Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Góp vốn bằng thương hiệu - Còn mơ hồ potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (161.61 KB, 7 trang )

Góp vốn bằng thương hiệu - Còn
mơ hồ
Việc Bộ Tài chính nói “không” với yêu cầu được góp vốn bằng
thương hiệu của các doanh nghiệp đã và đang dẫn đến tình trạng
các doanh nghiệp “lách” hoặc “chui” để góp vốn.

Tuy nhiên, cơ quan chức năng cũng chưa hề có ý kiến về những
trường hợp này. Giá trị thương hiệu của một số công ty lớn có
thể đang bị pha loãng.

Trên thị trường chứng khoán, nhắc đến "SD", giới đầu tư hiểu là
một doanh nghiệp có “họ” với Tổng công ty Sông Đà; những
doanh nghiệp có mã chứng khoán "VC" được hiểu “có thể là một
công ty con của Vinaconex”.



Việc các doanh nghiệp góp vốn bằng thương hiệu vào doanh
nghiệp khác đang diễn ra bằng cách này hoặc cách khác mặc dù
chuẩn mực kế toán không cho phép. Trong khi các văn bản của
ngành tài chính không thừa nhận loại tài sản vô hình này là tài
sản, thì giá trị thương hiệu của các doanh nghiệp lớn vẫn đang
hiển hiện và có giá trị rất lớn đối với một doanh nghiệp mới thành
lập được khoác chiếc áo “có họ hàng”.
Quyết định 203/BTC về Chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu
hao tài sản cố định nêu rõ: “Các chi phí phát sinh trong nội bộ để
doanh nghiệp có nhãn hiệu hàng hóa không được xác định là tài
sản cố định vô hình mà hạch toán vào chi phí kinh doanh trong
kỳ”.
Quyết định này không thừa nhận giá trị thương hiệu là tài sản cố
định vô hình. Trong chuẩn mực kế toán 04 của Bộ Tài chính,


thương hiệu cũng không được xem là tài sản và do đó không
được góp vốn.
Theo ông Phạm Duy Khương, Phó tổng cục trưởng, Tổng cục
Thuế, thương hiệu mặc dù là tài sản vô hình được tạo từ nội bộ
doanh nghiệp nhưng họ không được ghi nhận là tài sản vì nhiều
lý do.
Thứ nhất, thương hiệu không phải là nguồn lực có thể xác định
được, không đánh giá được một cách đáng tin cậy và doanh
nghiệp không kiểm soát được.
Chính vì lý do đó, trước đây, Công ty Kinh Đô đã từng bị Bộ Tài
chính trả lời không được phép khi công ty này có ý định góp vốn
bằng thương hiệu vào doanh nghiệp khác. Vì các lý do này, các
công ty không được góp vốn thành lập công ty cổ phần bằng giá
trị quyền sử dụng thương hiệu.
Tổng cục Thuế có ý kiến kết luận “doanh nghiệp có thể tự xác
định giá trị thương hiệu nhưng không được ghi tăng nguồn vốn
chủ sở hữu”.
Có ý kiến cho rằng giá trị thương hiệu là có thể xác định được để
phân biệt lợi thế thương mại, thêm vào đó, có thể xác định được
thông qua việc góp vốn với doanh nghiệp khác và được định giá
do các thành viên, cổ đông sáng lập theo nguyên tắc nhất trí hoặc
do tổ chức định giá chuyên nghiệp định giá.
Thứ hai, việc góp vốn bằng thương hiệu là có thể kiểm soát
được, doanh nghiệp có quyền thu lợi ích kinh tế trong tương lai
mà tài sản đó đem lại và lợi ích kinh tế trong tương lai mà thương
hiệu đem lại có thể làm tăng doanh thu hoặc lợi ích khác.
Theo ông Bùi Văn Mai, Phó Chủ tịnh Thường trực kiêm Tổng Thư
ký Hội kiểm toán viên hành nghề Việt Nam (VACPA), hiện nay
một số công ty đã làm việc này, về mặt pháp lý việc góp vốn bằng
thương hiệu là không được và giá trị thương hiệu chỉ được xác

định khi có mua bán thật sự theo thỏa thuận của hai bên hoặc
của một bên thứ ba.
Trước đây, Văn phòng Chính phủ đã cho phép thí điểm thực hiện
việc góp vốn bằng thương hiệu nhưng về sau lại không thấy văn
bản pháp luật quy định cụ thể.
Ý kiến của VACPA là Nhà nước nên quy định tiêu chuẩn, điều
kiện, giới hạn nhất định của việc góp vốn bằng thương hiệu thông
qua các văn bản pháp luật chỉ đạo. Một chuyên gia về định giá
cho rằng chuyện góp vốn bằng thương hiệu là có thể được, và
thực tế đang diễn ra dù Bộ Tài chính không đồng tình.
Do đó, có doanh nghiệp sẽ hạch toán thương hiệu vào mục “phí
thuê thương hiệu”, còn nếu muốn nhập nhèm, doanh nghiệp sẽ
tìm cách “lách”.
“Một đơn vị sản xuất mới chưa có thương hiệu được mang
thương hiệu của một đơn vị khác đã có danh tiếng thì giá trị hàng
hóa sẽ tăng. Tuy nhiên, một thương hiệu đem góp vào nhiều
doanh nghiệp khác nhau sẽ làm loãng giá trị. Bởi vì, với một tổng
công ty hoạt động tại một phạm vi này thì giá trị thương hiệu
khác, nhưng nếu góp vốn vào nhiều doanh nghiệp khác nhau thì
giá trị thương hiệu có thể giảm dần”, ông Mai phân tích.
Như vậy, nhiều doanh nghiệp có giá trị thương hiệu lên đến hàng
tỷ USD nhưng vì cách cấm không chặt chẽ và rõ ràng nên giá trị
thương hiệu của nhiều doanh nghiệp có phần bị “chia sẻ” tùy tiện.
Ông Mai cho rằng, Nhà nước cần có quy định rạch ròi để giám
sát kiểm tra việc góp vốn bằng thương hiệu, nếu không các
doanh nghiệp sẽ mạnh ai nấy làm. Có thể sẽ có trường hợp bên
nhận góp vốn lạm dụng thương hiệu, làm giảm giá trị thương
hiệu.
Trong khi đó, ở các nước, khi một doanh nghiệp sử dụng thương
hiệu của doanh nghiệp khác phải ký cam kết chặt chẽ về tiêu

chuẩn, điều kiện sử dụng thương hiệu, quy định chi tiết cách sử
dụng màu, kích thước và điều kiện sử dụng logo.

×