Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

Keith Haring (1958 - 1990) potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (189.81 KB, 12 trang )


Keith Haring
(1958 - 1990)
Sinh tại: Kutztown, PA, Mỹ
Làm việc: New York, NY, Mỹ

Nếu chủ nghĩa Hậu Hiện đại nâng nghệ thuật bình dân lên địa vị của nghệ
thuật cao cấp, nó cũng cho phép những người chủ ngành truyền thông kiếm chác
được từ những khuynh hướng văn hóa nhóm: Rap, grunge, mốt thời trang, hay bất
kỳ cái gì khác. Andy Warhol đã thực hiện một trò đùa vĩ đại, nhưng Keith Haring
mới là người làm đảo lộn tình thế. Khi nghệ sỹ Graffiti này nhấc cọ khỏi những
bức tường tại các ga tàu điện ngầm và trát đầy những bức tranh của anh những
hình cartoon, anh đã thực hiện khá nhiều để cho chắc, nhưng anh cũng nêu lên một
quan điểm: nghệ thuật dành cho tất cả mọi người; bạn có thể trả khá nhiều tiền nếu
nó khiến bạn cảm thấy thời thượng, nhưng điều tuyệt vời nhất là nghệ thuật mang
cả hai tính chất: tính xã hội và có thể tiếp cận được ở mọi mức độ.
Công việc của Haring đặt những vấn đề xã hội lên đầu trong khi ca ngợi
tình yêu và tình yêu cuộc sống. Năm 1979 anh thiết kế, in và phân phát khoảng 20
ngàn poster chống đối hạt nhân ở Công viên Trung tâm. Bố cục sáng sủa, thường
được nhận ra ngay bởi những người đã từng sống năng động trong thập kỷ 1980,
mô tả những hình người được vẽ viền, không phân biệt chủng tộc và giống, những
hình người mang trên mình rất nhiều màu sắc tươi sáng. Hình người của anh
dường như đang nhảy múa dù đó là thời điểm suy sụp của nền văn minh và các
chính sách chính trị của kỷ nguyên Reagan (vẫn chỉ tay vào Liên Xô và gọi đó là
“Đế chế Đen tối” và hoàn toàn làm ngơ trước sự tấn công của thảm họa AIDS). Ca
ngợi với mục đích ngợi ca trở thành một thông điệp mang nặng tính chính trị.
Haring bắt đầu vẽ những hình cartoon từ khi còn nhỏ, nhưng anh cảm nhận
“sự khác biệt giữa một người vẽ hoạt hình và trở thành một nghệ sỹ" Trong một nỗ
lực trở thành một công dân có trách nhiệm, Haring đăng ký học trường mỹ thuật
ứng dụng. nhưng sớm nhận ra rằng vẽ biển quảng cáo cũng có nghĩa là kết thúc
con đường nghệ thuật của chính bản thân mình, nên anh đã bỏ học.


Những tác phẩm đầu tiên của anh có bố cục nhỏ với những hình trừu tượng
liên tưởng; sau khi xem một thứ nghệ thuật tương tự thế trong một triển lãm thành
tựu của Pierre Alechinsky, anh bắt đầu thực hiện những bức vẽ lớn hơn. Haring trở
nên thích thú với nghệ thuật ở các địa điểm công cộng sau khi tham dự một bài
giảng của Christo - một nghệ sỹ Môi trường. Anh nhận ra rằng "nghệ thuật có thể
đến với tất cả các loại người, trái với quan điểm truyền thống, coi nghệ thuật là
một thứ cao cấp nhất."
Haring đã cam kết thực hiện nghệ thuật của mình dành cho công chúng,
càng nhiều người càng tốt. Anh vẽ những bức tranh với các thông điệp chống lại
việc sử dụng ma túy trên tường của các tòa nhà và ga xe điện ngầm, và sản xuất
hàng loạt những thứ đồ trang sức lạ mắt với những hình đặc trưng của anh. Đối
với Haring, không có sự khác biệt giữa tranh vẽ mà anh thực hiện miễn phí với thứ
nghệ thuật mà anh bán với giá hàng ngàn đô la. Ngay sau khi biết mình mắc bệnh
AIDS, anh kiếm được cả đống tiền nhờ vào tài sản nghệ thuật của mình, và sử
dụng tiền cũng như danh tiếng để thành lập Keith Haring Foundation, một tổ chức
phi lợi nhuận được thiết kế để cung cấp trợ giúp cho những tổ chức phi lợi nhuận
khác thông qua việc bán các tác phẩm của anh.


Mona Hatoum
(1952 - nay)
Sinh tại: Beirut, Li băng
Làm việc: London, Anh
Hai con vật lớn những gì còn lại của một đôi súc vật đã bị lột da và moi
ruột được treo một cách mời chào trước cửa một cửa hàng địa phương vào một
ngày đẹp trời. Đối với những người chưa từng được đào tạo trong lò mổ hoặc làm
nghề xẻ thịt, cảnh tượng này có thể gợi nên ít nhất là một chút tò mò và có thể là
một cảm giác ghê tởm. Cảnh tượng này đặc biệt hấp dẫn bởi vì, những con vật, sau
khi đã bị lột da và moi hết nội tạng, khiến chúng ta nhớ đến một màn hành hình
kiểu Lyn-sơ đối với những người da đen trước đây. Chúng bị treo một cách ngang

ngược chống lại trọng lực như thể chúng có quyền chính đáng đối với không gian
mà chúng chiếm giữ. Chúng được đặt vào đằng trước của tấm ảnh "Carcasses"của
Mona Hatoum giống như những viên lính gác bên ngoài những cánh cửa mở rộng.
Trách nhiệm của chúng? Để làm rõ ràng cái không gian mà chúng không chiếm
giữ.
Hatoum, sinh tại Beruit nhưng đã sống và làm việc ở London từ năm 1975,
đã thực hiện những tác phẩm trình diễn, video art và điêu khắc một cách năng nổ
kể từ những năm đầu thập kỷ 1980. Dù sử dụng những hình thức đẹp mắt, mà đập
vào mắt người xem là những hình, vật, màu sắc và cách sử lý không gian quen
thuộc, nhưng sự quan sát kỹ càng chúng sẽ để lộ ra sự phức tạp sâu sắc. Tác phẩm
sắp đặt "Socle du Monde" của cô năm 1992-93, chỉ đơn giản là những hình khối
lập phương đặc màu đen khiêm tốn và gần gũi. Nhưng khi người xem tiếp cận nó
gần hơn, tác phẩm để lộ bản thân nó như một mạng liên kết của những tập hồ sơ
bằng sắt thép, gắn vào một cái giá đỡ hình tháp bằng nam châm. Như vậy, tác
phẩm được cảm thụ đến hai lần, lần đầu, như là một cái gì đó quen thuộc và có thể
nhận ra, sau đó lại như là một thế giới được sắp xếp trước phức tạp hơn của những
vật liệu có tính tương tác lẫn nhau và những kiểu mẫu mang tính thị giác phức tạp.
Sự tò mò này lại dẫn đến sự tò mò khác, sự kiểm chứng này lại dẫn đến một sự
kiểm chứng khác: tác phẩm này sinh sản giống như một vật thể sống.
Hatoum sử dụng cùng một kỹ thuật đó trong tác phẩm năm 1995 "Hair
Necklace," trong đó một chuỗi hạt đeo cổ lớn màu nâu vô hại lại biến thành một
sản phẩm mê tín được tổng hợp từ gỗ, da và tóc người. Cô sử dụng thủ thuật này
nhiều lần nữa trong các tác phẩm nổi tiếng khác, chẳng hạn, tác phẩm thực hiện
năm1994 "Corps étranger." Tác phẩm video-installation nhấn chìm người xem
trong một không gian với cảm giác sợ mình sẽ bị giam giữ trong một không gian
tràn ngập những hình ảnh không thể nhận ra được và những âm thanh kỳ lạ. Phải
mất một lúc để nhận ra rằng những âm thanh đó thực ra là những âm thanh được
ghi lại từ nội tạng bên trong của con người, và những hình ảnh đó những ảnh chụp
nội soi của chính nghệ sỹ.
Hatoum kéo chúng ta vào trong những mối liên hệ không dự tính trước

bằng các tác phẩm của cô. Những cái quen thuộc trở nên lố bịch, kệch cỡm, và
những cái lố bịch đó, tự nó lại trở nên gần gũi. Hatoum tôn vinh một sự thật tinh tế
là dường như những vật bền vững đều có xu hướng trở thành một cái gì đó hoàn
toàn khác.


Damien Hirst
(1965 - nay)
Sinh tại: Bristol, Anh
Làm việc: New York, Mỹ / London, Anh

Damien Hirst là một chàng trai chính thức và tiêu biểu trong Nhóm những
nghệ sỹ trẻ Anh quốc. Trong khi học một chương trình nghệ thuật tại trường đại
học nổi tiếng Goldsmiths College London, anh đã thai nghén và tự tổ chức triển
lãm cho riêng mình, "Freeze." Charles Saatchi, trùm tư bản ngành quảng cáo và
nhà sưu tập nghệ thuật đã chú ý đến triển lãm này và bắt đầu mua những tác phẩm
của Hirst. Ông ta đã đặt Hirst vào ánh đèn sân khấu khi triển lãm cho anh trong
cuộc triển lãm đầu tiên của "Young British Artists". Năm 1992, ông ta đặt Hirst
thực hiện tác phẩm "Sự bất khả tự nhiên của sự chết trong tâm trí của một người
đang sống" với $32,000. Kết quả đó là một hàm cá mập dài 14-foot.
Hirst sử dụng xác động vật ngâm trong dung dịch formaldehyde ("nghệ
thuật ngâm," như anh mô tả nó) để truyền tải một cách kích thích của những chủ
đề cổ điển như cuộc sống và cái chết. Những tác phẩm gây tranh cãi của anh đã
làm bật lên những phản kháng từ chính phủ cũng như công chúng. Năm 1994, tác
phẩm của anh bị cấm bởi cả Sở Y tế thành phố New York (họ quan tâm đến "mùi
và chất lỏng tạo ra từ quá trình thối rữa") và Sở Nông nghiệp Hoa kỳ. Năm 1995,
tác phẩm, "Two F******, Two Watching," bị cấm bởi các quan chức y tế New
York với lý lẽ "nó có thể gây ra nôn mửa ngay lập tức hoặc phản ứng nôn mửa dây
chuyền cho người xem."
Phản ứng với "bản chất cơ học nhưng ngẫu nhiên của việc sản xuất nghệ

thuật," Hirst hăng hái tìm kiếm để đạt được tính ngẫu nhiên trong những bức tranh
quay của anh (những vết màu không có hình dạng được tạo ra bằng cách đổ sơn
lên những cái toan quay tròn). Hirst giải thích nguồn cảm hứng tạo ra những bức
tranh của anh: "Mục đích là tạo ra một kiểu hoạt động mạnh của thị giác… nó đặc
trưng cho tính đa dạng tối thượng của cuộc sống… và hiếm khi nỗ lực để liên lạc
với nhau trong một hệ thống cứng nhắc." Hirst đã nhận được giải thưởng nghệ
thuật danh giá nhất ở Anh, giải Turner Prize, năm 1995.


David Hockney
(1937 - nay)
Sinh tại: Bradford, Anh
Làm việc: London, Anh - Los Angeles, CA, Mỹ

Không khí trầm lắng và tĩnh tại của một sân vườn sau nhà, thừa mứa với
một cái bể bơi và sự hiện diện của những con người xinh đẹp – đó là nơi David
Hockney trú ngụ. Ông cũng ở cả những ngôi nhà khác nữa, tất nhiên, nhưng ông
chỉ cần ngồi bên bể bơi và nghiên cứu chuyển động của mặt nước, ngắm nhìn ánh
sáng lướt nhẹ nhàng trên bề mặt của nó, và cảm nhận nỗi buồn trong chiều sâu của
nó. Sống một thời gian dài ở L.A., Hockney biết rõ cảnh vật nơi này. Tranh của
ông diễn tả thời gian mà ông ở đó, cảnh vật của những buổi chiều tĩnh lặng trong
bầu khí quyển dầy đặc và ấp áp ở L.A.
Bên dưới ánh sáng và màu sắc của thành phố L.A trong tranh của Hockney,
luôn có một cảm nhận về sự trống vắng, một sự tuyệt vọn ngấm ngầm, hay thậm
chí một sự căng thẳng. Những cảnh bên bể bơi của Hockney có vẻ như quá điềm
tĩnh, quá tĩnh lặng, quá dè dặt, mà thực ra, thể hiện những điều đó chẳng có gì
khác hơn bề mặt của chúng. Sự cố đơn và lãng mạn toát lên từ những bức tranh
này, nhưng chúng nói, từ chiều sâu của chúng – từ đáy của bể bơi, hay từ đằng sau
những bức tường có vẻ như không thể xuyên qua được trong ngôi nhà của ông.
Giống như kiến trúc hiện đại, tranh của Hockney gợi đến một sự rỗng tuyếch

không phương hướng đằng sau bề mặt sáng sủa và sạch sẽ của chúng.
Đôi khi, bề mặt bị vỡ tan bởi một người nhảy ùm xuống bể bơi, như trong
một bức tranh nổi tiếng của Hockney, "A Bigger Splash" (1967). Hockney chỉ vẽ
những chùm nước màu trắng bắn lên từ mặt nước xanh biếc của bể bơi – chẳng có
dấu hiệu nào của một người đang bơi. Chùm nước bắn tóe lên có vẻ như đã tháo
gỡ được sự căng thẳng giấu mình trong những bức tranh khác của ông, chiếu ánh
sáng hồi tưởng lên chúng, như thể đang che giấu một điều gì, chẳng hạn như một
vụ nổ sắp xảy ra.
Từ chính sự căng thẳng đó mà Hockney tạo ra những yếu tố hài hước. Ấn
tượng về những câu chuyện của Hockney đến từ chính sự che giấu chính cái ảnh
hưởng đó. Bên dưới bề mặt tranh càng căng, thì bề mặt của nó càng rung động.
Bạn có thể vừa lắc lư vừa cười thật thoải mái, mà không thể chỉ ra rằng, chính xác
là điều gì khiến cho bạn thấy buồn cười như vậy. Sự dí dỏm của Hockney cũng
đồng nghĩa với khả năng che dấu của ông; khiếu hài hước của ông chính là cái gắn
những cái ông không hề vẽ ra với những cái ông vẽ: bạn có cảm giác rằng ông
thực ra không cố gắng để tỏ ra hài hước.
Hockney cũng từng làm việc khá nhiều với nhiếp ảnh: ông đã thực hiện một
sê-ri tranh dán giấy theo phong cách Lập thể cực kỳ tinh tế từ những bức ảnh chụp
thời trang. Nhưng phong cách lập thể của Hockney, không giống với Picasso, chỉ
trừu tượng một nửa. Ông biểu lộ những đường nối giữa các góc nhìn, trong khi
vẫn thu xếp sao cho các góc nhìn này cùng ở trong một tổng thể. Dù sao, sự căng
thẳng biểu lộ trong tranh của ông cũng lại nổi lên ở đây: cứ như thể cái bề mặt cố
hữu trên mis on the brink of shattering. Những cạnh rìa giữa các bức ảnh giống
như những đường thẳng kẻ sai, trembling với sức căng bên trong nó. Đó là một trò
chơi giữa sự thanh bình và sự căng thẳng – và giữa bề mặt và chiều sâu – mà
Hockney là một bậc thầy: tính hài hước của ông, sự dí dỏm của ông, và tính
nghiêm túc của ông được khớp nối cùng lúc trong mọi thứ mà ông tạo ra.












Rebecca Horn
(1944 - nay)
Sinh tại: Bonn, Germany
Làm việc: Berlin, Germany - New York, USA - Paris, France - London,
Anh

Bà không phải là một người mới đến với thế giới nghệ thuật: nếu bạn đã
từng biết đến bà, với mái tóc đỏ như lửa và cặp mắt sắc sảo, bạn sẽ không thể quên
đi một cách nhanh chóng hình ảnh về bà, cũng như các công việc của bà.
Horn làm việc với nhiều chất liệu; các tác phẩm của bà thường sử dụng
những động cơ nhỏ và các trục kéo-đẩy để tạo ra những chuyển động nho nhỏ. Tác
phẩm "The Little Painting School Performs a Waterfall" (1988) của bà là một
"thác nước" tạo ra bởi những bức tranh hình chữ nhật màu xanh cô-ban nổi trên
tường của gallery "văng ra" cùng một thứ màu xanh cô ban đó, về phía tường,
đằng sau những bức tranh nổi hình chữ nhật. Những cái chấm này ở trên tường, có
vẻ như là "một diễn tiến" thực sự xảy ra trong khi những bức tranh hình chữ nhật
có vẻ như là hiệu-ứng-diễn-ra-sau-đó. Mặc dù tác phẩm này không chuyển động,
nó cũng mang tới cảm giác rằng nó chứa đựng và tiêu biểu cho một chu kỳ liên tục.
Cùng với những nghệ sỹ đương đại như Eve Andree Laramee và Jana
Sternbach, những tác phẩm có sử dụng máy móc của Horn nói về cơ thể và sự
định giới tính cho sáng tạo và khám phá. Những ý tưởng này là sự tiếp nối của
Picadia và Duchamp và được chau truốt bởi thế giới quan của phụ nữ. Tác phẩm

của Horn chứa đầy cảm xúc và không có nhân vật kể theo tuyến. Nó tập trung vào
"những sự thật về con người", những thứ thường phù du trong những điều kiện tốt
nhất và đưa ra một câu hỏi có tính tổng quát: "Ai làm nên sự thật trong nền văn
hóa của chúng ta?"
Bản chất hàn lâm của các tác phẩm của Horn được làm rõ bởi một cái hiểu
tối thiểu về "point" (điểm) trong công việc của bà - và cùng với nó là "fresh" (sự
tươi mới), cái mà người ta không cần phải quan tâm đến những ngụ ý của chúng.

Gary Hume
(1962 - nay)
Sinh tại: Kent, Anh
Làm việc: London, Anh

Việc sử dụng sơn tường thông thường của Hume và cách kết hợp màu sắc
của anh tạo ra những tác phẩm độc đáo và đảo lộn. Những bức tranh có vẻ tương
đồng với giấy dán tường, với những đóa hoa lớn và các thể loại ảo thị giác, khi
anh sử dụng những khối màu lớn để thể hiện hình ảnh bóng đổ. Tên tranh thực sự
chỉ đem lại một vài gợi ý về ý nghĩa của bức tranh, nhưng một khi bạn ngắm nhìn
chúng một cách thích thú, bạn sẽ nhận ra ngay chủ đề của nó.
Tác phẩm "Four Feet in the Garden" (1995) tương tự như một dấu chữ thập
giữa một cuộc kiểm tra Rorschach* và hình ảnh nối tiếng của hoặc là một người
phụ nữ trẻ đội chiếc mũ gắn lông rộng vành hoặc là một mụ phù thuỷ già nua, tùy
thuộc bạn đang chú ý đến cái gì trước. Những bàn chân và ống chân màu xanh hoa
ngô trượt ngang qua một nền màu đen: bởi cái sự căng tồn tại giữa các màu sắc,
nên bạn phải mất một khoảng thời gian để nhận ra cái chủ đề sáo rỗng liên quan
của nó.
Trong một tác phẩm khác, "Falling" (1995), Hume cố ý hướng đến trừu
tượng, một lần nữa sử dụng những sắc độ không xuất hiện trong vòng quay màu
sắc. Các diễn tả cực kỳ đơn giản một đôi tay đang đan vào nhau chắc hẳn của
một người đang cầu nguyện hoặc chìm đắm trong suy tư –- được thực hiện một

cách duyên dáng và tao nhã. Hình bóng tế nhị của nó chỉ cung cấp vừa đủ thông
tin để khiến cho hình ảnh trở thành một điểm vô định hình.
Quay lại trước đó vài năm, xem lại những bức "tranh nước" của nhiều
người khỏa thân trong nhiều tư thế, và rất khó tin rằng đó là những tác phẩm của
cùng một nghệ sỹ. Sự thuyết phục về màu sắc vẫn còn đó, nhưng sử dụng những
đường thẳng cực kỳ đơn giản, hơn là việc dùng những khối màu, hoàn toàn trái
ngược với tác phẩm "Four Feet." Anh có vẻ như đã khắc ngay trên bề mặt màu sắc
để tạo ra những đường thằng mảnh màu trắng biểu hiện chủ đề của anh. Trong
nhiều trường hợp, Hume nói, anh muốn khám phá "không gian chuyển: những liên
hệ giữa các không gian mà không chỉ là bản thân các không gian đó."
Những bức tranh đầy màu sắc này về những bộ phận cơ thể và những hình
ảnh của văn hóa POP tạo thành pha thứ hai trong công việc của Hume. Pha thứ
nhất, diễn ra cho đến năm 1993, bao gồm những bức tranh tương tự như những
cánh cửa giống như những cánh cửa quay trong các bệnh viện. Những cái cổng
được thể hiện bằng chất men bóng trên những tấm nhôm, cùng một loại vật liệu
mà anh dùng trong pha thứ hai. Vì anh đi từ nghệ thuật ý niệm đến nghệ thuật biểu
hình, Hume đã cố gắng giữ lại một số giá trị thuần khiết, luôn thực hiện những bức
tranh của anh với một bề mặt đẹp và trong suốt, đã luôn nêu ra những nghi vấn về
bản chất của trang trí.
*kiểm tra Rorschach (Rorschach test): một kiểm tra về trí thông minh và
tính cách trong đó thí sinh giải thích 10 mẫu thiết kế dấu mực đen/màu tiêu chuẩn
để thể hiện các yếu tố về học thức và tình cảm, còn gọi là Rorschach inkblot test


×