Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

Báo cáo tình hình thực hiện chỉ thị 58- Ct

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (147.64 KB, 7 trang )

ỦY BAN NHÂN DÂN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Tỉnh Sóc Trăng
***
Số: 10 /BC.UBNDT.03
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------------------------------
Sóc Trăng, ngày 27 tháng 03 năm 2003
BÁO CÁO
Tình hình thực hiện Chỉ thị 58-CT/CT
I . CƠ SỞ PHÁP LÝ:
1. Chỉ thị số 58-CT/TW, ngày 17/10/2000 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh ứng
dụng và phát triển CNTT phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa giai
đoạn 2001 - 2005.
2. Quyết định số 81/2001/QĐ-TTg, ngày 24/05/2001 của Thủ tướng Chính
phủ về việc phê duyệt Chương trình hành động triển khai Chỉ thị số 58-CT/TW
của Bộ Chính trị về đẩy mạnh ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin trong
sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa giai đoạn 2001 - 2005.
3. Quyết định số 112/2001/QĐ-TTg, ngày 25/07/2001 của Thủ tướng Chính
phủ phê duyệt Đề án tin học hóa quản lý hành chính nhà nước giai đoạn 2001 -
2005.
4. Quyết định số 1136/QĐ.HC.02, ngày 23/08/2002 của Chủ tịch UBND tỉnh
Sóc Trăng về việc phê duyệt Đề án tin học hóa quản lý hành chính Nhà nước
tỉnh Sóc Trăng giai đoạn 2001 - 2005.
II. TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CHỈ THỊ 58-CT/CT :
1. Về giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực (Biểu 1, Phụ lục):
Giai đoạn 2001-2002, đã đào tạo và tuyển dụng 1.424 cán bộ tin học, gồm
có 826 chứng chỉ A, 392 chứng chỉ B, 59 cán bộ lãnh đạo, 129 người sử dụng và
khai thác thông tin trên mạng và 18 kỹ sư tin học. Trong đó, từ nguồn kinh phí
của dự án là 372 đối tượng (có 264 đối tượng chứng chỉ A, 88 đối tượng chứng
chỉ B và 20 chuyên viên quản trị mạng).
Nhìn chung, thông qua dự án về giáo dục và đào tạo, tỉnh đã phổ cập kiến


thức về tin học rộng rãi cho xã hội, nhất là cho người sử dụng và khai thác các
ứng dụng trên mạng diện rộng của UBND tỉnh. Tuy nhiên, so với yêu cầu kế
hoạch (cần 200 chuyên viên tin học; trong đó, 60 chuyên viên lập trình, 30 phân
tích hệ thống, 20 kỹ thuật - truyền thông, 15 quản trị hệ thống, 20 cài đặt - tích
hợp, 20 sửa chữa - bảo trì và 35 chuyên viên khác), công tác đào tạo và tuyển
dụng cán bộ tin học giai đoạn 2000-2002 còn đạt thấp, đặc biệt là đào tạo cán bộ
tin học trong các lĩnh vực chuyên sâu như chuyên viên lập trình ứng dụng, phân
- 2 -
tích hệ thống, kỹ thuật mạng - truyền thông và cài đặt - tích hợp hệ thống.
Nguyên nhân tồn tại do thiếu chuyên viên kỹ thuật, cơ sở vật chất và nguồn kinh
phí địa phương chưa đảm chi, nên đã hạn chế việc mở các lớp tin học chính qui,
dài hạn.
2. Về xây dựng kết cấu hạ tầng máy tính - viễn thông:
− Tính đến 30/12/2002, toàn mạng lưới Bưu điện Sóc Trăng đã được kỹ
thuật số hóa, 100% các xã đều có điện thoại.Tổng thuê bao điện thoại trên địa
bàn tỉnh là 28.303 máy, đạt 2,36 máy/100 dân số (so với 0,70 máy vào năm
1995); số lượng thuê bao Internet thông qua Bưu điện Sóc Trăng là 200 tài
khoản (account) tương đương 1.000 người truy cập, đạt 0,08% dân số so với cả
nước là 1,25% dân số, chưa kể truy cập qua dịch vụ vnn1268, vnn1269.
− Giai đoạn 2000-2002, trên địa bàn tỉnh đã phát triển 42 mạng cục bộ
(LAN), với 46 máy chủ, 461 máy trạm và 66 máy in mạng. Xây dựng mạng diện
rộng (WAN) có 105 đơn vị, cá nhân tham gia mạng với 184 tài khoản truy cập,
102 bộ Modem và 98 đường thoại; trong đó, có 25 đơn vị tham gia mạng diện
rộng của UBND tỉnh (có 03 doanh nghiệp Nhà nước và 08 UBND huyện, thị),
với số tài khoản truy cập mạng là 103 và 135 máy trạm làm việc. Ngoài ra, còn
khoảng 370 máy PC lẻ, 207 máy in và 6 Scaner chưa nối mạng. Các hoạt động
truyền thông dữ liệu trên địa bàn tỉnh được sự hỗ trợ tích cực của ngành Bưu
điện tỉnh, đảm bảo cơ sở hạ tầng thực hiện các phương thức truyền thông quảng
bá như mạng điện thoại chuyển mạch công cộng; tuy nhiên, cần đẩy mạnh các
hoạt động truyền thông dữ liệu quốc gia theo chuẩn X25, và ISDN cũng như giá

cước ưu đãi truyền thông trên mạng.
3. Về xây dựng, thiết kế các chương trình ứng dụng (Biểu 2, Phụ lục):
Hiện có 14 ứng dụng đang vận hành trên mạng diện rộng của UBND tỉnh,
do Văn phòng UBND tỉnh chủ trì. Các chương trình ứng dụng nhằm xây dựng
cơ sở dữ liệu giữa Văn phòng UBND tỉnh và các ngành Tư pháp, Xây dựng, Sở
Địa chính, Đoàn Đại biểu Quốc hội và Thường trực Hội đồng Nhân dân tỉnh.
III. TỔNG HỢP KINH PHÍ THỰC HIỆN (Biểu 4, Phụ lục):
1. Tổng cộng: 3.468 triệu đồng (chưa kể các dự án do Bộ, ngành Trung
ương chủ trì, đầu tư cho các Sở, Ban ngành trực thuộc trên địa bàn tỉnh).
2. Trong đó:
− Năm 2000: 1.235 triệu đồng.
+. Khối Đảng: 190 triệu đồng.
+. Khối quản lý nhà nước: 1.045 triệu đồng.
− Năm 2001: 1.045 triệu đồng.
+. Khối Đảng: 190 triệu đồng.
+. Khối quản lý nhà nước: 855 triệu đồng.
- 3 -
− Năm 2002: 1.188 triệu đồng.
+. Khối Đảng: 190 triệu đồng.
+. Khối quản lý nhà nước: 998 triệu đồng.
IV. NHỮNG BIỆN PHÁP ĐỂ THỰC HIỆN:
1. TẠO nguồn thông tin và chuẩn hóa các thông tin phát sinh:
NỘI dung quan trọng nhất trong việc thực hiện dự án ứng dụng công
nghệ thông tin là xây dựng các ứng dụng và cơ sở dữ liệu đáp ứng cho nhu cầu
quản lý tại địa phương; trong đó, cần chuẩn hóa các nguồn thông tin (xây dựng
các biểu mẫu chuẩn về thông tin báo cáo và các loại văn bản) để hình thành một
mô hình dữ liệu chung phù hợp theo yêu cầu qui định của ngành dọc, nhất là
nguồn thông tin của Văn phòng Trung ương Đảng và Văn phòng Chính phủ. Mô
hình dữ liệu này làm cơ sở cho các ngành và địa phương nghiên cứu xây dựng cơ
sở dữ liệu phù hợp theo yêu cầu chung của hệ thống.

2. Xây dựng tổ chức bộ máy, qui chế, quy trình làm việc:
−Đẩy mạnh công cuộc cải cách hành chánh ở từng cơ quan, đơn vị trên
cả 3 phương diện (qui chế, qui trình và tổ chức bộ máy) tạo nền móng cho việc
ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động quản lý, để tránh được sự lãng phí
trong đầu tư, sự rối rắm trong quá trình tiếp cận ứng dụng công nghệ quản lý.
−Tiếp cận ứng dụng công nghệ thông tin, từng bước hiện đại hóa tổ
chức hoạt động một cách khoa học..
3. TẠO nguồn lực về công nghệ thông tin:
−Khẩn trương tiến hành đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ hiện hữu
trong bộ máy nhằm phục vụ cho nhu cầu tin học hóa, hiện đại hóa một cách rộng
rãi.
−Chú trọng đầu tư chiến lược cho yêu cầu đào tạo đội ngũ kỹ thuật
chuyên sâu về công nghệ thông tin để tạo nên nền tảng vững chắc cho nhu cầu
phát triển mạnh mẽ ứng dụng công nghệ thông tin sau này trong bộ máy. Thu
hút lực lượng từ các Trung tâm đào tạo quốc gia, nhất là chuyên sâu về quản trị
hệ thống, lập trình phát triển và bảo trì sửa chữa các thiết bị công nghệ thông tin.
4. Khuyến khích phát triển công nghệ thông tin:
−Công nghệ thông tin có vai trò thúc đẩy cải cách nền hành chánh Nhà
nước, nâng cao năng lực, hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy. Do đó đầu tư
phát triển công nghệ thông tin là một mục tiêu vừa cấp bách vừa chiến lược của
tiến trình chuyển sang công nghiệp hoá hiện đại hóa đất nước.
−Có biện pháp đãi ngộ đối với cán bộ, công chức công tác công nghệ
thông tin, nhất là tại các cơ quan hành chánh sự nghiệp.
- 4 -
−Cần huy động nhiều khả năng, nhiều nguồn vốn vào việc xây dựng và
phát triển công nghệ thông tin. Trong giai đoạn đầu, Ngân sách tỉnh cấp vốn đầu
tư cho những chương trình, dự án chủ yếu; giai đoạn tiếp theo, sẽ huy động thêm
các nguồn vốn khác từ các tổ chức sản xuất, kinh doanh thuộc các thành phần
kinh tế khác nhau theo phương châm đầu tư có trọng điểm.
−ưu tiên đầu tư và đầu tư không thu hồi vốn cấp đối với các dự án ứng

dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý Nhà nước của UBND các cấp, an
ninh quốc phòng, giáo dục - đào tạo và phổ biến kiến thức tin học; và đầu tư một
phần cho dự án nghiên cứu khoa học, triển khai về công nghệ thông tin;
−Đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật về công nghệ thông tin;
đồng thời, tỉnh cũng có thể trực tiếp đầu tư hoặc liên doanh với nước ngoài để
xây dựng và tổ chức triển khai trung tâm xử lý thông tin của tỉnh;
−Khuyến khích các thành phần kinh tế tự đầu tư ứng dụng công nghệ
thông tin vào các hoạt động sản xuất, kinh doanh và dịch vụ.
V. KIẾN NGHỊ CHO GIAI ĐOẠN 2003 - 2005:
−Ban chỉ đạo Quốc gia về công nghệ thông tin sớm ban hành quy định về
việc truyền, nhận và khai thác thông tin trên mạng CPNet để làm cơ sở cho các
địa phương triển khai và quản lý mạng tin học diện rộng; và cho mở rộng kết nối
trực tiếp giữa mạng tin học các tỉnh và thành phố với mạng tin học các Bộ,
ngành Trung ương.
−Ban chỉ đạo Quốc gia về công nghệ thông tin tổ chức điều phối với Văn
phòng TW Đảng để kết nối hệ thống mạng diện rộng của khối Đảng và khối
quản lý Nhà nước được tích hợp thành một mạng thống nhất.
−Khẩn trương tiến hành các bước cải cách nền hành chánh Nhà nước phù
hợp với qui trình quản lý mới bằng công nghệ thông tin. Trước nhất, phải sắp
xếp lại cơ cấu tổ chức bộ máy Văn phòng UBND tỉnh, thành phố cho tinh gọn,
thống nhất trong cả nước, đảm bảo có đầy đủ năng lực, hiệu lực và hiệu quả
trong hoạt động; tránh sự chồng chéo, trùng lắp, cồng kềnh nhiều tầng nấc.
−Có ý kiến với ngành Bưu điện cần triển khai đồng bộ các dịch vụ truyền
thông như ISDN, X25 ... đến các tỉnh, thành phố trực thuộc TW; đồng thời, qui
định giá cước truy cập phù hợp cho các đối tượng tham gia trao đổi thông tin
trong mạng CPNet.
−Cần điển hình các địa phương làm tốt công tác triển khai có hiệu quả
mạng tin học diện rộng tại địa phương mình, có chế độ khen thưởng và biện
pháp cụ thể đối với các địa phương không thực hiện nghiêm túc các nguyên tắc
về quản trị mạng và chế độ thông tin báo cáo.

TM.UBND TỈNH SÓC TRĂNG
- 5 -
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
DIỆP KỈNH TẦN
Nơi nhận:
- Ban chỉ đạo quốc gia về CNTT,
- Văn phòng Chính phủ,
- Ban Điều hành Đề án 112 tỉnh,
- Chủ tịch và các PCT UBND tỉnh,
- Lưu VP. UBND tỉnh
(HC-NC-LT).

PHỤ LỤC
(Ban hành kèm theo Báo cáo số 10/BC.UBNDT.03,
ngày 27 /3/2003 của UBND tỉnh Sóc Trăng)
Biểu 1: Thực hiện hạng mục đào tạo cán bộ tin học:
Đơn vị: học viên.
Đối tượng đào tạo 2000 2001 2002 Ghi chú
1. Người sử dụng 128 66 70 Chứng chỉ A, tin học
3. Chuyên viên Tin học 26 32 30 Chứng chỉ B, tin học
4. Kỹ thụât viên Quản trị mạng 20 Các ứng dụng trên mạng
Tổng cộng 174 98 100
Biểu 2: Thiết kế và xây dựng các chương trình ứng dụng:
S
TT
Tên CSDL
(hoặc ứng dụng)
Đơn vị chủ trì Hiện trạng ứng dụng
Trên LAN Trên Wan

1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
Quản lý văn thư VP. UBND tỉnh
Công báo 2000
Văn bản pháp qui UBND tỉnh
Thông tin tỉnh Sóc Trăng
Lịch làm việc Chủ tịch, PCT
Hỏi đáp tin học
Quản lý giao nhận con nuôi
Quản lý cấp giấy CNQSD đất
Quản lý nhà ở đất ở
Quản lý kết hôn với nước ngoài
Cải chính hộ tịch
Đăng ký khai sinh có nhân tố nước
ngoài
Quản lý công văn HĐND tỉnh
VP. UBND tỉnh
VP. UBND tỉnh
VP. UBND tỉnh

VP. UBND tỉnh
VP. UBND tỉnh
VP. UBND tỉnh
VP. UBND tỉnh
VP. UBND tỉnh
VP. UBND tỉnh
VP. UBND tỉnh
VP. UBND tỉnh
VP. UBND tỉnh
VP. UBND tỉnh
114 MB
299 MB
35 MB
6,4 MB
2,3 MB
11 MB
3 MB
7 MB
4 MB
7 MB
8 MB
3 MB
5,4 MB

×