Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

Đà Nẵng: Bán đảo Sơn Trà đang suy kiệt nước ngầm pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (138.82 KB, 11 trang )



Đà Nẵng: Bán đảo
Sơn Trà đang suy kiệt
nước ngầm


Lượng nước ngầm ở Sơn Trà
đang suy kiệt do việc bảo vệ
môi trường chưa được chú
trọng đúng mức. Và bán đảo
này đang có nguy cơ "biến
mất"!


Các công trình xây dựng đang
khiến nhiều mảng rừng trên
bán đảo Sơn Trà bị "gọt"
trắng, ảnh hưởng tiêu cực đến


Sơn Trà là một đặc ân mà thiên
nhiên đã hào phóng ban tặng cho
Đà Nẵng. Nằm cách trung tâm
TP 10km về phía Đông Bắc, bán
đảo Son Trà giống hình một cây
nấm, đầu nấm là núi Sơn Trà và
thân nấm là bãi cát bồi, lắng
đọng, tạo nên những bãi cá
t vàng
đẹp đẽ, trong lành. Đây còn là


khu bảo tồn thiên nhiên đa dạng
và phong phú, được bảo vệ theo
chế độ rừng cấm quốc gia, nổi
tiếng là nơi có thảm thực vật đặc
sắc với nhiều loại thú rừng quí
hiếm như hươu, nai, khỉ, vượn,
đười ươi, voọc chà vá, gà mặt
đỏ Cảnh vật thiên nhiên nơi
đây rất quyến rũ; dân gian đồn
rằng các vị tiên từ trên trời
thường chọn bãi cát nơi đây để
giáng trần, ca múa, đánh cờ với
nhau nên còn có tên là Tiên Sa.

Với mục đích đưa bán đảo tuyệt
đẹp này phục vụ ngày một nhiều
hơn cho du lịch, chính quyền TP
Đà Nẵng đã tiến hành quy hoạch
lại khu vực này với nhiều khu du
lịch mới đã và đang được xây
dựng như: Bãi Rạng, Bãi Nồm,
Bãi Nam nằm dọc con đường
lớn men theo sườn núi.Tuy
nhiên, nếu không bảo vệ được
nguồn nước ngầm tại đây thì
những dự kiến tốt đẹp này cũng
có nguy cơ bị phá sản trong
tương lai không xa
Theo tính toán của các nhà khoa
học, nếu rừng ở Sơn Trà được

phục hồi và phát triển tốt, mỗi
ngày đêm sẽ cung cấp cho Đà
Nẵng khoảng 3.000m3 nước.
Tuy nhiên các kết quả đo đạc
mới đây cho thấy, lượng nước
ngầm mà Đà Nẵng hiện được
hưởng từ bán đảo Sơn Trà chỉ
dao động ở mức trên
1.200m3/ngày đêm và đang có
nguy cơ tiếp tục giảm. Đây
không chỉ là điều đáng tiếc vì Đà
Nẵng mất đi lượng nước ngọt có
chất lượng tốt, mà sự tồn tại của
bán đảo duy nhất trong cả nước
này cũng sẽ bị ảnh hưởng
nghiêm trọng.

Theo Ban quản lý khu bảo tồn
thiên nhiên Sơn Trà, bán đảo n
ày
ở độ cao trung bình 693m so với
mực nước biển, có độ dốc
khoảng 25 – 300. Đáng lưu ý là
có đến hơn 20 con suối lớn, nhỏ
chia cắt bề mặt. Mặt khác, kết
cấu địa chất ở bán đảo này có
đến gần 70% là đất nâu vàng có
tính liên kết kém, dễ trôi lở và
bạc màu. Do vậy, núi Sơn Trà có
nguy cơ bị xói lở rất lớn, nhất là

sau những cơn mưa vào mùa hạ.

Tuy có đặc điểm tự nhiên như
vậy nhưng một thời gian dài
trư
ớc đây, công tác chăm sóc bảo
vệ môi trường sinh thái của bán
đảo Sơn Trà lại không được chú
trọng đúng mức. Đến thời điểm
năm 1978, rừng Sơn Trà chỉ còn
67% diện tích so với trước năm
1975, do người dân địa phương
vào khai thác củi, gỗ ào ạt. Qua
các cuộc tàn phá như vậy, rất
nhiều cây rễ cọc đã bị đốn hạ, m
à
theo các nhà khoa học thì chính
họ cây này mới đóng vai trò
quyết định trong việc bảo vệ
nguồn nước ngầm trong lòng đ
ất.
Nên rất dễ hiểu lượng nư
ớc ngầm
ở bán đảo Sơn Trà đã sụt giảm
đáng kể.

Rất tiếc, khi phục hồi diện tích
rừng bị tàn phá này, người ta lại
cho trồng chủ yếu nhóm cây có
rễ chùm, hoặc nhóm cây sử dụng

vào việc làm nguyên liệu nh
ư phi
lao, bạch đàn. Vì vậy, dù đã
trồng được đến 225ha rừng
nhưng vẫn không hạn chế nổi
lượng nước ngầm bị suy kiệt dần.


Chưa hết, gần đây Sơn Trà còn
phải "gánh" thêm một tác nhân
gây ảnh hưởng đến nguồn nước
ngầm là tình trạng "xẻ thịt" rừng
ra để "phát triển kinh tế hộ".
Hàng trăm ha rừng đã bị bán đi,
bán lại qua nhiều chủ. Và mỗi
chủ rừng này lại khai thác tuỳ
theo sở thích của riêng mình, nh
ư
trồng cây cảnh, cây ăn quả

Song tác động tiêu cực nhất vẫn
là n
ỗi đe doạ từ việc phát triển du
lịch đang ngày càng ồ ạt ở khu
vực này. Muốn phát triển du lịch
thì phải mở đường, xây nhà Và
thế là rất nhiều vạt rừng bị "gọt"
trắng, phơi ra nh
ững mảng đất đỏ
nham nhở, rồi thay vào đó là

những khối bê tông khô cứng
Chính quyền địa phương luôn đ
ặt
yêu cầu phát triển du lịch ở bán
đảo Sơn Trà phải gắn với bảo vệ
môi trường sinh thái bền vững.
Nhưng xem ra yêu cầu này khó
lòng được đáp ứng khi có hàng
nghìn tỉ đồng đã và s
ẽ tiếp tục đổ
vào đây để xây dựng những
bugalow, khách sạn

Việc phục hồi và phát triển rừng
và nguồn nước ngầm ở Sơn Trà,
cũng có nghĩa bảo vệ cho sự tồn
tại của bán đảo này, đang đòi hỏi
các cấp chính quyền địa phương
vào cuộc ngay với sự góp sức
chặt chẽ của các nhà khoa học,
nhất là những nhà môi trường.
Bởi nếu tình tr
ạng suy kiệt nguồn
nước ngầm vẫn cứ tiếp diễn như
hiện nay thì chẳng bao lâu nữa,
rất nhiều họ cây, rất nhiều loài
động vật quý hiếm tại bán đảo
này sẽ bị "biến mất". Và khi ấy
thì cũng chẳng còn một bán đảo
Sơn Trà theo đúng ngh

ĩa của một
khu bảo tồn thiên nhiên mang
tầm cỡ quốc gia.

×