Tải bản đầy đủ (.doc) (31 trang)

Mục tiêu đào tạo và cơ hội việc làm của các ngành đào tạo tại đại học đà nẵng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (288.39 KB, 31 trang )

MỤC TIÊU ĐÀO TẠO VÀ CƠ HỘI VIỆC LÀM
CỦA CÁC NGÀNH ĐÀO TẠO TẠI ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
I. TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
1. Cơ khí chế tạo
(Công nghệ chế tạo máy)
2. Điện kỹ thuật
(Kỹ thuật điện, điện tử)
3. Điện tử - Viễn thông
(Kỹ thuật điện tử, truyền thông)
4. Xây dựng Dân dụng và Công
nghiệp
(Kỹ thuật công trình xây dựng)
5. Xây dựng Công trình thủy
(Kỹ thuật tài nguyên nước)
6. Xây dựng Cầu - Đường
(Kỹ thuật xây dựng công trình giao
thông)
7. Kỹ thuật Nhiệt
* Nhiệt - Điện lạnh
* Kỹ thuật Năng lượng và môi
trường
8. Cơ khí động lực
(Kỹ thuật cơ khí) Ô tô và máy động
lực công trình, Động cơ đốt trong,
Cơ khí tàu thuyền)
9. Công nghệ thông tin
10. Sư phạm Kỹ thuật
Sư phạm kỹ thuật công nghiệp
(Chuyên ngành kỹ thuật điện tử - tin
học)
11. Cơ - Điện tử


(Kỹ thuật cơ điện tử)
12. Công nghệ Môi trường
(Kỹ thuật môi trường)
13. Kiến trúc
14. Vật liệu và cấu kiện xây dựng
(Công nghệ kỹ thuật vật liệu xây dựng)
15. Tin học xây dựng
(Kỹ thuật xây dựng)
16. Kỹ thuật tàu thủy
17. Quản lý môi trường
(Quản lý tài nguyên và môi trường)
18. Quản lý công nghiệp
19. Công nghệ thực phẩm
20. Công nghệ Hóa - Dầu
(Kỹ thuật dầu khí)
21. Công nghệ Vật liệu
22. Công nghệ Sinh học
23. Kinh tế kỹ thuật (xây dựng và
QLDA)
(Kinh tế xây dựng)
24. Kỹ thuật điều khiển và tự động
hóa
25. Các ch ựơng trình LK đào tạo và
HTQT
(Các chương trình đào tạo hợp tác
Quốc tế)
II. TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
1. Kế toán
2. Quản trị Kinh doan h tổng quát
3. QT Kinh doanh Du lịch và Dịch vụ

(Quản trị Kinh doanh du lịch)
4. Kinh doanh Thương mại
5. Kinh doanh Quốc tế
6. Marketing
7. Kinh tế phát triển
8. Kinh tế Lao động
9. Kinh tế và quản lý công
1
10. Kinh tế Chính trị
11. Kinh tế đầu tư
12. Thống kê
(Thống kê Kinh tế – xã hội)
13. Ngâ n hàng
14. Luật Kin h tế
15. Hệ thống thông tin quản lý
16. Quản trị Hệ thống thông tin
17. Tài chính Doanh nghiệp
18. Quản trị tài chính
19. Quản trị nguồn nhân lực
20. Kiểm toán
21. Luật học
III. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
1. Sư phạm Toán
2. Sư phạm Vật lý
3. Toán ứng dụng
(CN Toán ứng dụng trong kinh tế)
4. Công nghệ thông tin
5. SP Tin
(Sư phạm Tin học)
6. Vật lý học

7. SP Hóa học
8. Hóa học (Phân tích - môi trường)
9. Hóa học ( Hóa dược)
10. KH Môi trường (QLMT)
11. SP Sinh học
12. Quản lý Tài nguyên - Môi trường
13. Công nghệ Sinh học (Chuyên
ngành
Ứng dụng CNSH trong Nông
nghiệp –
Dược liệu – Môi trường)
14. Giáo dục chính trị
15. SP Ngữ văn
16. SP Lịch sử
17. SP Địa lý
18. Văn học
19. Tâm l ý học
20. Địa lý (Địa lý môi trường)
(Tài nguyên – môi trường)
21. Địa lý Du lịch
22 Việt Nam họ c (Văn hóa du lịch)
23 Văn hóa học
24.Báo chí
25. Công tác xã hội
23. Ngôn ngữ học
24. Giáo dục tiểu học
25. Giáo dục mầm non
IV. TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ
1. SP tiếng Anh
2. SP tiếng Anh bậc tiểu học

3. SP tiếng Pháp
4. SP tiếng Trung
5. CN tiếng Anh
6. CN Tiếng Anh Thương Mại
7. CN Tiếng Anh du lịch
8. CN tiếng Nga
9. CN Tiếng Nga du lịch
10. CN tiếng Pháp
11. CN tiếng Pháp Du lịch
12. CN tiếng Trung
13. CN tiếng Trung thương mại
14. CN tiếng Nhật
15. CN tiếng Hàn Quốc
16. CN tiếng Thái Lan
2
17. CN Quốc tế học
V. TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHỆ
1. Công nghệ Kỹ thuật Cơ khí chế tạo
(Công nghệ kỹ thuật cơ khí)
2. Công nghệ Kỹ thuật Điện
(Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử)
3. Công nghệ Kỹ thuật Ô tô
4. Công nghệ Thông tin
5. Công nghệ Kỹ thuật Điện tử - Viễn
thông
(Công nghệ kỹ thuật điện tử – truyền
thông)
6. Công nghệ Kỹ thuật Công trình Xây
dựng
(Công nghệ kỹ thuật xây dựng)

7. Công nghệ Kỹ thuật Công trình Giao
thông
(Công nghệ kỹ thuật giao thông)
8. Công nghệ Kỹ thuật Nhiệt - Điện Lạnh
(Công nghệ kỹ thuật nhiệt )
9. Công nghệ Kỹ thuật Hóa học
10. Công nghệ Kỹ thuật môi trường
11. Công nghệ Kỹ thuật Công trình thủy
(Công nghệ kỹ thuật tài nguyên nước)
12. Công nghệ Kỹ thuật Cơ - Điện tử
(Công nghệ kỹ thuật cơ điện tử)
13. Công nghệ Kỹ thuật Thực phẩm
(Công nghệ thực phẩm)
14. Xây dựng hạ tầng đô thị
(Công nghệ kỹ thuật công trình xây
dựng)
15. Kiến trúc công trình
(Công nghệ kỹ thuật kiến trúc)
16. Quản lý xây dựng
17. Công nghệ sinh học
18. Hệ thống thông tin quản lý
VI. TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
1. Công nghệ Thông tin
2. Công nghệ Phần mềm
(Khoa học máy tính –Chuyên
ngành công nghệ phần mềm )
3. Công nghệ Mạng - Truyền thông (Truyền thông và mạng máy tính)
(chuyên ngành Công nghệ Mạng và Truyền thông)
4. Kế toán - T in học (Kế toán)
(Chuyên ngành Kế toán – tin học )

5. Quản trị kinh doanh
(chuyên ngành Thương mại điện tử )
6. Tin học ứng dụng
(Chuyên ngành Tin học – Viễn thông)
7. Hệ thống thông tin
3
VII. PHÂN HIỆU ĐH ĐN TẠI KONTUM
Các ngành đào tạo Đại học:
1. Kỹ sư Xây dựng Cầu - Đường
(Kỹ thuật xây dựng công trình giao thông)
2. Kinh tế xây dựng và QLDA
(Kinh tế xây dựng)
3. Kế toán
4. Quản trị Kinh doanh tổng quát
(Quản trị kinh doanh)
5. N gân hàng
Các ngành đào tạo Cao đẳng:
1. Công nghệ Kỹ thuật Công trình Xây dựng
2. Kế toán
(chuyên ngành kế toán doanh nghiệp)
3. Quản trị kinh doanh thương mại
I. TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
1. Cơ khí chế tạo (Công nghệ chế tạo máy)
Mục tiêu: Đào tạo Kỹ sư công nghệ Cơ khí chế tạo, được trang bị đầy đủ kiến thức giáo dục
đại cương, kiến thức cơ sở ngành và kiến thức ngành, như: Có kiến thức & kỹ năng thực hành
thao tác công nghệ để chế tạo, vận hành, bảo trì các thiết bị công nghệ; Tham gia công tác tổ
chức, quản lý kỹ thuật từng công đoạn sản xuất cơ khí; Có khả năng thích ứng với các thay đổi
nhanh của công nghệ, khả năng tự học trong môi trường làm việc và học tập suốt đời; Có kỹ
năng thực hành cao để vận hành, bảo trì các thiết bị công nghệ, thiết kế qui trình và trang bị
công nghệ, tham gia xây dựng dự án về phát triển sản xuất, tham gia công tác tổ chức, quản lý,

chỉ đạo quá trình sản xuất.
Cơ hội làm việc: Kỹ sư công nghệ cơ khí có thể đảm nhiệm các công việc tại các cơ sở chế
tạo, sửa chữa, kinh doanh, đào tạo và nghiên cứu liên quan đến lĩnh vực cơ khí.
2. Điện kỹ thuật (Kỹ thuật điện, điện tử)
Mục tiêu: Đào tạo Kỹ sư Công nghệ Kỹ thuật điện trình độ đại học nhằm trang bị cho sinh viên
những kiến thức cơ bản để phát triển toàn diện; có phẩm chất chính trị, đạo đức; có sức khỏe
đáp ứng yêu cầu bảo vệ tổ quốc và có kiến thức, năng lực thực hành nghề nghiệp. Cụ thể là:
• Có trình độ, năng lực và kỹ năng thích ứng với các thay đổi nhanh chóng của công
nghệ và yêu cầu học tập suốt đời.
• Có thể đảm nhận vị trí người chuyên trách trong trách nhiệm về điện như thiết kế,
triển khai xây dựng, điều hành, bảo trì,... trong các lãnh vực công nghiệp khác nhau như:
tự động hoá công nghiệp, phát dẫn điện, cung cấp điện, điện tử công nghiệp, truyền
thông, sản xuất và sửa chữa thiết bị điện.
• Có khả năng giao tiếp và làm việc có hiệu quả theo nhóm.
Cơ hội làm việc: Kỹ sư Công nghệ Kỹ thuật điện có thể đảm nhiệm các công việc tại các cơ sở
chế tạo, sửa chữa, kinh doanh, đào tạo và nghiên cứu về điện.
3. Điện tử - Viễn thông (Kỹ thuật điện tử, truyền thông)
Mục tiêu: Đào tạo kỹ sư Điện tử - Viễn thông có phẩm chất chính trị vững vàng, có ý thức tổ
chức kỷ luật, có đạo đức nghề nghiệp; nắm vững kiến thức cơ bản và chuyên môn về điện tử
dân dụng, điện tử công nghiệp, điện tử viễn thông, có năng lực tự học và nghiên cứu về chuyên
ngành; Có khả năng thiết kế, cài đặt, giám định, khai thác, bảo trì các thiết bị điện tử, hệ thống
4
viễn thông (mạng, điện thoại, phát thanh, truyền hình...), hệ thống tự động (cảnh báo, dây
chuyền sản xuất, các thiết bị điện tử thông minh...).
Cơ hội làm việc: Kỹ sư Điện tử - Viễn thông có thể đảm nhiệm các công việc tại các cơ sở chế
tạo, sửa chữa, kinh doanh, đào tạo và nghiên cứu.
4. Xây dựng Dân dụng và Công nghiệp (Kỹ thuật công trình xây dựng)
Mục tiêu: Đào tạo Kỹ sư Xây dựng, được trang bị các kiến thức liên quan đến sức bền vật liệu,
trắc địa, kiến trúc, địa chất công trình, vật liệu xây dựng, nến móng cơ học, thủy lực, kết cấu bê
tông cốt thép, cấp thoát nước, thủ văn công trình, kỹ thuật tổ chức thi công, quy hoạch đô thị.

Cơ hội làm việc: Kỹ sư xây dựng có thể làm công tác kỹ thuật điều khiển thi công các công
trình nhà ở, các công trình nhà máy công nghiệp... Vị trí công việc đúng chuyên môn của ngành
này là các công ty thi công, thầu xây dựng nhà ở; phòng, sở xây dựng; các công ty tư vấn,
thẩm định xây dựng...
5. Xây dựng Công trình thủy (Kỹ thuật tài nguyên nước)
Mục tiêu: Đào tạo Kỹ sư có khả năng thiết kế, tư vấn, thi công, giám sát và vận hành các công
trình thủy lợi, thủy điện và cấp thoát nước: các hồ chứa cung cấp nước tưới cho nông
nghiệp, phát điện, các nhà máy thủy điện, các trạm bơm nước; các hệ thống cấp nước và thoát
nước đô thị (mạng lưới đường ống, nhà máy xử lý,…); các công trình chỉnh trị sông (chống sạt
lở bờ sông, điều chỉnh dòng chảy,…); các công trình kiểm soát lũ ...
Cơ hội làm việc: Kỹ sư xây dựng có thể làm công tác kỹ thuật điều khiển thi công các công
trình thủy, các cơ quan, đơn vị liên quan đến thủy lợi, thủy điện...
6. Xây dựng Cầu - Đường (Kỹ thuật xây dựng công trình giao thông)
Mục tiêu: Đào tạo Kỹ sư chuyên ngành xây dựng cầu và đường, có khả năng thiết kế, thẩm
định, thi công và quản lý thi công các công trình giao thông như: cầu, đường, cống qua
đường...; quy hoạch và quản lý mạng giao thông. Có khả năng tiếp cận với công nghệ xây
dựng mới, các tiêu chuẩn kỹ thuật về thiết kế, thi công và nghiệm thu của nhiều quốc gia khác
đang được sử dụng tại các công trình ở Việt Nam; có kiến thức chuyên ngành rộng, có khả
năng tự học, tự nghiên cứu, sẵn sàng phục vụ đất nước, đáp ứng mục tiêu công nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nước.
Cơ hội làm việc: Sau khi tốt nghiệp làm việc tại các Sở Giao thông, Xây dựng, Tài nguyên -
Môi trường, Kế hoạch - Đầu tư… Các phòng, ban chuyên môn trong quản lý nhà nước về cơ
sở hạ tầng và tài nguyên thiên nhiên; các công ty công trình giao thông, công ty tư vấn và thiết
kế giao thông, các ban Quản lý công trình; các nhà máy sản xuất vật liệu xây dựng; các
chương trình dự án xây dựng, đầu tư và phát triển; các viện nghiên cứu, trường ĐH có ngành
này…
7. Công nghệ Nhiệt - Điện lạnh (Kỹ thuật nhiệt – chuyên ngành Nhiệt – điện lạnh)
Mục tiêu: Đào tạo Kỹ sư Kỹ thuật Nhiệt - Điện lạnh trình độ đại học nhằm trang bị cho người
học những kiến thức cơ bản để phát triển toàn diện; có khả năng áp dụng những nguyên lý kỹ
thuật cơ bản và các kỹ năng thực hành để đảm đương công việc của người kỹ sư ngành Kỹ

thuật Nhiệt - Điện lạnh, cụ thể là: Được trang bị đầy đủ kiến thức giáo dục đại cương, kiến thức
cơ sở ngành và ngành, có kỹ năng thực hành cao để quản lý, vận hành, thiết kế qui trình công
nghệ, thiết kế sửa chữa, tổ chức quản lý quá trình sản xuất: bảo dưỡng, sữa chữa các loại
máy, thiết bị và hệ thống nhiệt - điện lạnh thông dụng.
Cơ hội làm việc: Kỹ sư ngành Kỹ thuật Nhiệt - Điện lạnh có thể đảm nhiệm các công việc tại
các cơ sở sản xuất, kinh doanh, các cơ quan quản lý khoa học - công nghệ có liên quan đến
các chuyên ngành công nghệ nhiệt, nhiệt điện, điện lạnh và điều hoà không khí, hoặc tham gia
giảng dạy hay nghiên cứu trong các viện nghiên cứu, trường đào tạo kĩ sư, cán bộ kĩ thuật và
công nhân ngành Kỹ thuật Nhiệt - Điện lạnh
8. Cơ khí động lực (Kỹ thuật cơ khí)
Mục tiêu: Đào tạo Kỹ sư Cơ khí Động lực trình độ đại học nhằm trang bị cho người học những
kiến thức cơ bản để phát triển toàn diện; có khả năng áp dụng những nguyên lý kỹ thuật cơ bản
và các kỹ năng kỹ thuật để đảm đương công việc của người kỹ sư, cụ thể là:
- Khai thác, sử dụng và dịch vụ kỹ thuật ô tô.
- Kiểm định và thử nghiệm ô tô.
- Sản xuất phụ tùng, phụ kiện và lắp ráp ô tô.
- Nghiên cứu cải tiến để nâng cao hiệu quả sử dụng ô tô.
- Đánh giá, xây dựng các quy trình công nghệ.
- Đào tạo chuyên môn.
5
- Quản lý điều hành sản xuất, kinh doanh và lập các dự án liên quan đến ngành.
Cơ hội làm việc: Kỹ sư ngành Cơ khí Động lực có thể đảm nhiệm các công việc tại các nhà
máy sản xuất phụ tùng, phụ kiện và lắp ráp ô tô, các cơ sở sửa chữa ô tô, các trạm đăng kiểm,
các đơn vị hành chánh quản lý về kỹ thuật ô tô, viện nghiên cứu, trường đại học, cao đẳng,
trung học chuyên nghiệp, dạy nghề, cơ sở kinh doanh ô tô, máy động lực, phụ tùng.
9. Công nghệ thông tin
Mục tiêu: Đào tạo Kỹ sư Công nghệ thông tin (CNTT), trang bị những kiến thức cơ bản về
khoa học máy tính nói chung và kỹ thuật máy tính nói riêng. Trong quá trình học tập sinh viên
được đào tạo toàn diện về lý thuyết lẫn thực hành. Trong học kỳ cuối khóa học, khi làm luận
văn tốt nghiệp, SV có thể chọn một trong năm hướng chuyên môn chính: kỹ thuật máy tính, hệ

thống thống tin quản lý, kỹ thuật hệ thống, phần mềm ứng dụng, công nghệ phần mềm và lập
trình mạng
Cơ hội làm việc: Kỹ sư CNTT có khả năng thiết kế và phát triển các hệ thống máy tính cả về
phần cứng lẫn phần mềm, chế tạo các sản phẩm phần mềm, hệ thống thông tin quản lý, hệ
thống truyền thông, hệ thống điều khiển... Kỹ sư ngành CNTT có thể làm việc tại các công ty
thuộc lĩnh vực phần mềm, các cơ quan, doanh nghiệp có liên quan đến CNTT.
***** 10. Sư phạm Kỹ thuật (Sư phạm kỹ thuật công nghiệp)
a. Ngành Sư phạm Kỹ thuật Công nghiệp
Mục tiêu: Đào tạo Kỹ sư Kỹ thuật Công nghiệp có những phẩm chất cơ bản của người giáo
viên nhà trường XHCN Việt Nam: thấm nhuần thế giới quan Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí
Minh, yêu nước, yêu Chủ nghĩa xã hội, yêu học sinh, yêu nghề, có ý thức trách nhiệm xã hội,
đạo đức, tác phong người thầy giáo. Có đủ năng lực chuyên môn và nghiệp vụ đảm bảo được
những yêu cầu đổi mới mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức dạy và học, kiểm
tra đánh giá kết quả giáo dục/dạy học môn Công nghệ- phần Kĩ thuật công nghiệp ở trường
Trung học cơ sở (THCS), đáp ứng yêu cầu phát triển giáo dục THCS về quy mô, chất lượng,
hiệu quả, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Có tiềm lực để không
ngừng hoàn thiện trình độ đào tạo ban đầu, vươn lên đáp ứng những yêu cầu mới.
Cơ hội làm việc: Sinh viên tốt nghiệp ngành Sư phạm Kĩ thuật công nghiệp có thể dạy được
môn thứ hai khác môn Công nghệ - phần Kĩ thuật công nghiệp trong kế hoạch dạy học ở
trường THCS, làm công tác chủ nhiệm lớp, tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.
b. Ngành Sư phạm Kỹ thuật Điện tử - Tin học
Mục tiêu: Đào tạo Kỹ sư Kỹ thuật Điện tử - Tin học có những phẩm chất cơ bản của người
giáo viên nhà trường XHCN Việt Nam: thấm nhuần thế giới quan Mác-Lênin và tư tưởng Hồ
Chí Minh, yêu nước, yêu Chủ nghĩa xã hội, yêu học sinh, yêu nghề, có ý thức trách nhiệm xã
hội, đạo đức, tác phong người thầy giáo. Có đủ năng lực chuyên môn và nghiệp vụ đảm bảo
được những yêu cầu đổi mới mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức dạy và học,
kiểm tra đánh giá kết quả giáo dục/dạy học môn Điện tử - Tin học ở trường Trung học cơ sở
(THCS), đáp ứng yêu cầu phát triển giáo dục THCS về quy mô, chất lượng, hiệu quả, phục vụ
sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Có tiềm lực để không ngừng hoàn thiện
trình độ đào tạo ban đầu, vươn lên đáp ứng những yêu cầu mới.

Cơ hội làm việc: Sinh viên tốt nghiệp ngành Sư phạm Kĩ thuật Điện tử - Tin học có thể dạy
được môn thứ hai khác môn Công nghệ - phần Kĩ thuật công nghiệp trong kế hoạch dạy học ở
trường THCS, THPT, dạy nghề ở các trường Cao đẳng, trung cấp, TH chuyên nghiệp, làm
công tác chủ nhiệm lớp, tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.
1 1. Cơ - Điện tử (Kỹ thuật cơ điện tử)
Mục tiêu: Đào tạo Kỹ sư Cơ điện tử có hiểu biết rộng, nắm vững những kiến thức cơ bản về
toán, khoa học máy tính, vật kiệu, kiến thức cơ sở về cơ khí, điện và điện tử. Đồng thời sinh
viên cũng được trang bị các kiến thức và kỹ năng chuyên môn về điều khiển tự động hóa,
truyền động, cảm biến, vi điện tử, sản xuất tự động (CIM), các phương pháp mô hình hóa và
mô phỏng hiện đại để rút ngắn và giảm chi phí cho quá trình thiết kế, chế tạo các sản phẩm cơ
điên tử, cũng như những kiến thức cần thiết về ngoại ngữ và quản lý sản xuất nhằm tạo cho
sinh viên có khả năng tư duy liên ngành để có thể nắm bắt được các công nghệ và sản phẩm
mới của lĩnh vực cơ điện tử.
Cơ hội làm việc: Kỹ sư Cơ điện tử có khả năng thực hiện các nhiệm vụ của kỹ sư công nghệ
cao trong các khu chế xuất, khu công nghiệp và khu công nghệ cao (vận hành, giám sát, thay
thế, sửa chữa, cải tiến, tích hợp các hệ thống tự động…), làm việc tại các Sở Công nghiệp, khu
chế xuất, khu công nghiệp, viện nghiên cứu, cơ sở đào tạo... trong các nhà máy có sử dụng
6
máy tính để sản xuất và quản lý thuộc mọi lĩnh vực: công nghệ hóa chất, công nghệ chế biến,
công nghệ vật liệu, chế tạo, lắp ráp...
12. Công nghệ Môi trường (Kỹ thuật môi trường)
Mục tiêu: Đào tạo Kỹ sư Công nghệ Môi trường, SV được trang bị những kiến thức về hóa
học, sinh học trong kỹ thuật môi trường, công nghệ xử lý nước thải, khí thải, chất thải rắn...
Được trang bị các kiến thức cơ bản về quản lý các nguồn tài nguyên nước, đất, rừng, quản lý
môi trường đô thị, khu dân cư, khu công nghiệp, khu chế xuất...
Cơ hội làm việc: Kỹ sư môi trường có thể làm việc tại các công ty xử lý chất thải như Trung
tâm Bảo vệ môi trường, Phòng quản lý môi trường, ban quản lý các Khu công nghiệp, Khu chế
xuất, các sở khoa học công nghệ môi trường, nông nghiệp và phát triển nông thôn, các công ty
cấp thoát nước, tư vấn môi trường...
13. Kiến trúc

Mục tiêu: Đào tạo Kiến trúc sư, được trang bị những kiến thức cơ bản rộng, kiến thức chuyên
môn cần thiết, có khả năng thiết kế các công trình nhà ở, công trình công cộng., quản lý.. các
đồ án đô thị và nông thôn nhằm phục vụ các nhu cầu đa dạng của sự nghiệp phát triển kinh tế
xã hội, theo kịp sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật.
Cơ hội làm việc: Kiến trúc sư có thể làm việc ở các phòng thiết kế các công ty xây dựng, các
trung tâm tư vấn xây dựng, công ty giám định công trình. Ngoài ra, kiến trúc sư công trình còn
có thể làm việc ở một số cơ quan nhà nước: sở tài nguyên môi trường, ban quản lý các dự án
công trình công nghiệp.
14. Vật liệu và cấu kiện xây dựng (Công nghệ kỹ thuật vật liệu xây dựng)
Mục tiêu: Đào tạo Kỹ sư Vật liệu và Cấu kiện xây dựng, có kiến thức cơ bản và kỹ năng để giải
quyết những vấn đề kỹ thuật, công nghệ, tổ chức quản lý các cơ sở sản xuất vật liệu và cấu
kiện xây dựng cũng như tại các công trình xây dựng. Các kỹ sư xây dựng này được trang bị hệ
thống kiến thức làm cơ sở để thực hiện các hoạt động nghiên cứu trong lĩnh vực xây dựng
cũng như chuyên sâu trong lĩnh vực vật liệu xây dựng.
Cơ hội làm việc: Kỹ sư xây dựng ngành này có thể công tác tại các cơ sở nghiên cứu, sản
xuất Vật liệu và Cấu kiện xây dựng, công trình xây dựng của các Sở, Công ty xây dựng, Viện
nghiên cứu, Phòng thí nghiệm... trong các lĩnh vực xây dựng: Dân dụng,Công nghiệp, Cầu,
Đường, Thủy lợi, Thủy điện... hoặc giảng dạy tại các Trường Đại học, Cao đẳng.
15. Tin học xây dựng (Kỹ thuật xây dựng)
Mục tiêu: Đào tạo những kỹ sư có kiến thức về Toán cũng như các kiến thức khoa học cơ bản,
kiến thức cơ sở ngành về Cơ học vật rắn biến dạng, Cơ học đất nền móng, Cơ học chất lõng,
Công nghệ thông tin, và các kiến thức chuyên ngành, ứng dụng để giải quyết vấn đề Qui
hoạch, thiết kế, thi công, quản lý các công trình Xây dựng cơ bản.
Cơ hội làm việc:
Quản lý kỹ thuật, quản lý chất lượng, tại các đơn vị sản xuất trong lĩnh vực xây dựng;Tư vấn,
thiết kế tại các đơn vị có chức năng phù hợp trong nước và nước ngoài; Ở các cơ quan quản lý
có liên quan đến ngành xây dựng;Tham gia các nhóm lập trình, phát triển các chương trình
chuyên dụng về kỹ thuật xây dựng trong các công ty phát triển phần mềm; Giảng dạy các môn
Cơ lý thuyết, Cơ học đất, Sức bền vật liệu, Cơ học kết cấu, Kết cấu Bê tông, Thủy lực, Kết cấu
công trình, Tin học ứng dụng trong Xây dựng, Chuyên đề tính kết cấu, nền móng, thủy lực trên

máy tính... ở các trường Đại học, Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp, dạy nghề; Nghiên cứu
khoa học thuộc các lĩnh vực về Cơ học chất lõng, Cơ học đất nền móng, Cơ học vật rắn biến
dạng, Mô hình toán cho các bài toán cơ học nói chung ở Viện và các Trung tâm nghiên cứu.
16. Kỹ thuật tàu thủy
Mục tiêu: Trang bị cho sinh viên những kiến thức về khoa học cơ bản, kiến thức cơ sở ngành,
chuyên ngành về lĩnh vực thiết kế, công nghệ đóng tàu; công nghệ bảo trì, sửa chữa tàu thủy.
Cơ hội làm việc: Đảm nhận công việc kỹ thuật, quản lý chất lượng kỹ thuật – công nghệ tại
các
doanh nghiệp sản xuất đóng mới, bảo dưỡng, sửa chữa tàu thủy. Làm việc ở các cơ quan
quản lý có liên quan đến tàu thủy như Đăng kiểm, Doanh nghiệp vận tải biển...; Tư vấn, thiết kế
tại các viện nghiên cứu, phòng kỹ thuật công nghệ trong các nhà máy đóng tàu; Tổ chức các
doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thiết kế, sản xuất đóng mới, bảo dưỡng, sửa chữa tàu
thủy; Nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực thiết kế, công nghệ đóng
mới tàu thủy ở các Viện nghiên cứu, các trung tâm và cơ quan nghiên cứu; Giảng dạy các môn
7
chuyên ngành kỹ thuật tàu thủy ở các trường Đại học, Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp,
dạy nghề.
17. Kỹ thuật Năng lượng và Môi trường (Kỹ thuật nhiệt – chuyên ngành Kỹ thuật năng
lượng và môi trường)
Mục tiêu: Trong quá trình đào tạo sinh viên sẽ được học các môn học cơ sở ngành và các môn
chuyên ngành có liên quan đến các nguồn năng lượng, tổ chức khai thác, phát triển năng
lượng, các phương pháp và qui trình quản lý năng lượng, mối quan hệ giữa năng lượng và môi
trường. Khai thác, sử dụng và biến đổi năng lượng, các tác động của quá trình khai thác và sử
dụng năng lượng đến môi trường. Các phương án bảo vệ môi trường trong quá trình khai thác,
phát triển và sử dụng năng lượng.
Biện pháp khai thác, biến đổi và sử dụng một cách tiết kiệm và hiệu quả năng lượng.
Sinh viên tập trung chủ yếu vào để nắm bắt được cấu tạo, nguyên lý làm việc của các thiết bị
của nhà máy điện như lò hơi, tuốc bin, các trang thiết bị nhà máy điện, các thiết bị trao đổi
nhiệt phục vụ cho công nghệ sản xuất điện năng. Ngoài ra còn được học thêm các các thiết bị
và công nghệ nhiệt khác như: công nghệ và thiết bị sấy, thiết bị lạnh và điều hoà không khí; . . .

. công nghệ chế biến nông sản thực phẩm, bia, rượu . . .
Cơ hội làm việc: Sau khi tốt nghiệp ngành Kỹ thuật năng lượng và môi trường, sinh viên sẽ
nắm bắt tốt các kiến thức về các nguồn năng lượng, quan hệ giữa năng lượng và môi trường,
ảnh hưởng của quá trình khai thác năng lượng đến môi trường. Hình thành công nghệ quản lý
các quá trình phát triển, khai thác và sử dụng năng lượng, đảm bảo sản xuất năng lượng để
đáp ứng ngày càng tốt nhu cầu năng lượng của con người, đồng thời phải bảo vệ được môi
trường, đảm bảo sự phát triển bền vững môi trường, xã hội. Các kỹ sư có khả năng thiết kế, chỉ
đạo chế tạo thiết bị, chỉ huy lắp đặt, hiệu chỉnh, vận hành và sửa chữa các thiết bị trong lĩnh
vực nhà máy điện và môi trường, có thể làm việc trong các công ty, xí nghiệp chuyên về thiết
bị nhiệt, các viên nghiên cứu, các cơ sở đào tạo về năng lượng nhiệt, môi trường; cơ - điện hay
Điện -lạnh.
18. Quản lý môi trường (Quản lý tài nguyên và môi trường)
Mục tiêu: Đào tạo đội ngũ chuyên gia hoạt động trong các lĩnh vực công nghệ làm giảm thiểu ô
hiếm môi trường, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, gìn giữ chất lượng môi trường, bảo vệ
sức khoẻ cộng đồng, bảo đảm cho xã hội phát triển bền vững.
Cơ hội làm việc: Viện, trường học hoặc các trung tâm đào tạo nghiên cứu liên quan đến công
nghệ và quản lý môi trường; Các công ty tư vấn môi trường, cuung cấp dịch vụ môi trường;
Các cơ quan quản lý nhà nước về môi trường (Bộ/ sở tài nguyên môi trường, Bộ. sở khoa học
công nghệ, sở GTCC, Công ty môi trường đô thị, các phòng ban quản lý đô thị thuộc quận
huyện...); Các bộ phận đảm nhiệm công tác kiểm soát hoặc quản lý môi trường, an toàn lao
động tại các cơ quan, xí nghiệp sản xuất; Ban quản lý của các dự án trong và ngoài nước liên
quan đến môi trường đô thị, môi trường công nghiệp, quản lý tài nguyên thiên nhiên và vệ sinh
môi trường nông thôn, các dự án quy hoạch môi trường, quan trắc chất lượng môi trường và
đánh giá tác động môi trường.
19. Quản lý công nghiệp
Mục tiêu : Đào tạo kỹ sư quản lý công nghiệp
- Có kỹ năng về quản lý , đặc biệt trong các lĩnh vực như quản lý dự án, quản lý công nghệ,
quản lý chất lượng, v.v…
- Có kiến thức cơ bản về kỹ thuật và có khả năng phối hợp với các cán bộ kỹ thuật một cách
hiệu quả để quản lý các quá trình, các sản phẩm có tính chất công nghiệp cao.

- Có nền tảng và khả năng cập nhật những kiến thức, những kỹ năng để có thể đương đầu
với những thử thách mới trong lĩnh vực nghề nghiệp.
Cơ hội việc làm
Kỹ sư quản lý công nghiệp có khả năng làm việc tại các doanh nghiệp trong lĩnh vực sản xuất
công nghiệp như sản xuất cơ khí, điện, hoá chất, các công ty xây dựng; Các doanh nghiệp tư
vấn đầu tư; Các doanh nghiệp hoạt động dịch vụ : bảo dưỡng kỹ thuật, giao thông vận tải, cung
ứng.
20 . Công nghệ thực phẩm
Mục tiêu: Đào tạo kỹ sư hóa thực phẩm, có kiến thức chuyên môn vững vàng và kỹ năng thực
hành tốt; có khả năng xử lý tình huống, giải quyết vấn đề phát sinh trong chuyên ngành; có khả
năng quản lý các dây chuyền chế biến lương thực - thực phẩm từ quy mô nhỏ đến quy mô
8
công nghiệp; kiểm tra, phân tích và đánh giá chất lượng của các sản phẩm thực phẩm; có khả
năng tự nghiên cứu để cải tiến quy trình hoặc đề xuất một quy trình chế biến sản phẩm thực
phẩm mới.
Cơ hội làm việc: Kỹ sư hóa thực phẩm có thể làm việc tại các công ty, nhà máy, xí nghiệp chế
biến lương thực, thực phẩm và thủy sản; các cơ quan kiểm định chất lượng thực phẩm; các
trường ĐH, CĐ và viện nghiên cứu về lĩnh vực công nghệ thực phẩm; các cơ quan quản lý Nhà
nước về công nghệ thực phẩm như Sở Khoa học - Công nghệ, Công nghiệp...
21 . Công nghệ Hóa - Dầu (Kỹ thuật dầu khí)
Mục tiêu: Đào tạo Kỹ sư hóa-dầu, trang bị những kiến thức về hóa học liên quan đến quá trình
lọc dầu, chế biến sản phẩm từ dầu thô và khí tự nhiên. Có khả năng ứng dụng và kỹ năng triển
khai các công nghệ tiên tiến thuộc lĩnh vực công nghệ hóa học, công nghệ lọc dầu.
Cơ hội làm việc: Kỹ sư hóa dầu có thể làm việc ở các công ty về dầu - khí, công ty chất đốt,
các cửa hàng và đại lý xăng dầu, các công ty chế biến, sản xuất các sản phẩm từ dầu khí.
22 . Công nghệ Vật liệu
Mục tiêu: Đào tạo Kỹ sư Công nghệ Vật liệu, được trang bị kiến thức về nhiệt học, lưu chất,
sức bền, kỹ thuật nhiệt, cấu trúc và tính chất vật liệu, phương pháp chế tạo gia công và ứng
dụng những vật liệu cụ thể. Ngành công nghệ vật liệu có ba chuyên ngành: vật liệu kim loại -
hợp kim, vật liệu Silicat, vật liệu Polymer. Kỹ sư ngành công nghệ vật liệu có thể nghiên cứu cải

tiến và chuyển giao công nghệ, vận hành dây chuyển sản xuất, thiết kế, gia công chế tạo và
ứng dụng các sản phẩm trên nhiều loại vật liệu khác nhau.
Cơ hội làm việc: Kỹ sư ngành này có thể làm việc ở các cơ sở sản xuất vật liệu kim loại (luyện
cán thép, luyện kim màu, gia công chế biến nhôm…), vật liệu silicate (xi măng, gốm, sứ, vật liệu
xây dựng, trang trí nội thất) và vật liệu polymer (gia công chế biến nhựa, cao su, sơn,
composite…), các công ty xuất nhập khẩu nguyên vật liệu, kinh doanh vật liệu hoặc có thể công
tác tại các trường, viện nghiên cứu, các cơ quan quản lý kiểm định chất lượng nguyên vật liệu.
23 . Công nghệ Sinh học
Mục tiêu: Kỹ sư Công nghệ sinh học được trang bị kiến thức cơ sở về hóa sinh học, vi sinh vật
học, sinh học tế bào, sinh học phân tử, thiết bị công nghệ sinh học... và được thực tập cũng
như rèn luyện kỹ năng chuyên ngành về: công nghệ sinh học thực phẩm, công nghệ sinh học
nông nghiệp hoặc công nghệ sinh học môi trường.
Cơ hội làm việc: Kỹ sư ngành Công nghệ sinh học sẽ làm việc tại các nhà máy sản xuất các
sản phẩm sinh học như các nhà máy chế biến thực phẩm, các nhà máy sản xuất các sản phẩm
lên men, các nhà máy sản xuất các chất kích thích sinh trưởng, kháng sinh, vitamin, axit amin
và các nhà máy có ứng dụng sản phẩm công nghệ sinh học như mỹ phẩm, dệt, giấy, thuộc da,
các cơ sở khoa học như các viện nghiên cứu công nghệ sinh học hay các cơ sở quản lý khoa
học như sở Khoa học công nghệ, môi trường, các cơ sở xử lý ô nhiễm môi trường, các trung
tâm, viện nghiên cứu, các cơ quan, xí nghiệp chế biến và bảo quản nông - thủy sản, sản xuất
thực phẩm và dược phẩm, giống cây trồng và vật nuôi.
24 . Kinh tế xây dựng và Quản lý dự án (Kinh tế xây dựng)
Mục tiêu: Đào tạo Kỹ sư quản lý dự án, có kỹ năng về quản lý trong lĩnh vực công nghệ, quản
lý sản xuất, quản lý chất lượng, quản lý dự án có khả năng phối hợp với các cán bộ kỹ thuật
một cách hiệu quả để quản lý các quá trình, các sản phẩm có tính chất công nghiệp.
Cơ hội làm việc: Tốt nghiệp có thể làm công tác quản lý trong ác doanh nghiệp, các cơ quan
quản lý nhà nước.
25. Các chương trình LK đào tạo và HTQT (Các chương trình đào tạo hợp tác Quốc tế)
a- Sản xuất tự động:
Mục tiêu: Chương trình đào tạo kỹ sư chất lượng cao (CLC-PFIEV) được triển khai từ
năm 1999-2000, dưới sự chỉ đạo của Bộ GD-ĐT và Đại sứ quán Pháp tại VN . Chuyên ngành

SXTĐ đào tạo các kỹ sư có đủ khả năng nắm vững các yếu tố sản xuất trong một doanh nghiệp
hiện đại. SV được trang bị các modun kiến thức về cơ khí, điện, điện tử và tin học công nghiệp,
đo đạc tự động các chi tiết, thực hành lập trình điều khiển tự động robot, dây chuyền sản
xuất.... Bên cạnh đó còn được trang bị các modun kiến thức về quản lý và điều hành sản xuất.
Ngoài ra, SV còn được hưởng các quyền lưoij khác như được xét đi du học, đào tạo sau đại
học, tham quan, thực tập ở nước ngoài...
Cơ hội việc làm: SV ra trường có thể làm việc ở các cơ sở sản xuất có trang bị dây
chuyền sản xuất tự động trong công nghiệp.
b- Tin học công nghiệp:
Nhờ các tiến bộ mới về tin học và điện tử học, việc quản lý và giám sát một quy trình
công nghiệp, một hệ thống sản xuất hay toàn bộ nhà máy được thay đổi hoàn toàn về mặt công
nghệ: công việc này giờ đây được thực hiện với hệ thống thông minh và phức tạp, kết hợp
9
những tiến bộ vi điện tử mới nhất ứng dụng vào các thiết bị đo và thiết bị tín hiệu, công nghệ
thông tin và thiết bị tự động có thể lập trình. Chuyên ngành Tin học CN (Chương trình CLC-
PFIEV) có nhiệm vụ đào tạo tại VN kỹ sư chất lượng cao có năng lực đáp ứng được những đòi
hỏi nói trên để làm việc trong những chiến lược đối với tương lai đất nước.
c- Hệ thống số (Điện tử viễn thông)
Chương trình tiên tiến (CTTT) xây dựng từ chương trình gốc của Đại học Washington,
được Chính phủ VN chỉ đạo thực hiện và đầu tư nhằm tiếp thu có chọn lọc CTTT của các nước
trên thế giới, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của các trường ĐH trong nước, tiến tới
xây dựng các trường đạt chuẩn trong tương lai. CTTT ngành Điện tử viễn thông đào tạo các SV
giỏi cho thị trường trong và ngoài nước, tiên phong về chất lượng đào tạo ngành ĐT-VT, kiến
thức lý thuyết và thực hành tốt.
- Được giảng dạy bởi các giảng viên tốt - là chuyên gia trong 1 số chuyên ngành, tích
cực tham gia công tác nghiên cứu và phát triển.
- Học các kiến thức cơ bản thông qua các môb cốt lõi bắt buộc để biết cách ứng dụng
khoa học và toán học vào kỹ thuật, đồng thời yêu cầu rèn luyện kỹ năng nói và viết Anh ngữ
hiệu quả.
- Ứng dụng các kiến thức kỹ thuật vào các chuyên ngành hẹp trong ngành ĐT-VT để có

được các kinh nghiệm thiết kế vững vàng.
- Ứng dụng công cụ phần ,ềm hiện đại và thiết bị thí nghiệm vào thiết kế và phân tích kỹ
thuật trong một môi trường chú trọng kiểu làm việc tập thể.
d- Hệ thống nhúng (Tự động hóa)
e- Công nghệ thông tin Việt - Úc
II. TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
1. Kế toán
Mục tiêu: Đào tạo Cử nhân Kinh tế, chuyên ngành Kế toán. SV theo học ngành Kế toán được
trang bị kiến thức cơ bản về kinh tế - xã hội, quản trị kinh doanh, quy trình công nghệ kế toán,
kiểm toán; phân tích hoạt động kinh doanh, có khả năng hoạch định chính sách kế toán, kiểm
toán.
Cơ hội làm việc: Cử nhân kinh tế chuyên ngành này có thể làm việc ở các doanh nghiệp và
các bộ phận chức năng kế toán, kiểm toán tại các bộ, ngành và cơ quan Nhà nước như: tổ
chức thực hiện từng phần hành của công tác kế toán ở các doanh nghiệp; tổ chức thực hiện
công tác kế toán ở doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế; hoạch định chính sách kế toán,
kiểm toán cho các bộ phận chức năng kế toán, kiểm toán tại các doanh nghiệp, các bộ, ngành
và cơ quan Nhà nước.
2. Quản trị Kinh doan h tổng quát
Mục tiêu: Đào tạo Cử nhân kinh tế chuyên ngành Quản trị kinh doanh có khả năng nghiên cứu;
có năng lực quản lý kinh doanh, có khả năng thực hiện và tổ chức thực hiện các nghiệp vụ về
dịch vụ và du lịch, xây dựng chiến lược kinh doanh trong nền kinh tế thị trường, nền công
nghiệp “không khói” (du lịch); xây dựng chiến lược marketing nhằm quảng bá, quảng cáo và
mở rộng mạng lưới kinh doanh trong nền kinh tế thị trường.
Cơ hội làm việc: Cử nhân kinh tế chuyên ngành Quản trị kinh doanh có khả năng làm việc ở
tất cả các cơ quan, các bộ phận tổ chức, điều hành kinh doanh, nghiên cứu thị trường, xây
dựng chiến lược hoạt động ngân hàng, hoạt động trong lĩnh vực nhà hàng, khách sạn và du
lịch; có khả năng làm việc ở tất cả các bộ phận trong tổ chức và điều hành chiến lược
marketing trong hoạt động kinh doanh, nghiên cứu thị trường, hoạt động ngân hàng thuộc mọi
thành phần kinh tế quốc dân.
3. QT Kinh doanh Du lịch và Dịch vụ (Quản trị Kinh doanh du lịch)

Mục tiêu: Đào tạo Cử nhân quản trị kinh doanh du lịch và dịch vụ có kiến thức rộng và vững
chắc về quản lý kinh tế và quản trị kinh doanh, có kiến thức chuyên sâu về kinh tế Du lịch. Biết
vận dụng một cách sáng tạo và có hiệu quả các đường lối chính sách của Nhà nước trong hoạt
động thực tiễn du lịch Việt Nam
Cơ hội làm việc: Sinh viên tốt nghiệp có thể làm việc tại các cơ quan quản lý nhà nước, các
viện nghiên cứu về kinh tế, về Du lịch, các doanh nghiệp Du lịch : Lữ hành, khách sạn, nhà
hàng và dịch vụ với trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp, tính chủ động, sáng tạo, kỷ luật
và sức khoẻ tốt đáp ứng yêu cầu của công cuộc xây dựng và phát triển nền kinh tế, phát triển
ngành Du lịch Việt Nam theo hướng hiện đại hoá, công nghiệp hoá.
4. Kinh doanh Thương mại
10

×