12
Báo cáo nghiên cứu thị trường GVHD: cô Duy Linh
thiếu nguyên liệu vì các doanh nghiệp Trung Quốc đổ xô sang Việt
Nam mua gom tôm thẻ chân trắng, khiến các nhà máy thủy sản ở
miền Trung, nơi thường dùng nguyên liệu tôm thẻ chân trắng khó
cạnh tranh lại.
Mô hình SWOT kết hợp
SWOT Những điểm mạnh
(Strengths)
Những điểm yếu
(Weaknesses)
Những cơ hội
(Opportunities)
- Kêu gọi đầu tư, mở
rộng hợp tác, nhập
phương tiện và công
nghệ.
- Từng bước CNH,
HĐH, mở rộng qui mô
và diện tích sản xuất.
- Rút ngắn các kênh
phân phối. Tăng
cường vai trò của
Nhà nước.
- Mở rộng sản xuất,
tạo ra cơ hội việc làm

tăng thu nhập cho
người dân
- Đầu tư có trọng
điểm
- Đào tạo nhân lực,
tăng cường công tác
khuyến ngư, hiện đại
hóa phương tiện.
- Tăng cường xúc
tiến thương mại.
- Đầu tư công nghệ
mới.
Những đe dọa
(Threats)
- Nâng cao hiệu quả
hoạt động của thị
trường.
- Hợp đồng bao tiêu
sản phẩm
- Đa dạng sản phẩm
xuất khẩu khai thác
thế mạnh đặc thù.
- Tăng cường tiếp thị,
nắm bắt thị hiếu
khách hàng,
- Cải tiến công tác
quảng cáo khuyến
mãi .
- Thực hiện tốt cơ
chế quản lý về

thương mại, kiểm
dịch và vệ sinh ATTP.
- Thực hiện tốt các
chính sách, tiêu
chuẩn kỹ thuật.
- Nâng cao nhận thức
về môi trường và ý
thức VS.ATTP.
- Đầu tư cho công
nghệ thông tin, về thị
trường, luật quốc tế.
SVTH: Hoài Thư 08KT1I
Trang 13
Báo cáo nghiên cứu thị trường GVHD: cô Duy Linh
Ghi chú: Những chữ viết tắt trong ma trận SWOT là: 1-VS.ATTP: vệ
sinh an toàn thực phẩm; 2- CNH, HĐH: công nghiệp hóa, hiện đại
hóa;
 Qua bảng kết hợp mô hình SWOT trên ta thấy công ty còn rất
nhiều tìm năng chưa khai thác hết, chưa tận dụng hết cơ hội
sẵn có.
3.5 Đối tượng khách hàng:
Quá khứ: chủ yếu các thị trường lớn như USD, Nhật, Hong
Kong, Canada, Đài Loan, Úc, Trung Quốc.….
Hiện tại: tiếp tục phát triển các thị trường đang có.
Tiềm năng:
 Hiện nay, Thị trường Đông Âu có tốc độ tăng trưởng nhanh vì
là thị trường mới. Với cái giá hiện nay, mặt hàng này phục vụ cho 2
nhóm người: trung lưu và nhóm có thu nhập trung bình, thấp. Đặc
biệt ở Đông Âu, người dân chuộng ăn cá hơn ăn thịt. Đây là một thị
trường tiềm năng.

 Thị trường thứ hai có tiềm năng lớn là thị trường Nam Mỹ.
Gần đây, chính sách đối ngoại của Nhà nước đối với khu vực này có
thoáng hơn. Cụ thể, Braxin, Pêru, Chilê bắt đầu nhập cá, tôm từ Việt
Nam từ 2009. Đây là thị trường tiềm năng rất lớn do thị trường mới,
dân số đông. Braxin, Achentina, và Mexico dân số lớn gấp 3 lần của
Mỹ nhưng tỷ lệ người thu nhập thấp gấp 9 lần của Mỹ. Vì vậy với giá
cả hợp lý, cá tra Việt Nam có sức hấp dẫn tiêu thụ tại thị trường này.
 Tóm lại, theo xu hướng hiện nay thì công ty nên đánh
vào thị trường khối Đông Âu, Nam Mỹ dần tăng lên. Châu Phi là
thị trường mới, Tỷ trọng của khối EU sẽ giảm xuống và thị
trường châu Á không phát triển do Việt thị trường mới Tỷ trọng
của khối EU sẽ giảm xuống và thị trường châu Á không phát
triển do Việt Nam đã xâm nhập được trên 10 năm.
4. Hoạt động Marketing:
4.1 Chiến lược Marketing 4P
 Chiến lược sản phẩm (Product):
- Chủ yếu là mặt hàng tôm, mực, cá các loại đã qua sơ chế đóng
hộp. Ngoài ra thì còn chế biến thuỷ sản khô nên người tiêu dùng
thuận tiện trong việc chế biến thức ăn nhanh không cần qua sơ chế.
 Vì đa số người dân nước ngoài đều không có thời gian trong việc
bếp núc nên những thực phẩm sơ chế sẵn rất ưa thích.
- Người dùng có thể yên tâm về sản phẩm đông lạnh được chế biến
từ nguồn nguyên liệu sạch và được khử trùng qua các khâu.
SVTH: Hoài Thư 08KT1I
Trang 14
Báo cáo nghiên cứu thị trường GVHD: cô Duy Linh
 Vì công nghệ ngày càng phát triển nên hầu hết chế biến đều qua
quy trình khép kín.
- Sản phẩm tươi ngon, bổ dưỡng, an toàn, tiện dụng
- Cách hướng dẫn sử dụng sản phẩm, bảo quản thực phẩm trong tủ

lạnh.
 Vì đa số người khi mua về đều bỏ vào tủ lạnh không biết cách bảo
quản nên thành phần dinh dưỡng giảm xuống, và không biết cách sử
dụng nên ảnh hưỏng đến sức khoẻ
Các loại sản phẩm đông lạnh:


Cá thu cắt khúc Tôm sú Tôm tẩm bột
Tôm sushi Amaebi Cá hồi fillet
SVTH: Hoài Thư 08KT1I
Trang 15
Báo cáo nghiên cứu thị trường GVHD: cô Duy Linh

Chính sách giá (Price):
Bảng giá một số mặt hàng
Công ty thuỷ sản Đà Nẵng
Sản phẩm Size Giá
Tôm sú 20 – 25 con/kg 180.000 -
185.000 đ/kg
30 con/kg 150.000 – 160.000
đ/kg
40 con/kg 120.000 – 130.000
đ/kg
Cá hồi fillet Loại 300g 8,50 USD
Tôm sushi 21 – 25 12,20 USD/kg
Tôm sú P&D luộc để
đuôi
21 – 25 12,20 USD/kg
Tôm sushi Amaebi 50 con/túi 234.900 VNĐ/túi
Bảng giá của đối thủ

Công ty cổ phần thuỷ sản và thương mại Thuận Phước
Sản phẩm Size Giá
Tôm sú 20 – 25 con/kg 200.000 -
220.000 đ/kg
30 con/kg 1700.000 – 160.000
đ/kg
40 con/kg 150.000 – 130.000
đ/kg
Cá hồi fillet Loại 300g 9,0 USD
Tôm sushi 21 – 25 13,20 USD/kg
Tôm sú P&D luộc để
đuôi
21 – 25 13,20 USD/kg
Tôm sushi Amaebi 50 con/túi 250.900 VNĐ/túi
 Nhận xét: Giá của công ty đưa ra thấp hơn so với giá của đối thủ
từ 10.000 – 25.000đ/kg. Như vậy hiện tại công ty đang đưa ra chiến
lựơc giá thấp hơn so với đối thủ, nhắm vào đối tượng khách hàng có
thu nhập trung bình. Nếu tình hình như thế này thì liệu công ty có
chắc chắn rằng sản phẩm có chất lượng hay không?
SVTH: Hoài Thư 08KT1I
Trang 16
Báo cáo nghiên cứu thị trường GVHD: cô Duy Linh

Chiến lược phân phối (Place): Có một sự khác biệt rất lớn giữa
các sản phẩm đã có nhãn mác và nhãn hiệu riêng biệt. Tôm đã có
nhãn mác đặc biệt rất quan trọng trong phân khúc sản phẩm đông
lạnh và đã được chế biến. Các thương hiệu có thế mạnh trong nước
như tôm đông lạnh sẽ được mua nhiều trong các siêu thị, trong các
hệ thống cung ứng nhà hàng. Nói chung, các sản phẩm của các
quốc gia đang phát triển được bán ở các chuỗi hệ thống bán lẻ dưới

thương hiệu của các công ty và tập đoàn lớn.
Sơ đồ kênh phân phối của sản phẩm
 Nhận xét: Công ty hiện đang sử dụng nhiều kênh phân phối khác
nhau. Từ nhà khai thác

nhà chế biến

đi xuất khẩu, khách hàng.
Đây là kênh phân phối ngắn nhất giúp cho công ty tiết kiệm được chi
phí và hoạt động của thị trường càng hiệu quả hơn.
Ngoài ra công ty còn sử dụng kênh phân phối thông qua người
trung gian, địa lý

đến siêu thị

Khách hàng. Sử dụng kênh phân
phối này chi phí cao hơn mà lại không hiệu quả.
SVTH: Hoài Thư 08KT1I
Các đại lý,
Người bán sỉ
Người trung
gian
Trang 17
Người nuôi
trồng
44%
Người khai thác
56%
Nhà chế biến
Xuất khẩu

100%
Khách hàng Siêu thị,
Người bán lẻ
Báo cáo nghiên cứu thị trường GVHD: cô Duy Linh

Chính lược xúc tiến (Promotion):
- Duy trì sản xuất ổn định và kiểm soát chặt chẽ các tiêu chuẩn an
toàn vệ sinh thực phẩm nhằm bảo đảm chất lượng sản phẩm cung
ứng cho khách hàng.
- Cung cấp dịch vụ tốt nhất cho khách hàng: giao hàng đúng tiến độ,
chất lượng sản phẩm cao và bảo đảm chính xác theo hợp đồng.
- Quảng bá thương hiệu và sản phẩm trên website.
- Đẩy mạnh tìm kiếm khách hàng tiềm năng ở những thị trường mới
và thị trường chất lượng cao thông qua các hội chợ thủy sản quốc tế.
IV. Những hạn chế:
- Thời gian nghiên cứu hạn chế nên em chỉ tập trung nghiên cứu vào
một thị trường Đà Nẵng
- Trong quá trình thu thập thông tin gặp rất nhiều khó khăn nên
những thông tin chưa thật sự chính xác
V. Những kết luận và đề xuất:
1. Kết luận rút ra:
Nghiên cứu về thị trường sản phẩm thủy sản của công ty cho thấy:
- Sản phẩm xuất khẩu chưa đa dạng. Mặt hàng cá biển chất lượng
cao và thủy đặc sản còn chưa được khai thác đúng với tiềm năng.
Chưa chú trọng khai thác thị trường nội địa cho sản phẩm thủy sản,
ngoại trừ một số loài cá biển có giá trị kinh tế cao
- Mạng lưới phân phối sản phẩm đã được hình thành và đáp ứng
được phần nào yêu cầu phát triển của ngành. Tuy nhiên, cấu trúc thị
trường còn phân tán, chưa tập trung, hiệu quả của thị trường còn
thấp trong khi sức cạnh tranh của sản phẩm thủy sản chưa cao

- Tổ chức và điều phối thị trường chưa có sự quản lý và tham gia
tích cực của Nhà nước. Công tác dự báo và thông tin thị trường ở
cấp độ ngành và doanh nghiệp còn yếu, chưa được công nghệ thông
tin hóa, hầu hết chưa am hiểu luật pháp Quốc tế.
- Công tác mở rộng thị trường và tìm hiểu thị hiếu khách hàng còn
chậm. Các biện pháp quảng cáo và khuyến khích khách hàng chưa
thực sự được chú trọng và phát huy tác dụng một cách đúng mức.
- Chưa có nhiểu chính sách khuyến khích, thúc đẩy, đặc biệt là hỗ
trợ vốn cho các đối tượng tham gia tiếp cận thị trường. Phương tiện
bảo quản và vận chuyển sản phẩm chưa hiện đại.
SVTH: Hoài Thư 08KT1I
Trang 18
Báo cáo nghiên cứu thị trường GVHD: cô Duy Linh
2. Đề xuất 4P:
Sản xuất sản phẩm gì, số lượng bao nhiêu, bán ở đâu, thời điểm
nào, bán bằng cách nào, giá bán bao nhiêu?… Dưới đây là các vấn
đề có liên quan mật thiết nhất tới chiến lược phát triển thị trường của
công ty hiện nay và trong tương lai:
2.1 Về chiến lược sản phẩm:
- Phát triển sản phẩm đa dạng hơn về mặt chất lượng, mẫu mã,
bao bì để có điểm khác biệt hơn so với đối thủ
2.2 Về chiến lựoc giá:
- Nên đưa giá cao hơn đối thủ để khẳng định thương hiệu của
công ty.
- Đánh mạnh vào khách hàng thu nhập cao vì khách hàng này bận
rộn trong việc làm ăn nên không co thời gian trong việc đi chợ.
2.3 Chiến lược và chính sách phân phối sản phẩm
- Cần đội ngũ chuyên nghiên cứu thị trường, nhu cầu khách hàng
để đáp ứng kịp thời.
- Mở rộng sản phẩm đến các thị phần mới: sau khi nghiên cứu,

phân tích và đánh giá nhu cầu của các thị trường mới, nhận thấy
công ty cần mở rộng thị phần qua các nứơc Nam Mỹ , Châu Phi
và đặc biệt là các nước Đông Âu vì các nước này thích ăn cá hơn
là thịt,
2.2 Chiến lược và chính sách xúc tiến
 Chiến lược tăng cường quảng cáo.
Sử dụng truyền thông để quảng cáo thương hiệu cho công
ty. Tham gia tài trợ cho chương trình được công chúng ủng hộ
nhất, các chương trình mang tính quảng cáo như hội chợ
hàng Việt Nam chất lượng cao Thông qua các hội thảo, hội
nghị giới thiệu năng lực của công ty.
 Chính lược xây dựng uy tín và thương hiệu cho công ty
Nâng cao trình độ cán bộ công nhân viên. Xây dựng đội ngũ
kiểm tra chất lượng riêng, đề ra các mức khen thưởng cho KCS
và công nhân, đồng thời đảm bảo tối đa chất lượng sản phẩm.
 Tóm lại: công ty nên chú trọng vào hoạt động marketing,
có các chính sách quan tâm khách hàng để giữ chân khách
hàng ( giảm giá với đơn đặt hàng lớn)và thu hút khách hàng.
Thị trường mục tiêu : các nước Đông Âu, Nam Mỹ
SVTH: Hoài Thư 08KT1I
Trang 19
Báo cáo nghiên cứu thị trường GVHD: cô Duy Linh
KẾT LUẬN
Em xin chân thành cảm ơn Ban Lãnh Đạo công ty cổ phần thuỷ
sản Đà Nẵng đã nhiệt tình giúp đỡ em trong thời gian kín tập tại
công ty cũng như hoàn thành bài báo cáo này. Trong quá trình thu
thập số liệu viết báo cáo không tránh khỏi sự sai sót em mong mọi
người trong Hội đồng công ty góp ý kiến để bài báo cáo hoàn
chỉnh hơn.
SVTH: Hoài Thư 08KT1I

Trang 20
Báo cáo nghiên cứu thị trường GVHD: cô Duy Linh
Phụ lục: (đính kèm )
BẢN CÂU HỎI
Chúng tôi là sinh viên trường Cao Đẳng Nghề Đà Nẵng, nay để
nghiên cứu việc sử dụng sản phẩm đông lạnh, đồng thời để phục cho
việc kín tập tại công ty thuỷ sản, chúng tôi xin Anh(chị) vui lòng cho
chúng tôi biết một số thông tin về Sản phẩm đông lạnh để chúng tôi
có thể hoàn thành tốt bản câu hỏi náy. Rất mong Anh(chị) giúp đỡ,
trong quá trình thực hiện nếu có gì sai sót mong Anh(chị) bỏ qua, xin
cảm ơn.
Sau đây là một số thông tin co liên quan
Câu 1: Anh(chi) cho biết thông tin cá nhân sau đây?
 Nam
 Nữ
Độ tuổi:………………………………………………………………….
Nghề nghiệp……………………………………………………………
Câu 2: Anh(chị) có thích dùng sản phẩm đông lạnh không?
 có
 không
Câu 3: Nếu có thì anh(chị) thường hay dùng mặt hàng sản phẩm
đông lạnh nào?
 Tôm  Mực
 Cá file  khác…
Câu 4: Nếu mua thì anh(chị) thường mua ở đâu?
 Siêu thị  Đại lý
 Chợ  Khác…
Câu 5: Anh(chị) đánh giá như thế nào về sản phẩm đông lạnh?
 Rất tốt
 Tốt

 Bình thường
 Không tốt lắm
SVTH: Hoài Thư 08KT1I
Trang 21
Báo cáo nghiên cứu thị trường GVHD: cô Duy Linh
Câu 6: Xin vui lòng cho biết ý kiến của anh(chị) về sản phẩm
đông lạnh bằng cách đánh dấu vào vị trí tương ứng với sự lựa
chọn của anh(chị):
Chỉ tiêu
Rất
không hài
lòng
Không
hài
lòng
Bình
thường
Hài lòng
Rất hài
lòng
Mẫu mã
Chất lượng
Chương trình
q/cáo
Sản phẩm dùng
thử
Giá cả
Câu 7 : Với thang điểm 10 thì theo anh(chị) cách trang trí bao bì
được bao nhiêu điểm?
 9 – 10

 7 – 8
 5 – 6
 Dưới 5
Câu 8: Giá công ty đưa ra mức giá có phù hợp không?
 Đắt
 Vừa phảỉ
 Rẻ hơn so với công ty khác
Câu 9: Sau khi dùng Sản phẩm đông lạnh anh(chị) có ý định giới
thiệu sp cho người khác dùng thử không?
 Chắc chắn có
 Có
 Chưa biết
 Không
 Chắc chắn không
SVTH: Hoài Thư 08KT1I
Trang 22
Báo cáo nghiên cứu thị trường GVHD: cô Duy Linh
Danh mục
- Các văn bảng công ty
- Các trang web:
/>option=com_content&task=view&id=157&Itemid=34〈 =vi
/>ms_support/index.php?
option=com_content&view=article&id=1814:tng-quan-nganh-thy-sn-
vit-nam&catid=987:bao-cao&Itemid=228&lang=vi&limitstart=1
/> />option=com_content&view=article&id=26949:c-cu-mt-hang-thy-sn-
xut-khu-ca-vit-nam-6-thang-u-nm-2010&catid=98:tin-tc&Itemid=472
.
SVTH: Hoài Thư 08KT1I
Trang 23

×