Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

Những điều bạn nên tránh để trở thành "nghệ sĩ" trong Leadership ppsx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (153.95 KB, 11 trang )

Những điều bạn nên tránh để trở thành
"nghệ sĩ" trong Leadership
Cuốn sách “The Taboos of Leadership” (Những trái cấm
trong nghệ thuật lãnh đạo) mới đây của Anthony F. Smith,
CEO kiêm thành viên sáng lập Viện nghiên cứu lãnh đạo Mỹ
đã bàn về vấn đề này một cách xác thực và rất thuyết phục.
Smith tranh luận rằng công chúng ngày nay còn chưa hiểu
hết về nghệ thuật lãnh đạo cũng như về những nhà lãnh đạo
“bằng xương bằng thịt”.

Những bí mật được tiết lộ
Theo Smith, năng lực lãnh đạo được sản sinh một cách tự nhiên
như một nhiệm vụ chứ không phải được đào nặn hay nấu nướng
ra. “Tất cả chúng ta đều từng ở xuất phát điểm trở thành các nhà
lãnh đạo tài năng. Song điều này không có nghĩa rằng nó sẽ xảy
ra”.
Smith cho rằng năng lực lãnh đạo ngày nay phần nào trở nên
phức tạp và hỗn độn quá mức, chỉ có một vài người mới thực sự
sở hữu được nó. Một thực tế rằng các nhân viên dưới quyền
càng hiểu rõ thực tế suy nghĩ và hành động của các nhà lãnh đạo
bao nhiêu, sức khoẻ của công ty càng tốt bấy nhiêu. Đó là lý do
Smith viết cuốn sách của mình nhằm “phơi bày những bí mật mà
không ai sẽ nói về các nhà lãnh đạo”.
Những bí mật đó là các trái cấm kỵ trong nghệ thuật lãnh đạo -
những yếu tố khá nhạy cảm, chưa hoàn toàn hợp lý, có phần
hăm doạ, thuộc về bản chất và rất khó để thảo luận thẳng thắn.
Theo Smith, những trái cấm này có sức mạnh riêng của nó, qua
đó xác định rõ ranh giới của các hành vi lãnh đạo hợp lý.
10 trái cấm
Trên tinh thần đó, Smith cho rằng trong nghệ thuật lãnh đạo, có
10 điều trái cấm luôn hiện hữu:


1. Chúng ta vẫn không hiểu bản chất thực sự của nghệ thuật
lãnh đạo
Sự phát triển và đào tạo nghệ thuật lãnh đạo là một ngành công
nghiệp trị giá hàng tỷ USD. Song các mô hình lãnh đạo chuẩn
mực thường bỏ qua những gì các nhà lãnh đạo thực sự suy nghĩ
và hành động. Nó bao gồm cả những suy nghĩ và hành động nằm
ở mặt trái của việc thuyết phục những người khác hành động
theo đúng lịch trình của mình.
2. Uy tín và sức hút đóng vai trò quan trọng trong việc lựa
chọn nhà lãnh đạo
Mọi người thường ấn tượng và bị ảnh hưởng bởi hình thức đẹp,
kỹ năng giao tiếp mạnh mẽ và tinh hoa bộc lộ bên ngoài. Tại sao?
Bởi vì chúng ta muốn đồng cảm và được truyền cảm hứng bởi
những người chúng ta thấy khá giống mình nhất.
3. Chính trị là một kỹ năng lãnh đạo cần thiết
Không một nhà lãnh đạo nào có thể đạt được các mục tiêu của
mình nếu không sở hữu kỹ năng đạt được những gì mình mong
muốn, thậm chí cả khi họ không có đủ thẩm quyền để làm điều
đó. Cho dù điều này bao hàm cả việc nói lên những gì mọi người
muốn nghe, sử dụng các thông tin một cách lựa chọn, hay nỗ lực
đưa ra các quyết định mong muốn, những nhà lãnh đạo nào
thành thục các kỹ năng chính trị trên đều có khuynh hướng ngày
một thăng tiến hơn.
Tuy nhiên, việc nỗ lực có được những gì bạn muốn bằng việc
chơi cuộc chơi chính trị có phần khá nhạt nhẽo. Vì thế, các nhà
lãnh đạo luôn làm việc chăm chỉ hơn để ít thể hiện yếu tố chính trị
hơn - điều mà bản thân đã là một hành động chính trị.
4. Những vấn đề về giới tính - phải hay không phải
Những tranh luận về việc phụ nữ có những kỹ năng lãnh đạo tốt
hơn hay kém hơn đàn ông, và tại sao chỉ có dưới 2% trong số

các CEO của Danh sách Fortune 1000 công ty lớn nhất là phụ nữ
bất chấp sự thực rằng họ đang nắm giữ hơn một nửa các vị trí
quản lý bậc trung luôn là một trái cấm lớn.
Ngoài ra, cũng có sự phân cách giữa lý thuyết về năng lực lãnh
đạo với khá nhiều các khía cạnh nữ tính (như sự cộng tác, trao
quyền, tin tưởng, lo lắng cho tổng thế và nhấn mạnh đến các mối
quan hệ giữa mọi người) và thực tế hành động rất nam tính của
các nhà lãnh đạo (sự nhẫn tâm, thâu tóm quyền lực và cạnh
tranh quyết liệt).
5. Trong sâu thẳm, các nhà lãnh đạo cảm thấy họ xứng đáng
với những đối xử đặc biệt
Hầu như không có điều gì tai hại bằng việc quan niệm rằng các
nhà lãnh đạo xứng đáng với các đối xử đặc biệt. Nó dẫn tới một
mức lương thưởng cao ngất trời trong khi hiện hữu rất nhiều cái
bẫy quyền lực mới.
Đương nhiên, các nhà lãnh đạo ngày nay cho rằng họ không
nhận được các đối xử đặc biệt và trên thực tế họ không khác biệt
mấy so với những nhân viên khác trong công ty. Tuy vậy, trong
những suy nghĩ riêng tư, phần lớn các CEO cảm thấy hoàn toàn
bình thường khi nhận được những khoản lương ngất trời và các
đối xử đặc biệt khác, chẳng hạn như du lịch máy bay cá nhân,
Hơn tất cả, theo quan điểm của các nhà lãnh đạo, họ là những
người chịu trách nhiệm cho sự tồn tại của hàng nghìn người
khác.
Những chuẩn mực tâm lý này luôn là vấn đề nóng. Nó tạo ra sự
bất bình đẳng quá lớn, những ưu đãi về thuế cho người giàu,
khoảng cách giữa lãnh đạo và nhân viên ngày một lớn
6. Các nhà lãnh đạo chơi cuộc chơi thiên vị
Một trong những vấn đề nhạy cảm nhất của nền chính trị công ty
đó là vai trò của sự thiên vị. Liệu có thích hợp khi một ai đó nên

được đề bạt thăng tiến đơn giản bời vì họ làm việc gần gũi với
các nhà lãnh đạo hay quen biết các nhà lãnh đạo trên phương
diện cá nhân? Yếu tố nào quan trọng hơn đối với các nhà lãnh
đạo khi xung quanh họ là những nhân viên tốt nhất hay là những
nhân viên mà họ cảm thấy thoải mái và có thể tin cậy?
Quả là một trái cấm đối với các nhà lãnh đạo trong việc đề bạt
hay tiến cử các bạn bè hoặc tuyển dụng các bạn đồng môn.
Nhưng trên thực tế họ vẫn làm như vậy bằng mọi cách. Lý do
chính là các nhà lãnh đạo đang ngày một cách biệt hơn nhiều ở
trên đỉnh cao quyền lực khiến mọi người trong công ty khó có thể
nhận ra được bản chất đằng sau những hành động của họ. Kết
quả là họ rất dễ bị tổn thương và phụ thuộc vào những người họ
tìm tới cho lời khuyên, thông tin, quan điểm và các trợ giúp tình
cảm khác.
Đó là lý do tại sao các nhà lãnh đạo lựa chọn những người mà họ
cảm thấy thoải mái nhất, những người có được các kỹ năng và
suy nghĩ tương tự với họ nhất. Đây rõ ràng là một sự thiên vị có
phần nguy hiểm, chẳng hạn như thiếu khách quan trong đánh giá
hành động, thiếu sự quan tâm tới việc các cá nhân thích hợp với
văn hoá công ty ra sao và nguy hiểm hơn cả, các nhà lãnh đạo
đang loại bỏ đi các thông tin quan trọng mà có thể họ không
muốn nghe.
7. Các nhà lãnh đạo thường nỗ lực nán lại quá lâu trên
cương vị
Tại sao các nhà lãnh đạo luôn ghét vấn đề kế nhiệm? Bởi vì nó đi
ngược với bản chất của họ. Các nhà lãnh đạo thấy đặc biệt khó
khăn để tách rời bản thân họ ra khỏi công việc hiện tại.
Việc này không có gì quá ngạc nhiên. Không chỉ có các nhà lãnh
đạo mà ngay cả những người bình thường đều rất sợ khi nghĩ
đến việc mình mất quyền lực. Vì vậy, mặc dù việc tìm kiếm người

kế nhiệm được xem như nhiệm vụ quan trọng nhất của các nhà
lãnh đạo, trên thực tế nó lại là một nhiệm vụ ít được ưu tiến nhất.
8. Sự cân bằng cuộc sống – công việc là một trò chơi đố chữ
Thành công của một nhà lãnh đạo thường được đánh đổi bằng
một cái giá rất cao. Họ phải dành nhiều thời gian làm việc hơn, ít
thời gian dành cho gia đình và bạn bè. Đó là cái giá mà hầu hết
mọi người không sẵn lòng hay không thể chi trả. Song hơn một
thập kỷ qua, sức ép xã hội đã đưa đến sự mất cân bằng giữa
cuộc sống và công việc.
Mọi người đều vô cùng ham muốn biết được những gì sẽ đưa họ
lên đỉnh cao, nhưng khi họ biết được những cần thiết để tới đó,
họ lại chưa chuẩn bị những hy sinh đổi lại.
9. Các nhà lãnh đạo bị định hướng bởi yếu tố tư lợi, và điều
đó được chấp nhận
Sẽ luôn là trái cấm với việc công khai nói rằng bạn làm việc vì
những tư lợi bản thân. Hơn tất cả, hoạt động lãnh đạo ngày nay
được cho rằng đặt nhiều trọng tâm vào các giá trị, đạo đức và
tính chính trực.
Đương nhiên đây đều là các đặc tính tuyệt vời, song sự thực
rằng các nhà lãnh đạo chỉ tập trung vào chúng với duy nhất mục
đích giúp họ đạt được những gì mong muốn.
Giá trị và đạo đức là quan trọng, nhưng vai trò nó cũng rất dễ bị
lãng quên trong một phương trình kinh doanh. Ví dụ, nhiều công
ty ngày nay đang hướng tới hình ảnh “xanh” trong cuộc chiến
chống lại sự ấm lên của khí hậu toàn cậu, tuy nhiên liệu họ sẽ là
làm như vậy nếu điều này chống lại các lợi ích kinh tế của bản
thân?
10. Lãnh đạo cũng gây nghiện
Chắc chắn, các nhà lãnh đạo phải làm việc cật lực, và có rất
nhiều trách nhiệm và yêu cầu đặt lên vai họ. Họ rất khó đạt được

cán cân thăng bằng giữa cuộc sống và công việc. Kết quả là sức
khoẻ và các mối quan hệ của họ thường xuyên bị tổn thương.
Các mối quan tâm cá nhân của họ thường bị giới hạn vì những
lợi ích kinh doanh chung của công ty.
Tuy nhiên, việc ở trên đỉnh cao quyền lực đồng nghĩa với sự đón
nhận rất nhiều mối quan tâm và đặc quyền. Các nhà lãnh đạo
nhận được sự kính trọng, tin cậy và quyền lực xuất phát từ vị trí
của mình; có thể khẳng định nguyện vọng của mình lên những
người khác và được bao bọc xung quanh bởi những người luôn
nỗ lực để được đập cùng nhịp đập trái tim của các nhà lãnh đạo.

×