Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Tập trung đầu óc: Điều kiện thành công pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (275.81 KB, 4 trang )

Tập trung đầu óc: Điều kiện
thành công









Chúng ta đang sống trong thời đại đầu óc bị phân tán thường xuyên do rất
nhiều thứ xung quanh. Phân tán tư tưởng ngăn cản chúng ta trong học tập,
làm giảm khả năng phát triển bản thân.

Giáo sư Mihaly Csikszentmihalyi, nguyên trưởng khoa tâm lý học, Đại học
Chicago (Mỹ) khẳng định: “Mất năng lực kiểm soát năng lượng tâm lý cản trở ta
cảm nhận sự sung sướng đích thực, cảm nhận hạnh phúc đích thực”.
Vì vậy, năng lực tập trung đầu óc ngày nay có ý nghĩa lớn lao hơn bao giờ hết.
Có thể định nghĩa đơn giản về sự tập trung đầu óc như sau: tập trung đầu óc là
năng lực tập trung sự chú ý vào chính công việc đang làm. Đó có thể là đọc sách,
nghe nhạc, rửa bát, chuyện trò hay giải quyết vấn đề chuyên môn, nghề nghiệp. Có
một thực tế không thể phủ nhận là hiện nay phần lớn chúng ta không biết tập trung
đầu óc. Thậm chí khả năng tập trung sự chú ý vào những việc bình thường nhất
cũng được coi là một cố gắng lớn lao. Cho nên lấy lại sự tập trung chú ý khi có cái
gì làm chúng ta phân tán tư tưởng và lập tức trở lại tập trung như trước đó cũng
được coi là một năng lực. Sự tập trung đầu óc là thành phần quan trọng cấu thành
trí tuệ của chúng ta, bởi nếu không có nó thì sự phát triển bản thân mỗi con người
rất khó có thể được thực hiện. Sự tập trung chú ý có thể diễn ra trong khoảng vài
giây đến vài chục giây đồng hồ, nhưng sau thời gian nghỉ, nó chỉ có thể được trở
lại nhờ ý chí mạnh mẽ của mỗi người.


Về tầm quan trọng đặc biệt của khả năng tập trung đầu óc, cả các giáo sư tâm lý
học cũng như các bậc thầy về yoga và triết học Phật giáo đã đề cập nhiều. Giáo sự
đại học Chicago Mihaly Csikszentmihalyi mà chúng ta vừa nhắc tên trên kia đã bỏ
ra trên dưới 20 năm để nghiên cứu điều “suốt đời ám ảnh” ông – như một số người
khẳng định – là những tác nhân ảnh hưởng đến hạnh phúc con người. Các công
trình nghiên cứu đã chứng minh rằng cái làm cho mỗi trải nghiệm trở nên thoải
mái, dễ chịu là trạng thái tập trung đầu óc thật sâu, đến mức bản thân con người
hoàn toàn chìm đắm trong công việc đang làm. Trạng thái này cũng có tên gọi là
“chìm đắm” – bởi một người, khi ở trong trạng thái này sẽ làm việc hết sức mình,
bản thân anh ta chính là cái anh đang làm, anh ta mất hết cảm giác về tự thức.
Chúng ta hãy hình dung một nhà phẫu thuật tim mạch trong một ca mổ phức tạp
hay một vận động viên leo núi đang trên đường chinh phục một ngọn núi cao – sự
tập trng đầu óc cao độ là điều kiện dẫn tới thành công trong những công việc họ
đang thực hiện. Khi mọi hoạt động kết thúc, đó cũng là lúc ý thức trở lại trong đầu
óc họ. Sau những lần như thế, con người ta trở nên mạnh mẽ hơn, giàu có hơn về
những trải nghiệm và những năng lực mới.
Điều khiển bản thân bằng sự thận trọng và tập trung chú ý vào những mục tiêu
nhất định cũng có thể coi là một kiểu đầu tư về tâm lý. Sự chú ý được tập trung
vào cái gì, điều này đang trở thành nội dung của cuộc đời ta. Như vậy chúng ta có
cái để mà phấn đầu vươn lên. Chúng ta hãy hình dung một cuộc gặp gỡ bạn bè.
Một người quan tâm đến việc thiết lập các mối quan hệ, cho nên tỏ ra cởi mở,
mạnh dạn, cố gắng làm quen với những người mới, người khác lại giữ kẽ, tìm cho
mình sự an toàn tuyệt đối, luôn phải cân nhắc trước sau xem mình có phù hợp với
nhóm người này không, so với ai mình tỏ ra trội hơn, so với ai mình chưa được
bằng, người bạn đời có thể phản bội mình để chạy theo ai trong số đó, ai mình có
thể yên tâm. Chúng ta dễ dàng nhận ra ai trong số những người có mặt tại cuộc
gặp gỡ đó đã có sự đầu tư tốt nhất về năng lượng tâm lý, một sự đầu tư mang lại
những thành công lớn lao trong cuộc sống.
Điều kiện khá quan trọng tạo ra năng lượng tâm lý là sự ngăn nắp trong bộ óc của
chúng ta. Nhưng để sự chú ý nhằm vào hướng nào cho phù hợp và hiệu quả thì cần

phải xác định rõ ràng xem những mục tiêu cơ bản nhất đối với chúng ta là cái gì.
Cột mốc chỉ đường quan trọng nhất ở đây là những nhu cầu mang tính tổng hợp
trong cuộc đời mỗi con người. Mong muốn đáp ứng các thứ nhu cầu sẽ là động lực
thúc đẩy chúng ta hành động. Vì vậy cần phải giữ mối liên hệ chặt chẽ với các nhu
cầu tối cần thiết và không đồng nhất chúng với các chiến lược, chiến thuật, nghĩa
là với các phương thức cụ thể để đáp ứng nhu cầu. Nhằm phục vụ cuộc sống của
mình, tất cả chúng ta đều cần không khí, cần ăn uống, nghỉ ngơi, cần sự gần gũi,
an toàn, song cách thức đáp ứng những nhu cầu này lại rất khác nhau. Tập trung
đầu óc đối với chúng ta không phải lúc nào cũng là điều dễ dàng. Có người không
tập trung chú ý được ngay cả khi ngồi nghe buổi hòa nhạc mà mình chờ đợi từ rất
lâu và người biểu diễn là một nghệ sĩ mình ngưỡng mộ… Mỗi người chúng ta có
sự nhạy cảm khác nhau đối với những tác động khác nhau. Sự khác nhau này chủ
yếu có xuất phát điểm từ cấu tạo tâm lý của mỗi người và từ việc chúng ta nhận
thức như thế nào về ý nghĩa của các tác động khác nhau đó. Chẳng hạn như khi
chúng ta để tâm nhiều hơn đến cuộc trò chuyện với người thứ hai thật sự toàn tâm
toàn ý với điều đang làm thì rõ ràng chúng ta ít quan tâm đến những điều đang
diễn ra xung quanh. Nhu cầu của chúng ta càng lớn bao nhiêu thì chúng ta càng
tập trung đầu óc bấy nhiêu vào việc đáp ứng nhu cầu đó. Trong nhịp sống khẩn
trương hàng ngày như hiện nay, thật khó nhận dạng một cách nhanh chóng và
chính xác các loại nhu cầu, khó trả lời hàng loạt câu hỏi do chính mình nêu ra, cái
gì là cơ bản ở đây, hay tại nơi nào khác. Khi chúng ta không giữ mối liên hệ với
các nhu cầu của bản thân, chúng ta có thể cảm thấy chán nản. Đó là tín hiệu cho
thấy chúng ta không làm cái chúng ta muốn, không làm cái chúng ta thật sự muốn.

×