Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

Hiểm họa sinh thái tiềm ẩn từ nuôi tôm trên cát doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (133.89 KB, 12 trang )



Hiểm họa sinh thái
ti
ềm ẩn từ nuôi tôm
trên cát



L
ần đầu
tiên các
nhà
khoa
học đưa ra những
chứng cứ thuyết
Nuôi tôm
trên cát ở
Ninh
Thuận.

Nuôi tôm
trên cát ở
Ninh
Thuận.

số vùng ven biển miền
Trung do nuôi tôm trên cát.
Thiệt hại mà nó gây ra có
thể lớn hơn rất nhiều so với
người ta tư


ởng, thậm chí lớn
hơn cả lợi nhuận do nuôi
tôm mang lại.

Thông tin này được các nhà
khoa học đưa ra tại hội thảo
"Nuôi tôm trên cát và các vấn
đề môi trường" tổ chức ngày
4/6 tại Quảng Ngãi.

Những năm cuối của thế kỷ
20, Viện Kinh tế và Quy
hoạch Thủy sản và một số hộ
dân ở tỉnh Ninh Thuận đã
thành công trong việc thử
nghiệm nuôi tôm tr
ên cát dùng
nilon làm chất phủ chống
thấm. Chỉ sau chưa đầy hai
năm, đ
ến giữa năm 2002, nuôi
tôm trên cát đã loang ra khắp
miền trung. Theo thống kê c
ủa
Bộ Thủy sản, hiện tại Ninh
Thuận có 200 ha, Quảng Ngãi
có 60 ha, Thừa Thiên - Huế
16ha, Quảng Bình 1 ha và
Quảng Trị 6 ha. Năng suất
bình quân mỗi vụ trung bình

đạt 1,72 tấn/ha tại Bình Định,
3 tấn/ha tại Quảng Trị, thậm
chí 6 tấn/ha tại Ninh Thuận.

Chính các nhà khoa học t
ìm ra
công nghệ này cát thừa nhận
họ không lường hết phong
trào trở nên "nóng" đến thế và
có nguy cơ vượt tầm kiểm
soát. Theo thạc sĩ Nguyễn
Hữu Thọ, Trung tâm nghiên
cứu Thủy sản III, sự khác biệt
lớn nhất với nuôi tôm thông
thường là ở chỗ nuôi tôm trên
cát cần rất nhiều nước, cả
nước biển lẫn nước ngọt. Bởi
thế, dân Ninh Thuận, nơi khởi
nguồn nuôi tôm trên cát,
thường nói: "Nuôi tôm tr
ên cát
thực chất là nuôi nước".

Vụ Khoa học công nghệ, Bộ
Thủy sản tính toán, nhu cầu
nước ngọt cho một ha nuôi
tôm trên cát một vụ là 16.000-
17.000 m3. Nếu thay nước ba
lần trong một vụ, lượng nước
ngọt cần cho mỗi ha lên đến

50.000m3. Nên nhớ nước này
chủ yếu là nư
ớc ngầm. Một số
nơi có các hồ chứa nước ngọt
có thể sử dụng nuôi tôm
nhưng tiền phải trả cao. T
rong
khi đó, nước ngầm coi như
miễn phí do chưa được ai
quản lý. Chính vì thế, ngư
ời ta
đổ sang khoan nước ngầm.

Kh
ảo sát mới nhất cho thấy tại
các vùng nuôi tôm trên cát
hiện nay, chất lượng nước
ngọt tốt song trữ lượng lại rất
hạn chế. Nguồn tích trữ chủ
yếu là nước mưa thấm qua cát
và được giữ lại. Các nhà khoa
học ước tính, nếu đưa vào
nuôi tập trung quy mô 300 ha
thôi và nuôi mỗi năm hai vụ,
nhu cầu nước ngọt đã lên đến
gần 15 triệu m3/năm.

Trong dự án 2.000 ha với 800
ha nuôi tôm trên cát, phần c
òn

lại dành cho d
ịch vụ trại giống
và nhà máy chế biến ở hai
huyện Thạch Hà và Cẩm
Xuyên (Hà Tĩnh), nhu cầu
nước ngọt sẽ là 40 triệu
m3/năm. Lượng nước ấy
tương đương với toàn bộ
lượng nước ngọt cấp cho cả
thủ đô Hà Nội trong ba tháng
với công suất 450.000
m3/ngày. Còn trong dự án lớn
nhất Việt Nam tại hai huyện
Lệ Thủy và Quảng Ninh
(Quảng Bình) với tổng diện
tích 2.800 ha trong đó có
2.000 ha nuôi tôm trên cát, thì
lượng nước ngọt cần là 100
triệu m3/năm, tương đương
với lượng nước cho Hà Nội
trong vòng 7,5 tháng.

Hà Tĩnh và Quảng Bình là hai
địa danh khan hiếm nư
ớc. Các
tỉnh miền trung khác cũng
không khá hơn g
ì. Không nghi
ngờ gì nữa, nuôi tôm trên cát
đang lặng lẽ nuốt chửng hàng

triệu tấn nước, tài nguyên
sống còn cho cuộc sống của
người miền trung. Khai thác
quá mức nước ngọt ở các
vùng cát còn khiến địa tầng
một số nơi sụt lún. Nước
ngầm cạn kiệt gây mất cân
bằng áp lực, tạo điều kiện cho
nước mặn xâm nhập từ biển
vào, gây mặn hóa nước ngọt.

Tại Ninh Thuận, địa phương
tiên phong về nuôi tôm trên
cát, các nhà khoa học đã ghi
nhận được hiện tượng rừng
cây phi lao ven biển chết do
thiếu nước ngọt. Có nơi rừng
phòng hộ bị suy kiệt, gió cát
vùi lấp cả ao nuôi tôm.

Liên quan đến chất thải, với
mật độ 40 con tôm/m3 tại các
hệ thống đầm nuôi tôm trên
cát quy mô lớn, lượng chất
thải lỏng và rắn cần xử lý
hàng năm vượt quá sức tưởng
tượng của những người trong
cuộc. Tính toán sơ bộ của các
nhà khoa học ở Bộ Thủy sản
cho thấy, mỗi ha nuôi tôm tr

ên
cát thải ra gần 8 tấn chất thải
rắn như v
ỏ tôm khi tôm lột vỏ,
thức ăn dư thừa, cùng hàng
nghìn m3 nước thải. Trên một
diện tích 800 ha của cơ sở
nuôi tôm Hà Tĩnh, vùng biển
lân cận phải tiếp nhận chừng
6.400 tấn chất thải rắn trong
một vụ nuôi. Tại liên hợp ở
Quảng Bình, lượng chất thải
rắn trong một vụ đổ ra biển
lên đến 16.000 tấn.

Giáo sư, tiến sĩ Nguyễn Văn
Trương, Viện trưởng Viện
Kinh tế sinh thái, cảnh báo,
"sự xuống cấp về môi trường
tại vùng đất cát rất nhanh
chóng mà ph
ục hồi lại rất khó.
Không chỉ gây ô nhiễm, nó
còn là thảm họa khôn lường
trên vùng địa lý rộng hơn do
vành đai bảo vệ bị phá hủy
ngay từ bờ biển. Do đó, phải
hết sức thận trọng khi tác
động vào vùng đất cát trong
lúc chúng đang

ở trạng thái ổn
định".

×