Tải bản đầy đủ (.ppt) (17 trang)

Châu Đại Dương doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.36 MB, 17 trang )



I/ THIÊN NHIÊN CHÂU ĐẠI DƯƠNG
1/ Vị trí địa lí, địa hình.

Châu Đại Dương nằm giữa Ấn Độ Dương và Thái
Bình Dương.

Gồm hai bộ phận:
- Ô-xtrây-li-a
- Các đảo và quần đảo như:
+ Quần đảo Niu Di-len
+ Chuỗi đảo Mi-crô-nê-di
+ Chuỗi đảo Mê-la-nê-di
+ Chuỗi đảo Pô-li-nê-di


Phía tây kinh tuyến180
0
, trong vùng Tây
Thái Bình Dương, từ phía nam lên là
quần đảo Niu DI-len, lục địa Ô-xtrây-li-
a, kế tiếp là chuỗi đảo núi lửa Mê-la-nê-
di và trên cùng là chuỗi đảo san hô Mi-
crô-nê-di với khoảng 1300 đảo nhỏ,
nhiều đảo chỉ rộng trên dưới 1 km
2
.



Phía đông kinh tuyến 180
0
là chuỗi đảo
núi lửa nhỏ và đảo san hô Pô-li-nê-di,
nằm rải rác trong vùng Đông Thái Bình
Dương rộng lớn. Nhiều đảo cách xa
nhau hàng nghìn kilômét.

2/ Khí hậu, thực vật và động vật

Phần lớn các đảo và quần đảo của châu Đại
Dương có khí hậu nóng ẩm và điều hoà.

Mưa nhiều nhưng lượng mưa thay đổi tuỳ
thuộc vào hướng gió và hướng núi. Rừng
xích đạo xanh quanh năm hoặc rừng mưa
mùa nhiệt đới phát triển xanh tốt.

Biển nhiệt đới trong xanh với các rạn san hô
có nhiều hải sản, là nguồn sống của dân cư
và là tài nguyên du lịch quan trọng của nhiều
nước.


Phần lớn diện tích lục địa Ô-xtrây-li-a là
hoang mạc.


Ô-trây-li-a có những động vật độc đáo duy nhất
trên thế giới như: cá́c loài thú có túi, cáo mỏ

vịt, Ở đây có hơn 600 loài bạch đàn khác
nhau.
Gấu
túi

Kanguru

Thú mỏ vịt


Quần đảo Niu Di-len và phía nam Ô-
xtrây-li-a có khí hậu ôn đới.
Núi Taranaki
ở Niu Di-len


Bão nhiệt đới cùng với nạn ô
nhiễm biển và mực nước biển
dâng lên cao do Trái Đất nóng
lên đang đe doạ cuộc sống dân
cư trên nhiều đảo thuộc châu
Đại Dương.


Châu Đại Dương là châu lục có mật độ dân
số thấp nhất thế giới. Phần lớn dân cư sống
tập trung ở dải đât́ hẹp phía đông và đông
nam Ô-xtrây-li-a, ở Bắc Niu Di-len và ở Pa-
pua Niu Ghi-nê. Trong khi đó, nhiều đảo chỉ
có vài chục người hoặc không có người ở.


Tỉ lệ dân thành thị cao, năm 2001 có tới 69%
dân số sống trong các đô thị.
II/ DÂN CƯ VÀ KINH TẾ CHÂU ĐẠI DƯƠNG
1/ Dân cư


Dân cư gồm hai thành phần chính là người
bản địa và người nhập cư.
+ Người bản địa chiếm khoảng 20% dân
số, bao gồm người Ô-xtra-lô-it sống ở Ô-
xtrây-li-a và các đảo xung quanh, người Mê-
la-nê-diêng sống trên các đảo Tây Thái Bình
Dương và người Pô-li-nê-diêng sống trên các
đảo Đông Thái Bình Dương.
+ Người nhập cư chiếm khoảng 80% dân
số, phần lớn là người gốc châu Âu chủ yếu ở
các nước Ô-xtrây-li-a và Niu Di-len. Gần đây
còn có thêm người nhập cư gốc Á.

2/ Kinh tế
Châu Đại Dương có những tiềm năng- thế mạnh
trong phát triển kinh tế- xã hội là:

Điều kiện tự nhiên phong phú:
+ Khoáng sản có trữ lượng lớn nhưng chỉ tập
trung trên các đảo lớn thuộc Tây Thái Bình Dương.
Các khoáng sản chính là bôxit 1/3 trữ lượng của
thế giới, niken 1/5 trữ lượng của thế giới, sắt, than
đá, dầu mỏ, khí đốt, đồng, thiếc,

+ Đất trồng: đất bazan trên các đảo núi lửa
+ Nguồn lợi thuỷ sản lớn
+ Tiềm năng du lịch

Kinh tế của châu Đại Dương
Ngành Kinh tế Ô-xtrây-lia và Niu Di-len Kinh tế các quốc đảo
Nông nghiệp
Chuyên môn hoá, sản phẩm nổi
tiếng là lúa mì, len, thịt bò, cừu, sản
phẩm từ sữa.
Chủ yếu khai thác thiên
nhiên, trồng cây công
nghiệp chủ yếu để xuất
khẩu.
Công nghiệp
CN đa dạng, phát triển nhất là khai
khoáng, chế tạo máy, phụ tùng điện
tử, chế biến thực phẩm.
CN chế biến thực phẩm là
ngành phát triển nhất
Dịch vụ
-Tỷ lệ lao động dịch vụ cao
- Du lịch được phát huy mạnh tiềm
năng.
Du lịch có vai trò quan
trọng trong nền kinh tế của
nhiều nước.
Kết luận
Hai nước có nền kinh tế phát triển Đều là các nước đang phát
triển.


Nhà hát Opera hình con sò ở Sydneỵ( Ô-xtrây-li-a)

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×