[Thảo luận]So sánh mô hình OSI và TCP/IP
Nhấn vào thanh bar để xem ảnh nhỏ.
Nhiệm vụ của các tầng trong mô hình OSI có thể được tóm tắt như sau:
Tầng ứng dụng (Application layer – lớp 7): tầng ứng dụng quy định giao diện giữa
người sử dụng và môi trường OSI, nó cung cấp các phương tiện cho người sử
dụng truy cập vả sử dụng các dịch vụ của mô hình OSI. Điều khác biệt ở tầng này
là nó không cung cấp dịch vụ cho bất kỳ một tầng OSI nào khác ngoại trừ tầng
ứng dụng bên ngoài mô hình OSI đang hoạt động. Các ứng dụng cung được cấp
như các chương trình xử lý kí tự, bảng biểu, thư tín … và lớp 7 đưa ra các giao
thức HTTP, FTP, SMTP, POP3, Telnet.
Tầng trình bày (Presentation layer – lớp 6): tầng trình bày chuyển đổi các thông
tin từ cú pháp người sử dụng sang cú pháp để truyền dữ liệu, ngoài ra nó có thể
nén dữ liệu truyền và mã hóa chúng trước khi truyền đễ bảo mật.Nói đơn giản thì
tầng này sẽ định dạng dữ liệu từ lớp 7 đưa xuống rồi gửi đi đảm bảo sao cho bên
thu có thể đọc được dữ liệu của bên phát. Các chuẩn định dạng dữ liệu của lớp 6
là GIF, JPEG, PICT, MP3, MPEG …
Tầng giao dịch (Session layer – lớp 5): thực hiện thiết lập, duy trì và kết thúc các
phiên làm việc giữa hai hệ thống. Tầng giao dịch quy định một giao diện ứng
dụng cho tầng vận chuyển sử dụng. Nó xác lập ánh xạ giữa các tên đặt địa chỉ,
tạo ra các tiếp xúc ban đầu giữa các máy tính khác nhau trên cơ sở các giao dịch
truyền thông. Nó đặt tên nhất quán cho mọi thành phần muốn đối thoại riêng với
nhau.Các giao thức trong lớp 5 sử dụng là NFS, X- Window System, ASP.
Tầng vận chuyển (Transport layer – lớp 4): tầng vận chuyển xác định địa chỉ trên
mạng, cách thức chuyển giao gói tin trên cơ sở trực tiếp giữa hai đầu mút, đảm
bảo truyền dữ liệu tin cậy giữa hai đầu cuối (end-to-end). Để bảo đảm được việc
truyền ổn định trên mạng tầng vận chuyển thường đánh số các gói tin và đảm
bảo chúng chuyển theo thứ tự.Bên cạnh đó lớp 4 có thể thực hiện chức năng đièu
khiển luồng và điều khiển lỗi.Các giao thức phổ biến tại đây là TCP, UDP, SPX.
Tầng mạng (Network layer – lớp 3): tầng mạng có nhiệm vụ xác định việc chuyển
hướng, vạch đường các gói tin trong mạng(chức năng định tuyến), các gói tin này
có thể phải đi qua nhiều chặng trước khi đến được đích cuối cùng. Lớp 3 là lớp có
liên quan đến các địa chỉ logic trong mạngCác giao thức hay sử dụng ở đây là IP,
RIP, IPX, OSPF, AppleTalk.
Tầng liên kết dữ liệu (Data link layer – lớp 2): tầng liên kết dữ liệu có nhiệm vụ
xác định cơ chế truy nhập thông tin trên mạng, các dạng thức chung trong các
gói tin, đóng gói và phân phát các gói tin.Lớp 2 có liên quan đến địa chỉ vật lý của
các thiết bị mạng, topo mạng, truy nhập mạng, các cơ chế sửa lỗi và điều khiển
luồng.
Tầng vật lý (Phisical layer – lớp 1): tầng vật lý cung cấp phương thức truy cập
vào đường truyền vật lý để truyền các dòng Bit không cấu trúc, ngoài ra nó cung
cấp các chuẩn về điện, dây cáp, đầu nối, kỹ thuật nối mạch điện, điện áp, tốc độ
cáp truyền dẫn, giao diện nối kết và các mức nối kết.
Mặc dù đã ra đời từ rất lâu, mô hình tham chiếu OSI vẫn đang là “kim chỉ nam"
cho các loại mạng viễn thông, và là công cụ đắc lực nhất được sử dụng để tìm
hiểu xem dữ liệu được gửi và nhận ra sao trong một mạng máy tính nói chung.
2 thành viên đã cảm
ơn 2 lần cho bài viết
hữu ích:
litva (18-08-2010), minhdau77 (22-06-2009)
#2 (permalink)
22-06-2009, 10:49 PM
linhco88
T-Moderator
Gia nhập: Jun 2009
Bài gửi: 11
Đã cảm ơn: 3
Được cảm ơn 10 lần trong 7 bài
viết
Trả lời: [Thảo luận]So sánh mô hình OSI và TCP/IP
TCP/IP có cấu trúc tương tự như mô hình OSI, tuy nhiên để đảm
bảo tính tương thích giữa các mạng và sự tin cậy của việc truyền
thông tin trên mạng, bộ giao thức TCP/IP được chia thành 2 phần
riêng biệt: giao thức IP sử dụng cho việc kết nối mạng và giao
thức TCP để đảm bảo việc truyền dữ liệu một cách tin cậy.
Lớp ứng dụng: Tại mức cao nhất này, người sử dụng thực hiện các
chương trình ứng dụng truy xuất đến các dịch vụ hiện hữu trên
TCP/IP Internet. Một ứng dụng tương tác với một trong những
protocol ở mức giao vận (transport) để gửi hoặc nhận dữ liệu. Mỗi
chương trình ứng dụng chọn một kiểu giao vận mà nó cần, có thể
là một dãy tuần tự từng thông điệp hoặc một chuỗi các byte liên
tục. Chương trình ứng dụng sẽ gửi dữ liệu đi dưới dạng nào đó mà
nó yêu cầu đến lớp giao vận.
Lớp giao vận: Nhiệm vụ cơ bản của lớp giao vận là cung cấp
phưng tiện liên lạc từ một chương trình ứng dụng này đến một
chưng trình ứng dụng khác. Việc thông tin liên lạc đó thường được
gọi là end-to-end. Mức chuyên trở có thể điều khiển luông thông
tin. Nó cũng có thể cung cấp sự giao vận có độ tin cậy, bảo đảm
dữ liệu đến nơi mà không có lỗi và theo đúng thứ tự. Để làm được
điều đó, phần mềm protocol lớp giao vận cung cấp giao thức TCP,
trong quá trình trao đổi thông tin nơi nhận sẽ gửi ngược trở lại
một xác nhận (ACK) và nơi gửi sẽ truyền lại những gói dữ liệu bị
mất. Tuy nhiên trong những môi trường truyền dẫn tốt như cáp
quang chẳng hạn thì việc xy ra lỗi là rất nhỏ. Lớp giao vận có cung
cấp một giao thức khác đó là UDP.
Lớp Internet: Nhiệm vụ cơ bản của lớp này là xử lý việc liên lạc
của các thiết bị trên mạng. Nó nhận được một yêu cầu để gửi gói
dữ liệu từ lớp cùng với một định danh của máy mà gói dữ liệu phi
được gửi đến. Nó đóng segment vào trong một packet, điền vào
phần đầu của packet, sau đó sử dụng các giao thức định tuyến để
chuyển gói tin đến được đích của nó hoặc trạm kế tiếp. Khi đó tại
nơi nhận sẽ kiểm tra tính hợp lệ của chúng, và sử dụng tiếp các
giao thức định tuyến để xử lý gói tin. Đối với những packet được
xác định thuộc cùng mạng cục bộ, phần mềm Internet sẽ cắt bỏ
phần đầu của packet, và chọn một trong các giao thức lớp chuyên
trở thích hợp để xử lý chúng. Cuối cùng, lớp Internet gửi và nhận
các thông điệp kiểm soát và sử lý lỗi ICMP.
Lớp giao tiếp mạng: Lớp thấp nhất của mô hình TCP/IP chính là
lớp giao tiếp mạng, có trách nhiệm nhận các IP datagram và
truyền chúng trên một mạng nhất định. Người ta lại chia lớp giao
tiếp mạng thành 2 lớp con là:
+Lớp vật lý: Lớp vật lý làm việc với các thiết bị vật lý, truyền tới
dòng bit 0, 1 từ ni gửi đến nơi nhận.
+Lớp liên kết dữ liệu: Tại đây dữ liệu được tổ chức thành các
khung (frame). Phần đầu khung chứa địa chỉ và thông tin điều
khiển, phần cuối khung dành cho viêc phát hiện lỗi.
#3 (permalink)
22-06-2009, 10:50 PM
linhco88
T-Moderator
Trả lời: [Thảo luận]So sánh mô hình OSI và TCP/IP
Nếu so sánh mô hình OSI và TCP/IP, bạn sẽ thấy chúng có những
điểm giống và cũng có những điểm khác nhau.
* Các điểm giống nhau:
- Cả hai đều là phân lớp.
- Cả hai đều có lớp ứng dụng, qua đó chúng có nhiều dịch vụ khác
Gia nhập: Jun 2009
Bài gửi: 11
Đã cảm ơn: 3
Được cảm ơn 10 lần trong 7 bài
viết
nhau.
- Cả hai có các lớp mạng và lớp vận chuyển có thể so sánh được.
- Kỹ thuật chuyển mạch gói được chấp nhận
- Chuyên viên lập mạng cần phải biết cả hai.
*Các điểm khác nhau:
- TCP/IP tập hợp các lớp trình bày và lớp phiên vào trong lớp ứng
dụng của nó.
- TCP/IP tập hợp lớp vật lý và lớp liên kết dữ liệu trong OSI thành
một lớp.
- Các giao thức TCP/IP là các chuẩn cơ sở cho Internet phát triển,
như vậy mô hình TCP/IP chiếm được niềm tin chỉ vì các giao thức
của nó. Ngược lại, các mạng thông thường không được xây dựng
dựa trên nền OSI, ngay cả khi mô hình OSI được dùng như một
hướng dẫn. Nói cách khác nó là một văn phạm nghèo và có thiếu
sót.
#4 (permalink)
22-06-2009, 10:53 PM
linhco88
T-Moderator
Gia nhập: Jun 2009
Bài gửi: 11
Đã cảm ơn: 3
Được cảm ơn 10 lần trong 7 bài
viết
Trả lời: [Thảo luận]So sánh mô hình OSI và TCP/IP
Chia sẻ với các bác 1 cách để nhớ tên 7 tầng OSI 1 cách rất hiệu
quả đảm bảo không thể quên
7. Anh (Application)
6. Phải (Presentation)
5. Sống (Session)
4. Tới (Transport)
3. Ngày (Network)
2. Động (Data link)
1. Phòng (Physical)