Hai mươi năm khôi
phục hệ sinh thái rừng
ngập mặn Cần giờ
Công trình khoa
học Khôi phục và
phát triển bền
vững hệ sinh thái
rừng ngập mặn Cần Giờ
(RNMCG) do nhóm các nhà
khoa học: TS Lê Văn Khôi,
KS Nguyễn Đình C
ương, KS
Nguyễn Minh Hải, KS Lê
Thị Liên, TS Viên Ngọc
Nam, KS Nguyễn Đ
ình Quý,
CN Lê Văn Sinh, CN Đoàn
Văn Thu, ThS Lê Đức Tuấn
thực hiện, đã được trao giải
thưởng cao quý - Giải
thưởng Hồ Chí Minh về
khoa học và công nghệ năm
2005. Công trình được tiến
hành từ tháng 5.1978 đến
tháng 1.2000 trên vùng đất
bị nhiễm chất độc hoá học
và chịu đựng bom đạn nặng
nề trong suốt hai cuộc chiến
tranh chống Pháp và chống
M
ỹ. Trong thời gian 22 năm,
hệ sinh thái RNMCG cơ b
ản
đã được hồi phục và được
UNESCO công nhận là Khu
dự trữ sinh quyển của thế
giới. Đây cũng là khu rừng
trồng đầu tiên trên thế giới
được công nhận là Khu dự
trữ sinh quyển.
RNMCG nằm ở phía Đông
Nam thành phố Hồ Chí Minh
(TPHCM), còn gọi là Rừng
Sác. Đây là một quần thể gồm
các loài động, thực vật rừng
trên cạn và thủy sinh, được
hình thành trên vùng châu thổ
rộng lớn của các cửa sông:
Đồng Nai, Sài Gòn và Vàm
Cỏ Đông, Vàm Cỏ Tây. Vùng
đất phù sa ẩm thấp này có
diện tích tự nhiên 71.361 ha,
chịu ảnh hưởng của chế độ
bán nhật triều với hệ thống
sông rạch chằng chịt, chia cắt
thành nhiều đảo nhỏ. Dân cư
Cần Giờ thưa th
ớt, với khoảng
63.000 người, sống chủ yếu
bằng nghề đánh bắt và nuôi
trồng thủy sản.
Bối cảnh khôi phục
RNMCG
Từ hàng ngàn năm xưa,
RNMCG được che phủ dày
trên diện tích hơn 40.000 ha.
Các lo
ại cây rừng chịu mặn, lợ
có chiều cao trung bình trên
20 m, đường kính 25-
40 cm là
nguồn cung cấp chất đốt và g
ỗ
gia dụng quan trọng cho th
ành
phố Sài Gòn xưa kia. Các loại
chim, thú rừng quý hiếm, các
loài cua biển, tôm cá, nghêu
sò nước lợ khá dồi dào, cung
ứng hầu hết cho các tỉnh miền
Đông Nam Bộ.
Trong các thời kỳ chiến tranh
chống Pháp, Mỹ, Rừng Sác
nằm trên con đường giao
thông huyết mạch, là cửa ngõ
đư
ờng thủy yết hầu của thủ đô
Sài Gòn (chính quyền cũ).
Nhân dân và bộ đội đặc công
Rừng Sác anh hùng là nỗi
kinh hoàng của bọn xâm lược
(nhiều lần đốt cháy kho xăng
Nhà Bè, đánh phá các kho
bom đạn, các tàu thuyền của
giặc). Bọn xâm lược rút ra kết
luận: còn Rừng Sác thì Sài
Gòn không ổn định, tồn tại.
Cho nên với phương tiện
chi
ến tranh hiện đại, Mỹ quyết
tâm "lột da" Rừng Sác. Từ
năm 1964 đến 1970, Mỹ đã r
ải
liên tục xuống khu rừng này
1.017.515 gallons (tương
đương 4.619.518 lít) ch
ất khai
quang trong đó có 62,2% là
hợp chất màu da cam. Mất
rừng, đất trở nên hoang trống,
cằn cỗi, sông rạch bị xói mòn
nghiêm trọng, nhiều vùng đã
trở thành sa mạc mặn.
Sau ngày đất nước hoàn toàn
giải phóng, các nhà sinh thái
học người Mỹ như Pleifer,
Wasting sau khi xem tận mắt
khu Rừng Sác bị tàn phá đã
phát biểu: phải cần khoảng
100 năm để khôi phục hệ sinh
thái Cần Giờ. Nếu đúng như
vậy thì việc khôi phục
RNMCG sẽ hết sức khó khăn,
phức tạp và kéo dài nhiều
năm.
Trước tình hình này, Thành
ủy
và UBND TPHCM đã quyết
định phải khôi phục ngay
RNMCG trong thời gian ngắn
nhất, với chất lượng tốt nhất
theo hướng: khôi phục lại hệ
sinh thái RNMCG v
ới các loại
cây, con vốn có trước đây,
phù hợp với yêu cầu sinh thái
của chúng, rừng được phục
hồi sẽ tạo ra môi trường, cảnh
quan hài hoà, góp phần cải
thiện khí hậu cho thành phố.
Nhiệm vụ này đặt ra cho các
nhà khoa học, các nhà quản lý
và nhân dân thành phố phải
sớm nghiên cứu các giải pháp
về kỹ thuật và quản lý có hiệu
qu
ả cao nhất, tiết kiệm nhất để
phủ xanh toàn bộ diện tích
RNMCG trong vòng 20 đến
30 năm. Từ đó, ngay trong
năm đầu tiên (1978), TPHCM
đã tiến hành trồng rừng ngay
cho kịp thời vụ trong điều
kiện cực kỳ khó khăn, thiếu
thốn mọi bề (lương thực, thực
phẩm, nư
ớc uống, thuốc men).
Điều kiện ăn ở, đi lại cho h
àng
ngàn lao động nội thành ra
làm việc trên vùng đất bùn
lầy, sông nước này cũng là
một thách thức không nhỏ.
Nguồn giống để trồng rừng
không có ở thành phố mà ph
ải
thu mua, vận chuyển trên
6.000 tấn giống từ C
à Mau, xa
trên 500 km, nhưng yêu cầu
phải bảo quản tốt, vận chuyển
nhanh (không quá 10 ngày) và
phải đưa ngay đến nơi trồng.
Với sự quyết tâm và sáng tạo,
sau hơn 20 năm phấn đấu liên
tục (1978-1998) thành phố đã
trồng và khoanh nuôi tái sinh
tự nhiên được trên 30.000 ha
rừng. RNMCG đã được phủ
xanh, bảo vệ tốt và phát triển
đa dạng sinh học bền vững.
Những thành quả của công
trình
Khôi ph
ục màu xanh RNMCG
RNMCG được khôi phục
nhanh, trên diện tích lớn và là
kết quả tổng hợp của việc ứng
dụng các giải pháp sáng tạo v
à
khoa học trong tổ chức thi
công, cũng như quản lý công
trình. Sau 20 năm, diện tích
các loại cây rừng trồng mới v
à
rừng khoanh nuôi tái sinh tự
nhiên đã gần bằng lúc trước
chiến tranh, với 30.064 ha
(trong đó diện tích rừng trồng
mới - đước đôi, đưng, dà vôi,
gõ biển là 19.082 ha; di
ện tích
rừng khoanh nuôi tái sinh tự
nhiên là 10.982 ha).
Hình thành các quần xã thực
vật, khu hệ động vật rừng
Sau 20 năm trồng lại rừng và
khoanh nuôi tái sinh tự nhiên,
các quần xã thực vật rừng
được hình thành, đặc trưng
cho các đi
ều kiện sinh thái lập
địa của các loại cây rừng:
quần xã mấm trắng - bần
trắng; quần xã đước - mấm
đen; quần xã đước thuần loại -
cây bụi; quần xã đước -
dà vôi
- vẹt dù; quần xã dà vôi - giá -
cốc; quần xã chà là - ráng -
lức - dừa lá. Khu hệ động vật
không xương sống, thủy sinh -
70 loài; khu hệ cá - 137 loài;
khu hệ lưỡng thê bò sát - 9
loài; khu hệ chim - 130 loài;
khu hệ thú - 19 loài. Các khu
hệ động vật rừng ngập mặn
ngày càng sinh sôi, phát triển
đa dạng, góp phần nâng cao
giá trị kinh tế và môi trường
của rừng ngập mặn.
Hiệu quả kinh tế - xã hội
Tổng mức đầu tư đ
ể khôi phục
hệ sinh thái RNMCG sau 20
năm bao gồm chi phí trồng,
chăm sóc và bảo vệ chiếm
khoảng: 10 triệu đồng/ha x
30.064 ha = 300,64 tỷ đồng.
Tổng giá trị kinh tế của hệ
sinh thái r
ừng (bao gồm giá trị
sử dụng trực tiếp, giá trị sử
dụng gián tiếp) được tính ra
bằng tiền (theo IUCN, 1999)
là: 7.863,4 tỷ đồng, hay 558
triệu USD (tỷ giá tháng
11.1999).
Trong tổng giá trị kinh tế của
công trình thì giá trị về tiềm
năng trữ lượng rừng, các loại
th
ủy sản, động vật rừng, giá trị
về du lịch chiếm vị trí quan
trọng nhất. Riêng đối với
ngành thủy sản, sau khi rừng
ngập mặn đư
ợc khôi phục, sản
lư
ợng đánh bắt, nuôi trồng đạt
35.000-40.000 t
ấn/năm, giá trị
400-500 tỉ đồng. Về giá trị du
lịch, hiện đã có 300.000 lượt
người tới nghỉ dưỡng, tham
quan, học tập tại RNMCG
(khu Đầm dơi, Sân chim, Đ
ầm
cá sấu, Đảo khỉ, các lễ hội
Nghênh ông) với số tiền thu
được qua dịch vụ du lịch lên
đến 15-20 tỷ đồng/năm.
Giá trị khoa học và công
nghệ
Giá trị rõ rệt nhất là cải thiện
môi trường sinh thái cảnh
quan cho TPHCM đang ngày
càng xuống cấp trầm trọng.
RNMCG đã trở thành lá phổi
xanh quý giá của thành phố: l
à
một nhà máy kh
ổng lồ hấp thụ
khí cacbonic và cung c
ấp oxy,
được gió mùa Đông Nam từ
biển Đông đưa vào nội thành.
RNMCG n
ằm ở phía Nam các
khu công nghiệp trọng điểm
như Bình Dương, Biên Hòa,
Long Thành và nhất là
TPHCM. Cho nên, nó còn là
khu lọc nước thải quan trọng -
hàng năm có trên 587.000 m3
nước thải được đưa xuống (số
liệu năm 2001).
Giá trị đa dạng sinh học bền
vững của RNMCG cũng được
thể hiện rất rõ: các loại động,
thực vật rừng, thủy sản quý
hiếm đang ngày càng tăng về
số lượng loài và đa dạng về
chủng loại. Hệ sinh thái này
đang đư
ợc quản lý, bảo vệ tốt,
được các nhà khoa h
ọc về sinh
thái môi trường, lâm nghiệp
đánh giá cao.
Hệ sinh thái RNMCG được
khôi phục và phát triển theo
hướng đa dạng, bền vững, đã
đư
ợc các tổ chức quốc tế trong
và ngoài nước, các nhà khoa
học đánh giá cao. Tổ chức
UNESCO sau khi ki
ểm tra các
chỉ tiêu của khu dự trữ sinh
quyển, đã nhất trí công nhận
RNMCG là Khu dự trữ sinh
quyển của thế giới vào ngày
21.10.2000.
Nhiều nhà khoa học trên thế
giới đến RNMCG được phục
hồi sau chiến tranh đã không
khỏi ngạc nhiên và phát biểu:
RNMCG ngày nay không chỉ
là tài sản của nhân dân Việt
Nam mà đã trở thành tài sản
của nhân loại trong mạng lưới
các Khu d
ự trữ sinh quyển của
thế giới. Đó không chỉ là ni
ềm
tự hào, mà còn là trách nhiệm
của TPHCM, của mỗi người
dân phải tiếp tục xây dựng,
phát triển hệ sinh thái
RNMCG ngày càng đa dạng,
bền vững, phong phú và tươi
đẹp hơn.