Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

Ivan Aivazovsky (1817-1900) ppsx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (142.08 KB, 11 trang )

Ivan Aivazovsky (1817-1900)

Ngày 17 tháng 7 năm 1817, trong cuốn sổ đăng ký khai sinh ở tại một nhà
thờ địa phương của Armenia đã được điền thêm là: "con trai của Hovhanness,
Gevorg Aivazian" đã được sinh ra ngày hôm đó. Chàng trai Hovhanness đã bộc lộ
khả năng về hội họa và âm nhạc ngay từ khi còn rất trẻ, và anh đã rất trội về môn
vĩ cầm. Ngoài ra, anh còn trở nên rất say mê trong công việc sao chép các bản
khắc Axit từ một cuốn sách nói về cuộc chiến đấu của những người Hy Lạp trong
cuộc chiến chống lại Đế chế Ottoman. Từ khi còn nhỏ, Aivazovsky theo học tại
một ngôi trường giáo xứ. Sau đó anh tốt nghiệp tại trường phổ thông trung học
Simferopol. Được sự giúp đỡ của thị trưởng thành phố Feodosiya, anh khởi hành
đến St. Petersburg và theo học tại Học viện Mỹ thuật. Ở tại học viện này anh được
Maxim Vorobyev, một họa sĩ nổi tiếng bậc thầy về vẽ phong cảnh kèm cặp và dạy
bảo, ở tại "khoa chiến trận" anh được đích thân A Zauerveid đào tạo.Trong thời
gian này, anh còn được F. Tanner một họa sĩ hàng hải được mời đến từ Pháp
truyền thụ thêm kiến thức hội họa,
Tính cách bậc thầy của Aivazovsky được phát triển rất nhanh chóng. Các
tác phẩm được trưng bày ngay từ khi anh còn là sinh viên đã làm khuấy động sự
quan tâm của mọi người, ngay cả Pushkin cũng phải chú tâm và thốt lên rằng, ông
rất hài lòng về những tác phẩm đó. Pushkin đã từng gặp Aivazovsky tại một buổi
triển lãm của học viện và ngay lập tức ông đã có một ấn tượng rất sâu sắc với
người họa sĩ trẻ tuổi này. Năm 1837, Aivazovsky tốt nghiệp học viện và được trao
tặng huy chương vàng cho bằng tốt nghiệp loại ưu và lập tức được trọn đi nước
ngoài với sự trợ cấp kinh phí của học viện. Tuy nhiên, chuyến đi đầu tiên của
người họa sĩ trẻ đã chọn là đến Crưm để vẽ phong cảnh các thành phố biển.
Thường xuyên khởi hành cùng với những con tàu chiến chính, Aivazovsky trở nên
thân thiết với các đô đốc hải quân như; M. Lazarev, F. Litke, V. Kornilov, P.
Nakhimov, và P. Panfilov, do đó anh cũng đã lĩnh hội được một lòng tin mãnh liệt
đối với sức mạnh của hạm đội nước Nga,
Năm 1840, Aivazovsky lên đường đi đến Italy. Ở đây anh cũng đã quen
thân được với các nhân vật lỗi lạc về văn học, khoa học và mỹ thuật của nước Nga


như Nikolay Gogol, Alexander Ivanov, Botkin, Panaev.
Từ Venice, chàng họa sĩ trẻ khởi hành đến Florence, sau đó đến Amalfi và
Sorrento. Trong khi lưu lại Italy, Aivazovsky đã sáng tác với một nguồn cảm hứng
tuyệt vời nhất và anh đã vẽ được khoảng 50 bức tranh khổ lớn. Những bức tranh
đó được trưng bày tại Naples và Rome, những bức tranh đó đã gây được tiếng
vang trong giới hội họa và nó cũng mang lại danh tiếng cho chàng họa sĩ trẻ tuổi.
Các nhà phê bình cũng đã phải thốt lên rằng; "chưa ai có thể mô tả được hơn thế,
Aivazovsky đã vẽ toát lên được về những khoảng sáng, những không gian, những
gợn nước rất sống động và hiện thực". Aivazovsky đã làm lên môt "sự hỗn loạn"
và đã vang danh khắp nơi kể cả ở tại một trong cuộc triển lãm thường xuyên của
viện bảo tàng Vatican. Giáo hoàng Gregory XVI cũng đã đích thân trao tặng cho
họa sĩ một chiếc huy chương vàng. Một họa sĩ người Anh tên là William Turner,
ông rất nổi tiếng về các bức tranh về phong cảnh bờ biển, đã phải sáng tác các vần
thơ nói về Aivazovsky và gọi anh như là một thiên tài.
Aivazovsky cũng gặt hái được rất nhiều thành công ở Vinic và sau đó là ở
Paris, London, Amsterdam. Là đại diện cho mỹ thuật của nước Nga trong thời kỳ
này, anh tham gia vào cuộc triển lãm quốc tế được tổ chức tại điện Louvre và anh
là họa sĩ nước ngoài đầu tiên được phong là hiệp sĩ của Bắc đẩu bội tinh.
Sau khi rời khỏi nước Nga để phát triển tài năng, Aivazovsky đã quay trở
về tổ quốc của mình với danh nghĩa là một họa sĩ tài danh và là một thành viên của
một số học viện. Ở tại St. Petersburg, trong vòng hai mươi tám năm – nhà họa sĩ
bậc thầy của chúng đã cũng đã rạng danh trong một vài cương vị; sau này ông
được bổ nhiệm làm họa sĩ của sở chỉ huy hải quân. Tiếng tăm rộng khắp, cuộc
sống phong lưu và một cung điện của Hoàng gia cũng không thể nào lưu giữ và lôi
cuốn được chàng viện sĩ hàn lâm trẻ tuổi. Ông quyết định rời khỏi St. Petersburg
mãi mãi, và trở về thành phố quê hương để dựng lên một mái nhà cho riêng mình.
Quyết định này đã gây biết bao nhiêu sự ngạc nhiên cho tất cả mọi người.
Ở Feodosia, họa sĩ đã dựng lên một xưởng vẽ bên bờ hồ. Ở đây, trong một
thị trấn nhỏ rất cô quạnh và biệt lập với các trung tâm văn hóa. Nhưng Aivazovsky
đã tạo dựng lên ở nơi đây một thế giới cho riêng mình, một "tổ quốc nhỏ" của ông

với một bầu không khí chỉ dành riêng cho nó, và nó vẫn cứ tồn tại theo qui luật
của riêng ông của một người chủ đã tạo dựng ra nó.
Theo mách bảo của con tim, Aivazovsky đã tự tạo ra cho riêng mình một
ngôn ngữ nghệ thuật rất trong sáng và tinh khiết, như chính đại dương đã tự mình
nói lên điều đó. Phong cách diễn đạt này rồi cũng dần thay đổi, màu sắc riêng của
họa sĩ ưa dùng ngày nào nay trở nên sáng hơn và theo bản năng, ông đã sáng tác ra
những bức tranh "vẽ ngoài trời". Nhưng dù sao sự nhận thức của ông về vạn vật
vẫn không bao giờ thay đổi. Ông không tự mình đưa ra những phận sự mới về mỹ
thuật, ông không bao giờ dập theo một khuôn mẫu hội họa nào từ các bạn động
nghiệp của mình và ông cũng không có hứng thú với những diễn biến mới. Ông
luôn tận tâm đến những tầm nhìn bao la và sự sôi nổi trẻ trung hoặc chi tiết nhiều
hơn nữa, đến những lời nhắn nhủ ân cần của biển cả mà ông đã ấp ủ mang theo từ
thời còn thơ ấu
"Đại dương là cuộc sống của tôi" Aivazovsky đã từng đắm say nói như vậy,
quả thực, sự ngưỡng mộ và niềm tôn sùng tuyệt đối với đề tài này trong tình yêu
của ông với nó không bao giờ mỏi mệt. Có nghị lực phi thường và một sự chuyên
cần tuyệt vời, Aivazovsky đã sáng tác được khoảng 6000 (sáu ngàn) bức tranh
trong nhiều thập kỷ. Ông sáng tạo các tác phẩm giống như một bộ sách giáo khoa
của đại dương. Bộ sách giáo khoa này đã cho chúng ta có được cái nhìn chi tiết
nhất về tất cả trạng thái của môi trường nước ( êm đềm lặng gió, rung động nhẹ
nhàng, dông tố phong ba, bão biển kinh hoàng, những cái mà đã gây lên ấn tượng
của sự tàn phá vạn vật). Ở đây bạn có thể được chiêm ngưỡng đại đương bất kỳ
lúc nào trong một ngày từ lúc bình tươi đẹp đến đêm trăng quyến rũ Và ở bất kỳ
thời gian nào trong năm bạn cũng có thể nhận thấy được rất nhiều mà sắc của các
đợt sóng biển rì rào, từ trong suốt, hầu như không màu sắc cho đến tất cả những
biến đổi có thể nhận ra của các gam màu xanh nhạt, xanh, xanh da trời và đen sẫm
Tuy nhiên, Aivazovsky thường tự cho rằng không có thể mô phỏng được
biển cả như nó đã và đang hiện hữu, do đó ông không bao giờ vẽ trực tiếp trong
trạng thái tự nhiên của nó, mà ông sáng tác chỉ dựa trên trí tưởng tượng của chính
mình. Người họa sĩ mà vẫn thường cho rằng cuộc sống của chính mình là bản chất

của môi trường nước, lại không vẽ lên những gì có thật của biển cả, nhưng ông tự
vẽ biển của riêng mình, ông tự mình cảm nhận để kể câu chuyện về biển trong
tranh vẽ. Sự tưởng tượng trong mỹ thuật của Aivazovsky đã được nhà tâm lý vĩ
đại Dostoevsky ghi lại rất rõ ràng trong một bài báo của ông ta "Cuộc triển lãm
1860-1861 tại học viện nghệ thuật"
Do đó Aivazovsky đã đi vào lĩnh vực mỹ thuật hiện đại, nhưng ông vẫn
tuân theo những qui tắc của mình trên nhận thức của giới mỹ thuật.
Trong di sản khổng lồ của Aivazovsky, những quang cảnh bão biển là một
điểm rất nổi bật. Như một qui luật, trong thời gian biển dữ dội nhất, người họa sĩ
cũng đã mô tả thêm về con người đang trợ giúp lẫn nhau trong cuộc chiến chống
lại nó. " Một người đàn ông không bao giờ nhượng bộ, là một người đàn ông sẽ
chiến thắng" – khẩu hiệu này của họa sĩ đã phản ánh lên tính lạc quan và khả năng
chịu đựng trong cuộc sống của con người. Nền tảng của sự lãng mạn trong
Aivazovsky đã được nhân lên gấp bội. Điều đầu tiên trong ông là khẳng định mình
chính là một đấng nam nhi – một hạt bụi trong vũ trụ – có một niềm tin to lớn vào
tạo hóa và cuộc sống, điều thứ hai là lòng tin của ông không bao giờ giảm sút đối
với quốc gia, khi đất nước đang trong cuộc đấu tranh bền bỉ cho nền độc lập, trong
những cơn dông tố xung đột ở thế kỷ thứ 19. Chúng ta không thể quên rằng những
điểm đó là một phần rất quan trong sáng tác của họa sĩ.
Sức quyến rũ và không khí trong sáng trong tranh sơn dầu của Aivazovsky
đã giúp cho mọi người nhận thấy vẻ mơ mộng và tính đa cảm về nét mỹ thuật của
ông. Họa sĩ đã xem người đàn ông như là một phần của tạo hóa. Trong những bức
trang của ông, đã mô tả người nam nhi tương phản với những bối cảnh của êm
đềm lặng gió, biển bình yên hiền hòa, một mình đi dọc theo bờ biển, hoặc ngồi
trên một con thuyền ngắm nhìn mơ mộng trong ánh sáng mặt trời. Điều đó không
khó khăn gì để nhận ra bức chân dung tự họa, là những điểm đặc trưng trong
những hư cấu, những tính cách lãng mạn trong các bức tranh của ông

Nguồn ánh sáng, đó là một khái niệm được sử dụng là một phần chính
trong các bức tranh của Aivazovsky. Chăm chú quan sát ta sẽ nhận thấy bức tranh

đang mô tả biển cả, những đám mây và không gian trong bức tranh, trên thực tế,
họa sĩ đang mô tả về nguồn ánh sáng. Nguồn ánh sáng trong tranh của ông, nó là
biểu tượng của cuộc sống, niềm hy vọng và lòng tin, một biểu tượng bất diệt. Điều
đó chẳng khác gì với sự đánh giá lại kiểu cách của chính ông, của tư duy sáng tạo
ra nguồn sáng, một nguồn ánh sáng của tri thức hiểu biết, nó vô tận và là một
truyền thống trường tồn của nền văn hóa Armenia và nó cũng trải qua một sự hồi
sinh rực rỡ trong nền mỹ thuật cho các nghệ sĩ lớn của Armenia sau này.
Aivazovsky đã chắt lọc được nét truyền thống này từ những bản Thánh ca
thời xa xưa mà tổ tiên ông vẫn thường hát để tỏ lòng tôn kính lúc bình minh, ông
rất am tường và thường được nghe những bản Thánh ca đó trong các nhà thờ của
Armenia. Khi phát biểu về những bức tranh mình, ông nói " – Sức mạnh to lớn của
ánh sáng mặt trời sẽ là nguồn quyết định nhất cho vẻ đẹp trong các bức tranh". Sau
này Aivazovsky thường bày tỏ – ánh sáng được bắt nguồn từ một điểm mà ta
không thể nhận thấy, nó xé toang bóng tối giống như một chùm tia sáng mãnh liệt.
Sự say đắm nồng nàn, cái nhìn sâu sắc và rất nên thơ trong tác phẩm của
Aivazovsky, đã thổi vào nền hội họa của nước Nga một luồng gió mới. Họa sĩ đã
trở thành một trong trong những điển hình tiêu biểu nhất của nước Nga và trên
toàn thế giới. Ông là người thứ hai sau Orest Kiprensky, được danh dự treo chân
dung tại triển lãm mỹ thuậttrong cung điện Pitti ở Florence.
Tuy nhiên, ở nước Nga từ những năm 1870 trở đi, mỹ thuật của
Aivazovsky càng ngày càng bị phê phán. V. Stasov chỉ công nhận những tác phẩm
hội họa trong thời kỳ đầu sáng tác của ông. Alexandre Benois đã viết trong cuốn
"Lịch sử hội họa của nước Nga trong thế kỷ thứ 19" của mình là: mặc dù
Aivazovsky đã được là môn đồ của Maxim Vorobyov, nhưng ông ta lại đứng tách
biệt ra khỏi sự phát triển chung của trường phái mỹ thuật phong cảnh của nước
Nga. Tuy nhiên, tất cả những kết luận đã không phản ánh được hiện thực của vấn
đề bởi vì Aivazovsky chỉ sáng tác một mình, ông lại sống quá xa các trung tâm mỹ
thuật, do đó ông thường trưng bày những bức tranh của mình chủ yếu là do mình
ông tự đứng ra tổ chức các cuộc triển lãm riêng.
Nhưng thật ra, chất thi pháp và sự nhìn nhận về vạn vật của Aivazovsky khi

đó đã không hoàn toàn theo xu hướng phát triển của văn hóa Nga. Vào nửa đầu thế
kỷ thứ 19, nền mỹ thuật của nước Nga rất linh hoạt và có đặc tính dân tộc rất riêng
biệt. Theo Peredvizhniki – đó là những kẻ lang thang – trong nền mỹ thuật của
nước Nga. Khi đó đã nước Nga đã xuất hiện những chủ nghĩa dân chủ hiện thực và
văn học hiện thực. Còn với Aivazovsky, ông vẫn không rời bỏ đề tài "những câu
chuyện" về biển cả của mình, "những câu chuyện" rất bẩm sinh và thông thường
đối với ông. Tuy nhiên, như ông đã tự thừa nhận rằng, những câu chuyện đó hầu
như do ông tự hư cấu và trái với tính cách thông thường của giới trẻ. Những sáng
tác mới về các bức tranh vẽ phong cảnh với những màu sắc riêng của chúng rất
khác biệt với tự nhiên – kết quả của sức tưởng tượng – nó cũng có thể rất khó
mang lại cho tác giả một vị trí hòa đồng với những người theo chủ nghĩa duy thực
của nước Nga thời bấy giờ. Điều đó cũng có nghĩa là, không thể nghi ngờ và phủ
nhận rằng, người họa sĩ bậc thầy về hàng hải đã bị chia cắt mối liên hệ với nền mỹ
thuật của nước Nga khi đó, hơn nữa, còn có vai trò của ông trong đó. Stasov nói "
Aivazovsky rất hoàn hảo trong tác phẩm của mình, ông đã hướng những người
khác đi theo một con đường mới"
Tuy nhiên những phê phán đó, sau này giới nghiên cứu về mỹ thuật của
Nga đã không tìm được bất kỳ một tài liệu đáng kể nào về Aivazovsky trong một
thời gian dài. Các luận cứ chung quanh nét mỹ thuật của ông được kết luận bởi
một câu nói nổi tiếng của Ivan Kramskoy, người mà đã biết đến Họa sĩ hơn ai hết,
và cũng là người đã từng nhiều lần đến họa chân dung của ông: " Aivazovsky.
Chẳng có vấn đề gì cả, ông là một tinh tú trong một tầm quan trọng nhất không chỉ
ở mỗi quốc gia của chúng ta, mà ở trong toàn lĩnh vực mỹ thuật"
Aivazovsky trở thành một họa sĩ nổi tiếng của nước Nga, ông đã trưng bày
các tác phẩm của ở hơn một trăm cuộc triển lãm trên nhiều thành phố ở châu Âu
và ở Mỹ, ông đã mang lại tiếng tăm hết sức to lớn cho nền mỹ thuật của nước Nga.
Tính sáng tạo và sự nhận thức về vạn vật của người họa sĩ hàng hải vĩ đại cùng với
sự cổ vũ của cội nguồn dân tộc, ông đã gắn chặt đời mình với nền văn hóa của
Armenia. Cần phải nói ở đây rằng, nền tảng nghệ thuật dân tộc; nó là một nguồn
cảm xúc mạnh mẽ nhất trong hình thức, trong nguyên tắc cách điệu và trong ngôn

ngữ diễn cảm của các bức vẽ. Ngôn ngữ mỹ thuật của Aivazovsky cũng như của
các họa sĩ Armenia trong thế kỷ thứ 19 như Stepan Nersesian, Gevorg
Bashinjaghian, Panos Therlemezian, Vartkes Sureniants và Stepan Agajanian…
được hình thành dưới sự ảnh hưởng của các trường phái trìu tượng ở nước Nga và
châu Âu . Nền văn hóa Armenia được phát triển ở thế kỷ thứ 19 hầu như ở ngoài
đất nước Armenia, nó được tự phát triển trong những thành phố có người Armenia
sinh sống đông đúc như Tiflis, Constantinople, Cairo, Paris, Moscow và Baku. Ở
quê hương Armenia, với tình trạng xung đột liên miên nên đã không thể xúc tiến
để thành lập được ra các trung tâm văn hóa; khi đó không hề có một họa sĩ người
Armenia nào hoạt động và làm việc ở trong tổ quốc.

Năm 1840, họa sĩ cùng với đại công tước Constantine Nikolaevich có một
chuyến du hành đến Hy Lạp và Thổ. Bên cạnh những cuộc hội họp với các giới
cao cấp của quốc gia, họ còn giao thiệp với những người Armenia hiện đang sinh
sống tại các quốc gia đó, tại Constantinople họ đã lưu lại lại một đêm ở trong ngôi
nhà của David Savalanian. Họ đã được nghe về sự đóng cửa các trường cao đẳng
của Armenia ở đây là do thiếu kinh phí, Aivazovsky đã dùng uy tín của mình và
những người thân quen cùng với sự hiển diện của đại công tước Nikolaevich để
huy động nguồn tài chính, và chỉ đến nửa năm sau đó một trường cao đẳng đã
được mở cửa trở lại. Cũng tương tự như vậy, khi tổ chức ở tại Smyrna và Bursa,
họa sĩ đã vẽ một bức tranh mô tả Thánh Gregory, người đã thành lập đạo Cơ Đốc
ở Armenia vào năm 301, bức tranh sau này đã bị cháy. Cùng thời gian đó, ông đã
sáng tác một bức tranh về lịch niên đại của Armenia, bức tranh này được giới thiệu
ở Constantinople.
Năm 1857, Aivazovsky cùng với anh mình đến thăm Constantinople. Trong
chuyến đi này, các giới người Armenia đã tổ chức gặp mặt Aivazovsky với không
khí giống như những ngày hội. Trong một lần khi ở đây, ông đã gặp mặt với
Sargis Balian, một kiến trúc sư trưởng xây dựng lâu đài của Thổ, sau cuộc gặp gỡ
này ông còn được diện kiến nhà vua Thổ Adul-Aziz ông ta cũng là một người rất
yêu chuộng hội họa. Nhà vua đã phái ông đến Feodosiya và Balian, với một nhiệm

vụ vẽ một loạt bức tranh phong cảnh của Bosporus. Phải nói rằng, vẻ đẹp của
thành phố Bosporus đã gây ấn tượng rất mạnh mẽ cho Aivazovsky và ông nghĩ
rằng, vẻ đẹp của thành phố đã làm lu mờ đi những vẻ kiều diễm của các thành phố
khác như Venice và Naples. Hy vọng sẽ làm được điều tốt nào đó cho đồng bào
của mình hiện đang sinh sống tại Thổ, Aivazovsky đã thực hiện chỉ dụ của nhà vua
và đã được trao tặng huân chương cao nhất của Thổ, huân chương “Osmani”. Như
đã nói, họa sĩ đã vẽ được bốn mươi bức tranh cho nhà vua, ngoài ra ông còn vẽ
thêm một bức tranh nữa cho trường mỹ thuật. Đáng ghi nhớ nhất là, Hiệp ước hòa
bình năm 1978 giữa Nga và Thổ đã ký kết trong một tòa lâu đài được trang trí
bằng các bức tranh sơn dầu của Aivazovsky.
Tất cả các sự kiện lịch sử tiếp theo về cuộc đời của ông như thế nào và vấn
đề gì thiết tha nhất với ông được lý giải bằng rất nhiều cung cách. Họ cắt nghĩa về
niềm hy vọng và sự thất vọng của ông, tính trầm lắng và và sự cô đơn của ông.
Đến năm 1877, khi quân đội Nga giành được Kars và một phần phía tây của
Armenia, người dân Armenia đón nhận tin tức này một cách rất hân hoan. Sau khi
Hy Lạp, Serbia và Bulgaria đã giành được sự tự do từ ách áp bức của đế chế
Ottoman, và sự tự do đó cũng đã đến với Armenia, đó cũng là một niềm khát khao
hy vọng từ bây lâu nay đã trở thành sự thật. Sự thắng lợi vẻ vang của hạm đội Nga
trước quân Thổ cũng đã được họa sĩ ca ngợi và tô điểm trên các bức tranh vẽ của
mình, Aivazovsky đã nhìn thấy con đường giải phóng dân tộc lịch sử của tổ quốc
mình. Trong thời gian vẽ mô tả các trận chiến trên biển, nhà ái quốc Aivazovsky
còn gắng sức vẽ chân dung những người lính đã tham gia trên các cuộc chiến tại
mặt trận phía đông. Trong số đó có tướng Ter-Gukasov, vào thời điếm đó ông bắt
tay vào vẽ bức tranh, "Cuộc đánh chiếm Kars trong đêm". Vào lúc này, con đường
mỹ thuật của ông đang đến đỉnh điểm của sự phát triển. Trong những năm đó ông
còn cho ra mắt bức " Biển Đen". Vào năm 1880, Aivazovsky cho xây dựng một
phòng trưng bày tranh ngay trong nhà của mình – đây là một nhà bảo tàng thứ ba
trong thời kỳ đế chế Nga.
Năm 1882, ông ly dị người vợ đầu và kết hôn lần nữa cùng với Anna
Burnazian, họa sĩ đã tự nhận như một kết quả của cuộc hôn nhân thứ hai rằng, " tôi

đã trở nên gắn bó với dân tộc của mình hơn". Thật vậy, Aivazovsky đã tự mình
quay lại thường xuyên hơn với các đề tài về Armenia. Những mối quan hệ của ông
với minh họa chủ yếu của nền văn hóa Armenia dần trở nên nồng ấm và thiết thực
hơn. Ông cũng thường phổ biến và đàm luận về mỹ thuật với các giới diễn viên,
nhạc sĩ và họa sĩ của Armenia. Ngôi nhà của Aivazovsky ở Feodosiya đã trở thành
một địa điểm hành hương, ở tại đây, những nhà văn Armenia thường lưu lại trong
những cuộc thăm viếng và những diễn viên, những nhạc sĩ Armenia cũng hay
thường thể hiện những buổi lưu diễn của họ ở ngay tại đại sảnh của gian triển lãm.
Trong phòng trưng bày tác phẩm nghệ thuật, ông cũng thường đàm luận cùng với
các nhạc sĩ, diễn viên nổi tiếng như Rubinstein, Venyavsky, Varlamov và Sazonov,
cũng như với diễn viên bi kịch Petros Adamian, nghệ sĩ vĩ cầm Hovhanness
Nalbandian và nhà soạn nhạc Alexander Spendiarov – người mà đôi khi
Aivazovsky thường hay song tấu violin cùng với ông ta …
Có thể xem như là cuộc đời ông đã được an cư êm ấm. Tuy nhiên, vào
khoảng giữa những năm 1890, đã đi đến chấm dứt "Vấn đề của Armenia", vào thời
gian này nhà vua Thổ Abdul đã tiến hành một cuộc thảm sát, các nạn nhân của
cuộc thảm sát này là hàng trăm người Armenia. Những công trình văn hóa bị đốt
cháy hoặc bị phá hủy và tai họa tang tóc đã đè lên những giấc mơ cháy bỏng mà
người dân Armenia thường ấp ủ bấy lâu nay, nó làm tan biến đi những ảo tưởng
lãng mạn của giới trí thức ngày đêm mang giữ.
Những sự kiện kinh hoàng đó đã làm cho Aivazovsky rất choáng váng, sau
này khi đến Catholicos Khrimian ở Echmiadzin, họa sĩ đã viết lại: "Cuộc tàn sát
chưa từng thấy đối với những người Armenia tội nghiệp đã làm đau nhức vô cùng
trái tim tôi". Sau đó, họa sĩ tiếp tục sáng tác một số bức tranh - " Cuộc thảm sát
những người Armenia ở Trebizond", "Đêm tối: Thảm kịch trên biển Marmara”, và
ông đã mang những bức tranh này đi triển lãm tại Moscow và Odessa. Mối quan
tâm hàng ngày của ông hiện là nơi trú thân cho những người dân Armenia, những
người đã trốn chạy khỏi cuộc thảm sát và những người đã đến Feodosiya. V.S.
Krivenko đã viết:
" Aivazovsky rất đau đớn khi nghĩ đến những hành động tàn bạo mà quân

Thổ đã gieo rắc lên những người Armenia bất hạnh và không có khả năng tự vệ.
Ông không ngừng tin tưởng, không ngừng hy vọng rằng những con tim của con
người sẽ có ngày lay động, rằng châu Âu cuối cùng sẽ đứng lên vì dân chúng và
không cho phép quân Thổ được quyền tàn sát những con người tội nghiệp.
Họa sĩ đã liệng bỏ các huân chương Ottoman xuống biển và nói với lãnh sự
quán của Thổ hãy chuyển lời tới "ông chủ khát máu" của ông ta rằng, "nếu hắn
muốn, thì hắn hãy liệng các bức tranh của tôi xuống biển, việc đó đối với tôi chẳng
có nghĩa lý gì"
Những cảm giác rất nhân văn đã được biểu lộ trong các bức tranh phong
cảnh biển của ông sau này.
Bức tranh " Giữa những đợt sóng" là một tác phẩm đẹp nhất trong di sản
của Aivazovsky và ta có thể cảm nhận thấy được những tia sánh lóe lên mãnh liệt
của một linh hồn thao thức, trong khi bức tranh "Tiếng nổ của con tàu Thổ" được
họa sĩ bắt đầu lên khung vào ngày 2/5/1900, thì đó cũng là ngày cuối cùng của
cuộc đời họa sĩ, bức tranh đó còn dang dở, nó giống như một khối máu và sự giận
dữ
Theo như ý nguyện của Aivazovsky, ông được an táng tại Feodosiya trong
nghĩa địa của nhà thờ Surb Sargis, nơi mà ông đã từng rửa tội và làm lễ đính hôn ở
đây. Trên bia mộ của ông được khắc ghi dòng chữ “ Giáo đồ Ivan Konstantinovich
Aivazovsky. 1817-1900.”
bài viết :NThach

×