Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

thông báo cuộc thi viết thư

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (173.62 KB, 8 trang )

UBND HUYỆN XUYÊN MỘC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
PHÒNG GIÁO DỤC –ĐÀO TẠO Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Số: 44 /PGD-ĐT Xuyên Mộc, ngày 9 tháng 3 năm 2010
V/v Tham gia cuộc thi viết thư
Quốc tế UPU lần 39
Kính gửi: BGH các trường tiểu học, THCS
Thực hiện công văn số 107/SGD&ĐT-VP ngày 01/3/2010 V/v kéo dài thời gian nộp
bài thi viết thư quốc tế UPU lần 39.
Phòng GD-ĐT sao gửi thể lệ để các đơn vò trường học nghiên cứu triển khai thực
hiện.
Thời gian nộp bài thi: ngày 15/3/2010
Đòa điểm gửi bài thi: Phòng GD-ĐT huyện Xuyên Mộc, bài được đóng gói theo đơn
vò và ghi rõ số lượng bài thi tham gia.
Nhận được công văn này, Phòng GD-ĐT yêu cầu các đơn vò khẩn trương triển khai
thực hiện , động viên học sinh tích cực hưởng ứng cuộc thi nói trên và nộp bài thi về
Phòng đúng thời gia quy đònh.


KT/TRƯỞNG PHÒNG
PHÓ TRƯỞNG PHÒNG
Nơi nhận:
Như trên (t/hiện) (Đã ký )
Lưu VT
PHẠM DUY HIẾU
THỂ LỆ CUỘC THI
VIẾT THƯ QUỐC TẾ UPU LẦN THỨ 39 – 2010
 Giải thưởng có giá trị lớn
 Gửi bài dự thi về báo Thiếu niên Tiền phong
 Bài thi gửi qua bưu điện phải dám tem
A. MỤC ĐÍCH – Ý NGHĨA
Liên minh Bưu chính Thế giới (gọi tắt là UPU) tổ chức Cuộc thi viết thư quốc tế dành


cho trẻ em hằng năm, nhằm :
- Góp phần phát triển khả năng viết văn và sự phong phú trong tư duy sáng tạo của
các em thiếu nhi.
- Tạo điều kiện thắt chặt tình hữu nghị giữa các dân tộc trong thế hệ trẻ.
- Giúp các em hiểu thêm về vai trò của ngành Bưu chính trong cuộc sống và phát triển
xã hội.
B. CHỦ ĐỀ
Đề tài cuộc thi lần thứ 39 (năm 2010) là: “Hãy viết thư cho một người nào đó, để nói
vì sao việc hiểu biết về AIDS và tự bảo vệ mình trước căn bệnh này là rất quan trọng”.
Tiếng Anh: “Write a letter to someone to explain why it is important to talk about
AIDS and to protect yourself against it".
Cuộc thi do Bộ Thông tin - Truyền thông; Tập đoàn Bưu chính - Viễn thông Việt
Nam/Tổng công ty Bưu chính Việt Nam; Bộ Giáo dục và Đào tạo; Bộ Y tế, TƯ Đoàn TNCS
Hồ Chí Minh và Báo Thiếu niên Tiền phong phối hợp tổ chức.
C. BAN TỔ CHỨC
Trưởng ban : Ông Nguyễn Thành Hưng - TT Bộ Thông tin và Truyền thông.
Phó trưởng ban :
- Ông Vũ Quang Vinh, Tổng Biên tập Báo TNTP (Phó Trưởng ban Thường trực).
- Bà Quản Duy Ngân Hà, Vụ trưởng Vụ Hợp tác Quốc tế, Bộ Thông tin và Truyền thông.
- Bà Lê Thị Kim Hà, Phó Tổng Giám đốc – Tổng Công ty Bưu chính Việt Nam.
- Ông Dương Văn Bá, Phó Vụ trưởng Vụ Công tác HSSV, Bộ Giáo dục và Đào tạo.
- Ông Chu Quốc Ân, Phó Cục trưởng Cục Phòng, chống HIV-AIDS, Bộ Y tế.
Và 17 ủy viên.
D. HỘI ĐỒNG GIÁM KHẢO
• Trưởng ban: Nhà văn Nguyễn Trí Huân, Phó Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam.
• Phó Trưởng ban: Nhà biên kịch Vũ Quang Vinh, Tổng Biên tập báo TNTP.
• Các ủy viên : Nhà báo Phạm Thành Long, nhà văn Lê Phương Liên, nhà thơ
Định Hải, nhà thơ Phan Thị Thanh Nhàn, nhà văn Trần Thiên Hương, nhà văn
Tạ Duy Anh, nhà báo Nguyễn Đoàn, Thạc sĩ Chu Thị Hồng Loan.
E. GIẢI THƯỞNG

1. Giải thưởng Quốc gia :
- Các thí sinh đoạt giải sẽ được công nhận Học sinh giỏi Quốc gia môn Văn tương
ứng và được cộng điểm khi xét chuyển cấp.
- Các thí sinh đoạt giải Nhất, Nhì được T.Ư Đoàn tặng Huy hiệu “Tuổi trẻ sáng tạo”.
- Ban Tổ chức hỗ trợ chi phí đi lại, ăn nghỉ cho các thí sinh đoạt giải Nhất, Nhì, Ba
(kèm hai người thân: phụ huynh và nhà trường) về Hà Nội dự Lễ Tổng kết và Trao giải
thưởng.
Giải cá nhân :
1 giải Nhất: 5.000.000đ
3 giải Nhì, mỗi giải: 3.000.000đ
5 giải Ba, mỗi giải: 2.000.000đ
30 giải Khuyến khích, mỗi giải: 1.000.000đ
Ngoài ra, còn có các giải phụ dành cho các thí sinh lọt vào vòng chung kết:
- Giải dành cho thí sinh nhỏ tuổi nhất: 1.000.000đ
- Giải dành cho thí sinh là người dân tộc: 1.000.000đ
- Giải dành cho thí sinh là người khuyết tật: 1.000.000đ
Giải tập thể :
- Tặng trường có học sinh đoạt giải Nhất trị giá: 2.000.000đ
- Tặng trường có học sinh đoạt giải Nhì, Ba, mỗi giải: 1.000.000đ
2. Giải thưởng Quốc tế :
Bức thư đoạt giải Nhất Việt Nam sẽ được Ban Tổ chức gửi nguyên văn kèm theo bản
dịch tiếng Anh hoặc tiếng Pháp để tham dự cuộc thi Quốc tế. Nếu đoạt giải, sẽ được tặng
thưởng:
Giải Nhất: 30 triệu đồng
Giải Nhì: 20 triệu đồng
Giải Ba: 15 triệu đồng
Giải Khuyến khích: 10 triệu đồng
Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ tặng Bằng khen cho thí sinh đoạt giải Nhất, Nhì, Ba Quốc
tế. Ban Tổ chức cũng sẽ đề nghị T.Ư Đoàn TNCS Hồ Chí Minh có hình thức khen thưởng
phù hợp. Đặc biệt, thí sinh đoạt giải Nhất Quốc tế sẽ được UPU mời sang Trụ sở chính của

UPU tại Bern, Thụy Sỹ nhận giải.
G. THỂ LỆ CUỘC THI
1 .Điều kiện dự thi : Tất cả thiếu nhi, học sinh Việt Nam từ 15 tuổi trở xuống (từ lớp
5 đến lớp 10, năm học 2009-2010) đều được dự thi. Bài thi gửi qua đường bưu điện phải dán
tem.
2. Quy định về bài thi :
Bài thi là một bức thư viết dưới dạng văn xuôi (chưa đăng báo hoặc in sách), dài
không quá 1000 từ.
Các bài viết bằng tiếng Anh hoặc tiếng Pháp phải có bản dịch sang tiếng Việt (BGK
chấm bản tiếng Việt).
- Bài viết rõ ràng, sạch sẽ, viết tay trên một mặt giấy, ghi đầy đủ: Họ tên, nam, nữ,
ngày tháng năm sinh, dân tộc, địa chỉ trường, lớp, huyện (thị), tỉnh (thành phố) hoặc địa chỉ
gia đình (viết vào góc bên phải, bên trên bài dự thi). Không nhận bài photocopy và bài viết
trên máy vi tính. Dự thi tập thể, từng bài cá nhân không cần để trong phong bì riêng.
- Ngoài phong bì cần dán tem và ghi rõ : Dự thi UPU 39 - 2010.
3. Nơi nhận bài thi: Báo Thiếu niên Tiền phong, số 5, Hòa Mã, Hà Nội.
4. Thời gian: Từ ngày công bố trên Báo TNTP và trên Báo Bưu điện Việt Nam, đến
ngày 15-2-2010 (theo dấu bưu điện).
5. Lưu ý :
- Bài thi đoạt giải bản quyền thuộc về Ban Tổ chức.
- Bài ghi không đầy đủ các nội dung trên sẽ bị loại.
Ban Tổ chức mong nhận được những bức thư hay và sáng tạo của các em học sinh từ
khắp mọi miền đất nước.
BAN TỔ CHỨC CUỘC THI
MỘT SỐ GỢI Ý VỀ ĐỀ TÀI CUỘC THI UPU 39
. Đề tài: “Hãy viết thư cho một người nào đó, để nói vì sao việc hiểu biết về AIDS
và tự bảo vệ mình trước căn bệnh này là rất quan trọng”.
. Một số gợi ý với người viết thư:
1. Nội dung chính mà bức thư cần đề cập:
Căn bệnh HIV/AIDS đã trở thành “đại dịch”, để ngăn ngừa, mỗi người cần phải

nhận thức rõ để tuyên truyền cho mọi thành viên của cộng đồng hiểu biết, phòng tránh, đồng
thời chính bản thân cũng phải tự bảo vệ mình chống lại căn bệnh này.
Như vậy, mỗi cá nhân không chỉ hiểu biết mà còn là tấm gương trong việc phòng
chống căn bệnh HIV/AIDS.
2. Thể hiện nội dung:
Cần hiểu rõ căn bệnh AIDS. Theo thuật ngữ quốc tế : AIDS là chữ tắt hiểu theo tiếng
Việt là : “Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải”.
- AIDS do một loại vi-rút gây suy giảm miễn dịch ở người, gọi tắt là HIV, chúng xâm
nhập vào cơ thể qua quan hệ tình dục, qua truyền máu và tiêm chích ma túy. Hiện chưa có
thuốc đặc trị.
- Vi-rút HIV là nguyên nhân gây ra bệnh AIDS. Chúng gây nhiễm trên chính bạch cầu
lympho T (loại bạch cầu mạnh nhất trong cơ thể), gây rối loạn chức năng của tế bào này và
dẫn tới hội chứng suy giảm miễn dịch (cơ thể mất khả năng chống lại các vi khuẩn, vi-rút…).
Hiểu rõ căn bệnh AIDS, chúng ta mới thấy tại sao thế giới gọi là “đại dịch” và tầm
quan trọng của công việc tuyên truyền, tự bảo vệ chống lại căn bệnh này.
3. Sơ bộ về căn bệnh AIDS
Chủ đề cuộc thi năm nay được UPU chọn về đại dịch bệnh HIV/AIDS. Đây là một
căn bệnh hiểm nghèo đã được thế giới phát hiện ra cách đây gần 30 năm, phát triển và lây
lan nhanh chóng trên toàn cầu. Trên thế giới có khoảng 33 triệu người sống chung với
HIV/AIDS. Hàng ngày, có 7400 trường hợp mới phơi nhiễm bệnh. Cho tới nay, vẫn chưa
tìm ra vắc xin phòng chống căn bệnh này.
Hưởng ứng chiến dịch phòng chống HIV toàn cầu, Liên minh Bưu chính thế giới –
UPU đã phối hợp với Chương trình về HIV/AIDS của Liên Hợp Quốc, Tổ chức Lao động
Quốc tế (ILO) và Tổ chức Công Đoàn Thế giới chọn chủ đề HIV/AIDS cho cuộc thi Viết thư
Quốc tế UPU lần thứ 39 và phát động phong trào hưởng ứng chiến dịch phòng chống HIV
tới các bưu cục trên toàn mạng Bưu chính toàn cầu.
4. Tại sao cần hiểu biết về bệnh AIDS và tự bảo vệ mình chống lại căn bệnh này ?
Sở dĩ AIDS phát triển với tốc độ khủng khiếp như trên vì thời kỳ nhiễm HIV có thể
kéo dài từ 2-10 năm. Trong thời kỳ này, người vẫn khỏe mạnh bình thường, không có triệu
chứng gì rõ rệt, nhưng cũng chính vì vậy mà khả năng lây nhiễm là rất lớn, do không biết

phòng tránh.
Bởi vậy, việc hiểu biết đầy đủ về căn bệnh này từ tác hại đến quá trình phát triển, gây
tử vong, thay đổi thái độ và hành vi, chống kỳ thị, phân biệt đối xử với người nhiễm HIV là
hết sức cần thiết. Việc kết hợp các biện pháp xã hội và biện pháp chuyên môn kỹ thuật y tế
trong phòng chống HIV/AIDS trên nguyên tắc lấy phòng ngừa là chính, trong đó thông tin
giáo dục, truyền thông nhằm thay đổi hành vi là biện pháp chủ yếu.
5. Việc hiểu biết và tự bảo vệ như thế nào ?
Cha ông ta đã dạy: “Phòng bệnh hơn chữa bệnh”. Từ khi trên thế giới và Việt Nam
phát hiện ra căn bệnh này, Chính phủ và các tổ chức xã hội, đoàn thể đã có nhiều chương
trình, hoạt động tuyên truyền để mỗi người dân, thành viên trong cộng đồng hiểu rõ căn bệnh
HIV/AIDS.
Đối với tuổi học trò, căn bệnh HIV/AIDS thực sự trở thành nguy cơ, mối lo lắng với
mỗi gia đình, nhà trường và xã hội. Nguyên nhân: Do chủ quan, nhiều bạn học sinh ban đầu
bị rủ rê, lôi kéo “thử” cho biết; một số bạn chạy theo lối sống hưởng thụ, ăn chơi, đua đòi…
bởi vậy mà sa ngã vào tiêm chích ma túy, quan hệ tình dục bừa bãi… dẫn đến bệnh tật, gia
đình tan nát…; Do khách quan: lây nhiễm qua bố mẹ, qua chữa bệnh tại bệnh viện…
Ở bức thư của mình, các em nên chọn những câu chuyện, sự việc xảy ra trong thực tế:
gia đình, bạn bè và bản thân để khẳng định việc nhận thức và tự phòng tránh căn bệnh AIDS
là vô cùng cần thiết. Cũng có thể là một trường hợp, hoàn cảnh thương tâm nhưng đã vượt
qua bệnh tật, hoàn lương, trở về hòa nhập với cuộc sống, đóng góp có ích cho xã hội. Cũng
khuyến khích các em bày tỏ sự thân thiện, chia sẻ, đồng cảm của mọi người với người bị
mắc bệnh, tránh kỳ thị, ghét bỏ. Qua bức thư, các em cũng cần nhấn mạnh đến tác hại của
việc mắc phải căn bệnh này, như về thể xác (ốm đau, tiều tụy, hủy hoại sức lực…), về tinh
thần (u mê, thiếu sáng suốt…). Đồng thời ảnh hưởng đến các mối quan hệ xã hội: Bản thân
là một gánh nặng cho gia đình, cộng đồng; về lâu dài, con cái cũng bị lây nhiễm…
Đây là một đề bài mà chủ đề mang tính xã hội, đòi hỏi các em khi viết phải có sự suy
nghĩ, cái nhìn khách quan với mỗi sự việc, câu chuyện đặt ra. Cần phê phán nhưng cũng đề
cao các giải pháp, hướng đi cho những ai và ngay cả bản thân mình nếu đã mắc phải căn
bệnh này.
6. Thể loại:

Là bức thư văn học, các em nên lưu ý tuân thủ các quy định: Tránh lối viết dễ dãi, sáo
mòn; kết thúc phải gây ấn tượng với người đọc.
Chúc các em thành công !

×