Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Những rắc rối tài chính của dân văn phòng doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (121.86 KB, 4 trang )

Những rắc rối tài chính của dân
văn phòng

Với nghề nghiệp có chức vụ ổn định, chế độ đãi ngộ tốt, là yếu tố hấp dẫn cho
nghề làm việc tại văn phòng. Nhưng ít người biết rằng, đôi khi cũng gặp phải
khá nhiều khó khăn trong quá trình quản lý tài chính của chính mình.
1. Tiêu dùng không hợp lý:
Điều này đồng nghĩa với việc gia đình bạn đang chi tiêu quá nhiều, có khả năng
dẫn đến không đủ vốn đầu tư vào các nguồn thu khác và khó gia tăng tài sản một
cách hiệu quả.

Kiến nghị: Thông thường các khoản chi tiêu chỉ nên chiếm 50% thu nhập. Bạn nên
phân chia các khoản tiêu hàng tháng thành ba phần khác nhau: khoản chi cơ bản,
khoản chi bắt buộc hàng tháng, khoản chi phát sinh và hình thành thói quen ghi
chép lại các khoản tiêu hàng ngày.

2. Chưa đảm bảo cuộc sống hàng ngày.
Hiện nay có rất nhiều bạn trẻ không ý thức được tầm quan trọng lợi nhuận của bảo
hiểm đem lại cho cuộc sống gia đình, họ thường bỏ qua đầu tư bảo hiểm hoặc đầu
tư với số vốn ít ỏi.

Kiến nghị: Việc mua bảo hiểm của mỗi thành viên trong gia đình dựa vào nhu cầu
và tình hình riêng của từng người, không phải đầu tư với số vốn lớn thì lợi ích
càng nhiều, tránh việc trùng lặp đầu tư một cách lãng phí và gây áp lực chi tiêu
trong gia đình.

3. Tài chính tự do.
Điều này có nghĩa là cho dù bạn không đi làm nhưng vẫn có thu nhập từ nguồn
vốn đầu tư vào các lĩnh vực khác để đảm bảo cuộc sống hàng ngày.

Kiến nghị: Quản lý nguồn tài chính tự do với nhân viên công sở là tương đối khó


khăn, bởi chỉ người có nguồn vốn đầu tư hùng hậu phong phú và kiến thức chuyên
nghiệp mới có thể thực hiện được nguồn tài chính tự do.

4. Tỉ lệ đầu tư không hài hòa.
Trong tình huống thông thường, tỉ lệ đầu tư của nhân viên công sở tương đối thấp
và không phải mỗi người đều có thể đạt được trình độ sức khỏe, kiến thức, thời
gian thực hiện đầu tư, và cả trường hợp không mong muốn tham gia đầu tư.

Kiến nghị: Với người trên 25 tuổi nên duy trì đầu tư trên 50% vào các ngành như:
cổ phiếu, quỹ đầu tư, chứng khoán, đồ cổ, bất động sản…Điều này có nghĩa là trên
50% nguồn thu của họ đến từ các ngành đầu tư trên, nếu như vậy họ đã thực hiện
được nguồn tài chính trong sạch và mạnh mẽ của mình một cách hiệu quả, đạt đến
ranh giới của tài chính tự do lí tưởng.

5. Kết cấu thu nhập không linh hoạt.
Nếu cơ cấu thu nhập quá đơn điệu đặc biệt khi mức độ tiền lương chiếm phần đa
thì khi nguồn thu nhập này bị cắt ngang, rất có thể gia đình bạn do không có
nguồn thu nhập chính sẽ rơi vào khủng khoảng.

Kiến nghị: Bạn hãy thử thông qua nhiều nguồn khác nhau để tăng cường nguồn
thu nhập cho mình để phòng ngừa trong những tình huống mạo hiểm.

6. Tình hình nợ nần bất bình thường.
Cho thấy tỉ lệ nợ của gia đình quá cao, vượt qua khả năng chịu đựng và tài chính
luôn trong tình trạng bất ổn định. Trong trường hợp này, nếu bạn muốn vay tiền
mua nhà hoặc xe thì đây sẽ là vấn đề lớn. Khi tỉ lệ nợ quá cao sẽ dẫn đến tiền lãi
hàng tháng tăng cao ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn chi của gia đình; nếu nghiêm
trọng có thể khiến tài chính ra đình rơi vào trạng thái khủng khoảng nghiệm trọng,
gây ra áp lực lớn thậm chí nguồn thu và nơ tương đồng.


Kiến nghị: Bạn có thể thông qua hình thức trở nợ toàn bộ hoặc một phần khoản
vay để hạ thấp gánh nặng do tiền lãi mang lại.

7. Sở hữu bất động sản không rõ ràng.
Phần lớn nhà ở của dân văn phòng trong tài sản chung chiếm một tỉ lệ khá cao, khi
cơ cấu tài sản mất cân bằng, ví dụ như nhà bị mất giá rất có thể bạn sẽ phải đối
mặt với sự thâm hụt tài chính.

Kến nghị: Nhà ở là tài sản cố định, nếu tỉ lệ bất động sản quá cao sẻ ảnh hưởng
đến tính lưu động trong vốn tài sản của gia đình và gây bất lợi cho việc tăng giá trị
tài sản.


×