Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Xâm nhập thị trường Mỹ bằng thương hiệu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (56.88 KB, 2 trang )

Xâm nhập thị trường Mỹ bằng thương hiệu

Theo kiều bào, doanh nghiệp VN nên xây dựng thương hiệu tốt trước khi đưa hàng vào
Mỹ.
Theo các Việt kiều có kinh nghiệm, muốn đưa hàng vào Mỹ đạt kết quả, trước tiên doanh
nghiệp cần xây dựng thương hiệu cho mình thật vững chắc. Kế tiếp là khâu tìm nhà phân
phối nguồn hàng và lựa chọn cách quảng cáo hợp lý. Doanh nghiệp Việt Nam còn yếu ở
những khâu này.
Một chuyên gia của tờ The Mercury News (Việt kiều Mỹ) đưa ra ý kiến: "Tôi đã sống và
làm việc lâu năm ở Mỹ nhưng chưa bao giờ thấy một nhãn hiệu của Việt Nam trên thị
trường này. Cho đến khi tôi về Việt Nam, mới biết những sản phẩm mình đang dùng ở Mỹ
có nguồn gốc xuất xứ từ Việt Nam". Muốn thành công trên thị trường Mỹ, nhà xuất khẩu
cần biết xây dựng thương hiệu, làm thế nào để thương hiệu có thể ăn sâu vào trong tâm trí
của người tiêu dùng.
So với doanh nghiệp Việt Nam, nhà sản xuất Mỹ luôn bỏ ra rất nhiều tiền để xây dựng
thương hiệu. Quan niệm của họ là xây dựng thương hiệu trước khi tìm kiếm thị trường.
Việc liên kết giữa người mua và người bán trong cộng đồng người Việt ở Mỹ hoặc người
Việt và Mỹ cũng là một kênh phân phối hàng rất quan trọng mà doanh nghiệp Việt Nam
cần biết khai thác. Trong khi đó, hầu hết các nhà xuất khẩu Việt Nam hiện chỉ chú trọng
đến quảng cáo.
Đa số các kiều bào đều cho rằng, doanh nghiệp Việt Nam có đủ khả năng để đưa hàng hóa
của mình vào thị trường Mỹ. Tuy nhiên, khó khăn lớn nhất là hàng Việt Nam vẫn là chưa
xây dựng được thương hiệu trong lòng người tiêu dùng ở đây. Khâu tiếp cận yếu kém hoặc
khi tiếp cận được thì không biết ở đâu thị trường cần, nên đã đi lạc hướng với thị hiếu của
người tiêu dùng.
Ông Tony Vũ, Giám đốc Công ty TradeSia Coproration (chuyên nghiên cứu về thị trường
Mỹ) cho biết, doanh nghiệp không cần quảng cáo nhiều khi tiếp cận ở thị trường Mỹ nếu
như không thu lại được kết quả, chú trọng vào quảng cáo mà không biết cách phân phối thì
cũng không nên. Điều quan trọng nhất mà nhà xuất khẩu cần làm là sản phẩm phải đạt tiêu
chuẩn về mẫu mã, bao bì cũng như chất lượng. TradeSia Coproration hiện là đầu mối phân
phối hàng cho Công ty gạch Đồng Tâm và gạch Minh Đức. Hai sản phẩm này hiện bán rất


chạy ở Mỹ, doanh thu ngày một lớn. Nguyên nhân chính là do họ luôn chú trọng tới việc
thiết kế mẫu mã, nhằm làm mới sản phẩm để thu hút khách hàng.
Doanh nghiệp nên chú trọng tới mức độ quảng cáo sản phẩm, phải biết chọn lựa một số
tiểu bang cụ thể. Có nhà xuất khẩu cứ ào ạt chào hàng, nhưng khi người mua tới đặt hàng
với số lượng lớn lại không có khả năng đáp ứng đủ nhu cầu. Lúc đó, khách hàng sẽ quay
sang các đơn vị có quy mô và khả năng xuất khẩu để ký hợp đồng, doanh nghiệp sẽ mất uy
tín.
Ông Vinh Nguyễn từng làm trong ngành hải quan Mỹ, hiện là thành viên của Công ty Bear
USA Trading Corp cho biết, doanh nghiệp Việt Nam không nên ngần ngại vì sợ không đủ
sức cạnh tranh với hàng hóa của Trung Quốc trên thị trường Mỹ. Nhà nhập khẩu Mỹ sợ rủi
ro nên không chỉ mua hàng ở một thị trường. Một khách hàng Mỹ muốn mua 100 cái áo thì
sẽ đặt 40% của doanh nghiệp Việt Nam, 60% ở Trung Quốc. Nếu doanh nghiệp Trung
Quốc không làm kịp hàng, giao đúng thời hạn, lúc đó sẽ chuyển hướng sang Việt Nam.
Muốn xâm nhập vào hệ thống phân phối hàng hóa ở Mỹ hiệu quả cao, doanh nghiệp Việt
Nam nên dùng các công ty tư vấn đã từng làm việc với đơn vị phân phối hoặc sử dụng
dụng công ty tiếp thị có quan hệ với công ty lớn.
Các công ty nhỏ có chung một mặt hàng cũng có thể tập hợp với nhau để ký hợp đồng với
nhà mua hàng Mỹ và công ty tư vấn làm đại diện, nhằm giảm bớt chi phí. "Nếu chỉ xuất
khẩu hàng qua Mỹ thì doanh nghiệp cũng không cần lập công ty tại Mỹ. Nếu có nhu cầu
phân phối hàng lớn hoặc muốn có lợi nhuận về thuế thì mới lập công ty tại Mỹ", ông Vinh
nói.

×