Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

Báo cáo về đẩy mạnh ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (139.09 KB, 14 trang )

UBND TỈNH VĨNH PHÚC
SỞ BƯU CHÍNH, VIỄN THÔNG
Số: 15/BC-BCVT
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Vĩnh Yên, ngày 11 tháng 11 năm 2005
BÁO CÁO
Về việc tổng kết 5 năm đầu tiên thực hiện
Chỉ thị số 58-CT/TW của Bộ Chính trị về đẩy mạnh ứng dụng
và phát triển công nghệ thông tin phục vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá
Căn cứ văn bản số 59/BCĐCNTT ngày 11-10-2005 của Ban chỉ đạo Quốc
gia về CNTT về việc tổng kết 5 năm đầu tiên thực hiện chỉ thị số 58-CT/TW của
Bộ Chính trị về đẩy mạnh ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin (CNTT)
phục vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
Sở Bưu chính, Viễn thông tỉnh Vĩnh Phúc báo cáo tổng kết 5 năm đầu tiên
thực hiện chỉ thị số 58-CT/TW của Bộ Chính trị về đẩy mạnh ứng dụng và phát
triển CNTT tại Vĩnh Phúc bao gồm các nội dung theo mẫu hướng dẫn như sau:
1. Các hoạt động chính đã triển khai quán triệt Chỉ thị 58- CT/TW
Sau khi Bộ Chính trị ban hành Chỉ thị 58-CT/TW về đẩy mạnh ứng dụng và
phát triển CNTT phục vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá, tỉnh Vĩnh Phúc đã triển
khai các hoạt động nhằm quán triệt, nâng cao nhận thức về CNTT, cụ thể:
- Tuyên truyền trên báo Vĩnh phúc, Đài phát thanh và Truyền hình tỉnh nội
dung Chỉ thị 58 của Bộ Chính trị;
- Ban Thường vụ Tỉnh uỷ tổ chức hội nghị học tập, quán triệt Chỉ thị 58, sau
đó các Chi, Đảng bộ (trừ các chi, đảng bộ ở cơ sở xã, phường, thị trấn) tổ chức
cho đảng viên nghiên cứu, học tập;
- UBND tỉnh mời các nhà khoa học nói chuyện chuyên đề với lãnh đạo, cán
bộ, công chức các sở, ban, ngành, huyện, thị xã về ứng dụng và phát triển CNTT
trong xu thế toàn cầu hoá. Thông qua học tập, lãnh đạo, cán bộ, công chức, viên
chức trong tỉnh đã hiểu rõ, nhận thức đầy đủ hơn hơn về vai trò, vị trí của CNTT
trong thời kỳ CNH-HĐH;


- Các đoàn thể như Đoàn Thanh niên, Công đoàn các cấp đã tham gia tích
cực trong quá trình tuyên truyền Chỉ thị 58. Nhiều tổ chức về CNTT của Thanh
niên, Công đoàn ra đời dưới hình thức các Trung tâm tin học, Công ty TNHH về
CNTT, các điểm truy cập Internet, bước đầu tạo nên phong trào ứng dụng và phát
triển CNTT trong toàn tỉnh; góp phần tạo ra bước chuyển biến tích cực trong quá
trình quán triệt và thực hiện Chỉ thị 58-CT/TW của Bộ Chính trị.
2. Công tác tổ chức, chỉ đạo và quản lý CNTT
Ngày 06/3/2002 UBND tỉnh Vĩnh Phúc đã ban hành Quyết định số 662/QĐ-
UB về việc thành lập Ban chỉ đạo CNTT tỉnh Vĩnh Phúc, giai đoạn 2001-2005.
Ngày 18/3/2003 Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Vĩnh Phúc đã ban hành Quyết định
số 305/QĐ-TU về việc thành lập Ban chỉ đạo CNTT Tỉnh uỷ Vĩnh Phúc giai đoạn
2001-2005 và các giai đoạn tiếp theo.
Ngày 24/5/2002 UBND tỉnh Vĩnh Phúc đã ban hành Quyết định số
1889/QĐ-UB thành lập BĐH Đề án 112 tỉnh Vĩnh Phúc.
Ngày 09/8/2004 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc đã ban hành Quyết định số
3738/2004/QĐ-UB thành lập Sở Bưu chính, Viễn thông.
Nhiều sở, ngành đã thành lập BĐH CNTT như: Sở Tài chính, Sở Kế hoạch
và Đầu tư, Sở Công nghiệp, Sở Nội vụ, Cục Thống kê, Công an tỉnh... Ban điều
hành có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch, chỉ đạo ứng dụng và phát triển CNTT của
ngành mình, triển khai các kế hoạch đào tạo và bồi dưỡng cán bộ, công chức.
Xây dựng và tổ chức thực hiện Đề án Tin học hoá quản lý hành chính Nhà
nước trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc, theo Đề án 112 của Chính phủ.
Thực hiện đề án Tin học hoá các cơ quan của Đảng theo Đề án 47 của Đảng.
Ngay sau khi Sở Bưu chính, Viễn thông được thành lập, với chức năng
quản lý nhà nước về CNTT trên địa bàn, Sở BCVT đã tham mưu và được UBND
tỉnh đồng ý cho phép lập Qui hoạch phát triển CNTT tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn
2006 - 2010 và định hướng đến năm 2020. Hiện nay Sở BCVT đã phối hợp với
Viện Chiến lược BCVT và CNTT của Bộ Bưu chính Viễn thông cơ bản xây dựng
xong Qui hoạch, đã được UBND tỉnh thông qua. Dự kiến đề nghị trình Ban
Thường vụ Tỉnh uỷ xem xét ra Nghị quyết về công tác ứng dụng và phát triển

CNTT& TT của tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2005 - 2010.
3. Các ứng dụng CNTT trong các hoạt động quản lý, cung cấp thông tin
và dịch vụ công
Tại một số đơn vị, việc ứng dụng CNTT đã đạt được những kết quả bước
đầu, đã có một số phần mềm ứng dụng đạt hiệu quả như các chương trình: Văn bản
quy phạm pháp luật của Chính phủ, Quốc hội, của HĐND, UBND tỉnh, Cổng
thông tin điện tử tỉnh Vĩnh Phúc (), Trang thông tin
điện tử phục vụ chỉ đạo, điều hành của Tỉnh ủy, CSDL về các văn kiện của Đảng
bộ tỉnh, Quản lý hồ sơ Đảng viên, Phần mềm quản lý thi đua khen thưởng, các
phần mềm chuyên ngành của Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Xây dựng, Sở Tài
nguyên và Môi trường, Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Khoa học và
Công nghệ , Sở Thương mại và Du lịch, Cục Thống kê... các phần mềm ứng dụng
phục vụ cho sản xuất, kinh doanh của một số doanh nghiệp.
Tuy nhiên, việc ứng dụng CNTT trong các cơ quan vẫn còn hạn chế. Công
tác tin học hoá quản lý hành chính nhà nước mới chỉ được tiến hành bước đầu.
Nhiều đơn vị sử dụng máy tính vào các công việc đơn giản như xem tin tức, trao
đổi thư điện tử và soạn thảo văn bản, kế toán, thống kê, tra cứu văn bản...
Bài học về sự thành công: Trước hết phải có sự quan tâm và quyết tâm cao
của lãnh đạo các đơn vị, đặc biệt là vai trò của các đồng chí lãnh đạo cao nhất của
các cơ quan, đơn vị thì mới xây dựng được các ứng dụng (Cổng thông tin điện tử
của tỉnh, các ứng dụng chuyên ngành Ngân hàng, Kho bạc, Cục thuế, Hải quan, Sở
Tài chính, Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Bưu chính, Viễn thông...)
Bài học về những vấn đề chưa thành công: Triển khai không hướng vào qui
trình công việc cụ thể và vai trò, vị trí của người dùng trong hệ thống dẫn tới khi
đưa ứng dụng vào không thể vận hành được.
4. Các kết quả, sản phẩm của các hoạt động phát triển CNTT&TT
Theo kết quả thống kê sơ bộ, các cơ quan trong hệ thống chính trị của tỉnh
đã xây dựng được 34 mạng cục bộ với 52 máy chủ, 982 máy trạm. Các sở, ban,
ngành bắt đầu có những chuyển biến tích cực, chủ động từng bước xây dựng và mở
rộng mạng máy tính cục bộ để thực hiện các ứng dụng CNTT phục vụ thiết thực

cho công việc của ngành, lĩnh vực mình.
Trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc chưa triển khai xây dựng được mạng dùng
riêng của tỉnh. Các đơn vị có thể truy cập vào Trung tâm tích hợp dữ liệu của tỉnh
để thực hiện một số dịch vụ cơ bản. Do nhu cầu công tác chuyên ngành, hiện nay
một số đơn vị đã thực hiện kết nối với mạng của các cơ quan quản lý ngành dọc
của Trung ương.
Dịch vụ điện thoại cố định đã được phổ cập trong toàn tỉnh, mật độ: 5,25
máy/100 dân, 100% số xã và 95% số thôn có máy điện thoại. Mật độ điện thoại di
động 1,7 máy/100 dân. Internet băng rộng sử dụng công nghệ ADSL tính đến
tháng 6/2005 là 130 thuê bao. Có 41 kênh thuê riêng (leased line) cho các đơn vị,
doanh nghiệp.
Nhìn chung, công nghiệp CNTT ở tỉnh Vĩnh Phúc còn nhỏ bé, đang bước
đầu có chiều hướng phát triển. Đã có một số doanh nghiệp như: Công ty liên doanh
thẻ thông minh MK, Công ty sản xuất CD và DVD chất lượng cao, Công ty
NAGAKAWA Việt Nam, Công ty TNHH thiết bị đo lường điện tử THK Việt
Nam, Công ty TNHH cáp điện SH-VINA, Công ty TNHH Công nghiệp chính xác
Việt Nam 1... Trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc mới chỉ có một số nhà máy sản xuất và
lắp ráp các sản phẩm phần cứng, hầu như chưa có doanh nghiệp công nghiệp phần
mềm và dịch vụ CNTT chư phát triển mạnh. Nói chung, công nghiệp CNTT ở tỉnh
Vĩnh Phúc hiện nay chủ yếu là công nghiệp sản xuất và lắp ráp các sản phẩm phần
cứng. Giá trị sản xuất công nghiệp năm 2003 của ngành công nghiệp CNTT ở tỉnh
Vĩnh Phúc đạt 40,767 tỷ đồng (giá so sánh 1994) và chỉ chiếm 0,4% giá trị toàn
ngành công nghiệp của tỉnh. Trong những năm qua, tốc độ tăng trưởng của công
nghiệp CNTT còn quá thấp nếu so sánh với tốc độ tăng trưởng của toàn ngành
công nghiệp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc (xem bảng III.6). Trong giai đoạn 2000-
2003, tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm của công nghiệp CNTT mới chỉ đạt
2,8% trong khi đó tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm của toàn ngành công
nghiệp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc là 23,7%.
Thị trường CNTT: Thị trường CNTT tỉnh Vĩnh Phúc nhìn chung chưa phát
triển. Theo thống kê chưa đầy đủ, trong giai đoạn 2000-2004, bình quân kinh phí

đầu tư cho phát triển CNTT tại các cơ quan trong hệ thống chính trị của tỉnh, trong
doanh nghiệp và nhân dân còn thấp. Nguồn kinh phí này chủ yếu được sử dụng để
trang bị thiết bị CNTT cho các cơ quan.
Khu công nghệ cao, công nghệ phần mềm ở Vĩnh Phúc: đang chuẩn bị hình
thành.
Số lượng doanh nghiệp: 6 doanh nghiệp liên quan đến công nghiệp phần
cứng; trên 30 công ty, cửa hàng kinh doanh về CNTT.
5. Công tác đào tạo sử dụng CNTT trong các cơ quan Đảng, Nhà nước
và xã hội
a. Nhân lực CNTT tại các cơ quan trong hệ thống chính trị của tỉnh
Theo thống kê bước đầu (tháng 3/2005), tại các cơ quan cấp tỉnh, huyện hiện
có hiện có 73 cán bộ, công chức có trình độ về tin học từ cao đẳng trở lên, 1.101
cán bộ, công chức có chứng chỉ tin học trình độ A trở lên (khoảng 90%), 406 cán
bộ, công chức thường xuyên truy cập, khai thác sử dụng Internet, 365 cán bộ, công
chức có hộp thư điện tử, 32 cán bộ quản trị mạng tại các sở, ngành, đơn vị; 22 đơn
vị có cán bộ chuyên trách phụ trách CNTT.
Theo số liệu điều tra tại 7/12 phường, 4/6 thị trấn, có khoảng 27% số cán bộ
phường biết dùng máy tính và khoảng 5% biết sử dụng Internet; tại 46/134 xã, số
cán bộ UBND xã biết dùng máy tính chỉ chiếm tỷ lệ khoảng 18% và dưới 2% biết
sử dụng Internet; chưa có cán bộ chuyên môn về CNTT.
b. Nhân lực CNTT trong các doanh nghiệp
Tại các doanh nghiệp, khoảng 28% cán bộ, nhân viên làm công tác quản lý
biết sử dụng máy tính và khoảng 22% biết sử dụng Internet. Khoảng 60% doanh
nghiệp đã có nhân viên chuyên trách về CNTT. Tại các doanh nghiệp này, bình
quân mỗi nơi có từ 1 đến 2 nhân viên chuyên trách về CNTT.
c. Đào tạo, bồi dưỡng về CNTT cho cán bộ, công chức
Theo số liệu điều tra tháng 4 năm 2005, tại các cơ quan trong hệ thống chính
trị của tỉnh, tỷ lệ cán bộ được đào tạo chính quy, và đào tạo tại chỗ dài hạn về
CNTT còn rất thấp, khoảng 3,5%. Phần lớn cán bộ, công chức, viên chức trong các
cơ quan Nhà nước biết sử dụng các ứng dụng CNTT do được đào tạo, bồi dưỡng

ngắn hạn. Tuy vậy, tỷ lệ cán bộ được đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn về CNTT còn
thấp, khoảng 25 - 30%/ năm .
Tỷ lệ cán bộ UBND phường được đào tạo, bồi dưỡng về CNTT khoảng
11%. Khoảng 15% cán bộ UBND thị trấn và 9% cán bộ UBND xã đã qua đào tạo,
bồi dưỡng ngắn hạn về CNTT.
Trung tâm CNTT đến nay đã đào tạo được khoảng 30 lớp, với 600 học viên,
chủ yếu là cán bộ, công chức, viên chức trong các cơ quan Nhà nước.
d. Nhân lực CNTT trong các cơ sở y tế và giáo dục

×