Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Dạy bé có thói quen lễ phép pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (130.45 KB, 6 trang )

Dạy bé có thói quen lễ phép
Một lần, đang đi bộ dọc đường, một cậu bé vô tình đá quả bóng trúng người tôi,
làm dơ hết bộ quần áo. Cậu bé chạy tới nhặt quả bóng ngay dưới chân tôi rồi vội
vàng bỏ đi, không một lời xin lỗi. Lần khác, gần 12 giờ đêm, chuông điện thoại
reng. Đầu dây bên kia một giọng nói rất con nít: “Trang hả, mai ghé nhà cô chủ
nhiệm với mình nhé!” Tôi nhẹ nhàng: “Hình như cháu lộn số.” Bên kia cúp máy,
không một lời cảm ơn hay một câu xin lỗi… Và còn nhiều, nhiều lắm những tình
huống không biết phải trách ai, các em hay người lớn. Chợt nghĩ, việc dạy lễ nghĩa
cho con cái đang bị các bậc cha mẹ lãng quên? Hay có nhiều cha mẹ phó trắng
mọi việc cho nhà trường… Để rồi các em, một thế hệ lớn lên không biết mình phải
có thái độ như thế nào cho đúng mực với người trên, không ý thức được mình phải
lễ phép như thế nào với cha mẹ, thầy cô, tỏ lòng kính trọng người lớn tuổi… Dạy
lễ nghĩa cho con cái là rất cần thiết, nhưng dạy bằng cách nào?
Theo thạc sĩ tâm lý Hoàng Thị Thu Hà thì trước hết về mặt nhận thức, các bậc cha
mẹ phải nhận thức và khắc sâu: trẻ con không phải là người lớn, nghĩa là các em
còn non nớt và thiếu kinh nghiệm trong mọi vấn đề của đời sống xã hội: từ nhận
thức, tình cảm đến các mối quan hệ xã hội. Vì vậy, cha mẹ phải giúp đỡ, chỉ bảo
cho các em từng ly từng tí. Ai cũng biết từ một đứa trẻ chuyển sang một người
trưởng thành là cả một quá trình đầy gian nan và thử thách, đòi hỏi người trẻ phải
vượt qua. Đó là một quá trình trẻ học tập. Lĩnh hội kinh nghiệm xã hội - lịch sử
biến thành vốn hiểu biết, vốn sống của bản thân. Trong quá trình đó trẻ cần sự chỉ
dạy của cha mẹ. Như vậy để trẻ có thói quen lễ phép và nên người, cha mẹ đóng
góp một vai trò quan trọng: dạy dỗ, uốn nắn cho các em từng ly từng tí.
Thói quen là một cách sống hay một hoạt động được lặp đi lặp lại lâu ngày, khó
thay đổi. Và bao gồm cả những thói quen tốt cũng như thói quen xấu. Để hình
thành hay phá vỡ một thói quen không dễ, cần phải có thời gian, sự hướng dẫn của
cha mẹ và sự tập luyện của bản thân các em.
Hiểu được như thế thì cha mẹ mới có thái độ đúng đắn khi tập thói quen cho con
cái. Muốn tạo cho con có những thói quen tốt thì cha mẹ phải tin con, để con tiếp
xúc với mọi công việc, mọi sự kiện vừa sức. Ngày nay hầu hết các bậc cha mẹ
không tin vào con mình. Hay nói cách khác, chúng ta không dám tin con cái. Cha


mẹ luôn thương yêu con cái và nghĩ con mình còn non nớt, bé bỏng, nhỏ dại để rồi
không dám cho con làm bất cứ việc gì. Như thế chỉ tạo cho trẻ có thói quen ỷ lại,
đây chính là sự sai lầm nguy hại đầu tiên. Cha mẹ hãy mạnh dạn tin tưởng con cái
nhưng phải quan tâm theo dõi thường xuyên để uốn nắn kịp thời những thói quen
chưa tốt. Vì không tin con nên nhiều cha mẹ giáo dục bằng cách áp đặt, cứ bắt con
phải làm thế này mà không được làm thế kia và không hề có một sự giải thích nào
cho con trẻ. Như thế sẽ không hiệu quả, bởi con trẻ sẽ có cảm giác mình không
được tôn trọng, không được bình đẳng. Như đã nói, để có một thói quen cần phải
có thời gian, vì thế cha mẹ phải dùng nhiều biện pháp để tạo cho con trẻ có thói
quen tốt. Có khi chúng ta với vai trò là một người cha (mẹ) nhắc nhở con, nhưng
cũng có khi trong vai trò là một người bạn. Và hơn hết là người lớn phải kiên
quyết khi nhắc nhở trẻ. Chỉ cần chúng ta thỏa hiệp, nhu nhược một lần, trẻ sẽ lờn
ngay.
Dạy trẻ hình thành thói quen lễ phép hay một thói quen tốt cần có những biện pháp
cụ thể, phù hợp với từng độ tuổi, từng hoàn cảnh sống và từng tâm lý đặc trưng
của mỗi trẻ. Nhưng việc xây dựng cho trẻ một thời gian biểu là không thể thiếu.
Cha mẹ phải đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện của các em. Bên cạnh đó, phải có sự
thống nhất việc dạy giữa cha, mẹ và các thành viên trong gia đình (nhất là những
gia đình có nhiều thế hệ). Đừng bao giờ để trẻ chứng kiến cảnh: “Dạy con như thế
mà cũng dạy” hay “Con tôi tôi dạy, con ai người ấy dạy”… Đặc biệt là phải tìm
hiểu nhóm bạn của con, hướng dẫn con chọn bạn tốt để chơi. tuổi mới lớn chịu
ảnh hưởng của bạn bè rất lớn. Và hơn hết là sự gương mẫu của cha mẹ. Một đứa
trẻ sẽ không có thói quen gọn gàng khi người cha bạ đâu vứt đó… Những việc làm
của cha mẹ luôn ăn sâu, thấm vào đầu của con trẻ. Nó ảnh hưởng một cách tự phát
và cực kỳ quan trọng.
Hình thành thói quen lễ phép là hình thành một khía cạnh nhỏ trong việc hình
thành nhân cách của con người. Những thói quen sẽ hình thành nên nhân cách và
ảnh hưởng đến tính khí của một người sau này. Nên việc dạy lễ nghĩa cho con cái
vô cùng quan trọng, cần thiết hơn cả việc dạy chữ cho con.


Dạy bé đối phó với nguy hiểm
Bất cứ lúc nào, trẻ cũng có thể gặp nguy hiểm. Tuy nhiên, các ông bố, bà mẹ đừng
khiến bé thêm sợ hãi vì sự lo lắng của mình. Điều cần thiết lúc này là hãy dạy cho
trẻ cách nhận biết, đối đầu và phản ứng lanh lẹ khi rơi vào những tình huống thiếu
an toàn.
Khi gặp người lạ, bé phải ứng xử ra sao?
Bé chỉ có thể nói giờ hoặc chỉ đường nếu họ có hỏi. Tuyệt đối không được cho
người lạ biết những thông tin cá nhân như: tên, điện thoại hoặc địa chỉ nhà
Khi đứng với người không hề quen biết, bé phải giữ khoảng cách an toàn, tối thiểu
là 2 m.
Khi ở ngoài đường?
Bạn nên dạy bé chỉ đi trong những phần đường dành cho người đi bộ. Trước khi
băng qua đường, bé phải quan sát thật kỹ.
Nếu bị ngã bị thương hoặc cảm thấy đang bị theo dõi, bé nên tìm sự giúp đỡ ở
ai?
Hay chỉ cách bé liên hệ với cảnh sát, hoặc bất cứ ai trên đường.
Khi bố mẹ vắng nhà bé cần phải làm gì?
Gặp sự cố, bé hãy gõ cửa hoặc bấm chuông nhà hàng xóm. Đó là cách nhanh nhất
để ứng phó.
Ngoài ra, bạn nên giúp trẻ nhớ những số điện thoại cần thiết như: đội cứu hộ, bảo
vệ khu phố hoặc những người thân.
Ở trường, bé cần làm gì khi gặp những tình huống xấu?
Ai là người đáng tin cậy để bé có thế tìm đến khi phải đối mặt với những hành vi
bạo lực trong nhà trường?
Cách tốt nhất, bé nên tìm gặp người có khả năng bảo vệ như: thầy giáo, thầy giám
thị, cô y tá hay bảo mẫu
Chỉ cho bé cách chứng tỏ mình rất tự tin khi ra đường.
Thế nào là phong cách tự tin?
- Lúc bước đi, bé cần giữ thẳng vệ, cánh tay thả lỏng đong đưa tự nhiên theo nhịp
của cơ thể. Bước đi thư thả nhưng dứt khoát. Tránh cho tay vào túi quần, đi quá

nhanh, nhìn khắp nơi một cách lấm lét.
Không nên lơ đễnh, phải tập trung quan sát xung quanh.


Để tự bảo vệ chính mình
Trước hết, bé phải biết la lên. Bé có thế kêu “Không! Không" một cách liên hồi,
dứt khoát và mạnh mẽ. Hoặc tùy vào hoàn cảnh, chúng có thể hét lên: "Cứu tôi
với!", "Cứu với !"
Kèm theo tiếng hét, bé nên có một số động tác như: đưa tay ra trước, ra hiệu
"ngừng lại, đủ rồi ".


×