Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

Kế hoạch Thực hiện nhiệm vụ CNTT ngành GD&ĐT Huyện Chi Lăng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (122.59 KB, 6 trang )

UBND HUYỆN CHI LĂNG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
PHÒNG GD&ĐT Độc Lập - Tự Do - Hạnh Phúc

Số: 125 /KH-PGD&ĐT Chi Lăng, ngày 14 tháng 9 năm 2012
KẾ HOẠCH
Thực hiện nhiệm vụ CNTT ngành GD&ĐT Huyện Chi Lăng
Năm học 2012 - 2013
Căn cứ Chỉ thị số: 2737/CT-BGDĐT ngày 27/7/2012 của Bộ GD&ĐT về
nhiệm vụ trọng tâm của giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường
xuyên và giáo dục chuyên nghiệp năm học 2012 – 2013;
Căn cứ Chỉ thị số: 03/CT-UBND ngày 27/8/2012 của UBND tỉnh Lạng Sơn về
việc tăng cường chỉ đạo công tác giáo dục và đào tạo trên địa bàn tỉnh năm học 2012-
2013;
Căn cứ Chỉ thị số: 183/CT-UBND ngày 06/9/2012 của UBND huyện Chi Lăng
về việc tăng cường chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ năm học 2012-2013 trên địa bàn
huyện Chi Lăng;
Căn cứ văn bản số: 4987/BGDĐT-CNTT ngày 02/8/2012 của Bộ GD&ĐT về
hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ CNTT năm học 2012 – 2013;
Căn cứ văn bản số: 1486/SGDĐT-KTKĐ ngày 22/8/2012 của Sở GD&ĐT Lạng
Sơn về hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ CNTT năm học 2012 – 2013;
Kế hoạch số 805/SGDĐT-KH ngày 09/6/2011 của Sở GDĐT về ứng dụng và
phát triển CNTT-TT giai đoạn 2011-2015.
Căn cứ tình hình thực tế về phát triển giáo dục và đào tạo nói chung cũng như sự
phát triển về ƯDCNTT trong ngành GD-ĐT trên địa bàn huyện Chi Lăng nói riêng,
phát huy những thành tích kết quả đã đạt được, khắc phục những tồn tại, hạn chế và để
thực hiện tốt nhiệm vụ năm học 2012-2013, Phòng Giáo dục và Đào tạo Chi Lăng xây
dựng kế hoạch thực hiện nhiệm vụ CNTT năm học 2012-2013 như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
- Toàn ngành tập trung các nguồn lực nhằm tạo ra sự chuyển biến tích cực về
ứng dụng CNTT trong quản lý và giảng dạy và tạo tiền đề phát triển ứng dụng CNTT
trong những năm tiếp theo.


- Tập trung đầu tư về CSVC, trang thiết bị CNTT, tập huấn nâng cao trình độ,
kỹ năng về CNTT cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên đáp ứng nhu cầu phát triển
của xã hội và yêu cầu quản lý của ngành. Tập trung nâng cấp cơ sở vật chất, thiết bị,
mở rộng việc đưa Tin học vào giảng dạy trong các nhà trường.
- Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin để thúc đẩy sự phát triển và đổi
mới nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện và chất lượng công tác quản lý nhà
trường. Thực hiện đồng bộ việc ứng dụng CNTT trong các hoạt động, trọng tâm vào
công tác giảng dạy và quản lý.
II. NỘI DUNG TRIỂN KHAI ỨNG DỤNG CNTT:
1
1. Củng cố và nâng cấp cơ sở vật chất thiết bị về CNTT
1.1. Phòng GD&ĐT tham mưu, đề xuất với UBND huyện đầu tư kinh phí
tăng cường cơ sở vật chất thiết bị CNTT, hàng năm thanh lý máy cũ hỏng, sửa chữa,
nâng cấp, mua sắm, bổ sung máy tính nhằm đáp ứng các yêu cầu về dạy Tin học cho
học sinh, phục vụ đổi mới dạy học và phục vụ công tác quản lý chỉ đạo, điều hành, tập
trung vào các nội dung:
- Đảm bảo đủ máy tính, thiết bị CNTT để dạy môn Tin học cho học sinh theo
chương trình của Bộ GD&ĐT. Đảm bảo đủ phòng dạy tin học, bố trí khoa học, hợp
lý, tạo điều kiện thuận lợi cho việc giảng dạy và học môn tin học ở các trường.
- Đảm bảo đủ máy tính, thiết bị CNTT phục vụ cho giáo viên trong công tác
nghiên cứu, khai thác thông tin, tư liệu, soạn bài giảng điện tử, và sử dụng các thiết bị
ứng dụng công nghệ thông tin để đổi mới dạy học. Chỉ đạo các đơn vị chủ động trang
bị thêm một số phương tiện kỹ thuật số khác phục vụ cho giảng dạy như: máy quét
ảnh, máy chiếu đa năng (Projector), máy chiếu vật thể 3 chiều, máy ảnh số, bảng
thông minh, kết nối dụng cụ thí nghiệm thực hành với máy tính,...
- Đảm bảo đủ máy tính, thiết bị CNTT để phục vụ công tác quản lý chỉ đạo,
điều hành ở các bộ phận: Ban giám hiệu, văn phòng, phòng thí nghiệm, thư viện, kế
toán, tài vụ… Các trường Mầm non, Tiểu học cần có ít nhất 3-5 máy tính phục vụ
công tác quản lý và văn phòng.
1.2. Kết nối Internet băng thông rộng (ADSL) hoặc mạng 3G cho 100% trường

THCS, trường Tiểu học và Mầm non trên địa bàn để giáo viên được sử dụng, khai thác
Internet đồng thời giúp cho việc trao đổi thông tin trên mạng được thuận lợi. Các đơn vị,
trường học có kết nối Internet băng thông rộng phải nối mạng nội bộ (LAN) bố trí
máy tính tại phòng giáo viên, thư viện để giáo viên được sử dụng internet.
1.3. Chỉ đạo 03 đơn vị (Trường TH Lê Lợi TT Đồng Mỏ, trường PTDTNT
THCS, trường MN Đồng Mỏ) tiếp tục triển khai ứng dụng phẩn mềm SMAS (của
Viettell) trong việc quản lý nhà trường.
1.4. Quan tâm đầu tư mua sắm, trang bị phần mềm nhằm tin học hóa các hoạt
động và nâng cao hiệu quả sử dụng máy tính: Các phần mềm dạy học, các phần
mềm quản lý trường học và quản lí bài giảng điện tử, quản lý ngân hàng câu hỏi, xếp
thời khoá biểu, phổ cập, thi nghề phổ thông....
2. Nâng cao nhận thức, bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng CNTT cho cán bộ
quản lý, giáo viên, nhân viên.
2.1. Tăng cường tuyên truyền cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên về trách
nhiệm, lợi ích của việc ứng dụng CNTT trong công tác quản lý và giảng dạy, khuyến
khích và tạo điều kiện thuận lợi để cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên ứng dụng
CNTT trong công tác quản lý và giảng dạy.
2.2. Các đơn vị trường học có trách nhiệm chủ động phổ cập Tin học cơ bản
(kỹ năng soạn thảo văn bản, truy cập Internet, sử dụng thư điện tử, phần mềm trình
chiếu) cho tất cả cán bộ quản lý và giáo viên. Tuyển dụng và cử giáo viên đi đào tạo
nâng cao về trình độ tin học để có thể quản trị mạng máy tính của đơn vị, xây dựng,
khai thác sử dụng phần mềm dạy học và quản lý.
2.3. Phòng GD&ĐT huyện có trách nhiệm liên kết với trung tâm dạy nghề để tổ
2
chức các lớp đào tạo và bồi dưỡng Tin học cơ bản và theo chuyên đề cho cán bộ quản
lý, giáo viên. Đồng thời đôn đốc chỉ đạo, kiểm tra các trường về việc phổ cập và nâng
cao trình độ tin học tại cơ sở.
3. Triển khai đồng bộ ứng dụng CNTT trong công tác quản lý giáo dục.
3.1. Thực hiện việc trao đổi thông tin trên mạng thông qua hệ thống Email thư điện
tử nội bộ từ các trường đến Phòng GD&ĐT và Sở GD&ĐT. Khai thác thông tin quản lý

và báo cáo qua trang web của Phòng, Sở và một số trang Web của trường. Xây dựng quy
định và thực hiện nghiêm túc chế độ thông tin báo cáo trong ngành.
- Thành lập, kiện toàn Ban Biên tập, xây dựng, thực hiện quy chế hoạt động của
trang web của đơn vị. Tích cực cung cấp tin, bài phản ánh về các hoạt động của đơn vị
trên trang web của đơn vị và cho trang web của Sở.
- Công bố công khai các thông tin của đơn vị theo hướng dẫn tại thông tư số 09/2009/TT-
BDGDĐT ngày 07/5/2009 của Bộ trưởng Bộ GDĐT trên trang web của đơn vị.
- Khai thác, sử dụng thông tin trên trang web của Sở và hệ thống website của Bộ
GDĐT tại các địa chỉ www.moet.gov.vn, www.edu.net.vn. Cụ thể:
- Các thông tin về hoạt động giáo dục của tỉnh trong Trang TTĐTGDĐTLS tại
địa chỉ http:// www.langson.edu.vn và nằm trong Cổng thông tin điện tử tỉnh Lạng
Sơn có địa chỉ .
- Cơ sở dữ liệu văn bản quy phạm pháp luật và văn bản điều hành quản lý giáo
dục tại địa chỉ .
- Các thủ tục hành chính của ngành giáo dục (bao gồm các thủ tục ở cấp Bộ, cấp
Sở và cấp trường) tại địa chỉ .
- Nguồn tài nguyên giáo dục, học liệu điện tử, các thư viện điện tử dùng chung
tại địa chỉ />3.2.Triển khai đồng bộ và thống nhất phần mềm quản lý trong các trường
THCS và Tiểu học. Sử dụng phần mềm quản lý kết quả học tập, kết quả giáo dục
hàng năm của học sinh cấp THCS phục vụ cho việc thi và xét tuyển THPT, thống nhất
từ Sở đến phòng GD&ĐT và đến các trường THCS; Phần mềm quản lý thi, kiểm tra;
Phần mềm quản lý học sinh; Quản lý thư viện trường học; Phần mềm quản lý học liệu
điện tử.
3.3. Tất cả các trường đều phải sử dụng phần mềm tin học hóa các hoạt động
quản lý: quản lý nhân sự; quản lý học sinh; Quản lý tài chính, tài sản, … đảm bảo sự
đồng bộ và liên thông dữ liệu giữa các cấp học giúp cho việc thống kê, báo cáo thống
nhất, thuận tiện.
3.4. Phòng GD&ĐT khai thác, sử dụng mạng kết nối của UBND huyện Chi
Lăng để tiếp nhận sự lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành.
3.5. Xây dựng kho học liệu điện tử trong từng trường học, tập hợp các bài giảng

điện tử, phần mềm giảng dạy của giáo viên dùng chung trong trường. Đặc biệt cần
quan tâm phát triển bài giảng điện tử Elearning. Phòng GD&ĐT tuyển chọn tư liệu từ
các trường để xây dựng kho học liệu điện tử tại huyện và đóng góp tư liệu cho kho
học liệu dùng chung toàn tỉnh. Tăng cường chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm và
tư liệu với các đơn vị bạn, tăng cường giao dịch qua mạng, sử dụng nguồn dữ liệu
3
dùng chung.
3.6. Khuyến khích các đơn vị trường học xây dựng và duy trì trang thông tin
điện tử (website) và dịch vụ trực tuyến qua mạng internet, mạng điện thoại trao đổi
thông tin giữa gia đình học sinh với nhà trường.
4. Triển khai rộng rãi việc ứng dụng CNTT để đổi mới dạy học
4.1. Các đơn vị trường học phải tổ chức và tạo điều kiện cao nhất cho giáo viên tất
cả các bộ môn sử dụng phương tiện kỹ thuật số, sử dụng phần mềm, máy tính hỗ trợ cho
hoạt động giảng dạy và học tập. Đến năm 2015 mỗi trường có ít nhất từ 5 máy dùng chung
trở lên để giáo viên được truy cập Internet trong phòng chờ, lên lớp, thư viện, hội trường
để phục vụ khai thác thông tin, nghiên cứu và soạn giáo án điện tử.
4.2. Trong năm học, mỗi giáo viên có trình độ tin học cơ bản cần thực hiện ít
nhất từ 3 đến 5 bài giảng có ứng dụng CNTT. Khuyến khích 100% bài thao giảng, thi
dạy giỏi của giáo viên được sử dụng các phương tiện hỗ trợ dạy học, ứng dụng CNTT.
Tổ chức thi bài giảng điện tử Elearning khối TH và THCS từ cấp trường đến cấp
huyện. Đến năm học 2013 – 2014, thí điểm tổ chức thi bài giảng điện tử Elearning
khối mầm non từ cấp cơ sở đến cấp huyện.
4.3. Tổ chức các chuyên đề từ trường đến huyện về đổi mới phương pháp dạy
học, trong đó có sử dụng phương tiện CNTT một cách hợp lý, nhằm nâng cao chất
lượng bài giảng.
4.4. Tổ chức tham quan, trao đổi, học hỏi kinh nghiệm ứng dụng CNTT với các
đơn vị khác trong và ngoài huyện, tỉnh.
5. Khai thác sử dụng các phần mềm mã nguồn mở
5.1. Các đơn vị tiếp tục triển khai cài đặt, sử dụng các phâng mềm mã nguồn mở
như: trình duyệt web Google Chrome, Firefox; Bộ gõ tiếng Việt Unikey.

5.2. Nghiên cứu cài đặt hệ điều hành trên nền Linux như Ubuntu; bộ phần mềm
văn phòng Open Office Org để dạy nghề học sinh.
6. Chỉ đạo việc giảng dạy và học tập môn Tin học trong các nhà trường
6.1. Tổ chức tốt việc dạy, học tin học tại các trường TH, THCS cho học sinh
theo chương trình quy định của Bộ GD&ĐT. Học sinh trường chuẩn Quốc gia và một
số trường đã và đang học tin học (THCS Quan Sơn, THCS Quang Lang, THCS TT
Đồng Mỏ, THCS Nhân Lý, THCS xã Chi Lăng, THCS TT Chi Lăng, ....). Năm học
2012 - 2013 các trường Tiểu học Lê Lợi TT Đồng Mỏ, Tiểu học 1 Quang Lang, Tiểu
học 1 Vạn Linh bắt đầu tổ chức dạy học cho 100% học sinh từ lớp 3 đến lớp 5 ở điểm
trường chính học tin học tự chọn (Quyển 1).
6.2. Tiếp tục tổ chức tham gia thi Olympíc Tiếng Anh và Olympíc Toán trên
Internet các cấp cho học sinh tiểu học và THCS.
6.3. Trên cơ sở điều kiện vật chất, thiết bị hiện có, các đơn vị trường học mở rộng
các loại hình giảng dạy tin học trong các trường học (Chính khóa, tự chọn, dạy nghề, ...).
6.4. Các trường THCS và Tiểu học có điều kiện, cho học sinh sử dụng Internet
trong trường học (trong phòng máy, thư viện, văn phòng, đoàn, đội,...) đồng thời định
hướng và quản lý chặt chẽ việc khai thác thông tin trên mạng.
4
6.5. Tổ chức tốt kỳ thi tin học trẻ cấp THCS và Tiểu học. Tiếp tục tổ chức kỳ
thi học sinh giỏi giải toán trên máy tính cầm tay cấp THCS hàng năm.
6.6. Chỉ đạo các nhà trường có điều kiện tốt về CNTT (THCS Đồng Mỏ, THCS
Quang Lang, ...) tổ chức ngày hội công nghệ thông tin cấp trường, qua đó xem xét
chọn lọc và tổ chức ngày hội CNTT cấp huyện.
7. Đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong đổi mới kiểm tra, đánh giá
7.1. Tiếp tục xây dựng, sử dụng ngân hàng câu hỏi thi ở các bộ môn, các khối
lớp khoa học, hợp lý theo hướng dẫn của Sở GDĐT về công tác kiểm tra, đánh giá kết
quả học tập của học sinh.
7.2. Sử dụng, khai thác các phần mềm quản lý thi để quản lý kết quả thi; phần mềm
quản lý ngân hàng đề thi để biên soạn đề thi đáp ứng quy định kiểm tra, đánh giá của cấp học.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Phòng GD&ĐT tham mưu với UBND huyện đầu tư các nguồn lực phát triển ứng
dụng CNTT và chỉ đạo công tác ứng dụng công nghệ thông tin trong toàn ngành.
2. Xây dựng kế hoạch tổ chức mở lớp tập huấn bồi dưỡng nâng cao trình độ
công nghệ thông tin cho cán bộ, chuyên viên của Phòng GD&ĐT và các trường.
Khuyến khích các trường tự tổ chức các lớp tập huấn bồi dưỡng kiến thức tin học và
kỹ năng sử dụng các thiết bị ứng dụng CNTT.
3. Phát động thi đua trong toàn ngành hưởng ứng phong trào thi đua ứng
dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý và dạy học. Tổ chức đánh giá kết quả
thực hiện, đánh giá thi đua từng năm học. Xây dựng đơn vị điển hình về ứng dụng
công nghệ thông tin trong mỗi cấp học.
4. Xây dựng đội ngũ phụ trách về ứng dụng công nghệ thông tin trong các nhà
trường. Mỗi trường có 01 cán bộ chuyên trách về ứng dụng công nghệ thông tin và
kiện toàn tổ giáo viên cốt cán về ứng dụng công nghệ thông tin của huyện.
5. Căn cứ kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin của ngành Giáo dục – Đào
tạo huyện Chi Lăng năm học 2012-2013, các trường xây dựng kế hoạch ứng dụng
công nghệ thông tin năm học 2012-3013 của đơn vị và triển khai thực hiện nghiêm
túc. Mỗi đơn vị trường, gửi 01 bản kế hoạch có đóng dấu đỏ về phòng GD&ĐT Chi
Lăng trước ngày 05/10/2012
Trên cơ sở kế hoạch của mỗi trường, phòng GD&ĐT có trách nhiệm tổng hợp
báo cáo đề xuất với UBND huyện cấp kinh phí đầu tư mua sắm thiết bị theo năm ngân
sách, tổ chức hướng dẫn, chỉ đạo, đôn đốc và kiểm tra các trường thực hiện theo kế
hoạch.
Nơi nhận:
- Sở GD&ĐT (B/C);
- UBND huyện (B/C);
- Lãnh đạo Phòng GD&ĐT (C/Đ);
- Các trường trong huyện (thực hiện);
- CBCM Phòng GD&ĐT;
- Lưu: VP, TTr
K/T. TRƯỞNG PHÒNG

PHÓ TRƯỞNG PHÒNG
Nghiêm Xuân Thành
5

×