Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Đào tạo tin học cho xã Gánh nặng, đường xa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (106.54 KB, 3 trang )

Đào tạo tin học cho xã: "Gánh nặng, đường xa"
Hầu hết cán bộ cấp xã không có kỹ
năng cơ bản về CNTT, máy tính,
Internet, vẫn chỉ làm việc theo phương
thức hành chính giấy tờ truyền thống.
Mặt bằng thấp
Cả nước hiện có hơn 11.000 xã, phường, thị trấn với tổng số hơn 200.000 cán bộ, công chức, trong
đó, hầu hết không có kỹ năng cơ bản về CNTT, máy tính, Internet, vẫn chỉ làm việc theo phương
thức hành chính giấy tờ truyền thống.
Mặt bằng trình độ CNTT của cán bộ cấp xã, phường đang ở mức rất thấp. Một thống kê năm 2008
cho biết, tỉnh, thành nào cũng còn một số cán bộ có trình độ văn hoá tiểu học và chưa được đào tạo
về chuyên môn, nghiệp vụ (cả nước còn hơn 3% cán bộ ở cơ sở có trình độ tiểu học hoặc không
biết chữ; 48,74% số cán bộ chưa được đào tạo về chuyên môn, nghiệp vụ). Khoảng 90% cán bộ xã
phường trên phạm vi cả nước chưa được đào tạo về tin học, ngoại ngữ.
Yêu cầu tối thiểu của cán bộ xã, phường, thị trấn là phải tốt nghiệp trung cấp về chuyên môn và
trung cấp về chính trị. Tuy nhiên vẫn có hơn 50% cán bộ xã, phường, thị trấn chưa đạt chuẩn này.
Với mặt bằng trình độ như trên, việc triển khai ứng dụng CNTT tại các phường, xã rất khó tránh
khỏi những khó khăn, trì trệ. Một khi cấp cơ sở không tin học hoá được thì sẽ khó có thể xây dựng
được mô hình chính quyền điện tử các cấp từ trung ương tới địa phương có khả năng hoạt động
liên thông, tích hợp, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho cộng đồng xã hội. Khi đó, mục
tiêu xây dựng Chính phủ điện tử sẽ không thể hoàn tất.
Khắc phục đơn lẻ
Trên thực tế, một số địa phương đã nhận thức được tầm quan trọng của việc đào tạo tin học cho
cán bộ cấp phường, xã. Tuy nhiên, nội dung chương trình đào tạo mỗi nơi một kiểu.
1
Đào tạo Tin học cho cán bộ, công chức xã rất cần có khung
chương trình chuẩn. Ảnh: Internet
Đơn cử như Trung tâm Phát triển CNTT tỉnh Bến Tre năm 2007 mở lớp tin học A, B cho cán bộ
công chức cấp xã. Trong đó, Lớp tin học A hướng dẫn về phần mềm chuyên dụng trong lĩnh vực
soạn thảo văn bản và xử lý bảng biểu trên máy vi tính. Lớp tin học B – trình độ trung cấp kỹ thuật
viên với thời gian đào tạo 18 tháng sẽ cung cấp những kiến thức nền tảng về mạng, những kỹ năng


cần thiết để thiết kế, xây dựng và quản trị mạng quy mô nhỏ đến trung bình, cách khắc phục sự cố
máy vi tính và các thiết bị ngoại vi khác.
Trong khi đó, tại Long An, khoá đào tạo tin học văn phòng cho cán bộ cấp xã phường do Sở
TT&TT Long An phối hợp với Viettel Long An tổ chức lại chỉ truyền đạt các kiến thức chung về
tin học văn phòng như chương trình soạn thảo văn bản Microsoft Word; Microsoft Excel, hướng
dẫn truy cập Internet tra cứu thông tin, hướng dẫn sử dụng thư điện tử…

Còn tại Tuyên Quang, tháng 5/2011, Trung tâm CNTT-TT thuộc Sở TT&TT Tuyên Quang lại mở
lớp đào tạo với nội dung gồm: Tháo lắp các bộ phận cơ bản của máy tính; Các thao tác kỹ thuật
ban đầu trên ổ đĩa cứng như định dạng đĩa để dùng cho các hệ thống tập tin thường gặp (FAT32,
NTFS), phân chia ổ đĩa thành các phân vùng, tạo phân vùng khởi động; Cài đặt các phần mềm
thông thường như hệ điều hành, bộ phần mềm văn phòng, bộ gõ tiếng Việt…; Tạo kết nối Internet;
Phòng chống virus; Khắc phục các hư hỏng thông thường cả phần cứng và phần mềm…
Cần một khung đào tạo tin học
Không thể phủ nhận rằng nhu cầu đào tạo tin học cho cán bộ cấp xã phường ngày càng trở nên cấp
thiết.
Trao đổi với phóng viên Bưu điện Việt Nam, ông Chu Xuân Trường, Giám đốc Sở TT&TT Điện
Biên cho biết hiện chỉ có khoảng 20 – 30% cán bộ công chức xã, phường ở Điện Biên biết sử dụng
máy tính. Trước đây, Sở cũng đã triển khai đào tạo cho cán bộ xã phường nhưng theo kiểu chuyển
giao dần chứ không đào tạo tập trung. Rất mong sớm có một chương trình đào tạo với khung
chương trình chuẩn để hỗ trợ cán bộ cấp phường, xã nâng cao kỹ năng, kiến thức, có thể hoàn
thành tốt hơn nhiệm vụ của mình.
Cũng khá trăn trở với trình độ tin học của cán bộ cấp phường, xã, ông Nguyễn Thanh Tịnh, Giám
đốc Sở TT&TT Phú Yên chia sẻ địa phương này đã và đang triển khai phần mềm quản lý văn bản
điều hành tới cấp phường, xã, song hiệu quả còn hạn chế bởi cán bộ công chức nhìn chung còn yếu
về kiến thức, chuyên môn và kỹ năng tin học. Sở cũng đã làm đề tài thí điểm đào tạo tin học cho
cấp xã tại 10 xã. Tuy nhiên, việc mở rộng và chính thức hoá đào tạo tin học cho cán bộ xã, phường
còn đang là dự định ở tương lai xa, bởi ngay cả đào tạo tin học cho cán bộ công chức cấp tỉnh hiện
vẫn đang “kẹt” về kinh phí, đang phải trông chờ vào ngân sách Nhà nước.
Khi được hỏi về nội dung cần thiết hoặc nên có trong khung đào tạo tin học cho cán bộ xã, phường,

cả ông Tịnh và ông Trường đều cho rằng chỉ cần hướng dẫn những kiến thức đơn giản nhất như kỹ
năng sử dụng máy tính để phục vụ công tác văn phòng và kỹ năng khai thác Internet, bởi cán bộ
2
cấp xã không có khả năng tiếp thu những kiến thức quá khó. Và thời gian đào tạo cũng nên ngắn
gọn, tốt nhất là không quá 1 tuần.
Theo quy định tại Nghị định 92/2009/NĐ-CP ngày 22/10/2009 của Chính phủ về chức danh, số
lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và những người
hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, cán bộ xã gồm: Bí thư, Phó Bí thư Đảng uỷ; Bí thư, Phó
Bí thư Chi bộ xã (đối với xã chưa có Đảng uỷ xã); Thường trực Đảng uỷ xã; Chủ tịch, Phó Chủ
tịch Hội đồng nhân dân; Chủ tịch, Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân; Chủ tịch Uỷ ban Mặt trận Tổ
quốc Việt Nam; Bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh; Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ
Việt Nam; Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam; Chủ tịch Hội Cựu chiến binh Việt Nam.
Còn công chức xã gồm: Trưởng Công an; Chỉ huy trưởng Quân sự; Văn phòng - thống kê; Địa
chính - nông nghiệp - xây dựng và môi trường; Tài chính - kế toán; Tư pháp - hộ tịch; Văn hoá - xã
hội.
Theo ICTnews
3

×