Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Viêm tuỵ cấp và mãn tính (Kỳ 2) ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (124.23 KB, 5 trang )

Viêm tuỵ cấp và mãn tính
(Kỳ 2)
II. VIEM TUỴ MÃN LÀ GÌ?
Nếu tiếp tục có tổn thương tuyến tuỵ, sẽ hình thành viêm tuỵ mãn. Viêm
tuỵ mãn xảy ra khi các men tiêu hoá tấn công, phá huỷ tuyến tuỵ và các mô lân
cận, gây đau và hình thành mô sẹo. Viêm tuỵ mãn thường xảy ra khi uống rượu
nhiều trong nhiều năm, nhưng thể viêm mãn tính cũng có thể khởi phát chỉ sau
một đợt cấp duy nhất, đặc biệt khi các ống tuỵ bị tổn thương. Ống tuỵ tổn thương
gây viêm tuỵ, mô tuỵ bị phá huỷ và thay thế bằng mô sẹo.
1. Nguyên nhân gây viêm tụy mãn
Nghiện rượu thường gặp nhưng không phải là nguyên nhân duy nhất của
viêm tuỵ mãn. Các nguyên nhân chính của viêm tuỵ mãn là:
- Nghiện rượu
- Tắc nghẽn hoặc hẹp ống tuỵ do chấn thương hoặc do hình thành nang giả
tuỵ
- Nguyên nhân di truyền không xác định (vô căn)
Tổn thương do nghiện rượu có thể không biểu hiện trong nhiều năm, và sau
đó xuất hiện đôt ngột bằng một đợt viêm tuỵ cấp. Nghiện rượu là nguyên nhân
viêm tuỵ mãn ở 70% người trưởng thành. Thể viêm tuỵ này thường ở nam nhiều
hơn nữ và thường xảy ra ở lứa tuổi 30 đến 40.
Viêm tuỵ di truyền thường khởi phát ở trẻ em nhưng có thể không được
phát hiện trong thời gian nhiều năm. Viêm tuỵ di truyền thường có những đợt tái
phát . Mỗi đợt kéo dài từ 2 ngày đến 2 tuần. Yếu tố chẩn đoán viêm tuỵ di truyền
là có hai hoặc nhiều thành viên cùng một thế hệ trong gia đình bị viêm tuỵ. Điều
trị đợt cấp thường tương tự như đối với viêm tuỵ cấp. Các cơn đau và những vấn
đề về dinh dưỡng cũng được xử trí giống viêm tuỵ cấp. Phẫu thuật đôi khi giúp
giảm đau và xử lý các biến chứng.
Các nguyên nhân khác của viêm tuỵ mãn:
- Tình trạng di truyền như trường hợp tuỵ chia đôi ( pancreas divisum)
- Xơ nang phổi (cystic fibrosis)
- Tăng calcium trong máu (hypercalcemia)


- Tăng mỡ máu (hyperlipidemia hoặc hypertriglyceridemia)
- Một số thuốc
- Một số bệnh tự miễn
2. Triệu chứng của viêm tuỵ mãn?
Đa số bệnh nhân viêm tuỵ mãn có đau bụng, mặc dầu một số không có triệu
chứng đau. Đau nặng hơn sau khi ăn uống, lan ra sau lưng hoặc đau liên tục khiến
bệnh nhân không thể sinh hoạt bình thường. Ở một số trường hợp, đau giảm dần
theo diễn tiến của bệnh, có thể do tuỵ không còn sản xuất được men tiêu hoá nữa.
Các triệu chứng khác bao gồm buồn nôn, nôn ói, sụt cân và tiêu phân mỡ.
Bệnh nhân viêm tuỵ mãn thường sụt cân, ngay cả khi ăn vẫn ngon miệng
và chế độ ăn vẫn bình thường. Sụt cân xảy ra do cơ thể không tiết đủ men tuỵ để
tiêu hoá thức ăn, do đó chất dinh dưỡng không được hấp thu đầy đủ. Tiêu hoá kém
dẫn đến bài tiết chất mỡ, chất protein, và chất đường trong phân. Nếu những tế bào
sản xuất insulin của tuỵ cũng bị tổn thương, đái tháo đường sẽ hình thành ở giai
đoạn này.
3. Chẩn đoán viêm tuỵ mãn ?
Chẩn đoán có thể khó, nhưng các kỹ thuật mới sẽ hỗ trợ. Đó là các xét
nghiệm tìm hiểu về chức năng tuỵ. Dùng kỹ thuật siêu âm, nội soi chụp mật tuỵ
ngược dòng (ERCP), và CAT scan, bác sĩ có thể thấy được những dấu hiệu của
viêm tuỵ mãn. Các dấu hiệu đó là vôi hoá tuỵ, mô tuyến tuỵ xơ cứng do kết tủa
các muối calcium không hoà tan. Khi bệnh tiến triển xa, đái tháo đường và kém
hấp thu sẽ xảy ra, lúc đó bác sĩ sẽ xét nghiệm máu, nước tiểu, phân để chẩn đoán
viêm tuỵ mãn và theo dõi diễn biến của nó.
4. Điều trị viêm tuỵ mãn ra sao?
- Giảm đau là bước đầu tiên trong điều trị viêm tuỵ mãn. Bước kế tiếp là
thiết lập một chế độ ăn giàu đường bột và ít chất béo.
- Có thể chỉ định dùng men tuỵ nếu tuỵ không còn đáp ứng đủ. Men cần
uống theo mỗi bữa ăn để giúp cơ thể tiêu hoá thức ăn và phục hồi lại cân nặng.
Đôi khi cần dùng insulin và một số thuốc khác đề kiểm soát đường huyết.
- Một số trường hợp cần điều trị phẫu thuật để giảm đau. Phẫu thuật được

dùng để dẫn lưu ống tuỵ dãn to do tắc nghẽn hoặc cắt bỏ một phẩn tuỵ bị hoại tử.
- Đối với những trường hợp cơn xảy ra thưa và nhẹ hơn, bịnh nhân cần bỏ
rượu, tuân thủ chặt chẽ chế độ ăn, và uống thuốc đầy đủ.
III. VIÊM TUỴ Ở TRẺ EM
Viêm tuỵ mãn ít khi xảy ra ở trẻ em. Chấn thương tuỵ và viêm tuỵ di truyền
là hai nguyên nhân chính. Trẻ bị xơ nang, một bịnh lý phổi tiến triển từ từ, gây tàn
phế và không thể chữa trị được, có thể đồng thời bị viêm tuỵ. Trong đa số trường
hợp viêm tuỵ ở trẻ em thường không tìm thấy nguyên nhân
** TÓM TẮT VỀ VIÊM TUỴ
Viêm tuỵ khởi phát khi các men tiêu hoá hoạt động ngay trong tuyến tuỵ và
bắt đầu “tiêu hoá “ tụy.
- Viêm tuỵ có 2 thể: cấp tính và mãn tính
- Các nguyên nhân thường gặp của viêm tuỵ cấp là sỏi mật và lạm dụng
rượu
- Đôi khi không tìm thấy nguyên nhân của viêm tuỵ.
- Các triệu chứng của viêm tuỵ cấp bao gồm đau bụng, buồn nôn, nôn, sốt
và mạch nhanh.
- Điều trị viêm tuỵ cấp bao gồm dịch truyền tĩnh mạch, oxygen, kháng
sinh, hoặc phẫu thuật.
- Viêm tuỵ cấp trở thành mãn khi mô tuỵ bị phá huỷ và thay thế bằng mô
sẹo.
- Điều trị viêm tuỵ mãn bao gồm thuốc giảm đau; chế độ ăn nhiều đường
bột, ít chất béo; uống bổ sung thêm men tiêu hoá. Một số trường hợp cần điều trị
phẫu thuật.

×