Tải bản đầy đủ (.doc) (1 trang)

So cuu nguoi dot quy

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (50.56 KB, 1 trang )

Tai biến mạch máu não hay còn gọi là đột quỵ xảy ra khi việc cung cấp máu lên một phần
não bộ đột ngột bị ngưng trệ do nghẽn hoặc vỡ một nhánh động mạch não. Nếu một
nhánh động mạch não bị tắc nghẽn thì gọi là nhồi máu não. Nếu vỡ một nhánh động
mạch não thì gọi là xuất huyết não.
Cao huyết áp là nguyên nhân chính gây nên tình trạng này, chiếm 80% trường hợp.
Những nguyên nhân còn lại là do thiếu máu cục bộ cơ tim, rung nhĩ, suy tim Đặc biệt
tình trạng tai biến mạch máu não rất dễ xảy ra nếu người bệnh có sẵn bệnh lý đái tháo
đường hoặc rối loạn chuyển hóa lipid (tăng mỡ trong máu).
Người bị tai biến mạch máu não sẽ có một hoặc hàng loạt biểu hiện đột ngột như: yếu
nửa người; tê cứng hoặc đau ở mặt, chân, nửa người; nhìn không rõ; không cử động được
chân tay; không nói được hoặc không hiểu người khác nói; đau đầu dữ dội; có lúc thở
nhanh dồn dập, có cơn ngưng thở ngắn; hôn mê Có bệnh nhân không hề có biểu hiện tê
hoặc đau nào mà đột ngột đi vào cơn hôn mê.
Tai biến mạch máu não xảy ra hầu hết ở người già nhưng không loại trừ người trẻ. Đa số
người trẻ tuổi bị tai biến mạch máu não là do vỡ dị dạng mạch máu não, cao huyết áp và
các bệnh lý tim mạch khác.
Khi thấy bệnh nhân có các biểu hiện như trên, nhiều người tưởng lầm bệnh nhân bị trúng
gió và đè ra đánh gió, bắt uống nước chanh. Điều này rất không nên. Do bị xốc tới lui,
uống nước vào nên bệnh nhân dễ bị ói dẫn tới ngạt, làm tăng huyết áp và quan trọng nhất
là làm chậm trễ thời gian đưa bệnh nhân tới bệnh viện. Ngoài ra, nếu bệnh nhân hít vào
phổi những chất đã ói sẽ rất dễ bị viêm phổi hít, gây thêm khó khăn cho quá trình điều trị
sau này.
Đối với người bị tai biến mạch máu não, thời gian là vàng. Xử lý hay nhất là gọi ngay xe
cấp cứu hoặc dùng xe hơi nhà, taxi đưa bệnh nhân đến bệnh viện càng sớm càng tốt. Khi
bệnh nhân phải di chuyển nên để nằm yên trên mặt phẳng, nghiêng mặt sang một bên, nới
bớt quần áo cho thoáng.
Người xung quanh cũng không đưa bệnh nhân đến bệnh viện bằng xe máy vì có trường
hợp bệnh nhân liệt một bên, không thể gác chân lên xe, khi đến bệnh viện chân bệnh
nhân đã bị chấn thương chảy máu.
BS LÝ THỊ THU VÂN
(BV Nguyễn Trãi, TP.HCM)


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×