Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Kiến thức cha me cần biết - Phần 7 pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (137.21 KB, 8 trang )

Con trai theo mẹ
Nhà chị Tính suốt ngày chỉ có hai mẹ con vào ra vì chồng chị bận đi làm ăn xa, cả
nửa tháng mới về nhà dăm bữa. Vì thế, chị cứ giữ cậu con trai duy nhất của mình
chằng chằng bên cạnh. Chị muốn nó quấn quýt ở bên chị chứ không muốn nó rời
xa mình nửa bước. Dần dà nó "nhiễm" tính mẹ lúc nào không hay. Tính chị vốn
ngăn nắp, kỹ càng nên lúc nào cũng thấy lau với quét, dọn với dẹp. Thằng bé nay
cũng y chang như mẹ: góc học tập của nó trông không giống với góc học tập của
đứa con trai nào: ô nào để sách thì chỉ để sách, ô để vở toàn vở, bút chì một ngăn,
bút mực một ngăn, cái cặp thì luôn luôn đặt đứng dưới chân ghế ngồi, còn cậu bé
thì luôn nghiêm chỉnh trong tư thế của người lớn, không hề thấy nguậy ngọ, loay
hoay xoay qua xoay lại như những cậu bé hiếu động khác.
Con trai mà tính tình sạch sẽ, kỹ càng còn hơn con gái. Cậu chơi đồ chơi cũng nhẹ
nhàng, cẩn thận. Chị Tính có vẻ rất hãnh diện vì cậu con trai còn nhỏ mà đã giúp
đỡ cho mẹ rất nhiều trong công việc nhà.
Chị Hằng cũng có hai cậu con trai, đứa lớp sáu, đứa lớp ba. Thằng anh thì nghịch
ngợm, quậy phá và rất hiếu động, nhưng thằng em thì ngược hẳn lại. Nó hiền lành,
nhút nhát lúc nào cũng lẽo đẽo theo mẹ. Ban đầu, chị không để ý vì nghĩ nó còn bé,
chỉ cần sự bảo bọc che chở của mẹ mà thôi. Thằng bé tỏ ra rất thích làm những
chuyện lặt vặt ở trong nhà, nhất là… làm bếp. Mẹ nó nấu ăn, nó hay hỏi món này
làm như thế nào, cho muối nhiều hay ít, có cho đường hay không, ướp tỏi hay ướp
hành… Mẹ nó ngồi đạp bàn may, nó cũng lân la rờ mó xấp vải, chăm chú xem mẹ
đạp máy thế nào, cắt chỉ ra sao. Mẹ nó mua món gì về, nó cũng hỏi giá cả bao
nhiêu, như vậy là đắt hay rẻ… Con trai mà tiền bạc tính kỹ ra trò, mẹ cho nó tiền
ăn sáng, nó nhịn để dành, lâu lâu lại mang ra đếm xem đã được nhiều chưa.
Nó cũng chẳng bao giờ chơi chung với anh vì anh nó chơi toàn những đồ bắn súng,
bắn cung, đá banh… bạo lực quá, nó có chơi cũng chỉ chơi những trò nhẹ nhàng,
chậm chậm như xếp gạch, hái hoa. Hễ thấy anh bày bừa thì chính nó lên tiếng bắt
anh phải thu dọn, anh nó làm biếng không dọn thì nó đã ra tay, khỏi cần đến mẹ
nhắc nhở! Chị Hằng ban đầu cũng mừng vì có đứa con ngăn nắp như thế cũng đỡ
cực thân, nhưng bây giờ chị lại thấy lo. Hình như nó theo mẹ riết nên tâm tính của
nó cũng có vẻ… giống con gái. Làm gì cũng nhè nhẹ, nói thì thỏ thẻ, tính tình tằn


mằn, tủn mủn. Nếu chị có con gái mà được tính tình như thế thì chị mừng lắm vì
hợp với tính cách của con gái. Đàng này thằng bé lại là con trai, chị sợ cứ cái đà
như thế này thằng bé sẽ trở thành "con gái" mất.





Cả nhà là cô giáo
Ai cũng nói bé Ngọc là chuột sa hũ nếp vì là cháu đích tôn của một đại gia đình
giàu có. Tuy nhiên, cái phúc lớn nhất có lẽ xuất phát từ cách dạy học chữ, học đối
xử của gia đình đối với Ngọc. Tuy thừa điều kiện nhưng nó không đi học thêm mà
cứ theo mô hình gia đình… dạy từ mẫu giáo cho đến nay Ngọc học lớp 5.
Sau giờ học ở trường, mẹ chở Ngọc thẳng qua nhà ngoại để dùng cơm với ngoại,
với cậu dì và các anh em họ choai choai một lứa. Không phải đợi dọn cơm lên rồi
mời ăn mà các bé đều phải nhất tề bưng bê, dọn chén và bới cơm cho mọi người.
Ăn xong, mấy ông nội trợ tí hon lúp xúp rửa chén, mấy cái thau rửa nước một, hai,
ba được xếp theo dãy y như dây chuyền công nghiệp. Ngọc là đứa nhỏ nhất nên
thường xuyên làm bể tô chén mà toàn lựa chén xịn mà bể mới ác chứ. Dù thế
nhưng mẹ vẫn muốn Ngọc tập lao động.
Sau khi được mẹ chở về đại gia đình bên nội, Ngọc chuẩn bị ngồi vào góc học tập.
Bài vở được Ngọc tự làm lấy, rồi mới đến sự kiểm duyệt của người lớn. Những
nhân tài trong nhà đều được trưng dụng để dạy bé Ngọc. Con trai của bác Hai học
trường chuyên Lê Hồng Phong khối A nên phụ trách mảng khoa học tự nhiên, chị
Nhiên làm ở nhà xuất bản nên dạy văn rõ ràng là thuộc sở trường của chị. Giáo sư
ông nội không rành phương pháp sư phạm nhưng tới tiết học của ông nội là Ngọc
rất thích vì ông thường kể chuyện cổ tích, giải nghĩa từ ngữ bằng ví dụ hài hước và
vẽ hình ảnh lên bảng để trực quan sinh động ăn sâu vào trí óc trẻ thơ.
Thầy cô giáo khắt khe nhất mà cũng có công cán nhất chính là ba mẹ của Ngọc.
Hễ đi đâu về nhà, ba mẹ lại kể cho nhau nghe những tình huống khó xử vừa thấy

ngoài xã hội (mà có khi do tự tưởng tượng ra) để xem tài xử trí của con trai.
Không bao giờ ba mẹ cho Ngọc biết nhà mình giàu, mỗi khi mua sắm vật dụng gì,
mẹ Ngọc hay nói: Nhà mình chẳng dư ăn dư để gì, ăn chắc mặc bền mới sống
được. Mua sắm cũng phải tiết kiệm, gì chớ tiết kiệm ai mà chẳng ủng hộ.
Sợ sinh ra trên đống tiền, chuyện Ngọc sớm nhiễm lối sống hưởng thụ, không biết
giá trị của tiền bạc và công sức lao động nên cả đại gia đình nội, ngoại mới bắt tay
vào cuộc uốn nắn măng non như thế. Vào dịp ngày nhà giáo, có người hỏi: lúc ở
nhà… ai cũng là cô giáo, vậy bé Ngọc có tặng quà gì cho ông, bà, cha mẹ, anh chị
kiêm thầy cô không? Ngọc nhe răng cười bí mật: Nhân ngày lễ thầy cô, con định
gửi đến cả nhà món rau muống do con tự lặt, tự rửa muối, tự luộc. Của ít lòng
nhiều mà! Giọng Ngọc nói y chang người lớn. Hình như được sự dạy dỗ phối hợp
của nhiều người, bé càng trưởng thành nhanh hay sao ấy!





Cách cư xử khi trẻ ăn cắp vặt
Nếu không uốn nắn sớm những trẻ có hiện tượng lấy vật dụng của người khác,
chúng sẽ dần dần hình thành thói quen ăn cắp vặt. Bà Lý Thị Mai, Phó giám đốc
Trung tâm tư vấn tâm lý giáo dục TP HCM, cho biết những kinh nghiệm dạy trẻ.
Trẻ có kiểu tư duy riêng, cha mẹ sẽ không bao giờ giáo dục thành công nếu cứ vừa
đánh mắng, vừa nhắc đi nhắc lại cụm từ "đồ ăn cắp" khiến trẻ bị tổn thương.
Vì sao trẻ có tính ăn cắp vặt?
- Do cha mẹ chưa chú ý đầy đủ đến ước muốn của con khiến trẻ cảm thấy thiếu
thốn và thèm những thứ mà bạn bè có, còn mình thì không.
- Do trẻ được nuông chiều, muốn gì được nấy nên coi việc tự lấy vật dụng của
người khác là bình thường.
- Có một số ít trẻ cá biệt, mọi thứ có cả rồi nhưng vẫn thích lấy của người khác.
Dẫu công việc có bộn bề nhưng các bậc phụ huynh nên sắp xếp dành thời gian để

lắng nghe nguyện vọng và cố gắng đáp ứng những nhu cầu chính đáng của con cái.
Trong trường hợp trẻ tự ý lấy vật dụng của người khác thì cha mẹ nên nhẹ nhàng
phân tích, sau đó đưa trẻ đến gặp người bị mất đồ để trả lại và xin lỗi. Phải tìm cho
được động cơ phía sau những hành vi của trẻ rồi cùng hợp tác khắc phục sai sót,
đó là việc nên làm của người lớn. Khi thấy trẻ có sửa đổi thì nên động viên và
khen ngợi.
Điều quan trọng là ngay trong gia đình, cha mẹ phải thường xuyên chỉ dạy cho con
biết vật dụng nào là của trẻ, vật dụng nào là của người khác, đồ nào có thể dùng
chung… Sẽ thật không công bằng và thiếu sức thuyết phục khi cha mẹ chưa dạy
cho con mà lại bắt lỗi chúng.
Cách cư xử với trẻ 5-6 tuổi
Bạn đừng nên thất vọng khi thấy con mình nhút nhát, ngại tiếp xúc với mọi người
hay nó quá bạo dạn, thích bịa chuyện. Lúc 5-6 tuổi, trẻ chưa ý thức được việc
mình làm. Một vài lời khuyên của các chuyên gia giáo dục dưới đây sẽ giúp bạn
dạy con hiệu quả hơn.
Đối với trẻ nhút nhát, thích hướng nội
Ngay khi con vào lớp 1, hãy nói với cô giáo về tính cách con bạn để cô có biện
pháp giúp đỡ, làm cho trẻ không bị lu mờ bởi những học sinh mạnh dạn khác.
Muốn hỏi bất cứ một điều gì, bạn đừng nên nôn nóng, tra hỏi dồn dập. Làm vậy,
trẻ sẽ lúng túng và im lặng. Hãy tôn trọng sự chậm chạp của con và đừng ngắt lời
khi nó nói.
Bạn đừng hỏi con về một ngày đã qua. Những câu hỏi kiểu như: hôm nay con chơi
trò gì, cô giáo dặn phải làm thế nào khiến nó chẳng thấy hứng thú. Muốn con trả
lời, trước hết bạn hãy kể cho nó về một ngày đã qua. Lâu lâu, bạn dừng lại, trẻ sẽ
nói chen vào.
Cha mẹ nên tôn trọng các mối quan hệ xã hội của con. Trẻ hướng nội thường ít
bạn, vì thế nếu được yêu cầu mời bạn bè đến dự sinh nhật, có thể trẻ chỉ mời 2
người. Lúc ấy, cách tốt nhất là bạn nên thu xếp cho trẻ và bạn thân của nó tham dự
những hoạt động mà chúng yêu thích, bỏ qua những buổi tiệc đông khách.
Đối với trẻ mạnh dạn, sống hướng ngoại

Trẻ có tính cách này bao giờ cũng nói trước rồi mới suy nghĩ sau. Chúng thích nói
ngay ra những ý tưởng của mình khi vừa mới hình thành. Bởi vậy, nó nói rất nhiều.
Bạn đừng ngắt lời, trẻ sẽ mất đi dòng tư tưởng. Tốt nhất là hãy khuyến khích trẻ
nói tiếp bằng cách lâu lâu lại nhắc “mẹ hiểu” cho đến khi chấm dứt câu chuyện.
Trẻ hướng ngoại có thể hay nói dối, bịa chuyện với bạn bè. Thực ra, nó không cố
gắng lừa gạt ai cả mà chỉ muốn lôi cuốn mọi người vào câu chuyện của mình. Nếu
bạn có mặt lúc trẻ nói dối, hãy nói: “Con đúng là giàu trí tưởng tượng.” Câu nói
này sẽ làm người khác hiểu rằng lời tuyên bố của trẻ là không có thật, bản thân trẻ
cũng không bị xấu hổ. Khi chỉ còn hai mẹ con, hãy nói với trẻ về tầm quan trọng
của tính trung thực.
Mỗi tính cách đều có điểm mạnh, yếu riêng. Cha mẹ đừng nên buồn khi thấy trẻ
hướng nội mà không hướng ngoại. Dù mang tính cách nào, con bạn đều có thể
thành công và hạnh phúc trong cuộc sống.


×