Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Lao phổi và phòng tránh lây nhiễm potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (259.67 KB, 8 trang )

Lao phổi và phòng tránh
lây nhiễm
1. Lao phổi: Lao phổi gây ra bởi vi trùng lao và là nguyên nhân gây tử
vong hàng thứ 2 trong các bệnh nhiễm trùng trên toàn thế giới. Trung bình mỗi
năm phát hiện 8 triệu ca lao mới và tử vong 2,9 triệu người
- Bệnh thường khu trú tại phổi : 80%
- Bệnh có thể lan tỏa tới các cơ quan khác :20%
Tại Việt Nam
 Đứng hàng 12/22 nước có gánh nặng bệnh lao toàn cầu
 Tỷ lệ tái phát, thất bại, điều tri lại sau bỏ trị 7,7%
 Xu hướng giảm tuổi già. Tăng ở tuổi trẻ (37,5/100.000)
 Nguy cơ nhiễm lao: 173/100 000. Tử vong 23/100 000. Lao
kháng thuốc mới 2.7/100 000


2. Vi khuẩn lao Mycobacterium tuberculosis
- Được phát hiện 24/3/1882 bởi ROBERT
KOCH
- Là trực khuẩn ái khí. Sinh sản chậm mỗi 15-20 giờ
- Bắt màu đỏ khi nhuộm ziehl-neelsen
- Bị tiêu diệt 3-5 phút dưới ánh nắng mặt trời
- Hoại tử bã đậu

3. Triệu chứng
- Ho khạc đàm kéo dài
- Sốt về chiều
- Sụt ký
- Ớn lạnh
- Đổ mồ hôi về đêm




4. Chẩn đoán lao
- Xét nghiệm tìm trực tiếp vi khuẩn lao trong đàm là tiêu chuẩn vàng trong
chuẩn đoán bệnh
- Nang lao
- Xquang phổi
- Phản ứng lao tố
- Tốc độ lắng máu


5. Nguyên tắc điều trị
- Đúng phác đồ
- Đều đặn
- Đủ thời gian
- Phối hợp các loại thuốc
DOTS (Directly Observed Treatment,Short-course): Điều trị ngắn
ngày có kiểm soát

6. Di chứng
- Khó thở: Do phát hiện trễ tạo xơ và hang, mất chức năng hô hấp, mất khả
năng lao động
- Ho ra máu
- Tràn khí màng phổi
- Đau ngực
- Ớn lạnh

7. Những yếu tố quyết định lây nhiễm
- Nguồn lây nhiễm: Người bệnh lao phổi BK (+)
- Sự nhạy cảm của cơ thể vật chủ
- Thời gian tiếp xúc với nguồn bệnh

- Sự ô nhiễm của cộng đồng

8. Phòng lao
- Trích ngừa BCG cho tất cả trẻ sơ sinh
+ Trẻ 1 tuổi nếu sơ sinh chưa trích
+ Toàn bộ trẻ dưới 15 tuổi không có sẹo BCG
+ Những người IDR(-)
- BCG không ngừa được bệnh lao nhưng tránh được
các thể lao nặng (lao kê,lao màng não)

ĐỐI VỚI NGƯỜI BỆNH
- Tuân thủ nghiêm ngặt chế độ điều trị
- Mang khẩu trang
- Không khạc nhổ bừa bãi
- Tránh ho,hắt hơi trực tiếp vào người đối diện
- Nhà cửa thoáng mát sạch sẽ
- Vệ sinh cá nhân
- Quần áo,chăn mền thường xuyên phơi nắng
- Ăn uống đủ dinh dưỡng; Hạn chế chất cay nóng; Nghỉ ngơi tránh gắng
sức
- Cữ rượu bia –thuốc lá

ĐỐI VỚI NGƯỜI TIẾP XÚC
- Hạn chế trong giai đoạn BK (+) : 45 ngày sau khởi đầu điều trị
- Mang khẩu trang khi tiếp xúc,chăm sóc người bệnh
- Tránh tiếp xúc đối diện
- Khoảng cách thích hợp khi tiếp xúc 1.5-2.0 m
- Khám chuyên khoa hô hấp

PHÁT HIỆN SỚM BỆNH LAO

- Khám sức khỏe định kỳ
- Khi có ho khạc đàm kéo dài >1 tuần

“BỆNH LAO CÓ Ở MỘT NƠI, THÌ SẼ CÓ Ở KHẮP NƠI
CHỐNG LAO LÀ CHỐNG LÂY’’

BS. Nguyễn Quốc Định
Chuyên khoa Hô hấp – BV Hoàn Mỹ Sài Gòn

×