Tải bản đầy đủ (.doc) (79 trang)

Hoàn thiện kế toán nghiệp vụ xuất khẩu hàng hoá tại Công ty cổ phần XNK Hà Tây

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (478.28 KB, 79 trang )

MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Toàn cầu hóa là xu thế tất yếu của các quốc gia trong thời đại ngày nay.
Quá trình toàn cầu hóa khu vực và thế giới đã dẫn đến hội nhập kinh tế trên
phạm vi quốc tế. Việt Nam đang thực hiện lộ trình hội nhập kinh tế quốc tế,
trong đó một trong những mục tiêu hàng đầu là tăng nhanh kim ngạch xuất
khẩu, tiến tới cân bằng xuất nhập khẩu. Chiến lược công nghiệp hóa hướng
mạnh về xuất khẩu đã được triển khai thực hiện thành công tại nhiều nước,
những kinh nghiệm quý của họ đã từng bước được áp dụng tại Việt Nam. Như
vậy, không chỉ riêng Việt Nam mà với bất kỳ nước nào cũng đặt xuất khẩu
vào vị trí xứng đáng và có vai trò quan trọng nhằm tăng trưởng kinh tế. Hoạt
động xuất khẩu của một quốc gia phải gắn chặt với thị trường quốc tế, chiến
lược xuất khẩu phải dựa trên sự lựa chọn khoa học thị trường xuất khẩu, phù
hợp với đặc điểm khả năng của từng nền kinh tế. Chính quá trình hội nhập về
kinh tế đã làm cho hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp nói chung và
doanh nghiệp Xuất Nhập khẩu nói riêng trở lên sôi động, đa dạng và ngày
càng đạt được những thành tựu to lớn. Cụ thể : trong những năm thực hiện
chính sách “mở cửa” và “đổi mới” xuất khẩu Việt Nam đã có những bước tiến
khá dài với kim nghạch xuất khẩu những năm gần đây đạt tới xấp xỉ 30 tỷ
USD nhưng so với thị trường các nước con số đó còn quá bé. Hàng hóa xuất
khẩu của Việt Nam chủ yếu vẫn mang tính đơn điệu, tỷ trọng nhỏ sức cạnh
tranh thấp, có gì xuất nấy và chưa có chiến lược đúng đắn để khai thác lợi thế
so sánh và thế mạnh của thị trường thế gới.
Quá trình hội nhập về kinh tế dẫn đến hội nhập trong lĩnh vực kế toán nói
chung là một tất yếu khách quan, được xem là một trong những cơ sở nền tảng
và tiền đề đối với sự thành công của quá trình hội nhập. Kế toán là một công cụ
Nguyễn Thị Thu Hường Kế toán 45C
1
được xem là có hiệu quả, tạo nên sự an tâm cho các nhà quản trị khi có trong tay
một công cụ khoa học hỗ trợ cho quá trình quản lý điều hành doanh nghiệp. Có
thể nói chính chất lượng và hiệu quả của công tác kế toán ảnh hưởng trực tiếp


đến chất lượng và hiệu quả của công tác kế toán ảnh hưởng trực tiếp đến chất
lượng và hiệu quả của công tác quản lý, điều hành tổ chức để đạt được mục tiêu
đã đề ra. Vì vậy để nhận thức đủ những vấn đề có liên quan đến hoạt động xuất
khẩu và kế toán nghiệp vụ xuất khẩu là một yêu cầu không thể thiếu được với
các nhà quản lý kinh tế và các Công ty Xuất_Nhập khẩu.
Xuất phát từ vị trí và tầm quan trọng của công tác kế toán nghiệp vụ
xuất khẩu hàng hóa của các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và với Công ty
Cổ phần Xuất_Nhập khẩu Hà Tây nói riêng em xin chọn đề tài chuyên đề
thực tập tốt nghiệp của mình là: “ Hoàn thiện kế toán nghiệp vụ xuất khẩu
hàng hóa tại Công ty Cổ phần Xuất _Nhập khẩu Hà Tây”.
2. Mục đích và phạm vi nghiên cứu của đề tài
Chuyên đề đề cập đến thực trạng kế toán nghiệp vụ xuất khẩu hàng hoá
tại Công ty Cổ phần Xuất_Nhập khẩu Hà Tây, nội dung hoàn thiện của
chuyên đề cũng là hoàn thiện kế toán nghiệp vụ xuất khẩu hàng hoá. Nghiên
cứu chuyên đề nhằm khẳng định lại những kiến thức cơ bản về kế toán xuất
nhập khẩu nói chung, tìm hiểu thực trạng kế toán để thấy được những thành
tựu, hạn chế từ đó góp phần tìm ra các giải pháp hoàn thiện kế toán nghiệp vụ
xuất khẩu hàng hoá tại Công ty.
Phạm vi đề tài nghiên cứu chuyên đề thực tập tốt nghiệp chỉ đề cập
đến Công ty Cổ phần Xuất_Nhập khẩu Hà Tây là chủ thể duy nhất. Các vấn
đề, ưu điểm, nhược điểm, biện pháp đều dựa trên số liệu thực tế của Công ty.
3. Kết cấu của đề tài nghiên cứu
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục
thì nội dung của chuyên đề bao gồm hai phần như sau:
Nguyễn Thị Thu Hường Kế toán 45C
2
Phần 1: Thực trạng kế toán nghiệp vụ xuất khẩu hàng hóa tại Công ty Cổ
phần Xuất_Nhập khẩu Hà Tây
Phần 2: Hoàn thiện kế toán nghiệp vụ xuất khẩu hàng hóa tại Công ty Cổ
phần Xuất_Nhập khẩu Hà Tây

Nguyễn Thị Thu Hường Kế toán 45C
3
Phần 1: Thực trạng kế toán nghiệp vụ xuất khẩu hàng hóa tại
Công ty Cổ phần Xuất_Nhập khẩu Hà Tây
1.1 Tổng quan về Công ty Cổ Phần Xuất_Nhập khẩu Hà Tây
1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển
Công ty Cổ phần Xuất_Nhập khẩu Hà Tây là một doanh nghiệp thực
hiện kinh doanh có một bề dày lịch sử với gần 60 năm hình thành và phát
triển. Tiền thân của Công ty là “Chi sở mậu dịch Lưỡng Hà”(Hà Đông- Hà
Nam) được thành lập vào tháng 8 năm 1951 trong hoàn cảnh nước ta đang
trong thời kỳ chiến tranh kháng chiến chống thực dân Pháp. Năm 1954 thành
lập “Chi sở mậu dịch Sơn Hà”(Hà Đông-Sơn Tây) làm nhiệm vụ tổ chức lưu
chuyển hàng hoá cung cấp cho công tác tiếp quản Thủ Đô Hà Nội. Tháng
6/1965, Công ty kinh doanh Xuất Nhập khẩu Hà Đông hợp nhất với Công ty
kinh doanh Xuất Nhập khẩu Sơn Tây thành Công ty Xuất Nhập khẩu Hà Tây.
Do yêu cầu quản lý kinh tế đến năm 1976 sát nhập hai tỉnh Hà Tây và Hoà
Bình thành tỉnh Hà Sơn Bình, Công ty Xuất Nhập khẩu Hà Tây sát nhập với
Công ty Xuất Nhập khẩu Hoà Bình thành Công ty Hà Sơn Bình. Tháng
10/1991 tách tỉnh Hà Sơn Bình thành tỉnh Hoà Bình và Hà Tây. Liên hiệp
xuất nhập khẩu Hà Sơn Bình đã bàn giao các công ty thu mua hàng xuất nhập
khẩu thuộc tỉnh Hà Tây cũ cho tỉnh Hà Tây quản lý. Ngày 1/2/1992, Công ty
Xuất Nhập khẩu Hà Tây được tái thành lập theo quyết định số 474/QĐ-UB
của UBND tỉnh Hà Tây, được cấp giấy phép kinh doanh số 104356 ngày
23/3/1993 của Bộ Thương Mại.
Tháng 6 năm 2006 thực hiện theo chủ trương Cổ phần hoá các doanh nghiệp
Nhà Nước thành Công ty Cổ phần, Công ty Xuất Nhập khẩu Hà Tây đã được
Cổ phần hoá và đổi tên thành Công ty Cổ phần Xuất_Nhập khẩu Hà Tây theo
Quyết định số 2066-QĐ/2006/UBND.
Tên công ty: Công ty cổ phần Xuất_Nhập khâu Hà Tây.
Nguyễn Thị Thu Hường Kế toán 45C

4
Tên giao dịch đối ngoại : HaTay import export join stock company.
Tên giao dịch : UNIMEX-HA TAY
Trụ sở chính đóng tại 210 Quang Trung-Hà Đông –Hà Tây.
Công ty Cổ phần Xuất_Nhập khẩu Hà Tây là doanh nghiệp được tổ chức và
hoạt động theo luật Doanh nghiệp. Công ty Cổ phần Xuất_Nhập khẩu Hà
Tây có đầy đủ tư cách pháp nhân, hạch toán kinh tế độc lập , tự chịu trách
nhiệm về toàn bộ hoạt động của mình, có con dấu riêng, có tài khoản tại Ngân
hàng Ngoại thương Việt Nam, Ngân hàng Công thương Hà Tây, Ngân hàng
Nông nghiệp Hà Tây.
Công ty Cổ phần Xuất_Nhập khẩu Hà Tây có chức năng, nhiệm vụ chủ yếu là
kinh doanh buôn bán hàng xuất nhập khẩu phục vụ nhu cầu tiêu dùng và lao
động của nhân dân.Trải qua nhiều năm hoạt động kinh doanh trên lĩnh vực
xuất nhập khẩu, Công ty Cổ phần Xuất_Nhập khẩu Hà Tây hiện nay đã có
quan hệ buôn bán xuất nhập với nhiều nước trên thế giới, với phương châm
coi trọng chữ tín chất lượng kinh doanh, Công ty ngày càng nhiều bạn hàng
hợp tác tin cậy. Bên cạnh đó Công ty cũng không ngừng cố gắng tìm kiếm,
nghiên cứu nhằm mở rộng thị trường để nâng cao kết quả hoạt động kinh
doanh. Lịch sử phát triển của Công ty cùng với sự phát triển của đất nước, sự
thay đổi của của nền kinh tế, Công ty Cổ phần Xuất_Nhập khẩu Hà Tây
không ngừng tự đổi mới, nâng cao năng lực của bản thân để vượt qua mọi
thách thức khó khăn, để trụ vững và phát triển. Cho đến nay Công ty đã được
Đảng và Nhà Nước trao tặng Huân chương Lao động và nhiều bằng khen của
Bộ Thương mại cũng như của tỉnh Hà Tây.
1.1.2 Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý hoạt động kinh doanh
Để phù hợp với yêu cầu và nhiệm vụ mới trong nền kinh tế thị trường,
đồng thời cùng với sự phát triển của Công ty và sự chuyển đổi cơ cấu quản lý
kinh tế mới thì bộ máy Công ty cũng không ngừng thay đổi để thích nghi và
Nguyễn Thị Thu Hường Kế toán 45C
5

phát triển song hành. Ngày nay, toàn Công ty có toàn bộ hơn 100 cán bộ công
nhân viên giàu kinh nghiệm, có tinh thần trách nhiệm, nhiệt tình trong công
tác chuyên môn, luôn quan tâm đến việc rèn luyện trau dồi công tác chuyên
môn để phù hợp hơn với các điều kiện kinh tế mới đồng thời góp phần đưa
Công ty tiến đến những bước phát triển cao hơn.
Công ty tổ chức bộ máy quản lý hoạt động quản lý kinh doanh xuất
nhập khẩu hàng hoá theo mô hình Công ty Cổ phần. Chịu trách nhiệm cao
nhất là Chủ tịch Hội đồng quản trị: do Hội đồng quản trị của Công ty bầu ra
trong số các thành viên của là người có sổ cổ đông cao nhất. Chủ tịch Hội
đồng quản trị có nhiệm vụ điều hành tổ chức và chịu trách nhiệm về hoạt
động của Hội đồng quản trị.
Bên cạnh đó để kiểm tra, kiểm soát mọi hoạt động quản lý, chính sách chế độ
về tài chính kế toán thì tại Công ty Cổ phần Xuất Nhập khẩu Hà Tây đã tự
xây dựng cho mình Ban kiểm soát. Ban kiểm soát là tập hợp cán bộ Do đại
hội đồng cổ đông bầu ra là những người có trình độ chuyên môn về tài chính
kế toán, pháp luật, phẩm chất đạo đức tốt, trung thực thật thà, liêm khiết.
Tuy nhiên người trực tiếp quản lý, điều hành hoạt động hàng ngày của Công
ty là Giám đốc công ty. Giám đốc do Hội đồng quản trị bầu ra để thực hiện
các quyết định của Hội đồng quản trị, thực hiện các kế hoạch kinh doanh,
phương án đầu tư ngắn hạn, dài hạn của Công ty; kiến nghị Hội đồng quản trị
về tổ chức bộ máy quản lý điều hành và số lượng các nhân viên quản lý,
phương án bố trí cơ cấu tổ chức, sắp xếp lao động và quy chế quản nội bộ
Công ty, đề xuất những biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh và
quản lý cuả Công ty, báo cáo Hội đồng quản trị tình hình và kết quả hoạt
động của Công ty. Giám đốc Công ty có thể uỷ quyền, uỷ nhiệm cho các phó
Giám đốc hoặc người khác thay mình giải quyết một số việc của Công ty và
phải chịu trách nhiệm pháp lý về uỷ quyền, uỷ nhiệm của mình. Hiện nay
Nguyễn Thị Thu Hường Kế toán 45C
6
Công ty gồm hai phó Giám đốc bao gồm: một phó Giám đốc thường trực và

một phó Giám đốc phụ trách công việc kinh doanh. Phó Giám đốc có nhiệm
vụ giúp việc, hỗ trợ cho Giám đốc nhằm đưa ra các quyết định kinh doanh
đúng đắn.
Dưới sự điều hành quản lý cuả ban giám đốc Công ty, bộ máy quản lý được
phân chia thành hệ thống các phòng ban như sau:
 Phòng kế hoạch thị trường: hoạch định công tác xuất nhập khẩu theo
các kế hoạch 5 năm, 10 năm, xây dựng chiến lược định hướng phát triển thị
trường, phát triển sản xuất kinh doanh của toàn Công ty báo cáo việc thực
hiện kế hoạch với cấp trên. Kiểm tra các hợp đồng, thẩm định các phương án
kinh doanh, đề xuất ý kiến với Ban Giám đốc Công ty về định hướng.
 Phòng kế toán tài chính: có nhiệm vụ điều hoà, phân phối, tổ chức sử
dụng nguồn vốn kinh doanh gắn với việc bảo toàn phát triển và nâng cao hiệu
quả sử dụng vốn. Đồng thời phòng còn có trách nhiệm ghi chép đầy đủ, phản
ánh kịp thời và chính xác nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong quá trình hoạt
động quản lý tổ chức kinh doanh vào sổ sách kế toán có liên quan theo đúng
chế độ của Bộ Tài chính. Định kỳ hàng quý, năm phân tích kết quả hoạt động
kinh doanh của từng hợp đồng, tính toán và trích nộp đầy đủ các khoản thuế
các khoản phải nộp Ngân sách cấp trên, trích phân phối thu nhập, lập các báo
cáo quyết toán của Công ty. Phòng kế toán Công ty còn có nhiệm vụ hướng
dẫn tổ chức kiểm tra các chế độ nguyên tắc tài chính kế toán, việc hạch toán
của các đơn vị trực thuộc.
 Phòng tổ chức hành chính: tham mưu cho giám đốc về công tác tổ chức
hành chính cụ thể như: Xây dựng tổ chức sắp xếp cán bộ công chức của Công
ty cũng như của các đơn vị trực thuộc; quy hoạch cán bộ và đào taọ bồi dưỡng
nâng cao năng lực cán bộ công nhân viên; làm công tác khác: quản lý hồ sơ
cán bộ viên chức, làm hồ sơ tiếp nhận, nghỉ hưu, thôi việc, thuyên chuyển
Nguyễn Thị Thu Hường Kế toán 45C
7
khen thưởng và kỷ luật cán bộ. Tham mưu cho Ban Giám đốc về công tác
hành chính quản trị như xây dựng phương án bảo vệ, đảm bảo công tác an

ninh, an toàn và trật tự cơ quan. Thực hiện tốt công tác văn thư lưu trữ quản
lý bảo quản dấu Công ty, dấu chức danh; đảm bảo nhu cầu vật chất cho công
tác điều hành, đảm bảo công tác vệ sinh môi trường làm việc của Công ty.
 Phòng nghiệp vụ kinh doanh: có trách nhiệm thực hiện kinh doanh tổng
hợp các mặt hàng xuất nhập khẩu, nhận uỷ thác xuất nhập khẩu của toàn thể Công ty.
 Văn phòng đại diện chi nhánh trực thuộc Công ty: Hiện tại Công ty Cổ
phần Xuất_Nhập khẩu Hà Tây có 3 hệ thống chi nhánh đại diện chính thức:
một chi nhánh đặt ngay tại Công ty, một chi nhánh tại huyện Ba Vì, một chi
nhánh tại thành phố Hồ Chí Minh. Công ty cũng đang có dự kiến sẽ mở thêm
một chi nhánh đại diện tại khu vực miền trung để phục vụ cho công tác luân
chuyển nhanh chóng hàng hoá thuận tiện hơn trên cả ba vùng miền của cả
nước. Các chi nhánh làm công tác chuyên kinh doanh các mặt hàng xuất
khẩu, gia công mặt hàng xuất khẩu và kinh doanh thương mại nội địa. Các chi
nhánh này được phép hạch toán định mức, hàng quý gửi báo cáo kế toán về
văn phòng kế toán Công ty để tổng hợp số liệu.
Bộ máy hoạt động quản lý kinh doanh của Công ty Cổ phần Xuất_ Nhập khẩu
Hà Tây được khái quát qua sơ đồ sau:
Nguyễn Thị Thu Hường Kế toán 45C
8
Sơ đồ 01: Bộ máy quản lý hoạt động kinh doanh của Công ty
Nguyễn Thị Thu Hường Kế toán 45C
: Quan hệ chỉ đạo
: Quan hệ nghiệp vụ
9
Hội đồng quản trị
Chủ tịch HĐQT
Giám đốc
Ban kiểm soát
Kế toán
trưởng

Phó Giám đốc
thường trực
Phó Giám đốc
Kinh doanh
Phòng
Tài
chính
kế
toán
Phòng
Tổ
chức
hành
chính
Phòng
nghiệp
vụ kinh
doanh
Phòng
kế
hoạch
thị
trường
Chi nhánh tại
Công ty
Chi nhánh tại
Hồ Chí Minh
Chi nhánh tại
Ba Vì
1.1.3 Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán

Do đặc điểm tổ chức hoạt động kinh doanh là một Công ty có mô
hình hoạt động trên phạm vi rộng, kinh doanh đa chủng loại mặt hàng, thị
trường kinh doanh tương đối lớn, bao gồm nhiều đơn vị trực thuộc, chi nhánh
nằm cách xa Công ty. Vì vậy để đảm bảo tính chủ động, độc lập trong kinh
doanh và đảm bảo chất lượng hạch toán nên Công ty tổ chức tổ chức bộ máy
kế toán theo hình thức tập trung. Tức là ở các đơn vị trực thuộc, các chi nhánh
có tổ chức bộ máy kế toán riêng hạch toán định mức và thực hiện toàn bộ
công việc kế toán phát sinh tại đơn vị mình để định kỳ lập các báo cáo kế toán
gửi về văn phòng kế toán tại Công ty. Phòng kế toán tại Công ty có trách
nhiệm thu nhận, kiểm tra các báo cáo kế toán của các đơn vị trực thuộc gửi
lên cùng với các báo cáo kế toán phần hành công việc kế toán ở văn phòng
Công ty để lập báo cáo tổng hợp toàn Công ty.
Công tác phân công lao động kế toán của Công ty được sắp xếp, bố trí
tổ chức rất phù hợp với năng lực công tác và trình độ chuyên môn của từng
người. Nhân sự của phòng kế toán nói riêng và toàn Công ty nói riêng đã
được lựa chọn, tinh giảm; trình độ nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ kế toán khá
cao, cán bộ kế toán có kinh nghiệm tốt, có ý thức trách nhiệm đạo đức và kỷ
luật cao. Hơn nữa, tổ chức lao động kế toán trong Công ty được phân công
mỗi người một phần hành kế toán giúp cho công tác kế toán được chuyên
môn hoá, giúp cho mỗi người có điều kiện tìm hiểu đi sâu vào nghiệp vụ của
mình góp phần đạt hiệu quả công tác. Phòng kế toán tại công ty bao gồm bốn
kế toán viên:
 Kế toán trưởng (trưởng phòng kế toán): là người đứng đầu phòng kế
toán. Kế toán trưởng có chức năng: tham mưu cho Giám đốc Công ty trong
lĩnh vực Tài chính_kế toán để phục vụ cho việc ra quyết định quản lý, xây
dựng các kế hoạch thu chi tài chính, quản lý và sử dụng các nguồn vốn một
Nguyễn Thị Thu Hường Kế toán 45C
10
cách hợp lý nhằm bảo toàn và phát triển vốn, thực hịên nghĩa vụ với Nhà
nước, quyết toán tài chính, quan hệ với ngân hàng và các cơ quan tài chính

khác. Đi đôi với chức năng trên thì nhiệm cụ của kế toán trưởng là: quản lý
cán bộ công nhân viên trong phòng , đề xuất và báo cáo Giám đốc để giải
quyết mọi quyền và lợi ích của nhân viên. Chịu trách nhiệm trước Giám đốc
và Nhà nước về mọi mặt công tác tài chính kế toán. Nắm vững kế hoạch kinh
doanh hàng quý, năm, lập kế hoạch thu chi tài chính, đề xuất các giải pháp
nhằm tạo điều kiện kinh doanh được ổn định. Kiểm tra thường xuyên doanh
thu và các khoản chi phí, thực hiện đầy đủ các yêu cầu trong quan hệ tài chính
ngân hàng. Thường xuyên báo cáo với Ban Giám đốc tình hình thực hiện tài
chính trong hoạt động kinh doanh của Công ty.
 Kế toán tổng hợp: đồng thời cũng là phó phòng kế toán_ là người
trợ giúp cho công tác quản lý tài chính cho kế toán trưởng, là người quản lý
phòng kế toán khi kế toán trưởng vắng mặt. Kế toán tổng hợp có nhiệm vụ tổ
chức, kiểm tra, chịu trách nhiệm tổng hợp các báo cáo chi tiết của các kế toán
viên trong phòng kế toán, các báo cáo quyết toán của đơn vị, chi nhánh trực
thuộc, đồng thời lên các báo cáo tài chính gửi các ban ngành có liên quan,
phải thường xuyên báo cáo kế toán trưởng công việc do mình đảm nhiệm.
 Kế toán mua bán hàng hoá, công nợ, thuế: có chức năng tham mưu
cho kế toán trưởng trong công tác tài chính với khách hàng, người bán, nghĩa
vụ tài chính đối với Nhà nước. Trong kỳ, nhiệm vụ của kế toán mua bán hàng
hoá, công nợ, thuế là theo dõi các phương án kinh doanh, tổng hợp các hoá
đơn mua bán hàng hoá, hạch toán thu chi giá vốn chi phí kết quả kinh doanh
theo các quyết toán, theo dõi công nợ của Công ty với khách hàng và nhà
cung cấp cũng như với các đơn vị thực thuộc, thanh toán các khoản phải nộp
Ngân sách; lên bảng kê, tờ khai báo cáo thuế hàng tháng và lên sổ thẻ chi tiết
các tài khoản có liên quan.
Nguyễn Thị Thu Hường Kế toán 45C
11
 Kế toán theo dõi vốn bằng tiền: Tham mưu cho kế toán trưởng về
tình hình quản lý sử dụng tiền mặt tại quỹ, thu và chi tiền mặt, tiền gửi ngân
hàng. Nhiệm vụ của kế toán vốn bằng tiền: theo dõi tiền mặt tại quỹ Công ty,

hạch toán toàn bộ chứng từ thu chi phát sinh;. theo dõi và vào sổ chi tiết các
khoản tiền gửi ngân hàng bằng cả đồng Việt Nam và ngoại tệ; quản lý, theo
dõi, phân bổ và thanh toán tiền lương và các khoản trích theo lương của toàn
bộ nhân viên trong Công ty.
Bên cạnh các nhân viên thuộc văn phòng kế toán tại Công ty đồng thời phải
kể đến phân công lao động tại các đơn vị trực thuộc: tại mỗi đơn vị này luôn
luôn tồn tại từ 1 đến 2 kế toán viên có nhiệm vụ theo dõi toàn bộ quá trình sản
xuất kinh doanh và phản ánh kết quả kinh doanh của đơn vị mình. Cuối mỗi
tháng, quý gửi quyết toán báo cáo sổ nộp cho kế toán tại văn phòng Công ty.
Khái quát tình hình tổ chức bộ máy kế toán qua sơ đồ sau:
Ghi chú:
:
:
Quan hệ chỉ đạo
Quan hệ nghiệp vụ
Sơ đồ 02: Tổ chức bộ máy kế toán
Nguyễn Thị Thu Hường Kế toán 45C
12
Kế toán trưởng
Kế toán mua bán hàng
hoá, công nợ, thuế
Kế toán vốn bằng
tiền
Kế toán tổng hợp
Kế toán viên tại
các chi nhánh
Bên cạnh đó, do sự thay đổi thường xuyên của cơ chế kinh tế, Công ty
đã không ngừng hoàn thiện hơn công tác kế toán bằng cách tổ chức các
chương trình, lớp tập huấn chế độ cho cán bộ nhân viên kế toán về nghiệp vụ,
về vi tính, ngoại ngữ...chính vì vậy mà trách nhiệm kế toán của từng nhân

viên được nâng cao hơn, trình độ vững vàng hơn.
Mặt khác, mô hình tổ chức kế toán của Công ty gọn nhẹ, công tác hạch
toán của Công ty khá quy củ, có khoa học tạo điều kiện đối chiếu nhanh chóng và
dễ dàng giữa các nghiệp cụ kinh tế và các phần hành có liên quan đến nhau.
1.1.4 Đặc điểm tổ chức bộ sổ kế toán
Với hình thức kế toán sổ sách mà Công ty sử dụng là Nhật ký chung thì các sổ
kế toán hiện nay đang áp dụng gồm có: sổ Nhật ký chung, sổ chi tiết các tài khoản
liên quan, sổ Cái các tài khoản, bảng tổng hợp chi tiết, bảng cân đối số phát sinh.
Việc theo dõi quá trình xuất khẩu hàng hoá tại Công ty Cổ phần Xuất Nhập khẩu
Hà Tây được tiến hành theo trình tự như sau: khi có nghiệp vụ kinh tế phát sinh,
kế toán sẽ căn cứ vào nội dung kinh tế của từng nghiệp vụ để tiến hành lập các
chứng từ phản ánh nghiệp vụ đó. Dựa vào các chứng từ gốc được lập, kế toán sẽ
tiến hành ghi vào sổ Nhật ký chung và các sổ thẻ kế toán chi tiết. Căn cứ vào số
liệu trên sổ Nhật ký chung sẽ là cơ sở cho kế toán ghi sổ Cái các tài khoản có liên
quan. Cuối kỳ kế toán tiến hành tiến hành cộng số liệu trên các sổ Cái đồng thời
lập bảng tổng hợp chi tiết dựa trên số liệu các sổ thẻ chi tiết đã lập. Từ số liệu tổng
hợp cuối kỳ của các sổ Cái, kế toán tiến hành lập bảng cân đối các phát sinh trong
kỳ. Sau khi đã kiểm tra đối chiếu trùng khớp, số liệu trên sổ Cái và bảng tổng hợp
chi tiết các tài khoản sẽ được dùng để lập các Báo cáo tài chính. Cụ thể:
Khi đã ký kết một hợp đồng thương mại buôn bán quốc tế, Công ty phải tiến hành
thu mua hàng hoá trên cơ sở những điều khoản đã được thoả thuận. Các chứng từ
được lập liên quan đến quá trình thu mua: hoá đơn bán hàng, phiếu nhập kho, phiếu
chi hoặc giấy báo nợ của ngân hàng.. Căn cứ vào các chứng từ này kế toán ghi sổ
Nguyễn Thị Thu Hường Kế toán 45C
13
Nhật ký chung theo trình tự thời gian chứng từ, sổ chi tiết và sổ Cái các tài khoản :
TK 156, TK 111 (Nếu thanh toán ngay bằng tiền mặt), TK 112 (nếu thanh toán
bằng tiền gửi), TK 331 (nếu chưa thanh toán)….
Sau quy trình thu mua hàng hoá phục vụ xuất khẩu, Công ty sẽ tiến hành sơ
chế hàng (nếu cần), các khoản liên quan đến quá trình sơ chế sẽ được tập hợp

vào tài khoản 156 để ghi tăng giá vốn hàng hoá khi xuất khẩu. Ở nghiệp vụ
này sẽ xuất hiện phiếu xuất kho công cụ dụng cụ, các sổ kế toán được sử
dụng: sổ Nhật ký chung, sổ chi tiết và sổ Cái các tài khoản TK 156, TK 153,
TK 622, TK 334, TK 642, TK 331 (nếu thuê ngoài)….
Tập hợp hàng và chuẩn bị giao hàng: Công ty xin giấy phép xuất khẩu (do Bộ
Thương mại cấp), xin các giấy phép như: giấy phép kiểm dịch thực vật (nếu là
hàng nông sản thực phẩm), giấy chứng nhận xuất xứ…Khi giao hàng lên tầu,
Công ty căn cứ vào chứng từ để lập Hoá đơn thương mại (Commercical
invoice) hoá đơn được lập thành 4 liên: 1 liên lưu, 1 liên gửi theo hàng, 1 liên
gửi kế toán công nợ, 1 liên lập bộ chứng từ thanh toán gửi ngân hàng. Khi bốc xếp
hàng lên tàu cán bộ nghiệp vụ nhận vận đơn đường biển (Bill of lading) do hãng tầu
biển xác nhận, trường hợp xuất theo giá CIF Công ty phải mua bảo hiểm và nhận
giấy chứng nhận bảo hiểm do Công ty bảo hiểm của Việt Nam cấp. Các chi phí
phát sinh trong quá trình tập hợp và giao hàng được kế toán theo dõi và hạch toán
vào chi phí quản lý doanh nghiệp, vì vậy sau khi đã được ghi sổ Nhật ký chung thì
các sổ thẻ chi tiết và sổ Cái các tài khoản mà kế toán thực hiện trong nghiệp vụ này
gồm có: TK 642, TK 338, TK 111, TK 112, TK 141, TK 331…
Sau khi hàng đã giao xong, tàu chở hàng đã bắt đầu rời cảng, kế toán lúc bấy giờ
mới lập phiếu xuất kho đồng thời lập các chứng từ thanh toán. Theo yêu cầu của
ngân hàng thì bộ chứng từ thanh toán bao gồm các chứng từ sau: hợp đồng xuất
khẩu ngoại thương, hoá đơn thương mại, vận đơn, giấy chứng nhận xuất xứ, giấy
kiểm tra số lượng, chất lượng hàng hoá của Vinacontrol. Đồng thời lúc này hàng
Nguyễn Thị Thu Hường Kế toán 45C
14
xuất khẩu được xác định tiêu thụ. Dựa vào các chứng từ xuất hiện, kế toán tiến hành
hạch toán và ghi sổ theo trình tự: ghi sổ Nhật ký chung, sổ thẻ chi tiết và sổ Cái các
tài khoản: TK 632, TK 156, TK 511, TK 131, TK 642, TK 338.
Khi khách hàng thanh toán tiền hàng xuất khẩu, căn cứ vào phiếu báo Có của
ngân hàng, kế toán tiến hành ghi các sổ : sổ Nhật ký chung, sổ thẻ chi tiết và
sổ Cái các tài khoản: TK 511, TK 112.

Khái quát qúa trình tổ chức bộ sổ bằng sơ đồ sau:
Nguyễn Thị Thu Hường Kế toán 45C
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng
Đối chiếu kiểm tra
15
Các chứng từ gốc:
- Hoá đơn Giá trị gia tăng
- Phiếu nhập, phiếu xuất kho
- Vận đơn, packing list
-Commercial invoice
- Tờ khai khải quan………
Các bảng kê
Nhật ký
chung
Sổ kế toán chi tiết:
156,632,511,131,642
,152,112,331……..
Sổ Cái các tài khoản:
156,632,511,131,642,
152,112,331……..
Bảng tổng
hợp chi tiết
Bảng cân đối
số phát sinh
Báo cáo kế toán
Sơ đồ 03: Tổ chức bộ sổ kế toán nghiệp vụ xuất khẩu hàng hoá tại Công ty
1.1.5 Đặc điểm thị trường và hàng hoá
Theo khoản 2 điều 2 thuộc chương 1 của điều lệ đăng ký hoạt động kinh doanh của
Công ty đã được soạn thảo thì Công ty được phép kinh doanh trên nhiều ngành nghề,

lĩnh vực: mua bán nông, lâm, thuỷ sản, nguyên liệu, lương thực, thực phẩm; mua bán
xe ô tô, mô tô, phụ tùng xe có động cơ, xăm lốp xe; mua bán đồ dùng cá nhân và gia
đình; sản xuất mua bán hàng may mặc, hàng dệt kim, hàng giầy dép; sản xuất mua
bán hàng thủ công mỹ nghệ, hàng mây tre, đồ gỗ…..và Công ty thực hiện xuất khẩu
các loại hàng hoá mà Công ty được phép kinh doanh.
Đặc trưng chung của hàng xuất khẩu của Việt nam nói chung và của Công ty nói
riêng đó là hàng hoá để xuất khẩu mang đặc điểm của hàng truyền thống của t và
của Việt Nam_ là các mặt hàng mang thế mạnh và riêng có đặc biệt là đáp ứng
được nhu cầu tiêu dùng của người nước ngoài và được thị trường quốc tế chấp
nhận. Hàng hoá xuất khẩu của Công ty Cổ phần Xuất_Nhập khẩu Hà Tây được
phân loại thành 3 nhóm hàng chính như sau:
Thứ nhất là mặt hàng xuất khẩu chủ lực hay mặt hàng xuất khẩu truyền
thống bao gồm: hàng giày dép, hàng mặc dệt kim, hàng nông lâm sản, hàng thuỷ
sản. Các mặt hàng này đã khẳng định được vị thế của mình, đóng góp đáng kể vào
kim ngạch xuất khẩu của Công ty. Hầu hết các mặt hàng này có tuổi đời xuất khẩu
rất cao có thị phần lớn được xây dựng chiến lược phát triển lâu dài, chất lượng tốt,
kiểu dáng độc đáo, giá cả phải chăng rất phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng kể cả
những thị trường khó tính như thị trường EU, thị trường Mỹ, Nhật….
Thứ hai: là loại mặt hàng đang được ưa chuộng gồm có: hàng lụa tơ tằm, đồ
gỗ gia dụng, hàng nhựa. Một vài năm gần đây các mặt hàng này đã được ban Giám
Nguyễn Thị Thu Hường Kế toán 45C
16
đốc Công ty xác định hướng phát triển, từ năm 2003 trở lại đây các mặt hàng này
ngày càng tăng trưởng với tỷ lệ ổn định.
Thứ ba là các mặt hàng xuất khẩu mới: chủ yếu là các mặt hàng thực phẩm
chế biến. Đây là hướng phát triển mới theo định hướng đa dạng hoá chủng loại
hàng xuất khẩu của Công ty. Là mặt hàng mới nên trong quá trình xuất khẩu Công
ty đã không gặp mấy khó khăn trong việc tìm kiếm thị trường tiêu thụ đòi hỏi Công
ty tìm hiểu nhu cầu thị hiếu tiêu dùng và phát triển thị trường.
Tương đương với sự đa dạng, phong phú về chủng loại hàng hoá xuất khẩu thì thị

trường tiêu thụ hàng xuất khẩu của Công ty cũng ngày càng đựơc gia tăng thị phần
một cách đáng kể. Nếu như trong thời kỳ chiến tranh, mục tiêu đề ra của Chi sở
lúc bấy giờ chỉ là đảm bảo ổn định cho đời sống hậu phương và cung cấp kịp
thời cho chiến trường thì phạm vi buôn bán chỉ bó gọn trong vùng Hà Đông_
Hà Nam, cho đến những năm nước ta thực hiện nền kinh tế kế hoạch hoá tập
trung thị trường kinh doanh cũng được gói gọn trong trong nước thì ngày nay
cùng với cơ chế mở cửa của Nhà nước thì thị trường kinh doanh của Công ty
nói riêng và của Việt Nam nói chung đã phát triển nhanh chóng. Cho đến nay
Công ty đã có quan hệ làm ăn với trên 25 nước trên thế giới, với phương
châm hoạt động mua bán trao đổi bình đẳng, cùng có lợi, phục vụ một cách
tốt nhất, nhanh nhất đến người mua, không ngừng nâng cao uy tín và vị thế
kinh doanh của Công ty trong nước cũng như trong mắt bạn hàng quốc tế.
Ngày nay, thị trường truyền thống của Công ty như các quốc gia thuộc thị
trường các nước Asian, Trung Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc, Các
quốc gia thuộc khu vực Đông Âu, Hunggary, Rumani, một vài quốc gia châu
Mỹ như Hoa Kỳ, Canada,Braxin. Ngoài thị trường truyền thống Công ty luôn
cố gắng phát triển thêm thị trường, Công ty hoạt động luôn đặt chữ tín về chất
lượng, thời gian giao hàng, mẫu mã đẹp, giá cả phải chăng, chất lượng phục
vụ tốt đồng thời luôn kinh doanh theo khẩu hiệu: “ bất cứ khách hàng nào
Nguyễn Thị Thu Hường Kế toán 45C
17
thuộc bất kỳ quốc gia nào cũng có khả năng là khách hàng tiềm năng để phát
triển mở rộng thị trường tiềm năng”.
1.2 Thực trạng kế toán nghiệp vụ xuất khẩu hàng hóa tại Công ty Cổ
phần Xuất Nhập khẩu Hà Tây
Xuất khẩu là một nghiệp vụ kinh doanh phức tạp, hàng hoá được tiêu
thụ ở nước ngoài, thời gian lưu thông dài, phương thức và phương tiện thanh
toán phức tạp, dễ xảy ra tranh chấp nếu người tham gia kinh doanh không am
hiểu về nghiệp vụ kinh doanh thương mại quốc tế.
1.2.1 Các phương thức xuất khẩu hàng hoá và tài khoản sử dụng

Xuất khẩu là quá trình tiêu thụ hàng hoá trên thị trường nước ngoài
nhằm thu được hiệu quả tối ưu cho các nhà kinh tế. Hiện nay tại Công ty Cổ
phần Xuất Nhập khẩu Hà Tây, xuất khẩu được tiến hành theo hai phương thức
chủ yếu là xuất khẩu trực tiếp và xuất khẩu uỷ thác.
Xuất khẩu trực tiếp: Là phương thức mà trong đó đơn vị xuất nhập khẩu trực
tiếp đàm phán, ký kết hợp đồng, tổ chức quá trình thu mua, bán hàng hoá và
tự cân đối tài chính cho thương vụ đã ký. Tại Công ty xuất khẩu trực tiếp
được thực hiện theo hình thức xuất khẩu tự cân đối (xuất khẩu ngoài nghị
định thư) tức là do Công ty hoàn toàn tự chủ trong kinh doanh, từ nghiên cứu
tìm kiếm thị trường, đối tác kinh doanh, tổ chức các điều kiện cần thiết để ký
kết hợp đồng xuất khẩu theo luật định. Số lợi nhuận thu được do xuất khẩu
hàng hoá được sử dụng cho mục đích kinh doanh của Công ty.
X ất khẩu uỷ thác: Là phương thức áp dụng đối với một số đơn vị được cấp
giấy phép xuất nhập khẩu nhưng chưa đủ điều kiện để trực tiếp đàm phán ký
kết hợp đồng với nước ngoài và cũng chưa đủ điều kiện để tổ chức lưu
chuyển hàng hoá giữa trong nước và n ước ngoài. Do đó phải uỷ thác cho đơn
vị khác có chức năng xuất khẩu làm hộ. Về nguyên tắc, đơn vị giao uỷ thác là
đơn vị được phép tính doanh thu xuất khẩu và phải làm nghĩa vụ nộp thuế
Nguyễn Thị Thu Hường Kế toán 45C
18
xuất khẩu và các thuế có liên quan khác (nếu có). Còn bên nhận uỷ thác là
đơn vị đại lý được hưởng hoa hồng theo tỉ lệ thoả thuận giữa hai bên tham gia
ký kết hợp đồng uỷ thác xuất khẩu. Hoa hồng được hưởng được coi là doanh
thu của bên nhận uỷ thác xuất khẩu.
Đối với các đơn vị kinh doanh xuất khẩu việc xuất khẩu theo phương
thức nào để đem lại hiệu quả kinh doanh cao nhất tuỳ thuộc vào điều kiện cụ
thể của từng doanh nghiệp. Tuy nhiên có thể thấy xuất khẩu trực tiếp sẽ thu
được lợi cao hơn vì Công ty hoàn toàn giám sát được toàn bộ quá trình của
hoạt động xuất khẩu, có điều kiện nắm bắt thông tin và tín hiệu thị trường nước
ngoài một cách toàn diện, chính xác, kịp thời thêm vào đó Công ty được tự chủ

trong hoạt động kinh doanh không bị phụ thuộc vào đơn vị khác, không bị chia sẻ
lợi nhuận và Công ty có cơ hội mở rộng quan hệ thu hút bạn hàng, nâng cao uy tín.
Với hai loại hình xuất khẩu như trên, để phục vụ công tác hạch toán kế toán nghiệp
vụ xuất khẩu hàng hoá, Công ty đã sử dụng các tài khoản kế toán tuân theo các quy
định bắt buộc của chế độ kế toán hiện hành. Ngoài ra để tạo điều kiện thuận lợi
trong kế toán tại đơn vị mình, kế toán đã tự xây dựng và sử dụng các tài khoản
cấp2, 3,4 như sau:
Đối với tài khoản 156 "Hàng hoá", theo quy định của Bộ thì gồm 2 tài khoản : TK
1561 "Giá mua hàng hoá" và TK 1562"Chi phí thu mua hàng hoá". Để thuận tiện
hơn Công ty đã xây dựng thêm tài khoản cấp 3 và cấp 4 :
TK 15611: giá mua hàng hoá tại văn phòng Công ty.
TK15612: Giá mua hàng hoá tại các chi nhánh. Trong đó lại chi tiết thêm:
TK156121:tại chi nhánh văn phòng Công ty
TK 15622: tại chi nhánh Ba Vì
TK 156123: tại chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh
Tương tự với tài khoản 1562 " Chi phí thu mua hàng hoá" cũng được chi tiết như vậy.
Nguyễn Thị Thu Hường Kế toán 45C
19
Đối với các tài khoản phản ánh các khoản phải nộp Ngân sách như: TK 1331, TK
3333, TK33311 cũng được chi tiế tương tự như tài khoản 1561 và 1562.
Các tài khoản liên quan đến thanh toán hàng xuất khẩu thì không chi tiết theo các đơn
vị chi nhánh trực thuôc mà được chi tiết theo từng Ngân hàng mà Công ty đăng ký
thực hiện giao dịch. Cụ thể như sau: thể hiện đuôi "1" cuối cùng ở các tài khoản đó là
nghiệp vụ được thực hiện tại Ngân hàng Công thương chi nhánh Hà Tây; đuôi "2" tại
Ngân hàng Nông nghiệp chi nhánh Hà Tây; đuôi "3" tại Ngân hàng Ngoại thương.
Còn đối với các tài khoản phải ánh công nợ : phải thu khách hàng, phải trả nhà cung
cấp kế toán cũng không chi tiết theo các đơn vị chi nhánh trực thuộc mà các tài khoản
này sẽ được từng bộ phận (văn phòng hay các chi nhánh) chi tiết theo từng khách hàng.
Ngoài ra còn xuất hiện một vài tài khoản liên quan khác sẽ được thực hiện theo quy
định chung của Bộ tài chính

1.2.2 Kế toán nghiệp vụ xuất khẩu trực tiếp hàng hoá
Xuất khẩu là một quá trình tương đối phức tạp trải qua rất nhiều giai
đoạn đồng thời cũng xuất hiện rất nhiều thủ tục chứng từ. Để thấy rõ hơn về
các thủ tục cũng như quy trình của phương thức xuất khẩu hàng hoá trực tiếp,
sau đây em xin lấy thí dụ minh hoạ thực hiện một nghiệp vụ xuất khẩu hàng
mây tre, hàng guột đan các loại sang thị trường Australia tại Công ty Cổ phần
Xuất Nhập khẩu Hà Tây:
Bước thứ nhất: Ngày 09/05/2006 Công ty tiến hành đàm phán và tham gia ký
kết hợp đồng ngoại thương với bên Nhập khẩu (bên mua) là TOTOCOM PTY
LTD (xem phụ lục số 01). Hợp đồng ngoại thương phải do Giám đốc Công ty
đứng tên và đóng dấu, hợp đồng ngoại thương được lập thành 4 bản, mỗi
Công ty giữ 2 bản và có giá trị pháp lý như nhau. Thông thường một hợp
đồng không thể thực hiện trong một lần xuất, mà một hợp đồng thường bao
gồm nhiều phụ lục hợp đồng để thực hiện và hoàn tất một hợp đồng đã ký kết.
Nguyễn Thị Thu Hường Kế toán 45C
20
Ngày 09/05/2006 tại Hà Tây 2 bên tham gia ký kết phụ lục số 01 thuộc hợp
đồng số 01/AUS-XK 2006 cùng ngày. Phụ lục chỉ rõ:
Tên hàng: hàng mây tre đan, hàng guột đan các loại
Số lượng: 17134 chiếc, bộ
Trị giá: 17 395,22 AUD
Thời hạn giao hàng từ ngày 20/07 đến ngày 30/07/2006
Bước thứ hai, Sau khi hợp đồng ngoại được ký kết, Công thực hiện công đoạn
lập kế hoạch kinh doanh và thu mua hàng hoá xuất khẩu:
Ngày 10/05/2006 Công ty thực hiện ký kết phụ lục số 01 thuộc hợp đồng kinh
tế số 01/XK- MQ/2006 (xem họp đồng kinh tế phụ lục số 02) đã ký kết với cơ
sở sản xuất kinh doanh hàng mây tre, guột Phú Tuấn ngày 05/03/2006. Nội
dung phụ lục tóm tắt như sau:
Tên hàng: hàng guột đan các loại
Số lượng: 5109 chiếc, bộ

Trị giá: 89 614 900 đồng
Thời gian giao hàng từ 10/6 đến 20/6/2006
Địa điểm giao hàng: Trạm mây tre huyện Chương Mỹ
Ngày 16/05/2006 Công ty thực hiện ký kết hợp phụ lục số 02 thuộc hợp đồng
số 01/XK- V/2006 ngày 05/03/2006 với cơ sở Mây tre Vương Doanh:
Tên hàng: Hàng mây tre
Số lượng: 12025 chiếc, bộ
Giá trị: 70 632 300 đồng
Thời gian giao hàng từ 10 đến 20 tháng 6/2006
Địa điểm giao hàng: Trạm mây tre huyện Chương Mỹ, Hà Tây.
Ngày 16/06/2006 Cơ sở Phú Tuấn tiến hành giao hàng guột đan các loại theo
phụ lục số 01 đã ký kết ngày 10/05. Căn cứ vào Hoá đơn bán hàng thông
Nguyễn Thị Thu Hường Kế toán 45C
21
thường (liên 2: giao khách hàng) của người bán, Công ty tiến hành nhập kho,
lập phiếu nhập kho số 01 (xem phụ lục số 03). Định khoản:
Nợ TK 1561
Có TK 3311
:
:
89 614 900 đồng
89 614 900 đồng
Ngày 19/06/2006 Cơ sở Vương Doanh giao hàng mây tre theo phụ lục số 02
ký ngày 16/05/2006. Căn cứ vào Hoá đơn bán hàng thông thường (liên 2: giao
khách hàng) của người bán, kế toán tiến hành lập Phiếu nhập kho số 02(xem
phụ lục số 04), dựa vào các chứng từ trên kế toán ghi:
Nợ TK 1561
Có TK 3311
:
:

70 632 300 đồng
70 632 300 đồng
Cùng ngày 19/06/2006 theo kế hoạch thực hiện kinh doanh, kế toán tiến hành xuất
kho nguyên vật liệu để sơ chế, đóng gói hoàn thiện hàng xuất khẩu.. Kế toán viết
Phiếu xuất kho số 01(xem phụ lục số 05): xuất40 thùng carton 5 lớp và 80 dầu
Tôluen tổng trị giá 1.768.000 đồng để sơ chế, dựa vào Phiếu xuất kế toán ghi:
Nợ TK 632
Có TK 152
:
:
1 768 000 đồng
1 768 000 đồng
Cũng đồng thời trong ngày 19/06 Công ty nhận được giấy báo Có của Ngân
hàng Công thương Hà Tây về việc khách hàng Úc trả tiền hàng là 5 800 AUD
với tỷ giá 11 790 VNĐ/AUD, đồng thời Ngân hàng cũng thông báo thu phí tiền
hàng mà khách hàng trả về số tiền 7,51 AUD tỷ giá 11 790 VNĐ/AUD, căn cứ
vào chứng từ của Ngân hàng, kế toán định khoản:
Bút toán 1: nhận được tiền hàng:
Nợ TK 11221
Có TK 1311
:
:
68 382 000 đồng
68 382 000 đồng
Bút toán 2: Ngân hàng thu phí:
Nợ TK 635
Có TK 11221
:
:
88 543 đồng

88 543 đồng
Nguyễn Thị Thu Hường Kế toán 45C
22
Bước thứ ba khi hàng đã hoàn thiện, Công ty tiến hành xuất kho lô hàng, kế
toán lập Phiếu xuất kho số 03, 04 (xem phụ lục số 06,07). Căn cứ vào nội
dung và số liệu trên Phiếu xuất, kế toán ghi nhận giá vốn lô hàng xuất:
Nợ TK 632
Có TK 1561
:
:
160 247 200 đồng
160 247 200 đồng
Song song với việc ghi giá vốn, Công ty lập Hoá đơn Giá trị gia tăng cho lô
hàng xuất khẩu (xem phụ lục số 08):
Hàng tre: 12025 (chiếc, bộ) ; trị giá 8 257,71 AUD
Hàng guột: 5109 (chiếc, bộ); trị giá 9 137,51 AUD
Tỷ giá thực tế: 11 842,78 VND/AUD
Tổng giá trị: 206 007 763 đồng
Nợ TK 1311
Có TK 632
:
:
206 007 763 đồng
206 007 763 đồng
Bước thứ tư: Ngày 21/06/2006 Công ty tiến hành xin phép và đăng ký các thủ
tục để hàng lên tàu:
Xin giấy phép xuất khẩu
Hoá đơn thương mại (Commercial) (Xem phụ lục số 09)
Bảng mô tả chi tiết
Tờ khai Hải quan hàng xuất khẩu (Xem phụ lục số 10)

Packing list (Xem phụ lục số 09)
Giấy chứng nhận xuất xứ
Giấy xác nhận khử trùng (Xem phụ lục số 10)
Vận đơn (Bill of lading)
…………….
Ngày 30/06/2006 khi tiến hành thanh toán các khoản chi liên quan đến nghiệp
vụ xuất khẩu hàng, kế toán định khoản như sau:
Kế toán lập phiếu chi số 26 để thanh toán tiền bốc xếp đóng gói Container
hàng đi Úc:
Nguyễn Thị Thu Hường Kế toán 45C
23
Nợ TK 642
Có TK 111
:
:
500 000 đồng
500 000 đồng
Căn cứ vào các Hoá đơn thu phí kiểm dịch,khử trùng, hải quan…kế toán lập
Phiếu chi số 27 để trả tiền trong đó tổng các chi phí là 664 000 đồng; thuế
Giá trị gia tăng đầu vào được khấu trừ là 48 000 đồng:
Nợ TK 642
Nợ TK 133
Có TK 111
:
:
:
664 000 đồng
48 000 đồng
712 000 đồng
Căn cứ vào Hoá đơn số 4827 và 4828 ngày 28/06/2006 của Công ty vận

chuyển MAERSH Việt Nam, kế toán tiến hành thanh toán thanh toán tiền vận
tải, phí vận đơn lô hàng xuất khẩu qua Ngân hàng Công thương chi nhánh Hà
Tây, căn cứ chứng từ số 12 của Ngân hàng với các khoản: phí chuyển tiền qua
Ngân hàng là 27 500 đồng; tổng chi phí vận chuyển, phí vận đơn là 1956,3
USD, thuế Giá trị gia tăng đầu vào là 0.63 USD, tỷ giá thực tế trong ngày là
15 996 VND/USD:
Nợ TK 642
Nợ TK 635
Nợ TK 133
Có TK 11211
:
:
:
:
31 292 975 đồng
27 500 đồng
10 077 đồng
31 330 562 đồng
Ngày 05/07/2006 căn cứ vào Hoá đơn Giá trị gia tăng số 4831 ngày
30/06/2006 cuả Công ty vận tải MAERSH Việt Nam, kế toán tiến hành thanh
toán tiền vận chuyển đường bộ lô hàng xuất khẩu qua Ngân hàng, nhận được
chứng từ số 16 của Ngân hàng Công thương Hà Tây trong đó: tổng chi vận tải
đường bộ là 157,70 USD, thuế Giá trị gia tăng đầu vào được khấu trừ 7,89
USD, tỷ giá thực tế là 16 000 VND/USD, kế toán ghi lại như sau:
Nợ TK 642
Nợ TK 635
Nợ TK 133
:
:
:

2 523 200 đồng
27 500 đồng
126 240 đồng
Nguyễn Thị Thu Hường Kế toán 45C
24
Có TK 11211 : 2 676 940 đồng
Cùng ngày 05/07/2006 căn cứ vào Hoá đơn Giá trị gia tăng liên 2 giao cho
khách hàng số 0409049 của Công ty bảo hiểm Bảo Minh ngày 03/07/2006
trong đó phí bảo hiểm là 946 909 đồng, thuế Giá trị gia tăng 10%; Công ty
tiến hành thanh toán qua Ngân hàng Công thương Hà Tây, căn cứ vào chứng
từ số 17 của Ngân hàng, kế toán ghi:
Nợ TK 642
Nợ TK 133
Có TK 11211
:
:
:
946 909 đồng
94 691 đồng
931 600 đồng
Ngày 07/07/2006 Công ty tiến hành thanh toán tiền hàng cho cơ sở Phú Tuấn:
kế toán lập Phiếu chi số 30 với tổng số tiền thanh toán là 89 614 900 đồng, kế
toán ghi bút toán:
Nợ TK 3311
Có TK 111
:
:
89 914 900 đồng
89 914 900 đồng
Cùng ngày 07/07 Công ty cũng thanh toán luôn cho cơ sở Vương Doanh lô

hàng xuất khẩu theo phụ lục số 02 tổng tiền thanh toán là 70 632 300 đồng
theo Phiếu chi số 31, căn cứ vào Phiếu chi kế toán tiến hành định khoản:
Nợ TK 3311
Có TK 111
:
:
70 632 300 đồng
70 632 300 đồng
Ghi sổ nghiệp vụ xuất khẩu trực tiếp
Công ty Cổ phần Xuất Nhập khẩu Hà Tây sử dụng phần mềm kế toán
ENESCO, chế độ kế toán áp dụng dành cho mô hình Công ty Cổ phần. Mỗi
nghiệp vụ kinh tế phát sinh sẽ được tập hợp chứng từ sau đó được kế toán
nhập số liệu vào màn hình cập nhập số liệu, sau đó máy sẽ tự động nhập vào
sổ kế toán chi tiết và tổng hợp tương ứng. Cuối kỳ kế toán sẽ thực hiện thao
tác phân bổ, khoá sổ và lập các báo cáo tài chính.
Công ty chuyển sang mô hình Công ty Cổ phần từ tháng 6 năm 2006 nên em xin
trích dẫn số liệu từ khi hoạt động theo mô hình này (từ tháng 6 đến tháng 12năm 2006)
Nguyễn Thị Thu Hường Kế toán 45C
25

×