Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Chuẩn bị thức ăn khi xa nhà docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (128.16 KB, 6 trang )

Chuẩn bị thức ăn khi xa nhà
Khi bé xa nhà và cần mang theo đồ ăn, bạn nên cho bé đem theo những thứ
có chất bổ dưỡng như:
-Những thứ có chứa nhiều chất vôi: sữa, da-ua (yogurt), phô-ma (cheese), đậu hủ
-Những thứ có chứa nhiều chất sắt: thịt bò, thịt gà, thịt heo, trứng và các loại đậu
-Những thứ có chứa nhiều tinh bột: bánh mì, cơm và mì
-Trái cây và rau xanh đủ loại
-Nước uống: sữa tươi, sữa đậu nành có thêm chất vôi và nước trái cây pha loãng
Và nên tránh những loại thức ăn như:
-Thức ăn ngọt: bánh ngọt, kẹo, mật ong và mứt
-Thức ăn chứa nhiều dầu mỡ: khoai tây chiên dòn
-Những thứ dễ làm bé bị nghẹn: bắp rang và đậu hột hoặc trái cây quá lớn
Cách tránh không để đồ ăn bị nhiễm độc
-Khi gói đồ ăn, bạn nên gói riêng từng món một
-Luôn giữ thức ăn trong thùng ướp lạnh hoặc tủ lạnh
Chứng hiếu động ở trẻ em
Có em nhỏ, trong giờ lên lớp luôn tay luôn chân, mắt láo lác nhìn hết chỗ này đến
chỗ khác, không chú ý lắng nghe thầy cô giảng bài, sách vở lung tung, chữ viết
nguệch ngoạc, hò hét ầm ĩ, hết giờ học lao bổ ra ngoài chạy nhảy lung tung. Các
nhà khoa học cho rằng những em đó mắc chứng hiếu động, không làm chủ được
mình cũng giống hiện tượng chảy nước mũi khi cảm cúm, bản thân rất khó điều
khiển.
Theo các chuyên gia, chứng hiếu động do năng lực tự kiềm chế của các em này
quá yếu dẫn tới hiện tượng chú ý không tập trung hoặc không thể tâp trung lâu dài
vào đối tượng, thể hiện mắt láo lác nhìn ngang ngửa, vò đầu bứt tai, bụng dạ để
đâu đâu.
Cũng do năng lực tự kiềm chế về mặt cảm xúc yếu nên tình cảm thay đổi thất
thường, dễ nổi xung, gặp chuyện gì không vừa ý là cáu gắt, bực tức, khóc cười vô
lối. Tuy nhiên, các chuyên gia cho hay não của những em mắc chứng hiếu động
không bị tổn thương, trình độ trí lực bình thường, thậm chí một số còn vượt trên
trình độ chung. Tuy vậy, những biểu hiện trên làm thành tích học tập của các em


không khá.
Tới giờ, các nhà bác học chưa rõ nguyên nhân và cơ chế gây bệnh của chứng hiếu
động ở học sinh. Các công trình nghiên cứu cũng chỉ ra rằng nguyên nhân gây
bệnh của chứng hiếu động chí ít do di truyền, hoạt động của đường dẫn truyền
thần kinh trung ương lệch lạc, do thùy trán phát triển chậm, do tác dụng ức chế
của vỏ não có sai sót, đồng thời do não bị tổn thương nhẹ Ngoài ra, những nhân
tố hoàn cảnh bên ngoài như cha mẹ bất hòa, không khí gia đình nặng nề, bài vở bù
đầu, thầy cô nghiêm khắc cũng như một số sự việc rủi ro dồn dập Tất cả lệch lạc
về mặt sinh lý cũng như cảnh ngộ éo le trên có thể dẫn trẻ tới chứng hiếu động.
Muốn chữa chứng hiếu động, phải xuất phát từ nhiều mặt không những phải uốn
nắn những lệch lạc về thể chất, mà còn phải điều hòa mối quan hệ gia đình, nhà
trường, xã hội, tăng cường giáo dục và huấn luyện hành vi Phải tìm nguyên nhân
để phụ huynh, thầy thuốc, thầy giáo, bạn bè và người bệnh hiểu biết, tin cậy lẫn
nhau, cùng nhau hỗ trợ, hợp tác. Thầy cô, cha mẹ cần hết sức quan tâm, yêu
thương, chăm sóc, kiên trì giúp đỡ các em, tuyệt đối không dùng các biện pháp
giáo dục phê bình, chỉ trích giản đơn, thô bạo, thiếu tế nhị, lại càng không dùng lối
cưỡng chế, răn đe, dọa nạt, độc đoán, không bình đẳng mới đạt được hiệu quả
chữa trị mong muốn và triệt để.
Chứng hiếu động phải được chữa trị nhanh và sớm, nếu không chẳng những lãng
phí những năm tháng quý giá của các em mà còn cản trở sự hình thành nhân cách
lành mạnh của các em vì những hành vi và cảm xúc của các em mắc chứng hiếu
động bị dồn nén sẽ làm các em bị dằn vặt và thất bại trong học tập cũng như cuộc
sống. Như vậy, lòng tự trọng, tính tự tin còn non nớt của các em sẽ bị vùi dập. Kết
quả làm xuất hiện những cảm xúc tiêu cực, phẩm hạnh ngang bướng, khó bảo khác
như làm lệch lạc hình tượng bản thân, thiếu tự tin, xuất hiện tính tự ti, nhu nhược,
để lại ấn tượng xấu, những vết hoen trong cuộc đời các em.

Chuyện ăn mặc của con cái
Một buổi tối, đang đứng hóng mát trước cửa nhà, tôi trông thấy bé Na, con chị
Hồng hàng xóm mở cửa dắt chiếc xe đạp đi ra đầu ngõ. Chuyện sẽ chẳng có gì

đáng để ý nếu như bé Na không mặc bộ đầm ngắn cũn cỡn, hở hang hồn nhiên
chạy vèo qua đám con trai trong xóm đang túm tụm tán gẫu. Con bé vừa đi khỏi,
lũ con trai bỗng dưng chuyển đề tài, hướng mắt nhìn theo rồi bắt đầu chỉ trỏ bình
phẩm cái "mục tiêu di động" ở phía trước rồi cười hô hố với nhau có vẻ khoái trá
lắm. Chờ cho con bé đi về, tôi chặn nó lại lên tiếng trách:
- Sao con gái lớn rồi (dù cháu mới học lớp bảy) mà không biết giữ gìn ý tứ gì hết.
Mỗi khi bước ra đường, dù xa, dù gần cũng phải thay bộ đồ mặc ở nhà ra chứ, ai
lại hở hang thế kia coi sao được?
Con bé phân trần:
- Con đang ngồi học bài thì mẹ bảo con chạy ra tiệm mua đồ. Con thấy cũng gần
nên "làm biếng" thay đồ. Với lại, trời tối rồi nên chắc không có ai để ý.
Tôi mắng át:
- Không ai để ý cũng không được ăn mặc kiểu ấy ra đường, nhất là con lại là con
gái nữa. Con tuy chưa trưởng thành nhưng đã có dáng thiếu nữ rồi. Con có biết đồ
ngủ mặc ở đâu không? Ở trong phòng ngủ thôi, nghe chưa?
Nó như biết lỗi, lí nhí đáp:
- Dạ biết.
Nhiều em nhỏ trong lứa tuổi chưa lớn nhưng không còn bé thường vẫn vô tình
hoặc ngây thơ không hề để ý đến việc ăn mặc khi đi ra ngoài, cứ sao cho tiện thì
thôi. Thế là đồ bộ nhăn nhúm, hay quần lửng áo ba lỗ, thậm chí không hề có các
"nội y" che chắn bớt cứ hồn nhiên giữa phố mà không hề bị cha mẹ nhắc nhở,
chỉ bảo cho. Ngay cả khi ở trong nhà, việc ăn mặc cũng cần phải cẩn thận, ý tứ,
nhất là khi gia đình ấy có con trai, con gái là anh chị em của nhau và chỉ hơn kém
nhau vài tuổi. Anh thì lúc nào cũng quần đùi, cởi trần, em thì áo sát nách, quần
lửng Cứ thế mà ăn ngủ, chơi đùa chung một cách thản nhiên, hời hợt. Rồi bất
chợt đến một lúc nào đấy, chúng sẽ cảm thấy tò mò kích thích xen lẫn với sự ngạc
nhiên về người khác phái với mình, và chắc chắn sẽ không tránh được những ý
nghĩ không lành mạnh với nhau.
Ngay cả khi chúng còn bé chưa ý thức gì về phái tính, các bậc cha mẹ cũng cần
cẩn thận nhiều, cụ thể là về cách ăn mặc. Đừng có ý nghĩ "trong nhà mặc sao cũng

được" và càng không nên nghĩ chúng còn ngây thơ chưa biết gì vì từ "ngây thơ"
đến "người lớn" khoảng cách đâu có xa.


×