Tải bản đầy đủ (.doc) (39 trang)

LÃI SUẤT CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN LÃI SUẤT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (720.58 KB, 39 trang )

Chuyên đề 1: LÃI SUẤT
I. Tìm hiểu về lãi suất:
a) Lãi suất là gì?
Tìm hiểu các vấn đề về lãi suất
Lãi suất là một trong những biến số được theo dõi một cách chặt chẽ vì nó trực tiếp ảnh hưởng đến
đời sống hàng ngày của mỗi chúng ta và có những hệ quả quan trọng đối với sức khoẻ của nền kinh
tế . Nó tác động đến những quyết định cá nhân như chi tiêu hay để dành ,mua nhà hay mua trái phiếu
hay gửi vốn vào một tài khoản tiết kiệm. Lãi suất cũng tác động đến những quyết định kinh tế của
các doanh nghiệp hoặc của các gia đình như dùng vốn để đầu tư mua thiết bị mới cho các nhà máy
hoặc để giửi tiết kiệm trong một Ngân hàng .
Lãi suất là một phạm trù kinh tế tổng hợp có liên quan chặt chẽ đến một số phạm trù kinh tế khác nó
đóng vai trò như một đòn bẩy kinh tế trong nền kinh tế thị trường , tín dụng Ngân hàng phản ánh
mối quan hệ giưã các chủ thể sử dụng vốn (người vay vốn) với chủ thể sở hữu vốn (người thừa vốn)
theo nguyên tắc hoàn trả có kỳ hạn kèm theo lãi ở thị trường vốn người mua người bán rất quan tâm
đến giá cả tiền tệ đó chính là lãi suất hay giá cả của quyền sử dụng vốn trong một thời kỳ nhất định .
Khái niệm lãi suất
Lãi suất là giá cả của quyền được sử dụng vốn trong một thời gian nhất định mà người sử dụng trả
cho người sở hữu nó.
Lãi suất phải được trả bởi lẽ người đi vay đã sử dụng vốn của người cho vay phục vụ nhu cầu sinh
lợi trong sản xuất kinh doanh hoặc nhu cầu tiêu dùng của mình. Việc người cho vay chuyển quyền
sử dụng vốn cho người khác có nghĩa là anh đã hy sinh quyền sử dụng tiền tệ ngày hôm nay của
mình . Đánh đổi cho sự chuyển quyền đó là quền người cho vay được trả lãi suất
Định tính: Lãi suất là giá của vốn, chi phí phải trả cho việc thuê vốn.
- Trong nền kinh tế luôn có những chủ thể tạm thời dư thừa vốn, cùng lúc đó có những
người có cơ hội đầu tư sinh lợi, cần vốn song lại thiếu vốn, thị trường tài chính ra đời làm
thông suốt quá trình chuyển vốn từ người thừa vốn sang người cần vốn, các chủ thể qua
quan hệ vay mượn tín dụng hoặc mua bán các công cụ nợ đều đạt được mục đích của mình;
người thừa vốn vừa bảo đảm được vốn vừa thu được lợi, người thiếu vốn vừa được đáp ứng
đủ cho đầu tư. Từ thị trường đó, lãi suất được hình thành như giá cả của một loại hàng hoá
(ở đây là vốn), nó là chi phí mà người đi vay phải trả cho người cho vay để được quyền sử
dụng vốn, nó vận động tuân theo quy luật cung cầu, xác định trên cơ sở cân bằng giữa nhu


cầu và cung về vốn trên thị trường.
- Như vậy, lãi suất chính là tín hiệu thị trường tham gia vào việc nâng cao hiệu quả sử dụng
vốn và phân bổ nguồn vốn một cách hợp lý.
- Lãi suất còn được hiểu là công cụ chủ yếu của chính sách tiền tệ của mỗi quốc gia, nó do
ngân hàng trung ương - cơ quan thay mặt nhà nước thực thi chính sách tài chính tiền tệ -
nắm giữ, và sử dụng nhằm điều chỉnh và can thiệp vào thị trường giúp hạn chế và khắc phục
những yếu kém của nền kinh tế.
- Ngoài ra khái niệm lãi suất như là chi phí cơ hội của việc giữ tiền (mức lãi suất lẽ ra có
được khi tiền được đầu tư cho các tài sản sinh lợi khác thay vì được giữ dưới dạng tiền mặt)
Định lượng: Lãi suất là tỷ lệ phần trăm của phần tăng thêm so với phần vốn vay ban đầu.
Phân loại lãi suất
- Trong thực tế chúng ta cũng gặp rất nhiều loại lãi suất khác nhau như lãi suất tín dụng thương mại,
lãi suất tín dụng ngân hàng, lãi suất tiền gửi, lãi suất tiền vay, lãi suất tái cấp vốn, lãi suất liên ngân
hàng, lãi suất cơ bản, lãi suất tín dụng nhà nước, lãi suất tín dụng doanh nghiệp.Ngoài ra nếu phân
biệt theo giá trị thực của lãi suất thì có hai loại là lãi suất danh nghĩa và lãi suất thực tế.Ngoài ra còn
có nhiều cách phân loại lãi suất khác như theo các đo lường, theo bản chất hợp đồng tài chính…
Căn cứ vào thời hạn tín dụng lãi suất được chia thành 3 loại
Lãi suất ngắn hạn áp dụng đối với các khoản tín dụng ngắn hạn
Lãi suất trung hạn áp dụng đối với các khoản tín dụg trung hạn
Lãi suất tín dụng dài hạn áp dụng đối với các khoản tín dụng dài hạn
Căn cứ vào các loại hình tín dụng (phân loại theo chủ thể tham gia quan hệ tín dụng)
Lãi suất được chia thành các loại sau:

Lãi suất tín dụng thương mại áp dụng khi các doanh nghiệp cho nhau vay dưới hình thức
mua bán chịu hàng hoá .
Nó được tính như sau:
(Giá cả hàng hoá bán chịu - Giá cả hàng hoá bán trả tiền ngay)
Lãi suất TDTM = x 100%
Giá cả hàng hòa bán chịu


Lãi suất tiền gửi : là lãi suất trả cho các khoản tiền giửi .Nó được áp dụng để tính tiền lãi
phải trả cho người gửi tiền .

Lãi suất tiền vay: là lãi suất người đi vay phải trả cho Ngân hàng do việc sử dụng vốn vay
của Ngân hàng . Nó được áp dụng để tính lãi mà khách hàng phải trả cho Ngân hàng .

Lãi suất chiết khấu : áp dụng khi Ngân hàng cho khách hàng vay dưới hình thức chiết khấu
thương phiếu hoặc giấy tờ có giá trị khác chưa đến hạn thanh toán của khách hàng . Nó
được tính bằng tỷ lệ % trên mệnh giá của giấy tờ có giá trị và được khấu trừ ngay khi Ngân
hàng phát tiền vay cho khách hàng.

Lãi suất tái chiết khấu : áp dụng khi Ngân hàng trung ương tái cấp vốn cho các Ngân hàng
dưới hình thức chiết khấu lại thương phiếu hoặc giấy tờ có giá ngắn hạn chưa đến hạn thanh
toán cho các Ngân hàng .Nó được tính bằng tỷ lệ % trên mệnh giá của giấy tờ có giá cũng
được khấu trừ ngay khi Ngân hàng Trung ương cấp vốn tiền vay cho Ngân hàng

Lãi suất liên Ngân hàng : là lãi suất mà Ngân hàng áp dụng khi cho nhau vay trên thị trường
liên Ngân hàng .

Lãi suất cơ bản: Là lãi suất được các Ngân hàng sử dụng làm cơ sở để ổn định mức lãi suất
kinh doanh của mình .

Lãi suất tín dụng Nhà nước : áp dụng khi Nhà nước đi vay của các chủ thể khác nhau trong
xã hội dưới hình thức phát hành tín phiếu hoặc trái phiếu .

Lãi suất tín dụng tiêu dùng : áp dụng khi doanh nghiệp cho người lao động vay phục vụ nhu
cầu tiêu dùng cá nhân .
Căn cứ vào giá trị thực của lãi suất
Lãi suất được chia thành 2 loại :


Lãi suất danh nghĩa : Là lãi suất tính theo giá trị danh nghĩa của tiền tệ vào thời điểm nghiên
cứu hay nói cách khác là loại lãi suất chưa loại trừ đi tỷ lệ lạm phát .

Lãi suất thực tế: là lãi suất được điều chỉnh lại cho đúng theo những thay đổi về lạm phát
.Hay nói cách khác là lãi suất đã loại trừ đi tỷ lệ lạm phát
Lãi suất danh nghĩa = lãi suất thực + tỷ lệ lạm phát
Hoặc Lãi suất thực = lãi suất danh nghĩa – tỷ lệ lạm phát
Căn cứ vào mức ổn định của lãi suất
Lãi suất được chia làm hai loại .

Lãi suất ổn định : là lãi suất áp dụng cố định trong suất thời hạn vay . Nó có ưu điểm :
Người gửi tiền và vay tiền biết trước số tiền lãi được trả và phải trả .Bên cạnh đó nó có
nhược điểm bị ràng buộc vào một lãi suất nhất định trong một thời hạn nào đó dù cho các
loại lãi suất khác thay đổi như thế nào .

Lãi suất thả nổi : Là lãi suất có thể thay đổi lên xuống và có thể báo trước hoặc không báo
trước.Lãi suất thả nổi có lợi cho cả hai bên khi nhận và trả tiền đều tính theo một lãi suất
chung là lãi suất hiện tại.
Căn cứ vào cách tính lãi suất
Lãi suất được chia làm 2 loại lãi đơn và lãi kép

Lãi đơn là lãi suất tính một lần trên số vốn gốc cho suốt kỳ hạn vay
Công thức tính : I = C
o
. i . n
( trong đó I số tiền lãi , C
o
vốn gốc , i là lãi suất , n số kỳ )
Trong đó thời kỳ gửi vốn phải tương đương với thời kỳ của lãi suất


Lãi suất kép : là mức lãi suất có tính đến giá trị đầu tư lại của lợi tức thu được trong thời hạn
sử dụng tiền vay
Công thức : C = C
o
( 1+i)
n
Trong đó :C số tiền thu được theo lãi gộp sau n kỳ ,C
o
vốn gốc ban đầu ,i lãi suất n số kỳ gửi vốn
b) Phương pháp xác định lãi suất:
Do mỗi công cụ nợ có phương thức thanh toán khác nhau, nều ta dùng 1 mức lãi suất thì số tiền nhận
được ở mỗi phương thức sẽ khác nhau trong cùng điều kiện. Vì lẽ đó cần phải xác định phương pháp
đo lường lãi suất dựa vào đặc tính riêng của từng công cụ nợ.
Để so sánh giá trị của những công cụ nợ với nhau, để biết lựa chọn nên đầu tư vào công cụ nào sẽ có
thu nhập cao hơn, chúng ta cần hiểu và sử dụng được khái niệm Giá trị hiện tại (PV).

(1)
Trong đó , PV: Giá trị hiện tại
CF: Số tiền nhận tại thời điểm n
n: số kỳ hạn
Từ khái niệm PV, chúng ta có thể giải thích $1 nhận được hôm nay có giá trị hơn $1 nhận được trong
tương lai, bởi vì nếu đem $1 trong tay đi đầu tư chúng ta sẽ nhận được nhiều hơn $1 trong tương lai.
Do đó, tiền tệ có giá trị theo thời gian.
Có 4 loại công cụ nợ được sử dụng phổ biến hiện nay là : Nợ đơn (Simple loan), Nợ vay thanh toán
cố định (Fixed-payment loan), Trái phiếu chiết khấu (Discount bond) hay còn gọi là Trái phiếu zero-
coupon, Trái phiếu coupon (Coupon bond).
4 loại này có những đặc tính đặc thù, khác biệt nhau :
Điểm khác
nhau
Simple loan Fixed-payment

loan
Coupon bond Discount bond
Phương thức
thanh toán
Trả nợ gốc cộng
tiền lãi khi đáo
hạn.
Trả tiền lãi và nợ
gốc theo định kỳ
tháng, quý hoặc
năm.
Trả tiền lãi định
kỳ tháng, quý
hoặc năm. Đáo
hạn trả nợ gốc.
Được bán với
giá thấp hơn
mệnh giá,
mệnh giá được
trả vào ngày
đáo hạn, ko trả
lãi coupon.
1. Nợ đơn:
Với phương thức thanh toán trả nợ gốc cộng tiền lãi khi đáo hạn, lãi suất trong loại công cụ này
tương đối dễ tính toán :
(2)
0
1
$1,000,
$1,100,

i =

Vd: Ngân hang X cho công ty Y vay một khoản nơ đơn USD $1,000,000 với kỳ hạn 1 năm. Sau 1
năm công ty Y phải hoàn trả tổng số tiền là USD $1,100,000.
Biểu diễn trục thời gian như sau:
Sử dụng công thức (2) , ta có :

Hoặc có thể sử dụng công thức Hiện giá (1) để tính lãi suất, với PV = $1,000,000 ; CF =
$1,100,000 ; n = 1 :


Qua kết quả trên, ta rút ra một kết luận quan trong : đối với nợ đơn, lãi suất đơn bằng lãi suất hoàn
vốn (Yield to Maturity).
Do đó, từ đây ký hiệu i được dùng để biểu thị cả lãi suất đơn và lãi suất hoàn vốn.
2. Nợ vay thanh toán cố định:
Với phương thức thanh toán cố định hàng kỳ, để tính lãi suất hoàn vốn khi dùng công cụ này ta vẫn
bám theo công thức Giá trị hiện tại đã nêu ở trên.
Gọi, LV: số tiền cho vay ban đầu (loan value)
FP: số tiềnt rả cố định hàng kỳ
n: số kỳ tới ngày đáo hạn.
(3)
Vd: Jack có nhu cầu mua 1 căn hộ trị giá USD $100,000 ; Jack đến gặp chuyên viên tín dụng của
Ngân hàng X, sau khi xem xét hồ sơ, phía Ngân hàng nhận thấy thu nhập khả dụng (sau khi trừ mọi
chi phí khác) để có thể trả nợ của Jack là $9,000 / năm , Ngân hàng quyết định cho anh ta vay với
0
1
2
n-1
n
LV

$9,00
$9,00
$9,00
$9,00
n-1
n
2
1
0
$1,00
$1,00
$1,00
$1,00
F=$10,0
thời hạn 20 năm. Khi đó lãi suất của khoản vay là bao nhiêu ?
Biểu diễn trên trục thời gian :
Theo công thức (3) ta có:

Sử dụng máy tính bỏ túi hoặc excel để giải phương trình trên, gõ hàm như sau :
=RATE(20,-9000,100000,0) ta sẽ được kết quả:

3. Trái phiếu coupon :
Dùng trái phiếu coupon, người đi vay phải trả thành nhiều lần số tiền lãi theo định kỳ, và đến ngày
đáo hạn thì thanh toán nợ gốc. Do tình chất phức tạp của nó, nên trên trái phiếu coupon phải thể hiện
đầy đủ và rõ ràng : ngày đáo hạn, mệnh giá, người phát hành (vì công cụ này có thể do chính phủ
hoặc công ty phát hành…) và lãi suất coupon
Gọi, P: giá trái phiếu coupon (thị giá)
C: mức coupon thanh toán hàng kỳ
F: mệnh giá trái phiếu coupon
n: số kỳ tới ngày đáo hạn

(4)
Vd: công ty A phát hành trái phiếu với mệnh giá USD $10,000 với kỳ hạn 20 năm và lãi suất coupon
10%. Như vậy công ty A sẽ thanh toán $1,000 định kỳ, và $10,000 khi đáo hạn.
Biểu diễn trên trục thời gian:
Theo công thức (4) , ta có thể tính được giá cả hiện tại của trái phiếu trên:
(Long bổ sung)
L ư u ý : Đối với trái phiếu coupon

Khi trái phiếu coupon được đặt giá bằng mệnh giá của nó, thì lãi suất hoàn vốn bằng lãi suất
coupon.

Giá của một trái phiếu coupon và lãi suất hoàn vốn có mối quan hệ nghịch biến, tức là, khi
lãi suất hoàn vốn tăng thì giá của trái phiếu giảm và ngược lại.

Lãi suất hoàn vốn lớn hơn lãi suất coupon khi giá trái phiếu thấp hơn mệnh giá.
Ba yếu tố này đúng với bất kỳ trái phiếu coupon nào. Giả định khi đặt 1.000 đô la vào tài khoản
ngân hàng với lãi suất 10% bạn có thể nhận được 100 đô la mỗi năm và nhận được 1.000 đo la vào
cuối năm thứ 10. Việc này tương tự như việc mua trái phiếu 1.000 đô la với lãi suất coupon 10%.
Nếu trái phiếu được mua với mệnh giá 1.000 đô la, lãi suất hoàn vốn của nó phải bằng lãi suất
coupon 10%.
Theo công thức giá trái phiếu, rõ ràng giá trai phiếu và lãi suất hoàn vốn có mối quan hệ ngược
chiều nhau. Một sự tăng lãi suất khi đo bằng lãi suất hoàn vốn nghĩa là giá trái phiếu sẽ giảm. Một
cách giải thích khác vì sao giá trái phiếu giảm khi lãi suất tăng lên là ở chổ một lãi suất cao hàm ý
rằng tiền trả coupon tương lai và khoản trả cuối cùng (mệnh giá) sẽ giảm khi được tính về thời điểm
hiện tại, do đó, giá trái phiếu thấp hơn.
Có một trường hợp đặc biệt của trái phiếu coupon mà lãi suất hoàn vốn của nó rất dễ tính toán. Trái
phiếu này được gọi là Consol, nó là một trái phiếu vĩnh viễn, không có ngày mãn hạn và không hoàn
trả vốn, vốn này đem lại các khoản lãi coupon C mãi mãi.
Công thức tìm giá của trái phiếu Consol đã được rút gọn đơn giản như sau:



Nhìn vào công thức ta có thể thấy được ngay khi lãi suất tăng thì giá trái phiếu Consol sẽ giảm.
Vd: Trái phiếu Consol thanh toán 100 đô la/ năm vĩnh viễn, lãi suất 10%. Theo công thức, ta có thể
dễ dàng tính được giá trái phiếu là 1.000 đô la. Từ đó, ta cũng có thể dựa vào công thức tính được lãi
suất hoàn vốn.
4. Trái phiếu chiết khấu:
Trái phiếu chiết khấu được mua với giá thấp hơn mệnh giá của nó (theo mức chiết khấu) và
mệnh giá được hoàn trả lại vào ngày đáo hạn. Không như trái phiếu coupon, trái phiếu chiết
khấu không phải trả lãi, nó chỉ trả đủ mệnh giá. Ví dụ, một trái phiếu chiếu khấu với mệnh giá
1.000 đô la có thể mua được với giá 900 đô la và hết hạn 1 năm người sở hữu sẽ được trả lại
mệnh giá 1.000 đô la. Tín phiếu kho bạc Mỹ hay trái phiếu tiết kiệm, trái phiếu không lãi suất
dài hạn là những ví dụ cho trái phiếu chiết khấu.
Việc tính toán lãi suất hoàn vốn cho trái phiếu chiết khấu cũng giống như đối với nợ đơn. Xem
xét một trái phiếu chiết khấu là tín phiếu kho bạc Mỹ có mệnh giá 1.000 đô la, kỳ hạn 1 năm.
Nếu giá mua tín phiếu này là 900 đô la, thì ta tính được lãi suất hoàn vốn:

Một cách tổng quát hơn:
Trong đó:
F: mệnh giá của trái phiếu chiết khấu
Pd: Giá hiện thời của trái phiếu
Cũng giống như trái phiếu coupon, giá của trái phiếu chiết khấu cũng tỷ lệ nghịch với lãi suất.
Trở lại ví dụ của tín phiếu kho bạc, nếu tăng giá trái phiếu từ 900 đô la lên 950 đô la thì lãi suất
sẽ giảm từ 11,1% đến 5,3%.
Tóm lại:

Khái niệm PV cho ta biết 1 đô la trong tương lai sẽ không có giá trị như 1 đô tại thời điểm
hiện tại.

Giá trị hiện tại của một số tiền trả trong tương lai theo 1 công cụ vay nợ bằng tổng các giá
trị hiện tại của mỗi món nợ trong tương lai.


Lãi suất hoàn vốn cho một công cụ tài chính là lãi suất làm cân bằng giá trị hiện tại của các
khoản phải trả trong tương lai theo công cụ này với giá trị hiện tại của nó. Do phương pháp tính
toán lãi suất hoàn vốn dựa trên nguyên lý kinh tế đúng đắn, nên đây là phép đo mà các nhà kinh
tế cho là phương pháp mô tả chính xác nhất lãi suất.

Những tính toán lãi suất hoàn vốn cho những trái phiếu khác nhau là khác nhau nhưng
cùng thể hiện một điều quan trọng là giá trái phiếu hiện thời và lãi suất có mối quan hệ nghịch
biến: khi lãi suất tăng thì giá trái phiếu giảm và ngược lại.
(Hình như tham khảo ở đâu thấy còn 1 vài cách tính khác nữa, như là lãi suất hiện hành,
lãi suất giảm gì gì đó, có ai biết thì them vào nhé)
c) Phân loại lãi suất
Lãi suất và lợi tức:
Nhiều người nghĩ rằng lãi suất trên trái phiếu cho họ tất cả những gì họ cần biết và họ đã khá lên như
thế nào từ việc sở hữu nó . Nếu Irving, nhà đầu tư nghĩ rằng anh khá hơn khi sở hữu một trái phiếu
dài hạn có lãi suất sinh lợi là 10 % và lãi suất tăng lên đến 20% , ông sẽ nhận ra một điều phũ
phàng : anh ta phải bán trái phiếu, Irving đã mất tài sản của mình! Một người nào đó bằng cách giữ
một trái phiếu hoặc bất kỳ chứng khoán nào khác trong một thời gian cụ thể để thu được 1 khoản
được đo chính xác bằng lợi tức, hoặc , theo thuật ngữ chính xác hơn, tỉ suất lợi tức . Hiểu về nó sẽ
làm cho những trình bày sau dễ hiểu hơn.
Đối với bất kỳ một loại chứng khoán, lợi tức được định nghĩa là các khoản chi trả cho chủ sở hữu
cộng với sự thay đổi trong giá trị của nó rồi cho giá mua . Để làm cho định nghĩa này rõ ràng hơn ,
chúng ta hãy xem lợi tức sẽ như thế nào cho một trái phiếu phiếu coupon giá trị phát hành là $ 1.000
với tỷ lệ coupon 10 % được mua với giá $1.000, phát hành một năm, và sau đó bán với giá $ 1,200.
Khoản thanh toán cho chủ sở hữu là trả lãi hàng năm $ 100 , và sự thay đổi của giá trị là 1200 $ - $
1,000= $ 200. Cộng hai phần lại với nhau và tính tỉ lệ trên giá mua ban đầu là $ 1,000 cho chúng ta
lợi tức một năm từ việc nắm giữ trái phiếu này mang lại : ($100+$200)/$1000=0.3 (30%).
Với ví dụ trên tỷ suất lợi tức mà chúng ta vừa tính toán: tương đương với 30 % , so với ban đầu lãi
suất sinh lợi đến ngày đáo hạn chỉ là 10%. Điều này cho thấy lợi tức của trái phiếu sẽ không nhất
thiết bằng lãi suất trên trái phiếu đó. Sự khác biệt giữa lãi suất và lợi tức rất quan trọng , mặc dù đối

với nhiều chứng khoán hai chỉ số luôn gắn liền với nhau .
Tổng quát hơn, lợi tức của trái phiếu được phát hành từ thời điểm t đến thời điểm t + 1 có thể được
viết như sau :
R=(C+P
t+1
-P
t
)/P
t
. (1)
Trong đó:
R: lợi tức từ việc nắm giữ trái phiếu từ thời điểm t đến t+1
P
t
: giá trái phiếu tại thời điểm t
P
t+1
: giá trái phiếu tại thời điểm t + 1
C : lãi chi trả.
Ta có thể viết lại công thức lợi tức ở trên bằng cách chia thành hai số hạng riêng biệt :
R= C/P
t
+ P
t+1
-P
t
/P
t.
(2)
Số hạng 1: C/P

t
là lãi suất hoàn vốn hiện hành i
c

Số hạng 2 là mức lợi vốn hoặc là sự thay đổi về giá của giá trái phiếu so với giá mua ban đầu P
t+1
-
P
t
/P
t
(ký hiệu là g)
Nó cho biết lợi tức của một trái phiếu là lãi suất hoàn vốn hiện hành (i
c
) cộng với mức lợi vốn (g).
Công thức (2) minh họa cho việc đối với một trái phiếu mà lợi tức hiện hành I
c
là một bằng với tỷ
suất sinh lợi đến ngày đáo hạn, lợi tức cũng có thể khác nhau đáng kể với mức lãi suất. Lợi tức sẽ
khác với lãi suất đặc biệt là nếu có những biến động khá lớn trong giá của trái phiếu (diễn ra sự tăng
vốn hoặc thua lỗ đáng kể).
Một điều đáng quan tâm xem xét là cái gì sẽ xảy ra với lợi tức của những trái khoán có ký hạn thanh
toán khác nhau khi lãi suất tăng. Bảng sau tính sẵn lợi tức 1 năm đối với 1 vài trái phiếu có lãi
coupon 10% tất cả đều được mua the mệnh giá khi lãi suất tăng từ 10% đến 20%. Có một vài điểm
chính trong bảng này đúng với tất cả các trái phiếu.


Trái phiếu duy nhất có lợi tức bằng với lợi tức ban đầu đến ngày đáo hạn là một trong những
trái phiếu có thời hạn cũng giống với thời gian nắm giữ (xem trái phiếu cuối cùng trong
bảng) .


Việc tăng tỉ lệ lãi suất sẽ dẫn đến việc giảm giá trái phiếu, làm cho vốn các khoản trái phiếu
giảm, thời hạn đáo hạn dài hơn thời gian nắm giữ .

Thời gian đáo hạn của trái phiếu càng dài, tỷ lệ phần trăm thay đổi của giá các loại trái
phiếu càng phụ thuộc vào một sự thay đổi lãi suất.

Thời gian đáo hạn của trái phiếu càng dài, lợi tức càng thấp là do sự gia tăng lãi suất.

Mặc dù một trái phiếu có lãi suất ban đầu đáng kể, lợi tức của nó có thể dẫn đến âm khi tỉ lệ
lãi suất tăng .
Sự tăng lãi suất có thể có làm cho các nhà đầu tư bối rối. Mấu chốt là sự gia tăng lãi suất có nghĩa là
giá của một trái phiếu đã giảm . Một sự gia tăng về lãi suất có nghĩa là xảy ra sự mất mát về vốn, và
nếu sự mất mát này lớn, các trái phiếu có thể là một khoản đầu tư kém hiệu quả.
Ví dụ, chúng ta thấy trong bảng 2 rằng trái phiếu có kỳ hạn 30 năm có một sự giảm giá vốn 49,7%
khi lãi suất tăng 10-20 % . Với lợi tức ban đầu là 10 % , kết quả của lợi tức(lỗ) là -39,7% .
Việc phát hiện những trái phiếu có ký hạn thanh toán dài hơn có 1 sự thay đổi về giá lớn hơn dưới
tác động của sự thay đổi lãi suất. Giá và lợi tức của các trái phiếu dài hạn bất định hơn so với giá và
lợi tức của các trái phiếu ngắn hạn.
Lãi suất danh nghĩa và lãi suất thực:
Từ đầu trong bài về lãi suất, chúng ta đã bỏ qua những tác động của lạm phát trên chi phí vay.
Những gì chúng ta có cho đến nay được gọi lãi suất không có ảnh hưởng từ lạm phát, và nó được
chính xác hơn gọi là lãi suất danh nghĩa, được phân biệt với lãi suất thực, lãi suất đã được điều chỉnh
cho đúng theo những dự kiến về mức giá (lạm phát) để phản ánh chi phí vay thực sự .Nó phản ánh
sự thay đổi của giá cả.
Tỉ lệ lãi suất thực được định nghĩa chính xác hơn bằng cách công thức Fisher. Phương trình Fisher
phát biểu rằng lãi suất danh nghĩa bằng các lãi suất thực r cộng với lạm phát kỳ vọng .
I= r +
Sắp xếp lại các vế , chúng ta thấy rằng lãi suất thực tương đương với lãi suất danh nghĩa trừ đi tỷ lệ
lạm phát kỳ vọng:

R= i -
Để xem lý do tại sao định nghĩa này đúng , chúng ta hãy xét một tình huống trong đó bạn đã thực
hiện một khoản vay một năm đơn giản với lãi suất 5% (i = 5%) và bạn hy vọng mức giá sẽ tăng 3 %
so với cả năm ( = 3%). Kết quả là làm cho khoản vay, vào cuối năm bạn sẽ có thêm 2% về giá trị
thực, mà, trong chính những hàng hóa và dịch vụ thực sự bạn có thể mua. Trong trường hợp này , lãi
suất bạn đã kiếm được về hàng hóa và dịch vụ thực sự là 2% , có nghĩa là , như được chỉ ra bởi định
nghĩa Fisher : r= 5%-3%= 2%.
II. Hành vi Lãi Suất :
Lý thuyết lượng cầu tài sản là một trong những công cụ phân tích cơ bản dùng để nghiên
cứu tiền tệ, hoạt động ngân hàng và thì trường tài chính, vạch ra tiêu chuẩn quan trọng khi
quyết định tài sản nào đáng mua. Chúng ta dùng lý thuyết tài sản để phân tích nhiều hiện
tượng kinh tế như: hành vi của lãi suất, việc quản lý tài sản có và tài sản nợ ngân hàng, quá
trình cũng ứng tiền tệ, sự tiến triển của hệ thống hoạt động ngân hàng và đổi mới tài chính,
lượng cầu tiền tệ và các lý thuyết về hành vi của thị trường tài chính.
a) Yếu tố quyết định cầu về tài sản:
Trước khi phân tích cung cầu của thị trường trái phiếu và thị trường tiền tệ, chúng ta cần phải
hiểu được những yếu tố quyết định đến lượng cầu của một tài sản.
Có 4 yếu tố quyết định đến lượng cầu tài sản được thể hiện như sau:
Biến số Thay đổi của biến số Thay đổi của cầu tài sản
Của cải Tăng Tăng
Lợi tức kỳ vọng (so với các loại
tài sản khác)
Tăng Tăng
Rủi ro (so với các loại tài sản
khác)
Tăng Giảm
Tính thanh khoản (so với các
loại tài sản khác)
Tăng Tăng
b) Lãi suất trên thị trường trái phiếu:

Chúng ta trước hết tiếp cận vấn đề phân tích việc xác định lãi suất bằng cách nghiên cứu cung và cầu
trong thị trường trái phiếu để thấy được giá trái phiếu được quyết định như thế nào.
Mô hình cung và cầu trong thị trường trái phiếu

Đường cầu trái phiếu: (người đi mua trái phiếu – Cung vốn vay)
Cung vốn vay phản ánh khối lượng vốn có thể cung cấp cho vay, bao gồm khối lượng tiết kiệm và
số lượng tiền mới tạo ra
Tiết kiệm
Tiết kiệm từ cá nhân, hộ gia đình: là nguồn cung quỹ chủ yếu, phụ thuộc vào thu nhập hiện có, dự
tính trong tương lai, việc dự trù của cải do cá nhân nắm giữ, mức lãi suất, dự tính vào tỷ lên lạm phát
trong tương lai và các biến số khác…
Tiết kiệm của các doanh nghiệp: được thực hiện dưới hình thức lợi nhuận tích lũy và khấu hao
Nguồn thặng dư của NSNN
Dòng tiết kiệm nước ngoài
Số lượng tiền mới được tạo ra: bởi khả năng tạo bút tệ của các ngân hàng thương mại và việc phát
hành tiền mặt của NHTU
Mối liên hệ giữa Cầu trái phiếu (Cung quỹ cho vay) và lãi suất
Giả định: Xem xét lượng cầu trái phiếu (cung quỹ cho vay) đối với trái phiếu chiết khấu thời hạn là 1
năm, mệnh giá của trái phiếu là 1.000$. Giả thiết các yếu tố khác của nền kinh tế không thay đổi.
Dựa trên lý thuyết nhu cầu tài sản, lợi tức trái phiếu cao hơn so với các tài sản khác, lợi tức càng cao
thì lượng cầu trái phiếu càng tăng.
Mối quan hệ giữa lượng cầu trái phiếu và lãi suất được thể hiện thông qua bảng sau
Giá trái phiếu ($) Lượng cầu trái phiếu
(tỷ $
Lãi suất (%) Điểm
1000 0 0.0
950 100 5.3 A
900 200 11.1 B
850 300 17.6 C
800 400 25.0 D

750 500 33.0 E
Đường cong B
d
chính là đường nối tất cả các điểm từ A đến E chính là đường cầu trái phiếu, có độ
dốc xuống, tỷ lệ thuận với lãi suất. Lãi suất càng cao thì lượng cầu trái phiếu càng lớn và ngược lại.

Đường cung trái phiếu (Người đi vay – Cầu vốn vay)
Cầu quỹ cho vay:
Cầu quỹ cho vay bao gồm nhiều thành phần, ở tất cả các khu vực của nền kinh tế, xuất phát từ những
động lực khác nhau
Cầu của doanh nghiệp: là đối tượng chính của cung trái phiếu nhằm đáp ứng cho các nhu cầu như:
mua sắm đầu tư tài sản cố định, bổ sung vốn lưu động …….
Cầu của khu vực Nhà nước: phục vụ cho các mục đích: xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông đường xá,
đầu tư các dịch vụ công ích cho người dân ….
Cầu của người tiêu dùng: chủ yếu là của cá nhân hộ gia đình nhằm phục vụ nhu cầu tiêu dùng của
cuộc sống như xe hơi, nhà cửa, thực phẩm, quần áo …
Mối liên hệ giữa Đường cung trái phiếu và lãi suất
Tương tự việc phân tích đường cầu, các yếu tố giả định ban đầu của nền kinh tế đều không có sự
thay đổi được áp dụng trong việc phân tích mô hình đường cung trái phiếu
Khi giá của trái phiếu là $ 750 ( lãi suất 33,3% ) , điểm F cho thấy số lượng trái phiếu cung cấp là
100 tỷ$. Nếu giá là 800 $ , lãi suất thấp hơn ở mức 25%. Bởi vì ở điểm G, lãi suất này ít tốn kém
hơn nên Cty công ty sẵn sàng vay với giá trị bằng cách phát hành trái phiếu nhiều hơn ở mức 200
tỷ$. Một mức giá cao hơn $ 850 , tương ứng với lãi suất thấp hơn 17,6 %, kết quả là một số
lượng lớn trái phiếu cung cấp $ 300 tỷ đồng ( điểm C) . Giá cao hơn $ 900 và $ 950 kết quả với
số lượng lớn hơn trái phiếu cung cấp ( điểm H và I) .
Đường cong B
s
kết nối những điểm này, là đường cung đối với trái phiếu . Nó có độ dốc đi lên
bình thường được tìm thấy trong đường cung , chỉ ra rằng khi tăng giá ( tất cả các yếu tố khác
không đổi ) , lượng cung trái phiếu tăng lên và ngược lại.


Cân bằng cung và cầu trong thi trường trái phiếu
Trong kinh tế học, cân bằng thị trường xảy ra khi số tiền mà người ta sẵn sàng mua (lượng cầu)
bằng số tiền mà người ta sẵn sàng để bán (lượng cung) ở một mức giá nhất định. Trong thị trường
trái phiếu, điều này được thực hiện khi số lượng trái phiếu yêu cầu bằng lượng trái phiếu cung
cấp:
CÂN BẰNG
Trong biểu đồ trên, cân bằng xảy ra tại điểm C , nơi mà đường cung và cầu trái phiếu giao nhau
tại giá trái phiếu $ 850 ( lãi suất 17,6% ) và một số lượng trái phiếu là 300 tỷ$. Tại mức giá P =
850 $, lượng cầu trái phiếu bằng lượng cung trái phiếu, được gọi là cân bằng thị trường. Hay tại
mức lãi suất I = 17,6% tương ứng với mức giá P = 850 $, được gọi là trạng thái cân bằng hoặc lãi
suất thị trường trái phiếu
Các khái niệm về cân bằng thị trường và giá cân bằng hoặc lãi suất cân bằng rất hữu ích , bởi vì
thị trường có xu hướng đi về điểm cân bằng.
Khi giá trái phiếu được đặt quá cao, P = 950$ , số lượng trái phiếu được cung cấp I lớn hơn số
lượng trái phiếu yêu cầu tại điểm A. Trường hợp này, lượng cung trái phiếu vượt quá lượng cầu
trái phiếu, nguồn cung dư thừa. Bởi vì người bán muốn bán trái phiếu nhiều hơn những người
mua muốn mua, giá của trái phiếu sẽ giảm, và đây là lý do tại sao mũi tên hướng xuống được vẽ
trong hình với giá trái phiếu 950$ . Miễn là giá trái phiếu vẫn còn cao hơn mức giá cân bằng , sẽ
tiếp tục là một nguồn cung dư thừa của trái phiếu, và giá cả sẽ tiếp tục giảm . Điều này sẽ chỉ
dừng lại khi giá đã đạt mức giá cân bằng 850$ , trong đó nguồn cung dư thừa của trái phiếu đã
được loại bỏ .
Bây giờ chúng ta hãy nhìn vào những gì sẽ xảy ra khi giá của trái phiếu thấp hơn giá cân bằng.
Nếu giá của trái phiếu được đặt quá thấp tại P = 750$, lượng cầu tại điểm E lớn hơn lượng cung
tại điểm F, dẫn tới thiếu hụt lượng cung trái phiếu. Người mua muốn mua trái phiếu nhiều hơn
lượng trái phiếu người bán sẵn sàng bán, và do đó giá trái phiếu sẽ được đẩy lên. Điều này được
minh họa bằng các mũi tên lên vẽ trong hình. Chỉ khi nào giá trái phiếu tăng đến P = 850$ thì sự
thiếu hụt này mới được loại bỏ, và đây là điểm cân bằng của thị trường.

Những nhân tố làm thay đổi lãi suất cân bằng

Để sử dụng lý thuyết cung cầu trái phiếu phan tích vì sao sao lãi suất thay đổi chúng ta cần phải phân
biệt rõ sự biến đổi dọc theo một đường cầu (hoặc cung) và sự dịch chuyển một đường cầu (hoặc
cung). Khi giá hoặc lãi suất (yếu tố nội sinh) làm thay đổi lượng cầu (hoặc lượng cung) chúng ta có
một biến đổi dọc theo đường cầu (hoặc cung). Mặt khác, một sự dịch chuyển đường cầu (hoặc cung)
xảy ra khi lượng cầu (hoặc lượng cung) thay đổi ở mức giá cho trước (hoặc lãi suất) của trái phiếu để
đáp ứng lại một sự thay đổi của một yếu tố khác nào đó ngoài giá và lãi suất (yếu tố ngoại sinh) của
trái phiếu đó. Khi đường cầu (hoặc cung) dịch chuyển thì sẽ cho ta một giá trị cân bằng mới của lãi
suất.
D
1
D
2
Q
2
Q
1
P
2
(i
2
)
P
1
(i
1
)
Số lượng
Giá
(lãi suất)
Thay đổi trong cầu trái phiếu


(Dùng sơ đồ để giải thích sự ảnh hưởng của các yếu tố đến sự cân bằng)
Của cải trong nền kinh tế
Khi nền kinh tế đang tăng trưởng nhanh chóng hoặc khuynh hướng tiết kiệm của công chúng tăng
lên thì của cải tăng lên, khi đó tại mỗi mức giá (hay lãi suất) thì lượng cầu trái phiếu cũng sẽ tăng
lên, tức lúc này đường cầu về trái phiếu sẽ dịch chuyển sang phải, lãi suất cân bằng giảm. Ngược
lại, trong một nền kinh tế suy thoái, khuynh hướng tiết kiệm của công chúng giảm đi, của cải
cũng sẽ giảm đi và khi đó lượng cầu trái phiếu sẽ giảm đi, lúc này đường cầu về trái phiếu sẽ dịch
chuyển sang trái, lãi suất cân bằng sẽ tăng lên.
Lợi tức kỳ vọng
Đối với trái phiếu có kỳ hạn 1 năm thì lợi tức kỳ vọng cũng chính là lãi suất. Do vậy, ở đây ta chỉ
xem xét các trái phiếu có kỳ hạn thanh toán trên 1 năm lên vì khi đó lợi tức kỳ vọng của trái
phiếu loại này có thể khác nhiều so với lãi suất. Nếu như chúng ta nghĩ rằng lãi suất trái phiếu sẽ
tăng cao hơn vào những năm tới so với những dự đoán ban đầu thì lợi tức kỳ vọng cho việc đầu
tư vào trái phiếu sẽ giảm đi và khi đó số lượng nhu cầu về trái phiếu sẽ giảm đi tại mỗi mức lãi
suất. Lãi suất dự tính cao hơn trong tương lai làm giảm nhu cầu về trái phiếu và đường cầu trái
phiếu sẽ dịch chuyển về bên trái, lãi suất cân bằng sẽ tăng. Ta tiếp tục lập luận tương tự như vậy
cho trường hợp lãi suất dự tính thấp hơn trong tương lai.
Trên đây là ảnh hưởng của sự thay đổi lãi suất kỳ vọng của trái phiếu đến chính bản thân của cầu
trái phiếu. Đối với những tài sản khác, một sự thay đổi lợi tức kỳ vọng cũng sẽ dẫn đến dịch
chuyển đường cầu trái phiếu. Chẳng hạn, vì một lý do nào đó khiến công chúng trở nên lạc quan
hơn về thị trường cổ phiếu, và họ dự tính giá cổ phiếu sẽ tăng cao hơn trong tương lai. Lúc này
lợi tức kỳ vọng của cổ phiếu sẽ tăng và vì thế công chúng bắt đầu đầu tư nhiều vào cổ phiếu và
S
giảm đầu tư vào trái phiếu, tức lúc này lượng cầu về trái phiếu sẽ giảm. Khi đó đường cầu về trái
phiếu sẽ dịch chuyển về bên trái, lãi suất cân bằng sẽ tăng lên. Chúng ta hoàn toàn có thể lập luận
tương tự cho trường hợp ngược lại.
Một yếu tố khác cũng có thể làm thay đổi lợi tức kỳ vọng của trái phiếu, làm dịch chuyển đường
cầu trái phiếu đó là lạm phát dự tính. Khi có một sự gia tăng lạm phát dự tính thì những tài sản
hiện vật như nhà đất, ô tô,…sẽ tăng giá theo sự thay đổi của mức giá chung trong tương lai. Khi

đó, mức lợi tức kỳ vọng của các tài sản hiện vật đó sẽ tăng và do đó sẽ kéo theo một sự sụt giảm
lợi tức kỳ vọng của trái phiếu. Đường cầu trái phiếu lúc này sẽ dịch chuyển sang trái và lãi suất
cân bằng tăng lên.
Yếu tố rủi ro
Nếu giá cả trên thị trái phiếu trở nên bất định hơn thì mọi rủi ro gắn liền với trái phiếu cũng sẽ
tăng lên và nó trở nên kém hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nhất là các nhà đầu tư không thích mạo
hiểm. Khi đó, họ sẽ quay lưng với trái phiếu để chuyển sang các hình thức đầu tư khác ít rủi ro
hơn, làm đường cầu về trái phiếu dịch chuyển sang trái, lãi suất cân bằng sẽ tăng lên. Trường hợp
ngược lại, một sự gia tăng tính bất định trong thị trường các tài sản khác hay nói cách khác, việc
đầu tư vào các tài sản này trở nên rủi ro hơn so với đầu tư vào trái phiếu. Thị trường trái phiếu sẽ
trở nên thu hút các nhà đầu tư hơn và đường cầu trái phiếu sẽ dịch chuyển sang phải, lải suất cân
bằng giảm.
Tính thanh khoản (hay tính lỏng)
Một sự dễ dàng, nhanh chóng trong việc mua bán trao đổi trái phiếu trên thị trường, tức tính
thanh khoản của trái phiếu tăng lên và trái phiếu trở nên thu hút các nhà đầu tư hơn. Khi đó lượng
cầu về trái phiếu sẽ tăng lên ở mỗi mức lãi suất. Đường cầu trái phiếu lúc này sẽ dịch chuyển
sang phải, lãi suất cân bằng giảm xuống. Lập luận tương tự cho trường hợp ngược lại, nếu tính
thanh khoản tài sản khác tăng lên, ví dụ như cổ phiếu, so với trai phiếu khiến trái phiếu trở nên
kém thu hút hơn đối với các nhà đầu tư. Lúc này lượng cầu về trái phiếu sẽ giảm, tức đường cầu
trái phiếu dịch chuyển sang bên trái làm cho lãi suất cân bằng tăng lên.
Thay đổi trong cung trái phiếu
(Dùng sơ đồ để giải thích sự ảnh hưởng của các yếu tố đến sự cân bằng)
Khả năng sinh lợi của các cơ hội đầu tư
Các công ty càng có nhiều cơ hội đầu tư vào các dự án có khả năng sinh lợi thì nhu cầu vay vốn
của họ ngày càng cao nhằm tài trợ cho các dự án đó. Khi nền kinh tế đang trên đà phát triển
nhanh, nhất là trong một chu kỳ kinh tế thịnh vượng sẽ có rất nhiều cơ hội đầu tư được trông đợi
là có khả năng sinh lợi. Lúc này, lượng cung trái phiếu sẽ tăng lên ở bất kỳ mức lãi suất nào. Khi
đó đường cung trái phiếu sẽ dịch chuyển sang bên phải làm cho lãi suất cân bằng tăng lên. Ta lập
luận tương tự cho trường hợp nền kinh tế lâm vào tình trạng suy thoái.
Lạm phát dự tính

Chi phí thực của việc đi vay được đo lường bằng lãi suất thực, cũng chính là phần lãi suất danh
nghĩa sau khi loại bỏ đi lạm phát dự tính. Với một mức lãi suất danh nghĩa cho trước, khi lạm
phát dự tính tăng lên thì chi phí thực của việc vay tiền sẽ giảm xuống. Khi đó, lượng cung trái
phiếu sẽ tăng lên, tức đường cung trái phiếu sẽ dịch chuyển sang phải, làm tăng lãi suất cân bằng.
Tình trạng ngân sách của chính phủ
Khi ngân sách rơi vào tình trạng thâm hụt lớn, chính phủ sẽ tăng cường các biện pháp vay nợ chủ
yếu thông qua phát hành trái phiếu nhằm tài trợ cho các hoạt động chi tiêu, cũng như giảm bớt áp
lực bội chi ngân sách. Hoạt động này làm gia tăng lượng cung trái phiếu và đường cung trái phiếu
dịch chuyển sang bên phải, lãi suất cân bằng tăng lên.
P
1
(i
1
)
P
2
(i
2
)
S
1
S
2
Q
2
Q
1
Số lượng
Giá
(lãi suất)

D
Thay đổi trong lạm phát dự tính: Hiệu ứng fisher (Lưu ý: phần này do ko vội nên Trang cut
hình bên file PDF qua vì vậy ko đúng, Hòa đọc lại phần chữ giải thích hiệu ứng Fisher bên
dưới vẻ lại biểu đồ vào Power point cho đúng giúp Trang nhé)
Giả sử lạm phát ban đầu là 5% và các đường cung, cầu ban đầu Bs1 và Bd1 cắt nhau tại điểm 1, là
nơi mà lãi suất cân bằng là i1. Nếu lạm phát tăng đến 10%, lợi tức dự tính của trái phiếu so với
những tài sản thực giảm đối với bất kỳ lãi suất nào cho trước. Kết quả, lượng cầu trái phiếu giảm và
đường cầu dịch chuyển về bên trái, từ Bd1 sáng Bd2. Sự tăng lạm phát dự kiến cũng dịch chuyển
đường cung. Ở một lãi suất bất kỳ cho trước, chi phí thực của việc vay tiền đã giảm xuống, làm cho
cung trái phiếu tăng lên và đường cung dịch chuyển sang phải. Khi đường cung, cầu dịch chuyển do
sự thay đổi của lạm phát dự kiến làm cho điểm cân bằng thay đổi từ điểm 1 sang điểm 2. Tùy theo
mức độ dịch chuyển của cung, cầu mà lãi suất cân bằng có thể tăng hoặc giảm. Qua sự phân tích
cung, cầu, lạm phát dự kiến xảy ra làm lãi suất tăng, kết quả này gọi là hiệu ứng Fisher.
c) Lãi suất trên thị trường tiền tệ:
Thị trường tài chính = Thị trường tiền tệ + Thị trường vốn
Thị trường tiền tệ: là thị trường trao đổi, mua bán các công cụ tài chính ngắn hạn (Thời hạn thanh
toán dưới 1 năm). Đây là thị trường có tính thanh khoản cao;
Thị trường vốn: là nơi trao đổi các công cụ tài chính trung và dài hạn (có thời hạn thanh toán trên 1
năm). Gồm: thị trường tín dụng trung, dài hạn (vốn được chuyển giao qua các trung gian tài chính)
và thị trường chứng khoán (diễn ra hoạt động trao đổi mua bán các chứng khoán có thời hạn trên 1
năm thể hiện dưới hình thức trái phiếu, cổ phiếu và các công cụ chứng khoán phái sinh).

Mô hình ưa thích thanh khoản: cung và cầu trên thị trường tiền tệ
Để xác định và phân tích điểm cân bằng trên thị trường tiền tệ, người ta sử dụng mô hình ưa thích
thanh khoản của John Maynard Keynes thay cho mô hình cung cầu của thị trường trái phiếu. Mô
hình này giúp ta xác định lãi suất cân bằng theo lượng cung và cầu tiền tệ. Mặc dù 2 mô hình này có
tên gọi và cách nhìn khác nhau, nhưng về bản chất nó lại có sự liên hệ mật thiết với nhau.
Keynes giả định rằng chỉ có 2 loại tài sản chủ yếu mà người dân thường dùng để lưu trữ tài sản là:
Tiền và Trái phiếu. Khi đó:
Tổng số của cải trong nền kinh tế = Tổng số tiền + Tổng số Trái phiếu.

Tổng giá trị của cải trong nền kinh tế = Tổng cung trái phiếu (B
s
) + Tổng cung tiền (M
s
)
= Tổng cầu trái phiếu (B
d
) + Tổng cầu tiền (M
d
)
= Tổng số của cải của dân (Vì người dân không thể
có khả năng mua nhiều tài sản hơn tiềm lực kinh tế cho
phép).
Như vậy, ta có phương trình
B
s
+ M
s
= B
d
+ M
d
hay B
s
- B
d
= M
s
- M
d

Từ phương trình ta thấy rằng nếu thị trường tiền tệ ở trạng thái cân bằng (M
s
= M
d
), khi đó vế phải
của chương trình bằng 0, tức là B
s
= B
d
. Nghĩa là, thị trường trái phiếu khi đó cũng cân bằng.
Như vậy, về mặt lý thuyết có thể suy luận rằng việc xác định lãi xuất bằng cách làm cân bằng lượng
cung và cầu trái phiếu hoặc bằng cách làm cân bằng lượng cung và cầu tiền đều cho kết quả như
nhau. Do đó, mô hình ưa thích thanh khoản là mô hình sử dụng để phân tích thị trường tiền tệ, cũng
tương đương với khuôn mô hình phân tích cung cầu trong thị trường trái phiếu.
Tuy nhiên, trong thực tế, các phương pháp này khác nhau là do: Việc giả thuyết chỉ có 2 loại tài sản
là tiền và trái phiếu và đã loại bỏ hết các tác động của các yếu tố khác lên lãi suất như: sự thay đổi
của lợi nhuận kỳ vọng của các tài sản, ví dụ như: xe hơi, nhà cửa…là không đạt được trong thực tế.
Lý do khiến chúng ta đề cập đến việc xác định lãi suất theo cả 2 khuôn mẫu là do: Với mô hình cung
cầu trái phiếu: Việc sử dụng để phân tích những thay đổi thu nhập, mức giá và lượng tiền cung ứng
đơn giản và dễ sử dụng hơn.
Theo định nghĩa của Keynes về tiền bao gồm: Tiền mặt không sinh lãi và những khoản tiền gửi tài
khoản (tại thời điểm đó thu lãi suất rất thấp, nếu có) nên Keynes đã giả thiết rằng tiền không có lợi
tức nào. Với trái phiếu có một lợi nhuận kỳ vọng bằng với lãi suất i. Khi lãi suất (i) này tăng lên (và
các yếu tố khác không đổi) thì lợi nhuận kỳ vọng vủa tiền giảm đi so với lợi nhuận kỳ vọng của lãi
suất. Và như lý thuyết lượng cầu tài sản (Asset Demand Theory) thì rõ ràng là cầu tiền sẽ bị giảm.
Chúng ta thấy rằng lượng cầu tiền và lãi suất có tương quan nghịch đảo khi sử dụng chi phí cơ hội là
tiền lãi (dự tính) bị mất đi do không nắm giữ tài sản thay thế. Trong trường hợp này là một trái
phiếu. Do lãi suất trái phiếu (gọi là i) tăng lên, chi phí cơ hội do việc nắm giữ tiền tăng lên và vì thế,
tiền sẽ kém hấp dẫn và lượng cầu tiền sẽ giảm. Ta xem xét ví dụ sau:
Từ hình vẽ cho thấy, lượng cầu tiền ở một số mức lãi suất khác nhau. Khi tất cả những biến số kinh

tế khác như thu nhập, mức giá,…được giữ không đổi.
Cụ thể: Ở lãi suất 25%, điểm A cho thấy lượng cầu tiền là 100 tỷ đô la. Nếu lãi suất thấp hơn, ví dụ
20%, thì chi phí cơ hội về tiền cũng thấp hơn và lượng cầu tiền tăng lên 200 tỷ đô la. Tương tự như
vậy cho các điểm C, D, E. Đường nối những điểm này, M
d
là đượng lượng cầu tiền và dốc xuống.
Ta biết rằng, ngân hàng trung ương tại một thời điểm luôn kiểm soát lượng cung tiền ở một số lượng
nhất định, ở ví dụ này là 300 tỷ đô la. Khi đó ta có đường cung tiền là đường thẳng đứng M
s
. Sự cân
bằng trong đó lượng cầu tiền bằng lượng cung tiền xảy ra tại điểm C, tại đó: M
d
= M
s
; Lãi suất cân
bằng tại C là i
e
= 15%.
Như vậy, ta thấy rằng khi lãi suất 25%, lượng cầu tiền là 100 tỷ đô la nhưng cung tiền là 300 tỷ đô
la. Do đó, dư thừa cung tiền làm cho dân chúng giữ nhiều tiền hơn họ mong muốn. Khi đó, người
dân sẽ có xu hướng sử dụng tiền để mua tài sản khác (trái phiếu).
Như vậy, khi cầu trái phiếu tăng lên sẽ làm cho giá trái phiếu tăng lên. Khi giá tăng, lãi suất sẽ giảm
trở về mức lãi suất cân bằng 15%. Ngược lại, khi lãi suất ở mức 5%, lượng cầu tiền ở điểm E là 500
tỷ đô la, cung tiền vẫn ở mức 300 tỷ đô la. Lượng cầu tiền lớn dẫn đến họ phải bán các tài sản khác
(trái phiếu) khi đó giá trái phiếu sẽ giảm và lãi suất sẽ trở về mức cân bằng, 15%.

Những thay đổi trong lãi suất cân bằng:
Để xem lãi suất cân bằng trên thị trường tiền tệ thay đổi như thế nào theo mô hình ưa thích thanh
khoản, chúng ta sẽ xem nhưng yếu tố nào làm cho những đường cong cung cầu tiền dịch chuyển.
Những yếu tố làm dịch chuyển lượng cầu tiền

Trong phân tích mô hình ưa thích sự thanh khoản của Keynes có 2 yếu tố làm cho đường cầu tiền
dịch chuyển là: Thu nhập (Income) và Mức giá (Price Level).
Tác động của thu nhập (Income Effect): Theo Keynes, có 2 lý do ảnh hưởng đến lượng cầu tiền
là:
Thứ nhất, thu nhập tăng lên, giá trị của cải tăng lên và người dân mong muốn sở hữu nhiều
tiền như là một nơi lưu trữ giá trị tài sản. Do đó, người dân sẽ có mong muốn giữ nhiều tiền hơn, cầu
tiền tăng
Thứ 2: khi kinh tế phát triển và thu nhập tăng lên có nhu cầu thực hiện nhiều giao dịch hơn
và họ sử dụng tiền làm phương tiền để trao đổi. Cầu tiền tăng;
Kết luận: Như vậy, khi thu nhập cao hơn, làm cho lượng cầu tiền tăng lên và đường cầu tiền
dịch chuyển về bên phải
Tác động của mức giá (Price level): Keynes cho rằng dân chúng thường quan tâm đến việc số tiền
mà họ giữ tương ứng với những vật gì, tức là số tiền đó có thể mua được những hàng hóa và dịch vụ
gì. Khi mức giá tăng (lạm phát tăng) thì với cùng một lượng tiền danh nghĩa, sẽ không còn giá trị
như trước. Để muốn mua đượng lượng hàng như cũ thì người dân có xu hướng cần nhiều tiền danh
nghĩa lớn hơn. Do đó, một sự tăng lên của mức giá làm cho lượng cầu tiền tăng lên và làm đường
cầu dịch chuyển sang phải.
Những dịch chuyển lượng cung tiền: Giả sử rằng lượng cung tiền được ngân hàng trung ương phát
hành và kiểm soát đầy đủ (Ở Việt Nam là SBV còn ở Mỹ là FED). Chúng ta cần chứng mình khi
Ngân hàng trung ương tăng cung tiền thì sẽ làm dịch chuyển cung tiền về bên phải.
Để xem mô hình ưa thích sự thanh khoản hoạt động thế nào, chúng ta sẽ nghiên cứu các ví dụ dưới
đây
Thay đổi thu nhập:
Khi thu nhập tăng lên trong một giai đoạn phát đạt của một chu kỳ kinh doanh (các yếu tố
khác không đổi), lượng cầu tiền sẽ tăng, đường cầu tiền dịch chuyển từ M
d
1
đến M
d
2

. Điểm cân bằng
mới sẽ đạt tại điểm 2 tại điểm giao nhau của M
d
2
với M
s
; Khi đó, lãi suất sẽ tăng lên từ i
1
=> i
2.
Kết luận: Khi thu nhập tăng lên sẽ kéo theo lãi suất tăng lên.

×