Vì sao nhiên liệu sinh học chưa được quan tâm ở nước ta?
PGS-TS Đỗ Huy Định - ủy viên Hội đồng quản trị Công
ty APP, thành viên Hội đồng Chính sách Khoa học và
Công nghệ (KH&CN) Quốc gia là một nhà khoa học rất
say sưa, tâm huyết và đã có nhiều nghiên cứu về nhiên
liệu sinh học (NLSH) trên thế giới và tại Việt Nam.
Tháng 6.2004, ông đã đề xuất với Chính phủ Đề án phát
triển NLSH tại Việt Nam. NLSH - vấn đề đang được
quan tâm hiện nay trên thế giới nhưng vì sao chưa được
quan tâm đúng mức ở nước ta và những chính sách, tháo
gỡ cần thiết để phát triển nguồn năng lượng sạch này là nội dung mà ông muốn chuyển
tải tới bạn đọc.
An ninh năng lượng và biến đổi khí hậu - mối lo của toàn cầu
Các hội nghị quốc tế hay khu vực trong thời gian qua đã đề cập rất nhiều đến vấn đề an
ninh năng lượng. Việc đảm bảo nguồn năng lượng dài hạn thay thế năng lượng hoá thạch
ngày càng trở nên cấp thiết, nhất là khi dầu mỏ đang cạn dần và trở nên đắt đỏ. Sự gia
tăng dân số, tăng trưởng kinh tế, gia tăng năng lượng phục vụ đời sống ngày một cao kéo
theo nhu cầu về năng lượng ngày càng tăng, dẫn đến tình trạng môi trường tự nhiên ngày
một xấu đi. Hiện tượng khí hậu toàn cầu đang nóng dần lên là một trong những thách
thức lớn nhất của toàn nhân loại trong thế kỷ này. Trên thế giới, gần 2 tỷ người nghèo ở
các nước đang phát triển chưa được tiếp cận với năng lượng hiện đại. Tất cả những điều
này chỉ có thể đạt được khi sử dụng năng lượng tái tạo. Nhiều chuyên gia kinh tế - môi
trường có chung nhận xét: Mẫu hình vận hành phát triển kinh tế - xã hội chủ yếu dựa vào
năng lượng hoá thạch là mẫu hình phát triển không bền vững. Do vậy, nhiều quốc gia đã
có chính sách kết hợp sử dụng tiết kiệm và hiệu quả các dạng năng lượng hiện có, với
chính sách sử dụng năng lượng thân thiện môi trường. Tại hội nghị quốc tế do APEC tổ
chức tại Vancouver (Canada) ngày 27-29.4.2005, quyết định sử dụng NLSH để thay thế
xăng dầu khoáng trong ngành giao thông đã được nhiều hãng ôtô chấp nhận.
Thế giới quan tâm phát triển NLSH
Hiện nay có khoảng 50 nước ở khắp các châu lục khai thác và sử dụng NLSH ở các mức
độ khác nhau. NLSH được hiểu là nhiên liệu tái tạo (Renewable Fuel) được sản xuất từ
nguyên liệu sinh học - sinh khối. NLSH dùng làm nhiêu liệu cho ngành giao thông bao
gồm: Dầu thực vật sạch, ethanol, diesel sinh học, dimetyl ether (DME), ethyl tertiary
butyl ether (ETBE) và các sản phẩm từ chúng. Năm 2006, toàn thế giới đã sản xuất
khoảng 50 tỷ lít ethanol (75% dùng làm nhiên liệu) so với năm 2003 là 38 tỷ lít, dự kiến
năm 2012 là khoảng 80 tỷ lít; năm 2005 sản xuất 4 triệu tấn diesel sinh học (B100), năm
2010 sẽ tăng lên khoảng trên 20 triệu tấn.
Brasil là quốc gia đầu tiên sử dụng ethanol làm nhiên liệu ở quy mô công nghiệp từ năm
1970. Tất cả các loại xăng ở quốc gia này đều pha khoảng 25% ethanol (E25), mỗi năm
tiết kiệm được trên 2 tỷ USD do không phải nhập dầu mỏ. Hiện tại, ở nước này có 3 triệu
ôtô sử dụng hoàn toàn ethanol và trên 17 triệu ôtô sử dụng E25. Thành công này bắt
nguồn từ chương trình Proalcool của Chính phủ được thực thi từ năm 1975, chương trình
này đã trở thành mẫu hình cho nhiều quốc gia khác tham khảo.
Mỹ hiện là quốc gia sản xuất ethanol lớn nhất thế giới (năm 2006 đạt gần 19 tỷ lít, trong
đó 15 tỷ lít dùng làm nhiên liệu - chiếm khoảng 3% thị trường xăng). Năm 2012 sẽ cung
cấp trên 28 tỷ lít ethanol và diesel sinh học, chiếm 3,5% lượng xăng dầu sử dụng. Để
khuyến khích sử dụng nhiêu liệu sạch, Chính phủ đã thực hiện việc giảm thuế 0,50
USD/gallon ethanol và 1 USD /gallon diesel sinh học, hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ sản
xuất NLSH. Người đứng đầu Nhà trắng đã tuyên bố sẽ đưa nước Mỹ thoát khỏi sự phụ
thuộc dầu mỏ từ nước ngoài, bằng cách đầu tư lớn cho R &D để tạo công nghệ mới sản
xuất năng lượng sạch và NLSH.
Trung Quốc mỗi ngày sử dụng 2,4-2, 5 triệu thùng dầu mỷ, trong số đó có tới 50% phải
nhập khẩu. Để đối phó với sự thiếu hụt năng lượng, một mặt Trung Quốc đầu tư lớn ra
ngoài lãnh thổ để khai thác dầu mỏ, mặt khác tập trung khai thác, sử dụng năng lượng tái
tạo, đầu tư để nhiều cơ sở khoa học nghiên cứu về NLSH. Đầu năm 2003, xăng E10
(10% ethanol và 90% xăng) đã chính thức được sử dụng ở 5 thành phố lớn và sắp tới sẽ
mở rộng thêm tại 9 tỉnh đông dân cư khác. Dự kiến, ethanol nhiêu liệu sẽ tăng trên 2 tỷ lít
vào năm 2010, khoảng 10 tỷ lít vào năm 2020 (năm 2005 là 1, 2 tỷ lít). Cuối năm 2005,
nhà máy sản xuất ethanol nhiên liệu công suất 600.000 tấn /năm (lớn nhất thế giới) đã đi
vào hoạt động tại Cát Lâm. Tháng 6.2006, Quốc hội Trung Quốc đã thông qua Chiến
lược phát triển kinh tế - xã hội, công nghiệp hoá thân thiện môi trường.
ấn Độ hiện tiêu thụ khoảng 2 triệu thùng dầu mỏ /ngày nhưng có tới 70% phải nhập khẩu.
Chính phủ đã có kế hoạch đầu tư 4 tỷ USD cho phát triển nhiên liệu tái tạo, mỗi năm sản
xuất khoảng 3 tỷ lít ethanol. Từ tháng 1.2003, 9 bang và 4 tiểu vùng đã sử dụng xăng E5,
thời gian tới sẽ sử dụng ở các bang còn lại, sau đó sử dụng trong cả nước. Để phát triển
diesel sinh học dùng cho giao thông công cộng, Chính phủ có kế hoạch trồng các cây có
dầu, đặc biệt là dự án trồng 13 triệu hécta cây Jatropha curcas /physic nut (cây cọc rào,
cây dầu mè) để năm 2010 thay thế khoảng 10% diesel dầu mỏ.
Từ năm 1985, Thái Lan đã huy động hàng chục cơ quan khoa học đầu ngành để thực thi
dự án Hoàng gia phát triển công nghệ hiệu quả sản xuất ethanol và diesel sinh học từ dầu
cọ. Năm 2001, nước này đã thành lập ủy ban ethanol nhiên liệu quốc gia (NEC) do Bộ
trưởng Công nghiệp phụ trách để điều hành chương trình phát triển NLSH. Năm 2003, đã
có hàng chục trạm phân phối xăng E10 ở Băngcốc và vùng phụ cận. Chính phủ khẳng
định E10 và B10 sẽ được sử dụng trong cả nước vào đầu thập kỷ tới.
ủy ban dầu cọ Malaixia (MPOB) cho biết, từ nay đến năm 2015 sẽ có 5 nhà máy sản xuất
diesel sinh học từ dầu cọ, với tổng công suất gần 1 triệu tấn để sử dụng trong nước và
xuất khẩu sang EU. Inđônêxia phấn đấu đến năm 2015 sẽ sử dụng B5 đại trà trong cả
nước. Ngoài dầu cọ, sẽ đầu tư trồng 10 triệu ha cây J.Curcas lấy dầu làm diesel sinh học.
Mêhicô có chiến lược phát triển cây dầu cọ và J.Curcas để cung cấp diesel sinh học dùng
cho vận tải công cộng ở thủ đô và vùng nông thôn. Côlômbia đã ban hành đạo luật bắt
buộc các đô thị trên 500 ngàn dân phải sử dụng E10. Achentina đã phê duyệt Luật NLSH
(tháng 4.2006) quy định năm 2010 các nhà máy lọc dầu pha 5% ethanol và 5% diesel
sinh học trong xăng dầu để bán trên thị trường. Costa Rica, Philipin... đều có lộ trình sử
dụng diesel sinh học từ dầu cọ, dầu dừa. Các quốc gia thuộc châu âu đều có chương trình
NLSH như: Đức, Anh, Pháp, Tây Ban Nha, Italia, Hà Lan, Thụy Điển, Bồ Đào Nha,
Thụy Sĩ, áo, Bungari, Ba Lan, Hungari, Ucraina, Belarus, Nga, Slôvakia... Ngay tại Lào
cũng đang xây dựng nhà máy sản xuất diesel sinh học ở ngoại ô thủ đô Viên Chăn. Một
số nước châu Phi như Gana, Tanjania... cũng đang tiếp cận đến NLSH.
Những lợi ích khi sử dụng NLSH
Tham gia cân đối nhiên liệu, giảm lượng xăng dầu nhập ngoại bằng nguồn nhiên liệu
cung cấp trong nước, cải thiện cán cân thương mại.
Sử dụng NLSH sẽ giảm thiểu ô nhiễm và khí nhà kính
Hiện nay, hàng năm toàn thế giới phát thải khoảng 25 tỷ tấn khí độc hại và khí nhà kính.
Nồng độ khí CO2, loại khí nhà kính chủ yếu, tăng trên 30% so với thời kỳ tiền công
nghiệp (từ 280 ppm tăng lên 360 ppm), nhiệt độ trái đất tăng 0,2-0, 40C. Nếu không có
giải pháp tích cực, nồng độ khí nhà kính có thể tăng đến 400 ppm vào năm 2050 và 500
ppm vào cuối thế kỷ XXI, nhiệt độ trái đất nóng thêm 2-40C, gây ra hậu quả khôn lường
về môi trường sống. Sử dụng NLSH so với xăng dầu khoáng giảm được 70% khí CO2 và
30% khí độc hại, do NLSH chứa một lượng cực nhỏ lưu huỳnh, chứa 11% oxy, nên cháy
sạch hơn. NLSH phân huỷ sinh học nhanh, ít gây ô nhiễm nguồn nước và đất.
Sử dụng NLSH sẽ góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế nông nghiệp
Ngành kinh tế nông nghiệp ngoài chức năng cung cấp lương thực thực phẩm, nguyên liệu
công nghiệp, giờ đây có thêm chức năng cung cấp năng lượng sạch cho xã hội, đóng góp
vào việc giảm thiểu khí nhà kính và khí độc hại. Đặc biệt, khi phát triển NLSH có thể sử
dụng các giống cây có dầu, chẳng hạn như J. Curcas trồng trên các vùng đất hoang hoá
hoặc đang sử dụng kém hiệu quả, giúp nâng cao hiệu quả sử dụng đất.
Kỹ thuật và kinh tế năng lượng
Sản xuất và sử dụng NLSH đơn giản hơn so với các dạng nhiên liệu hyđrô /pin nhiên
liệu, LPG. Khi sử dụng E20, B20 không cần cải biến động cơ, sử dụng được cho các loại
ôtô hiện có. Cũng không cần thay đổi hệ thống tồn chứa và phân phối hiện có. NLSH và
nhiên liệu khoáng có thể dùng lẫn với nhau được. Công nghệ sản xuất NLSH không phức
tạp, có thể sản xuất ở quy mô nhỏ (hộ gia đình) đến quy mô lớn. Tiêu hao nhiên liệu,
công suất động cơ tương tự như dùng xăng dầu khoáng. Nhiều công trình nghiên cứu về
cân bằng năng lượng đã cho thấy: Từ 1 đơn vị năng lượng dầu mỏ sản xuất được 0, 87
đơn vị năng lượng xăng, hoặc 1, 02 đơn vị năng lượng ETBE, hoặc 2, 05 đơn vị năng
lượng ethanol. Từ 1 đơn vị năng lượng dầu mỏ (dùng để cày bừa, trồng trọt, chăm sóc,
vận chuyển đến chế biến) sẽ tạo ra 1, 2 đơn vị năng lượng NLSH. Nếu kể thêm các sản
phẩm phụ (bã thải, sản phẩm phụ) thì tạo ra 2-3 đơn vị NLSH. Như vậy, cân bằng năng
lượng đầu ra so với đầu vào là dương. Hiện tại, giá NLSH còn cao do sản xuất nhỏ, giá
nguyên liệu cao. Khi sản xuất quy mô lớn với công nghệ mới sẽ giảm giá thành. Nếu
xăng dầu không bù giá thì NLSH có giá thành thấp hơn. Có thể khẳng định, NLSH sẽ
đem đến đa lợi ích.
Tình hình nghiên cứu, đầu tư và những chính sách phát triển NLSH ở Việt Nam
Từ hơn 10 năm qua, đã có một số cơ quan thuộc các ngành giao thông vận tải, công
nghiệp, năng lượng nghiên cứu về NLSH. Một số công ty, viện và trường đại học đã
nghiên cứu thử nghiệm xăng pha ethanol và diesel sinh học. Công ty Mía đường Lam
Sơn (Thanh Hoá), Sài Gòn Petro, Công ty Rượu Bình Tây, Công ty Chí Hùng cũng đã có