Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Chưa có tiêu chuẩn về nhiên liệu sinh học doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (131.48 KB, 8 trang )


Chưa có tiêu chu
ẩn về
nhiên liệu sinh học



Việt Nam hiện chưa
có tiêu chuẩn về
nhiên liệu sinh học.
Hiện đang còn chờ
chủ trương, chính
sách của Nhà nước
về phát triển nhiên
liệu sinh học.
Ông Hồ
Xuân Thiên
bên mặt
hàng
biodiesel
chế biến từ
mỡ cá basa.



Ngày 23/8, tức 2 tuần sau khi giá
xăng tăng 12.000 đ/lít, m
ột hội thảo
về nhiên liệu sinh học đã được tổ
chức tại TP.HCM. Hội thảo quy tụ
khoảng 100 doanh nghiệp, nhà


khoa học trong cả nước.

Cùng tham dự Hội thảo, còn có đại
diện Bộ Khoa học-công nghệ và
một số cơ quan liên quan.

Theo PGS-TS Hồ Sơn Lâm,
Nghiên cứu viên cao cấp Viện
Khoa học Vật liệu Ứng dụng, một
trong những thành viên Ban Tổ
chức Hội thảo, cuộc Hội thảo này
nhằm mục đích tập hợp ý kiến từ
giới khoa học, doanh nghiệp v
à các
cơ quan chức năng nhằm kiến nghị
với Nhà nước sớm có chủ trương,
chính sách cụ thể trong cả nước về
phát triển nhiên liệu sinh học trong
bối cảnh giá xăng dầu bất ổn.

Thật ra, theo tài liệu công bố tại
Hội thảo, từ tháng 8/2004, một Đề
án phát triển và sử dụng nhiên liệu
sinh học ở Việt Nam đã được trình
Chính phủ.

Theo các chuyên gia năng lượng,
nếu không phát hiện các nguồn
năng lượng mới để cân đối cung
cầu năng lượng thì tỷ lệ phụ thuộc

năng lượng vào nước ngoài lên đến
28,2% vào năm 2020. Riêng về
diesel, đến năm 2020 vẫn sẽ tiếp
tục nhập khẩu ở nước ngoài ở mức
khoảng 4-5 triệu tấn/năm.

Đề án đã đặt mục tiêu pha chế thử
nghiệm, đánh giá kỹ thuật, kinh tế
và môi trường để trước năm 2010,
sử dụng thử xăng /diesel pha 10%
cồn ở một vài đô thị đông dân với
số lượng 300.000-400.000 t
ấn/năm.
Đồng thời, xây dựng quy định chất
lượng và các chính sách ưu đãi đầu
tư về phát triển nhiên liệu sinh học.

Tuy v
ậy, theo PGS Phan Minh Tân,
Giám đốc Sở Khoa học-Công nghệ
(KH-CN) TP.HCM, hiện chưa có
“kịch bản” và “phân vai” cho câu
chuyện phát triển nhiên liệu sinh
học ở Việt Nam. Hay, nói cách
khác, Nhà nước chưa có lộ trình
cũng như quy định phân công cụ
thể các bộ, ngành trong phát triển
nhiên liệu sinh học theo một chính
sách chung, thống nhất.


Một đại diện Bộ KH-CN có mặt tại
Hội thảo, cho biết, ông đã báo cáo
với lãnh đạo Bộ KH-CN giao
TP.HCM chủ trì dự án thí điểm
nghiên cứu và phát triển nhiên liệu
sinh học ở TP.HCM. Trong đó, sẽ
đặt mục tiêu cụ thể từ 2010-2015,
TP.HCM sẽ sử dụng bao nhiêu
phần trăm xăng pha cồn và
biodiesl. Dự án này sẽ sử dụng vốn
của Trung ương, TP và vốn doanh
nghiệp. Sở dĩ giao TP.HCM chủ trì
là do TP năng động và cơ sở hạ
tầng tốt.

Trong khi đó, ông Hồ Xuân Thiên,
Giám đốc Công ty cổ phần Xuất
nhập khẩu thuỷ sản An Giang
(Agfish) cho biết, hiện đã có nhiều
nhà máy ở miền Tây Nam Bộ hoặc
tự xây dựng hoặc liên kết để chế
biến mỡ cá basa thành biodiesel.

Vào năm tới (2007), công suất chế
biến cá basa ở miền Tây Nam Bộ
sẽ vào khoảng 700.000 tấn cá, tức
là sẽ có khoảng 100.000 tấn mỡ cá
basa để làm nguyên liệu chế biến
thành d
ầu biodiesel để sử dụng thay

thế diesel. Một doanh nghiệp khác
ở Cần Thơ cũng cho biết, đã đầu tư
15 tỷ đồng để xây dựng một nhà
máy chế biến mỡ cá basa thành
biodiesel với công suất 10 triệu lít
dầu/năm. Dự kiến, 3 tháng tới, nhà
máy này sẽ đi vào hoạt động.

Tuy nhiên, theo ông Bùi Văn
Quyền (Văn phòng Đại diện Bộ
KH-CN ở phía Nam), hiện nước ta
chưa xây dựng bộ tiêu chuẩn cho
nhiên liệu sinh học cũng như các
khung pháp lý cần thiết khác. Từ
đó, các doanh nghiệp nghiên cứu

đưa vào kinh doanh các loại nhiên
liệu sinh học có thể sẽ còn gặp
nhiều khó khăn do vướng mắc từ
cơ chế, chính sách.

×