Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

8 bí quyết của người thương lượng lương cừ khôi ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (182.98 KB, 4 trang )

8 bí quyết của người thương lượng
lương cừ khôi

Thương lượng lương rất cần sự khéo léo và một chút “kỹ xảo”. Martin Yate,
tác giả của quyển sách bán rất chạy “Knock ‘em Dead” nói: “Khi đến giai
đoạn thương lượng lương, nhiều ứng viên lại không chuẩn bị trước”??

Vì vậy để đạt được mức lương mơ ước, hãy chắc chắn là bạn đã hiểu rõ nghệ thuật
thương lượng để chuẩn bị thật tốt cho giai đoạn quan trọng này.

1. Tìm hiểu, tìm hiểu và tìm hiểu
Tìm hiểu mức lương. Rất nhiều ứng viên đã trúng tuyển nhưng không biết mức
lương như vậy có thích đáng hay không. Theo Yate, biết được mức lương thực tế
cho vị trí bạn đang ứng tuyển đóng vai trò rất quan trọng. Bạn có thể biết được
điều này bằng cách tham khảo thông tin từ thị trường lao động, từ những người có
công việc giống bạn, hay từ những người quen làm việc trong công ty bạn ứng
tuyển. Một cách dễ hơn là bạn có thể tìm hiểu mức lương trung bình dành cho vị
trí ứng tuyển thông qua các thông báo tuyển dụng của một số công ty đăng trên
các website việc làm. Tuy nhiên bạn cũng cần phải trung thực và khách quan trong
việc đánh giá khả năng thật sự của mình để đề nghị với NTD mức lương phù hợp
với bạn nhất.
2. Kế hoạch “3 con số”
Để trở thành người thương lượng lương cừ khôi, bạn hãy nhớ nguyên tắc vàng là
chuẩn bị thật kỹ kế hoạch cho buổi thảo luận. Yate khuyên: “Trước bất kì buổi
phỏng vấn nào, bạn cũng cần lên kế hoạch ‘3 con số’. Con số đầu tiên thể hiện
mức lương thấp nhất, là con số có thể đáp ứng nhu cầu tối thiểu cho cuộc sống của
bạn, ví dụ như thức ăn và nhà ở. Con số thứ hai là mức lương hợp lý bạn có thể
kiếm được dựa trên kinh nghiệm và trình độ của bạn. Con số thứ ba là mức lương
‘trong mơ’, vượt xa mức lương mong đợi của bạn. Hãy ‘quên’ con số thứ nhất đi,
vì điều đó rất riêng tư và không nên đem ra thảo luận. Lấy con số thứ hai và thứ ba
làm cơ sở để thảo luận với NTD về mức lương mơ ước của bạn.”


3. Đừng là người đầu tiên nói về chuyện lương bổng
Yate khuyên “Nếu bạn là người đầu tiên trong buổi phỏng vấn nói về lương bổng
trước thì buổi phỏng vấn sẽ rất khó diễn ra theo ý bạn muốn. Nếu NTD không ‘đả
động’ gì về lương bổng, bạn có thể ngầm hiểu là bạn chưa thuyết phục họ được
rằng bạn là ứng viên lý tưởng. Nghệ thuật ở đây là làm sao để NTD nhận ra rằng
bạn là ứng viên sáng giá nhất. Hãy cho NTD thấy bạn có thể giúp họ tiết kiệm tiền
bạc hoặc tạo ra lợi nhuận như thế nào, và bạn sẽ cống hiến hết mình cho công ty ra
sao ”
4. Thà đừng nêu ra câu hỏi nào còn hơn là…
Đừng bao giờ kết thúc buổi phỏng vấn bằng một câu hỏi về lương bổng. Hầu hết
các NTD đều kết thúc buổi phỏng vấn của họ bằng cách hỏi bạn còn câu hỏi nào
nữa không. “Điều tệ nhất bạn có thể làm là đưa ra một câu hỏi về lương. Điều đó
cho thấy bạn không còn gì để nói về bản thân hoặc trình độ chuyên môn của mình
nữa,” Yate cảnh báo.
5. Đơn giản là sự thật
Trong bài viết trước, bạn biết rằng nên trì hoãn việc thảo luận lương bổng cho đến
khi bạn biết chắc 90% là mình được tuyển. Nếu NTD gặng hỏi bạn mong muốn
mức lương bao nhiêu, bạn đừng nêu ra con số ngay lập tức và cũng đừng phóng
đại. Yate khuyên ”Ứng viên nên nói rằng họ cần hiểu thêm về công việc trước khi
thảo luận về vấn đề lương bổng. Hãy nêu ra vài câu hỏi với NTD để hiểu rõ hơn về
yêu cầu công việc.”
6. Làm NTD “toát mồ hôi”
Nên “quảng bá” cơ hội đầu quân của bạn với công ty khác là lời khuyên của Yate
“Nếu bạn nhận được lời mời đi làm từ công ty khác, hãy biết cách khéo léo sử
dụng điều này.” Đó chính là vũ khí để bạn ”cân não” NTD. Tuy nhiên, chỉ thực
hiện kế hoạch này nếu bạn cảm thấy NTD thực sự cần bạn. Hãy nói với NTD là
bạn thật sự muốn đầu quân cho họ, nhưng vừa mới nhận được lời mời đi làm từ
công ty X. Đó là cách “thúc” NTD quyết định tuyển bạn ngay để không bỏ mất
nhân tài.
7. Biết “kiềm chế”

Đừng đồng ý ngay với mức lương NTD đưa ra đầu tiên. Các công ty thường định
sẵn ngân sách tuyển dụng cho vị trí họ cần tuyển, đi từ mức thấp nhất đến mức cao
nhất. Vì vậy, trừ phi mức lương NTD đưa ra vượt xa mức lương mơ ước của bạn,
hãy tìm cách thương lượng thêm nếu có thể.

8. Đừng vội từ chối cơ hội chỉ vì mức lương
Bạn làm gì nếu bạn thật sự yêu thích công việc nhưng mức lương NTD đưa ra quá
thấp? Yate khuyên: “Đừng từ chối vội. Hãy yêu cầu NTD cho bạn vài ngày để suy
nghĩ. Đó là cách bạn ‘xi-nhan’ để NTD biết là bạn rất quan tâm đến vị trí đó. Sau
đó bạn hãy gọi điện cho NTD để xem họ có thể nâng mức lương hay không trước
khi bạn đưa ra câu trả lời cuối cùng.”

×