Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Quảng bá doanh nghiệp qua Google pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (144.55 KB, 10 trang )

Quảng bá doanh nghiệp qua Google
Sau đây là cách sử dụng công cụ tìm kiếm yêu thích này để tiếp
thị cho doanh nghiệp trực tuyến của mình.



Nếu bạn chưa quảng cáo với Google, đã đến lúc bắt đầu! Với
hơn 81.9 triệu khách viếng thăm không trùng lặp mỗi tháng,
Google.com là nguồn khách truy cập khổng lồ cho trang web
doanh nghiệp của bạn. Google có rất nhiều dịch vụ, công cụ,
phòng thí nghiệm và cách thức quảng cáo khác nhau mà bất kỳ
một doanh nhân trực tuyến nào nên biết đến—tuy nhiên nhiều
người còn chưa biết rằng Google không đơn thuần “chỉ” là một
công cụ tìm kiếm. Vì thế hãy xét một số nguồn lực chính bạn có
thể sử dụng để quảng bá doanh nghiệp trực tuyến của mình.

Xếp hạng trang web

1. Tìm kiếm trang web: Chỉ cần xuất hiện trong kết quả tìm kiếm
của khách hàng tiềm năng là cách dễ dàng nhất để sử dụng
Google làm quảng cáo miễn phí cho mình. Để được xuất hiện
trên trang đầu hay trang thứ hai, bạn sẽ phải tối ưu hóa trang web
của mình nhằm giành vị trí cao nhất có thể. Có lẽ bạn đã biết cần
phải mât thời gian mới tìm được những từ khóa cho trang web và
tăng “mức độ phổ biến đường link” của bạn. Nhưng bạn có thể
chưa biết rằng Google tìm đoạn văn bản đầu tiên nó bắt gặp trên
trang web của bạn và sử dụng nó để trình bày vài dòng về trang
web của bạn trên trang kết quả tìm kiếm. Vì thế nếu bạn muốn
được nằm trong danh sách và thu hút được sự chú ý của khách
hàng, hãy tăng tính hiệu quả của đoạn văn bản đầu tiên: Để hiệu
quả nhất, nên dùng khoảng 300 từ với khoảng 8% là từ khóa.



2. Các sơ đồ trang: Các spider của Google thường xuyên cho
các trang web vào bảng xếp hạng, và không thể tiên đoán được
vhinhs xác khi nào họ thăm viếng trang web của bạn. Nếu bạn
chú ý đến việc tối ưu hóa trang web phục vụ cho tìm kiếm, họ sẽ
tìm đến trang web của bạn. Tuy nhiên bạn không thể chắc chắn
rằng họ đã cho vào bảng xếp hạng tất cả các trang web của
bạn—có thể họ chỉ cho vào một phần của trang sau một lần viếng
thăm duy nhất. Và vì họ bắt đầu ở đầu mỗi trang và đi dần xuống,
họ thậm chí còn có thể không xếp hạng toàn bộ trang trước khi
tiếp tục!

Có một cách bạn có thể áp dụng để tăng khả năng được rà soát
toàn bộ trang web là đưa trang web của bạn vào Google
Sitemaps (Các sơ đồ trang của Google). (Có nhiều cách thực
hiện điều này; để xem qua về chúng, hãy nhấn vào đây.) Sau khi
đưa trang web của bạn vào đó, Google sẽ tạo và lưu giữ một file
XML cho phép cập nhật và xếp hạng ngay khi nội dung trang web
của bạn thay đổi. Điều này cũng giống như lắp một đường dây
cáp dữ liệu chạy từ máy tính của bạn đến thẳng với Google!

3. AdSense: AdSense là một trong hai loại hình dịch vụ quảng
cáo mà Google cung cấp. Các quảng cóa được Adsense tạo ra là
quảng cáo của bên thứ ba, nằm trên trang web của bạn. Chương
trình này miễn phí đối với bạn và bạn thu được tiền mỗi lần có ai
đó nhấn chuột vào một mục quảng cáo và rời khỏi trang web của
bạn. Nói cách khác, những quảng cáo này hút khách hàng ra khỏi
trang web của bạn (điều không hay), nhưng bạn lại được đền bù
mối lần điều này xảy ra (điều hay).


Google ghép các quảng cáo với trang của bạn bằng cách tìm
những điểm tương đồng trong từ khóa của mỗi trang. Tin tốt là
bạn có thể lập một bộ lọc để ngăn chặn các đối thủ cạnh trang
đặt quảng cáo trên trang web của mình, và bạn có thể tùy chỉnh
sự xuất hiện của các quảng cáo để cho màu nền của chúng giống
với màu trang web, làm cho chúng trông giống với nội dung thông
tin hơn là những áp phích quảng cáo.

Hãy thử nghiệm Google Adsense trên trang web của bạn để xem
liệu nó có ảnh hưởng tiêu cực đến lượng người truy cập và
doanh số hay không. Nếu không tức là bạn đã tìm thấy một dòng
doanh thu mới. Bạn sẽ kiếm được bao nhiêu? Điều đó phần nào
phụ thuộc vào có bao nhiêu nhà quảng cáo trả tiền cho Google vì
những từ khóa đó và vào có bao nhiêu người nhấn chuột vào
những quảng cáo trên trang web của bạn. Nhưng thực tế cho
thấy bạn có thể kiếm được khoảng từ 0.03 đến 15 đô la mỗi lần
nhấn chuột—và tới vài trăm đô la mỗi ngày nếu bạn sở hữu một
trang web được tối ưu hóa tốt, thu hút được nhiều đối tượng truy
cập mục tiêu.

4. AdWords : Cơ hội quảng cáo trên Google thứ hai là AdWords.
Đây là những quảng cáo bạn tạo nên để quảng bá doanh nghiệp
của mình và Google đặt vào các trang web khác cho bạn. Có ba
nơi chính bạn sẽ nhìn thấy các quảng cáo Adword:
• Ở lề phải của trang gần với các kết quả tìm kiếm “hữu cơ”:
của Google
• Trên các trang web khác
• Đi kèm với các thư điện tử của bạn trong Gmail
Khi bạn tạo các quảng cáo Adword, bạn kiểm soát được chi phí
của chúng. Bạn quyết định số tiền muốn trả cho những từ khóa

cụ thể trong quảng cáo của bạn, và mỗi lần khách nhấn chuột vào
quảng cáo, bạn trả đúng từng ấy tiền. Chi phí có thể từ mức tối
thiểu là 0.05 đô la đến mức tối đa là 100 đô la, và bạn có thể đặt
ra một ngân quỹ hàng ngày để không vượt quá mức đó.

Google sử dụng những từ khóa bạn chọn để đặt các quảng cáo
của bạn lên những trang với nội dung liên quan đến nội dung
thông tin của bạn, vì thế bạn có thể đảm bảo rằng lượng khách
truy cập mà bạn đang phải trả tiền để có được chính xác là
những đối tượng mục tiêu. Adwords thu hút được 80% số người
sử dụng internet, và bạn có thể xác định khu vực và ngôn ngữ
mục tiêu của họ. Nếu bạn lo lắng về việc dùng Adwords vì khả
năng những trang web của bạn sẽ xuất hiện trên những trang
không hiệu quả do đó bạn không thể biến nỗ lực quảng cáo thành
doanh thu được, bạn có thể áp dụng một “bộ lọc” khi tạo mục
quảng cáo để loại trừ những trang web cụ thể.
Cũng như với các quảng cáo AdSense, bạn nên thử nghiệm xem
đầu tư vào quảng cáo của mình có thu lại lợi nhuận không. Nếu
lượng người truy cập không biến thành khách hàng, nếu lượng
truy cập giảm, hay nếu một từ khóa nhất định không thu hút được
người truy cập—và doanh số bạn mong đợi, đó là lúc bạn phải
làm lại quảng cáo.

Giám sát Google—và thứ hạng trang web của bạn trên
Google—bằng các công cụ khác

Chúng ta không nên tuyệt đối tin tưởng vào lời quảng cáo của
một công ty. Sẽ là thông minh nếu bạn tham khảo ý kiến thứ hai
hoặc tìm các chuyên gia để xem mọi người bình luận như thế nào
về các sản phẩm của công ty đó. Sử dụng Google cũng vậy, và

có rất nhiều cách để biết ai đang nói gì về các sản phẩm của
Google. Cũng có rất nhiều người cung cấp những công cụ và
dịch vụ bổ sung cho những gì Google cung cấp, và những công
cụ và dịch vụ này cũng đáng được biết đến.

Hãy xem xét một số ví dụ điển hình:

1. GoogleAdvisor.org: Đây là một blog tập trung vào các chiến
lược AdSense, AdWords và PageRank. (PageRank là công cụ do
Google cung cấp qua đó bạn có thể đánh giá nhanh tầm quan
trọng của trang web mà bạn sở hữu—bạn được giao một dãy
điểm từ 0 đến 10 dựa trên việc có bao nhiêu trang khác có đường
link đến trang của bạn và những trang đó “quan trọng” đến mức
nào.) Để có thêm thông tin, bí quyết, thủ thuật và chiến lược liên
quan đến Google, trang web này là điểm dừng chân đầu tiên lý
tưởng.

2. GoogleRankings.com: Trang này cung cấp một công cụ miễn
phí để kiểm tra các từ khóa của bạn. Bạn có thể nhập URL của
trang web và nhận bản tổng kết về mật độ từ khóa. Sau đó bạn
có thể kiểm tra Google đánh giá trang web của bạn cao đến đâu
cho mỗi từ khóa trong số đó.

3. GoogleGuide.com: Trang này cung cấp những hướng dẫn
cho cả những người sử dụng mới và đã có kinh nghiệm. Những
người sử dụng kinh nghiệm có thể tìm hiểu thêm về việc tạo lập
một trang web, bao gồm cả những bí quyết đối với PageRank, bí
quyết để được lọt vào danh sách và bí quyết tăng doanh thu từ
quảng cáo.


Như vậy bạn đã có tất cả những thông tin cần thiết để quảng bá
doanh nghiệp của mình trên Google, hãy nhớ phương châm của
hãng này: “Tập trung vào người sử dụng, và tất cả những thứ
khác sẽ theo sau.” Mỗi bước đi của doanh nghiệp đều nên nhằm
vào việc giải quyết vấn đề cho khách hàng. Các dịch vụ và công
cụ của Google sẽ giúp bạn đạt được điều đó.

×