Dâm dương hoắc chữa
bệnh cao huyết áp
(Kỳ 3)
Bài thuốc kinh nghiệm:
+ Trị phong đau nhức, đau không nhất định: Tiên linh tỳ, Uy linh tiên,
Xuyên khung, Quế tâm, Thương nhĩ tử đều 40g. Tán nhuyễn. Mỗi lần uống 4g với
rượu ấm (Tiên Linh Tỳ Tán – Thánh Huệ Phương).
+ Trị phong gây đau nhức, đi lại khó khăn: Tiên linh tỳ, Gia tử căn đều 2
cân, Đậu đen 2 thăng. Nấu với 3 dấu nước còn 1 đấu, bỏ bã, sắc còn 5 thăng, uống
(Tiên Linh Tỳ Tiễn – Thánh Huệ Phương).
+ Trị mờ mắt sinh màng: Dâm dương hoắc, Sinh vương qua (loại Qua lâu
nhỏ có màu hồng) 2 vị bằng nhau, tán bột, mỗi lần uống 4g với nước tràn, ngày 3
lần (Thánh Tế Tổng Lục).
+ Trị răng đau: Tiên linh tỳ, nhiều ít tùy dùng, sắc lấy nước ngậm (Cố Nha
Tán – Kỳ Hiệu Lương Phương).
+ Trị mắt thanh manh, sau khi bệnh, chỉ nhìn được gần: Dâm dương hoắc
40g, Đạm đậu xị 100 hạt, sắc với 1 chén rưỡi nước còn một chén (Bách Nhất
Tuyển Phương).
+ Trị trẻ nhỏ bị quáng gà: Dâm dương hoắc, Văn cương nga, mỗi thứ 20g,
chích Cam thảo, Xạ can mỗi thứ 10g, tán bột. Gan dê 1 cái, rạch thành nhiều rãnh,
mỗi lần lấy 8g thuốc nhét vào, buộc lại, lấy Đậu đen 1 chén, nấu ra nước 1 chén,
rồi sắc, chia làm 2 lần ăn, và uống hết nước (Phổ Tế Phương).
+ Trị đậu sởi nhập vào mắt: Dâm dương hoắc, Uy linh tiên, 2 vị bằng nhau,
tán bột, mỗi lần uống 2g với nước cơm (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
+ Trị ho do tam tiêu, đầy bụng, không ăn được, khí nghịch: dùng Dâm
dương hoắc, Ngũ vị tử. 2 vị bằng nhau, tán bột, luyện viên với mật to bằng hạt ngô
đồng. Mỗi lần uống 30 viên với nước gừng (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
+ Tri liệt dương, bán thân bất toại: Dâm dương hoắc 1 cân, rượu ngon 10
cân. Ngâm 1 tháng. Mỗi lần uống 20ml, ngày 2 lần (Dâm Dương Hoắc Tửu – Lâm
Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
+ Tri liệt dương: Dâm dương hoắc 40g, Tiên mao 20g, sắc uống (Lâm Sàng
Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
+ Trị liệt dương tiểu nhiều lần: Dâm dương hoắc 20g, Thục địa 40g, Cửu
thái tử 20g, Lộc giác sương 20g. Sắc uống (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược
Thủ Sách).
+ Trị đau nhức khớp do phong thấp hoặc hàn thấp, tay chân co quắp, tê dại:
Tiên linh tỳ 20g, Uy linh tiên 12g, Thương nhĩ tử, Quế chi, Xuyên khung mỗi thứ
8g. Sắc uống (Tiên Linh Tỳ Tán – Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ
Sách).
+ Trị thận hư, dương nuy (bao gồm liệt dương, di tinh, tảo tiết), phụ nữ vô
sinh, có thể chọn các bài sau:
. Dâm dương hoắc 40g, ngâm vào 500ml rượu gạo hoặc nếp, 20 ngày sau
đem ra uống mỗi lần 10-20ml, ngày 2-3 lần trước bữa ăn. Hoặc dùng ruợu cồn
Dâm dương hoắc 20% (tức Dâm dương hoắc ngâm cồn), ngày uống 3 lần, mỗi lần
5ml trước bữa ăn.
. Dịch tiêm bắp mỗi lần 1 ống (2ml), ngày hai lần, trị trẻ nhỏ bị bại liệt thời
kỳ cấp có kết quả. Đối với thời kỳ di chứng kết hợp thủy châm vào huyệt có kết
quả nhất định (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).
+ Trị cao huyết áp: chỉ định chủ yếu đối với thể âm dương đều hư: dùng bài
Nhị Tiên Thang: Tiên mao 16g, Tiên linh tỳ 16g, Đương qui 12g, Ba kích 12g,
Hoàng bá 12g,
Tri mẫu 12g, sắc uống. Bài thuốc dùng tốt đối với huyết áp cao, thời kỳ tiền
mãn kinh và kết quả theo dõi lâm sàng nhận thấy kết quả lâu dài của thuốc là tốt
(Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).
+ Trị bệnh động mạch vành: Uống viên Dâm dương hoắc mỗi lần 4-6 viên
(mỗi viên tương đương với thuốc sống 2,7g), ngày uống hai lần, 1 tháng là một
liệu trình, theo dõi I03 ca, đối với cơn đau thắt ngực và các triệu chứng khác đều
có kết quả, thuốc có tác dụng an thần (Theo báo cáo của Tổ phòng trị bệnh mạch
vành của Y viện Giải phóng quân nhân dân Trung Quốc, đăng trong Tân Y Dược
Học Tạp Chí 1975, 12: 26).
+ Trị viêm Phế quản mạn tính: Tác giả cho uống toàn Dâm dưong hoắc và
theo dõi 1.066 ca, có kết quả chung, tỷ lệ 74,6%, riêng kết quả giảm ho 86,8%,
khu đàm 87,9%, bình suyễn 73,8%. Dùng càng lâu kết quả càng tốt (Hồ Bắc Vệ
Sinh Tạp Chí 1972, 7: 15).
+ Trị suy nhược thần kinh: Lý Hải Vượng và cộng sự đã dùng 3 loại thuốc
Dâm dương hoắc theo cách chế khác nhau, trị 288 ca, chia làm 3 tổ: tổ 1 có 138
ca, ngày uống 3 lần, mỗi lần 4 viên (mỗi viên tương đương 2,8g thuốc sống), tổ II
có 61 ca, ngày uống 3 lần, mỗi lần 3 – 4 viên (mỗi viên tương đương 3g thuốc
sống), tổ III có 29 ca, mỗi lần uống 20mg, ngày 3 lần (20mg thuốc tương đương
với 10g thuốc sống). Kết quả theo từng tổ là 89,85%, 93,44%, 89,69%, kết quả
tương đối ổn định (Trung Y Tạp Chí 1982, 11: 70).
+ Trị viêm cơ tim do virút: Mỗi lần uống viên cao Dâm dương hoắc 7-10
viên (tương đương thuốc sống 2,7g), ngày 3 lần, liên tục trong 7 tháng, đồng thời
dùng Vitamin C 3g cho vào 10% Gluco 500ml, tiêm truyền tĩnh mạch hoặc cho
vào 10% Gluco 30ml, tiêm tĩnh mạch chậm, 15 lần một liệu trình, dùng liên tục 3
liệu trình. Theo dõi 36 ca, kết quả tốt 69,44% (Trung Tây Y Kết Hợp Tạp Chí
1984, 9: 523).
+ Trị chứng giảm bạch cầu: Dùng lá Dâm dương hoắc chế thành dạng thuốc
trà bột pha uống, mỗi bao tương đương thuốc sống 15g. Tuần đầu uống 3
bao\ngày, tuần thứ
hai 2 bao\ngày. Liệu trình 30 – 45 ngày, trong thời gian điều trị, không
dùng các thuốc tăng bạch cầu và vitamin, trong số 22 ca có 14 ca uống thuốc đúng
yêu cầu thì khỏi trước mắt có 3 ca kết quả rõ rệt, 4 ca có kết quả, 4 ca không kết
quả (Trung Tây Y Kết Hợp Tạp Chí 1985, 12: 719).
+ Trị liệt dương: Dâm dương hoắc 9g, Thổ đinh quế 24g, Hoàng hoa viễn
chí (tươi) 30g, Kim anh tử tươi 60g, Sắc uống (Phúc Kiến Dược Vật Chí).
Tham khảo:
. Đàn ông tuyệt dương, đàn bà tuyện âm đều không con. Chứng hay quên ở
người gìa. tất cả các loại gân cơ co rút, uống Dâm dương hoắc đều bổ lưng gối,
cường tâm lực (Nhật Hoa Chư Gia Bản Thảo).
. Dâm dương hoắc có vi ngọt, mùi thơm, tính ấm không lạnh, hay ích tinh
khí là thuốc vào 2 kinh thủ Túc dương minh, những người chân dương bất túc nên
uống (Bản Thảo Cương Mục).
. Dâm dương hoắc khí vị ngọt ấm hay bổ hỏa trợ dương lại hay ích tinh khí
nên trừ được phong, tan được lạnh. Khi dùng, bỏ rìa lá, sao với mỡ dê để dùng
(Bản Thảo Cầu Chân).
+ “Có người uống Dâm dương hoắc mà chẳng sinh con là vì sao? – Vị này
không phải là thuốc bổ chân nguyên, nó chỉ trị cho những người dương hư âm bại,
kích thích tình dục, những người dục vọng quá mạnh, giao hợp không điều độ làm
cho hư, tinh khí không đầy đủ nên không sinh được con cái là lẽ tất nhiên, chỉ
những người dương nuy âm bại, tạm dùng cho nó mạnh lên, vi thế cổ nhân nói là
“uống Dâm dương hoắc lâu ngày sẽ không có con” (Trung Quốc Dược Học Đại
Từ Điển).
+ Dâm dương hoắc là loài cây thảo thuộc dương, có vi ngọt, tính ấm, ích
dương, khí cay thì chạy mà có thể bổ vì thế dùng với Bạch tật lê, Cam câu kỷ,
Nhục thung dung, Ngũ vị tử, Ngưu tất, Sơn thù du là những thuốc bổ dương
(Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
. ‘Ty Thuần Tửu Ẩm” là rượu có ích cho đàn ông, mạnh dương vật, mạnh
lưng gối, trị được bán thân bất toại: dùng 1 cân Dâm dương hoắc ngâm với 7 cân
rượu, đừng uống qúa say, kiêng gần đàn bà (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
+ Là thuốc trọng yếu ôn bổ mệnh môn, có tác dụng cường dương, ích khí,
tính ôn, không hàn, có thể ích tinh khí, người chân dương bất túc dùng rất hợp
(Thực Dụng Trung Y Học).