Tải bản đầy đủ (.pdf) (18 trang)

NGHỆ THUẬT KIẾN TRÚC pps

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (522.67 KB, 18 trang )

NGHỆ THUẬT KIẾN TRÚC
Kiến trúc phát triển mạnh dưới thời nhà Lý và chịu ảnh hưởng của Phật
Giáo rất sâu đậm .cung điện , lâu đài ,thành quách và chùa tháp được xây dựng với
quy mô lớn . Thành Thăng Long là một công trình xây dựng lớn trong các triều đại
phong kiến .Thành gồm hai vòng dài khoảng 25km .Trong hoàng thành có những
cung điện cao đến bốn tầng

Lý Công Uẩn lên ngôi vua , sáng lập vương triều Lý(1009-1225) tại kinh
đô Hoa Lư (Ninh Bình) ngày 2-11 Kỷ Dậu(21-11-1009) .Tháng 7 mùa thu năm
1010, nhà vua dời đô từ Hoa Lư về thành Đại La đổi tên là Thăng Long. Ngay
trong mùa thu năm đó , nhà Lý đã khẩn trương xây dựng một số cung điện làm nơi
ở và làm việc của vua , triều đình và hoàng gia .Trung tâm là điện Càn nguyên ,
nơi thiết triều của nhà vua, hai bên là điện Tập Hiền và Giảng Võ , phía sau là điện
Long An , long Thụy làm nơi vua nghỉ . Đến cuối năm 1010 , 8 điện 3 cung đã
hoàn thành .Những năm sau , một số cung điện và chùa tháp được xây dựng thêm .
Một vòng thành được bao quanh các cung điện cũng xây đắp trong năm đầu , gọi
là Long Thành hay Phượng Thành .Đó chính là Hoàng Thành theo cách gọi phổ
biến về sau này . Thành đắp bằng đất , phía ngoài có hào , mở 4 cửa : Tường Phù ở
phía đông , Quảng Phúc ở phía tây , Đại hưng ở phía nam , Diệu Đức ở phía
bắc .Trong Long Thành có một khu vực được đặc biệt bảo vệ gọi là Cấm Thành là
nơi ở và nghỉ ngơi của vua và hoàng gia . Trong đời Lý , các kiến trúc trong
Hoàng Thành còn qua nhiều lần tu sửa và xây dựng thêm .Long Thành và Cấm
Thành là trung tâm chính trị của kinh thành .Phía ngoài cùng với một số cung điện
và chùa tháp là khu vực cư trú , buôn bán , làm ăn của dân chúng gốm các bến
chợ , phố phường và thôn trại nông nghiệp . Một vòng thành bao bọc toàn bộ khu
vực này bắt đầu được xây đắp từ năm 1014, gọi là thành Đại la hay La Thành .
Trong những biến loan cuối thời Lý , Hoàng Thành bị tàn phá nặng nề . sau khi
thành lập , nhà Trần phải đắp lại thành , xây lại các cung điện , nhưng vị trí qui mô
của Hoàng Thành , thường gọi là Long Phượng Thành không thay đổi .
Thời Lê sơ,Hoàng Thành nhiều lần được tu bổ và mở rộng thêm mà trung
tâm điểm là điện Kính Thiên dựng năm 1428 xây dựng lại năm 1465 với lan can


bằng đá chạm rồng năm 1467 nay vẫn còn trong thành Hà Nội . Năm Hồng Đức
thứ 21 (1490) , vua Lê Thánh Tông định bản đồ cả nước gồm 13 thừa tuyên Và
phủ Trung Đô tức thành Đông Kinh thời Lê sơ. Tập bản đồ thời Hồng Đức thứ 21
(1490), vua Lê Thánh Tông định bản đồ Hống Đức còn lại đến nay đã qua nhiều
lấn sao chép lại về sau ,nhưng vẫn là tập bản đồ xưa nhất của nước Đại Việt sang
thời Nguyễn , thành Hà Nội do vua Gia Long xây năm 1805 theo kiểu Vauban
không những hạ thấp độ cao mà còn thu nhỏ qui mô so với Hoàng Thành của
Thăng Long xưa . Tuy nhiên trục trung tâm Đoan Môn Kính Thiên của Hoàng
Thành Thăng Long thời Lê vẫn không thay đổi và trên trục này thêm cột cờ, Cửa
bắc thời Nguyễn




Kiến trúc thời Lý phục vụ Phật Giáo , rất nhiều Quốc Tự được xây
dựng .Phong cách thống soái là hoành tráng , đồ sộ.Chùa một cột ( Chùa Diên
Hựu)được xây dựng ở Thăng Long với quy mô lớn hơn ngôi chùa đã có trước đó ở
Hoa Lư và với sự cách điệu tuyệt diệu . Việc xây dựng các chùa tháp rất được coi
trọng . Năm 1031 Lý Thái Tông cho xây dựng 950 ngôi chùa .Năm 1056 Lý
Thánh Tông lập chùa Sùng Khánh ở phường Báo Thiên, phải dùng 11 ngàn cân
đồng để đúc chuông chùa , năm sau lại dựng Tư Thiên Bảo Tháp trước chùa Báo
Thiên ,cao vài chục trượng (khoảng 50-60 m)và có 30 tầng . Ngoài ra còn có nhiều
chùa tháp khác cũng đồ sộ và huy hoàng không kém .
Chùa Báo Ân và tháp Báo Thiên cao khoảng 70m .Chùa Phật Tích- Bắc
Ninh , chùa Long Đọi –Hà nam , Chùa Bà Tấm – hà Nội ,chùa Quảng Giáo –
Quảng Ninh đều là những chùa lớn .
Kiến trúc chùa tháp thời Lý đều to lớn , cao . Các chùa thường nằm trên
đỉnh núi cao .cấu trúc và bố cục chùa tháp đơn giản , chỉ gồm một ngôi chùa chính
và một ngọn tháp lớn có đáy vuông .Điều này phản ánh tư tưởng giản dị , phóng
khoáng của người thời Lý .Trang trí tháp chịu ảnh hưởng của nghệ thuật Chăm ,

với các hình chim thần ( Garuda ), nữ thần đầu người mình chim , có lẽ do việc bắt
những tù binh Chăm sau cuộc nam chinh của Lý Thánh Tông. Vì thế ấn tượng của
ngọi chùa Lý rất độc đáo : Vùa tôn nghiêm , hùng vĩ , đường bệ bởi không gian và
đường sống kiến trúc , vùa phóng khoáng lãng mạn bởi gần thiên nhiên, vừa sinh
động , lý thú với các trng trí mang hơi hướng Chăm .
Chùa Một Cột hay chùa Mật ( gọi theo Hán Việt là Nhất Trụ Tháp ) còn có
tên khác là Diên Hựu hoặc Liên Hoa Đài ( Đài hoa sen ) , là môt ngôi chùa nằm
giữa lòng thủ đô Hà Nội .Đây là ngôi chùa có kiến trúc độc đáo nhất Việt Nam .
Chùa được khởi công xây dựng vào mùa đông tháng mười âm lịch năm
1049 .Chùa chỉ có một gian nằm trên một cột đá ở giữa Hồ Linh Chiểu nhỏ có
trồng hoa sen . Truyền thuyết kể lại rằng, chùa được xây dựng theo giấc mơ của
vua Lý thái Tông (1028-1054)và theo gợi ý của nhà sư Thiền Tuệ .vào năm 1049
vua đã mơ thấy được Phật Bà Quan Âm ngồi trên tòa sen dắt vua lên tòa . Khi tỉnh
dậy,nhà vua kể chuyện đó lại cho bày tôi và được nhà sư Thiền Tuệ khuyên dựng
chùa , dựng cột đá như trong chiêm bao , làm tòa sen của Phật Bà Quan Âm đặt
trên cột như đã thấy trong mộng và cho các nhà sư đi vòng xung quanh tụng kinh
cầu kéo dài sự phù hộ , vì thế chùa mang tên Diên Hựu .
Đến năm 1105 , vua Lý Nhân Tông cho sửa ngôi chùa và cho dựng trước
sân hai tháp lợp sứ trắng . Năm 1108 Nguyên Phi Ỷ lan sai bày tôi đúc một cái
chuông rát to ,nặng đến môt vạn hai nghìn cân , đặt tên là Giác Thế Chung ( quả
chuông thức tỉnh người đời ).Đây được xem là một trong tứ đại khí- bốn công
trình lớn của Việt nam thời đól là : Tháp Báo Thiên ,chuông Qui Điền , vạc Phổ
Minh và tượng Quỳnh Lâm . Giác Thế Chung đúc xong nặng quá không treo lên
được , để dưới mặt đất thì đánh không kêu .Người ta đành bỏ chuông xuống một
thửa ruộng sâu bên chùa Nhất Trụ , ruộng này có nhiều rùa , do đó có tên là La
Quy Điền chuông (chuông ruộng rùa ).
Đến thế kỷ 15 , giặc Minh xâm lược , chiếm thành Đông Quan ( Hà
Nội ).Năm 1426 Lê Lợi đem nghĩa quân lam Sơn ra đánh ,vây thành rất gấp .quân
Minh thiếu thốn vũ khí đạn dược, tướng Minh là Vương Thông bèn sai người đem
phá chuông Quy Điền lấy đồng .Quân Minh thua trận , nhưng chuông Quy Điền

thì không còn nữa .
Đến thời nhà Trần , chùa đã không phải là ngôi chùa nhà Lý nữa vì sách cũ
đã ghi : Năm 1249 :”…mùa xuân , tháng giêng , sửa lại chùa Diên Hưu ,xuống
chiếu vẫn làm ở nền cũ…” chùa đã qua nhiều đợt tu sửa .Đợt tu sửa chữa lớn vào
năm Thiên Ứng Chính Bình 18 ( 1249 ) gần như phải làm lại toàn bộ. Thời
Lê ,triều đình nhiều lần cho tu sửa , thu nhỏ kích thước đài sen và cột đá . Năm
1838, tổng đốc Hà Ninh Đặng Văn Hòa tổ chức quyên góp thập phương sửa chữa
điện đường , hành lang tả hữu ,gác chuông và cửa tam quan . Năm 1852, bố chính
Tôn Thất Giáo xin đúc chuông mới . Năm 1864 , tổng đốc Tôn Thất Hàm hưng
công trùng tu , làm sàn gỗ hình bát giác để đỡ tòa sen , chạm trổ thêm công phu
tráng lệ . năm 1954 ,trước khi rút khỏi Hà Nội , quân Pháp đã đặt mìn phá đổ chùa .
Sau ngày tiếp quản thủ đô , Bộ văn hóa đã cho tu sửa chùa một cột theo đúng kiểu
mẫu cũ để lại từ thời Nguyễn .
Cạnh chùa Một Cột ngày nay còn có một ngôi chùa có cổng tam quan , với
ba chữ “:Diên Hựu Tự “ , là một ngôi chùa mới được xây dựng phụ vào với chùa
Một Cột , xây khoảng đầu thế kỷ 18 .


Chùa Phật Tích ( Phật Tích Tự ) còn gọi là chùa Vạn Phúc ( Vạn Phúc Tự )
là một ngôi chùa nằm ở sườn phía nam núi Phật Tích ( còn gọi núi Lạn Kha , non
tiên ), xã Phật Tích , huyện Tiên Du , tỉnh Bắc Ninh . Trong chùa có tượng Đức
Phật bằng đá thời nhà Lý lớn nhất Việt Nam. Chùa Phật Tích được công nhận là di
tích Lịch sử văn hóa đặc biệt quan trọng của quốc gia .
Theo tài liệu cổ thì chùa Phật Tích được khởi dựng vào năm Thái Bình thứ
tư ( 1057 ) với nhiều tòa ngang dãy dọc . Chùa được xây dựng vào thời nhà Lý .
Ngôi chùa vào thời nhà Lý hiện nay không còn nữa .
Năm 1066 , vua Lý Thánh Tông lại cho xây dựng một ngôi tháo cao . sau
khi tháp đổ mới lộ ra ở trong đó có bức tượng Phật A Di Đà bằng đá xanh nguyên
khối được dát ngoài bằng vàng . để ghi nhận sự xuát hiện kỳ diệu của bức tượng
này , xóm Hỏa Kê ( cạnh chùa ) đổi tên thành thôn Phật Tích .

Văn bia Vạn Phúc Đại Thiền Tự Bi năm Chính Hòa thứ bảy ( 1686 )ca ngợi
vẻ đẹp của cạnh chùa :” Đoái trông danh thắng đất Tiên Du , danh sơn Phật Tích ,
ứng thế ở Càn Phương( hướng Nam ) có núi Phượng Lĩnh bao bọc , phía tả Thanh
Long nước chảy vòng quanh . Phía Hữu Bạch Hổ núi ôm , trên đỉnh nhà khai bàn
đá …”
Năm 1071 , vua Lý Thánh Tông đi du ngoạn khắp vùng Phật Tích và viết
chữ “Phật” dài tới 5m , sai khắc vào đá đặt trên sườn núi . Bà Nguyên Phi Ỷ lan có
đóng góp quan trọng trong bưởi đầu xây dựng chùa Phật Tích .
Vào thời nhà Lê , năm Chính Hòa thứ bảy đời vua Lê Hy Tông , năm 1686 ,
chùa được xây dựng lại với quy mô rất lớn , có giá trị nghệ thuật cao và đổi tên là
Vạn Phúc Tự .
Nhưng rồi vẻ huy hoàng và sự thịnh vượng của chùa Phật Tích cũng chỉ tồn
tại su đó được gần 300 năm .kháng chiến thực dân Pháp bùng nổ và Chùa bị tàn
phá nhiều . Chùa đã bị quân đội Pháp đốt cháy hoàn toàn vào năm 1947 .
Khi hòa bình lập lại (1954)đến nay , Chùa Phật Tích được khôi phục dần .
năm 1959 , bộ văn hóa cho tái tạo lại 3 gian chùa nhỏ làm nơi đặt pho tượng A Di
Đà bằng đá quý giá .Tháng 4 năm 1962 , nhà nước công nhận chùa Phật tích là Di
tích Lịch Sủ văn hóa .
Chùa được kiến trúc theo kiểu “nội công ngoại quốc“ , sân chùa là cả một
vườn hoa mẫu Đơn rực rỡ . Bên phải Chùa là miếu thờ Đức Chúa tức bà Trần Thị
Ngọc Am là đệ nhất cung tần của chúa Trịnh Tráng tu ở chùa này .
Cho tới nay , Chùa Phật Tích có 7 gian tiền đường để dùng vào việc đón
tiếp khách , 5 gian bảo thờ Phật , Đức A Di Đà cùng các vị Tam Thế Phật , 8 gian
nhà tổ , và 7 gian nhà thồ Thánh Mẫu .
Ngôi Chùa có kiến trúc của thời Lý , thể hiện qua ba bậc nền bạt vào sườn
núi .các nền hình chữ nhật dài khoảng 60m rộng khoảng 33m , mặt ngoài bố trí các
tảng đá hình khối hộp chữ nhật .


Chùa Dạm căn cứ vào các thư tịch cổ , Chùa Dạm được Vua Lý Nhân Tông

(1072-1127 ) cho xây dựng vào năm Quang Hựu thứ hai ( 1086 ).Để tiện vận
chuyển nguyên vật liệu phục vụ công trình , vua cho đào ngòi Con Tên từ chân núi
Lãm Sơn chạy thẳng ra sôngĐuống .Năm 1087 , “Vua ngự đến chùa Lãm Sơn ,
đến đêm ban yến cho các quan .Vua làm 2 bài Lãm Sơn dạ yến” công trình làm
trong 9 năm mới xong .Vua ban tên Chùa là Cảnh Long Đồng Khánh, lại thân đề
biển bằng chữ triện .
Năm long phù nguyên hóa thứ 5 (1105) , Vua Lý Nhân Tông cho xây thêm
ba tháp đá nữa .Chùa làm xong(1094), vua ban 300mẫu ruộng tự điền để nhà chùa
có hoa lợi hương khói và 7 gia đình ở mé dưới núi được giao việc chuyên đóng
mở cửa chùa.
Chùa đặt ở sườn núi phía nam của dãy Lãm Sơn , chính giữa ngọn cao
nhất .Núi Rùa làm tiền án , ngòi Con Tên làm Minh Đường bên tả có thanh
Long ,bên hữu có Bạch Hổ chầu về .Chùa Dạm hội tụ đủ huyết mạch linh thông
theo thuyết phong thủy . Chùa dựa hẳn vào sườn núi và 4 lớp nền đá trườn theo
sườn núi vừa tôn tầm cao công trình vừa tạo dáng vẻ uy nghi êm hài hòa với cảnh
quan thiên nhiên chung quanh . hơn nữa tránh được nạn lụt lội ở vùng “rốn nước
“ Quế Võ lắm đồng sâu ruộng trũng . chiều dài của lớp nền 120m , chiều rộng 70m
( Chùa Phật Tích là 100m và 60m ).Tổng cộng diện tích gần 8000m vuông ,Bốn
lớp nền được bó ghép bằng đá tảng (mỗi viên có kích thước 50×60 cm) các lớp đá
được cấu tạo choãi chân đế ,chếch khoảng 70 độ ,và có độ cao 5-6m .


Chùa Long Đọi Sơn còn có tên chữ là Diên Linh Tự do Vua lý Thánh Tông
và Vương Phi Ỷ Lan chủ trì xây dựng từ năm 1054 .Đến đời Lý Nhân Tông nhà
vua này tiếp tục xây dựng phát triển và xây tháp Sùng Thiện Diên Linh từ năm
1118 đến năm 1121.
Sau ba trăm đứng vững thì đến đầu thế kỷ XV , khi giặc Minh xâm lược
nước ta , chùa và tháp bị phá hủy hoàn toàn .Riên bia thì không phá nổi , chúng đả
lật đổ xuống bên cạnh núi , ngôi chùa đã trở nên hoang phế hoàn toàn . Mãi đến
năm Tự Đức thứ 13 ( 1860 ) nghĩa là 170 năm sau khi giặc Minh tàn phá nhân dân

trong vùng mới cho sửa sang lại Thượng Điện , Tiền Điện , gác chuông , nhà tổ
…đến năm 1864 , chùa lại tiếp tục sửa hành lang , đúc tượng Di Lặc , đúc khánh
đồng và đúc khánh đá do sư tổ đời thứ 5 là Thích Chiếu Trường chủ trì xây dựng
hoàn chỉnh 125 gian , từ đó trở thành trường Bắc Kỳ Phật Giáo .Ngôi chùa này
được xây dựng theo kiểu nội công ngoại quốc . Tại tiền đường, thượng điện tượng
Phật rất nhiều .hai bên Chùa là 18 gian hành lang thờ Thập bát La Hán .



Chùa Bà Tấm ( Dương Xá – Gia Lâm –Hà Nội )

Cụm di tích đền – Chùa Bà Tấm thuộc địa phận xã Dương Xá huyện Gia
Lâm , ngoại thành Hà Nội . Di tích nằm ở phía đông và cách khu vực nội thành Hà
Nội gần 20km .Từ trung tâm thành phố , qua cầu Chương Dương , theo quốc lộ 5
đi Hải Phòng khoảng 8km thì đến địa phận xã Dương Xá .Di tích nằm bên trái ,
liền kề đường quốc lộ . Theo sử sách và truyền thuyết dân gian , cụm di tích đền –
chùa Bà tấm được xây dựng từ thời Lý , sự ra đời của di tích gắn liền với Nguyên
Phi , Hoàng Thái Hậu Ỷ Lan – một nhân vật kiệt xuất của vương triều nhà Lý .Sử
cũ cho biết Nguyên Phi Ỷ lan giỏi việc trị nước ( hai lần nhiếp chính ), khiến nhân
tâm hòa hợp , đất nước thanh bình , dân gian sùng phật , tôn bà là Phật Bà Quan
Âm .
Cụm di tích chùa – đền Bà Tấm vốn được xây dựng trên một gò đất cao,
rộng, nằm bên hữu ngạn dòng sông Thiên Đức nổi tiếng(phía bên tả ngạn là chùa
Báo Ân thời Trần ,gắn liền với cuộc đời tu hành của vua Trần Nhân Tông ) . Trải
qua quá trình tồn tại , mặt bằng di tích có nhiều thay đổi , hiện nay còn có chùa ,
đền và nhà thờ Mẫu cùng một số đơn nguyên kiến trúc kề cận .

nguồn khanhhoathuynga
Cuối thế kỷ thứ 10 , nước ta thoát ách đô hộ phương Bắc .trải qua hai triều
Đinh , Lê thống nhất nước nhà và chống tái ngoại xâm , đến thời lý , nghệ thuật

phát triển thăng hoa với bản sắc riêng nhằm hóa giải những ảnh hưởng cuả văn
hóa Trung Hoa.
Hai triều Đinh , Lê đã tạo dựng một nhà nước có chủ quyền .Triều Lý nắm
quyền có ý thức phục hưng văn hóa dân tộc trên tinh thầncó sự giao thoa với văn
hóa Chăm-Ấn đã tạo cơ sở cho nghệ thuật tạo hình phát triển.Thêm vào đó , việc
Phật Giáo trở Quốc Giáo, tăng lữ có vị trí tinh thần trọng yếu đạo Phật được phổ
cập đã là nhân tố tác động vào hướng phát triển và phong cách nghệ thuật . Việc
nước Đại Việt độc lập , tự chủ, đủ sức mạnh chống ngoại xâm, trải qua nhiều năm
thái bình thịnh vượng cũng có tác động không nhỏ .
Nhà Lý ( Lý triều ) còn được gọi lànhà Hậu Lý( để phân biệt nhà Tiền Lý
của Lý Nam Đế )là một triều đại phong kiến trong lịch sử Việt Nam , bắt đầu khi
vua Thái Tổ lên ngôi tháng 10 âm lịch năm 1009 sau khi giành quyền lực từ tay
nhà Tiền Lê và chấm dứt khi vua Lý Chiêu Hoàng ,khi đó mới 8 tuổi bị ép thoái vị
để nhường ngôi cho chồng là Trần Cảnh vào năm 1225 – tổng cộng là 216
năm.Quốc hiệu Đại Việt của Việt nam có từ tháng 10 âm lịch năm 1054 khi vua
Lý thánh Tông lên ngôi . Ở thời này có sự kiện đáng nhớ là việc dời đô Hoa Lư,
một nơi xa đồng bằng Bắc Bộ , thưa dân , hiểm trở ra Đại La , rồi đổi tên là Thăng
Long theo hình tượng con rồng , một hình tượng đặc thù của thời này. Quốc hiệu
Đại Việt cũng được đặt ở thời kỳ này.
Từ đời Lý,nho giáo bắt đầu có địa vị trong xã hội.Tuy thế ,chế độ giáo dục
và thi cử theo tinh thần nho giáo cũng chỉ mới bắt đầu . Số nho sĩ được tạo ra hãy
còn quá ít , Phật giáo vẫn chiếm ưu thế và các nhà sư vẫn giữ vai trò quan trọng
trong xã hội.
Phật Giáo : Phật Giáo được truyền bá rộng rãi trong quần chúng và có dấu
ấn lên mọi sinh hoạt văn hóa . Nhà vua và tầng lớp quý tộc rất tôn sùng đạo
Phật .Tất cả tám đời vua nhà Lý, vua nào cũng sùng tín đạo Phật .
Người khởi đầu nhà Lý là Lý Công Uẩn. Trong thời đại của vương triều
này,lần đầu tiên nhà Lý đã giữ vững được chính quyền một cách lâu dài đến hơn
hai trăm năm , khác với các vương triều cũ trước đó chỉ tồn tại hơn vài chục năm,
ngoài ra nhà Lý còn bảo toàn và mở rộng lãnh thổ của mình . Trong nước , mặc dù

các vua đều sung đạo Phật , nhưng ảnh hưởng của Nho Giáo đã bắt đầu lớn
dần ,với việc mở trường đại học đầu tiên là Văn Miếu (1070) và Quốc Tử Giám
(1076) và các khoa thi để chọn người hiền tài không có nguồn gốc xuất thân là quý
tộc ra giúp nước . Khoa thi đầu tiên được mở vào năm 1075 .Về thể chế chính trị ,
đã có sự phân cấp quản lý rõ ràng hơn và sự cai trị đã dựa nhiều vào pháp luật hơn
là sự chuyên quyền độc đoán của cá nhân . Sự kiện nhà Lý chọn thành Đại La làm
thủ đô ( sau là Thăng Long tức là Hà Nội ngày nay )đánh dấu sự cai trị dựa vào
sức mạnh kinh tế và lòng dân hơn là sức mạnh quân sự để phòng thủ như các triều
đại trước.

×