Tải bản đầy đủ (.pdf) (23 trang)

Giáo trình Cơ sở chăn nuôi - Chương 2 pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (445.34 KB, 23 trang )


31


Chương 2
CÁC PHƯƠNG PHÁP CHỌN GIỐNG
VÀ CHỌN ĐÔI GIAO PHỐI

Chọn giống là một khâu quan trọng của công tác giống. Để chọn được những con
vật tốt cần nắm vững một số kiến thức cơ bản về chọn lọc cùng với các yếu tố ảnh
hưởng tới kết quả chọn lọc. Những biểu hiện về di truyền h
ọc số lượng liên quan tới
chọn giống và các phương pháp ước tính giá trị giống là những nội dung quan trọng
phải nghiên cứu.
2.1. MỘT SỐ KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ CHỌN LỌC.
2.1.1. Hiệu quả chọn lọc và 11 sai chọn lọc
2.1.1 Hiệu quả chọn lọc (còn gọi là đáp ứng chọn lọc) ký hiệu là R: là sự chênh
lệch giá trị kiểu hình trung bình của
đời con sinh ra từ những bố mẹ được chọn lọc so
với giá trị kiểu hình trung bình của toàn bộ thế hệ bố mẹ.
2.1.1.2. Li sai chọn lọc, ký hiệu là S, là sự chênh lệch giữa giá trị kiểu hình trung
bình của bố mẹ được chọn lọc so với giá trị kiểu hình trung bình của toàn bộ thế hệ bố
mẹ.
Ví dụ: Trong một đàn bò sữa có năng suất trung bình 2500kg/chu k
ỳ vắt sữa,
chọn ra những bò cái có năng suất cao nhất, trung bình của chúng đạt 3500kg/ chu kỳ.
Con cái của những bò cái này có năng suất trung bình đạt 2800kg/ chu kỳ.
Tacó:
- Hiệu quả chọn lọc:
R=Trung bình đời con - trung bình toàn bố mẹ.
R = 2800 kg - 2500 kg = 300 kg


- Li sai chọn lọc:
S= trung bình bố mẹ được chọn lọc - trung bình toàn bộ bố mẹ
S = 3500kg - 2500kg = 1000kg
Hiệu quả chọn lọc của một tính trạng nhất
định băng tích giữa hệ số di truyền và
li sai chọn lọc của tính trạng đó:
R= h
2
. S
h
2
: Hệ số di truyền.
Như vậy: hai nhân tố chu yếu ảnh hưởng đến hiệu quả chọn lọc của một tính
trạng là hệ số di truyền của tính trạng và li sai chọn lọc gói với tính trong đó.
2.1.2. Hệ số di truyền

32
Theo nghĩa rộng: hệ số di truyền là tỷ số giữa phương sai di truyền và phương sai
kiểu hình:

Theo nghĩa hẹp: Hệ số di truyền theo nghĩa hẹp được sử dụng rộng rãi hơn, là tỷ
số giữa phương sai di truyền cộng gộp và phương sai kiểu hình:

Hệ số di truyền có giá tri thấp nhất bằng 0 và cao nhất bằng 1 hoặc (0% đến
100%)
Giá trị của hệ số di truyền phụ thuộc vào loại tính trạng, thời gian quần thể động
vật mà ta theo dõi và phương pháp ước tính. Các tính trạng năng suất và chất lượng
sản phẩm ở vật nuôi thường được xếp vào 3 nhóm khác nhau về hệ số di truyền: Các
tính trạng có hệ số di truyền thấ
p (từ 0-0,2) bao gồm các tính trạng thuộc về sức sinh

sản như tỷ lệ đẻ, tỷ lệ nuôi sống, số con đẻ ra trong lứa: sản lượng trứng.
- Các tính trạng có hệ số di truyền trung bình (lừ 0,2-0,4) bao gồm các tính trạng
về tốc độ sinh trưởng, chi phí thức ăn cho 1 kg tăng trọng.
- Các tính trạng có hệ số di truyền cao: (từ 0,4- 1,0) bao gồm các tính trạng thuộc
về phẩm chất sả
n phẩm như khối lượng trứng, tỷ lệ mỡ sữa, tỷ lệ thịt nạc trong thân
thịt…
Hệ số di truyền có ý nghĩa quan trọng trong công tác giống. Đối với những tính
trạng có hệ số di truyền cao. việc chọn những bố mẹ có năng suất cao là biện pháp cải
tiến năng suất ở thế hệ con một cách nhanh chóng và chắc chắn hơn so v
ới các tính
trạng có hệ số di truyền trung bình hoặc thấp. Ngược lại, đối với những tính trạng có
hệ số di truyền thấp thì lai giống sẽ là biện pháp cải tiến năng suất có hiệu quả hơn so
với chọn lọc.










, TL tham khao, P.V. Hai

33
Bảng 2.1. Một số ước tính hệ số di truyền về các tính trạng sản xuất của vật
nuôi (theo Taylo, Bogart 1988)
Tính trạng sản xuất h

2
Tính trạng sản xuất h
2

Bò:
- Khoảng cách giữa 2 lứa đẻ
- Tuổi thành thục về tính cách
- Khối lượng sơ sinh
- Khối lượng cai sữa
- Tăng khối lượng sau cai sữa
- Khối lượng cơ thể trưởng thành

0,10
0,40
0,40
0,30
0,45
0,50
Gà:
- Tuổithành thục về tính
- Sản lượng trứng
- Khối lượng trứng
- Khối lượng cơ thể trưởng
thành
- Tỷ lệ
ấp nở
- Tỷ lệ nuôi sống

0,35
0,25

0,40
0,40

0,10
0,10
Bò sữa:
- Khả năng thụ thai
- Khối lượng sơ sinh
- Sản lượng sữa
- Sản lượng mõ sữa
- Sản lượng prôtit sữa
- Mẫn cảm với bệnh viêm vú
- Khối lượng cơ thể trưởng thành
- Tốc độ tiết sữa
0,05
0,05
0,25
0,25
0,10
0,35
0,30

Lợn:
- Số lứa đẻ ra/ổ
- Khối lượng sơ sinh
- Khối lượng toàn ổ cai sữ
a
- Tăng trọng sau cai sữa
- Độ dày mỡ than thịt
- Diện tích “mắt thịt”

- Tỷ lệ nạc
0,10
0,05
0,15
0,30
0,05
0,45
0,45
2.1.3. Cường độ chọn lọc
Cường độ chọn lọc ký hiệu là i, là tỷ số giữa ly sai chọn lọc và độ lệch tiêu chuẩn
kiểu hình của tính mạng:

Thay S vào công thức tính hiệu quả chọn lọc

Do đó, hiệu quả chọn lọc đối với một tính trạng sẽ phụ thuộc vào hệ số di truyền,
vào cường độ chọn lọc và độ lệch chuẩn kiếu hình của tính trạng đó.
Độ lớn của cường độ chọn lọc phụ thuộc vào quy mô đàn vật nuôi cũng như tỷ lệ
chọn lọc áp dụng cho đàn vật nuôi này. Người ta lập b
ảng tra sẵn, trong đó căn cứ vào
tỷ lệ chọn lọc P để tìm ra được cường độ chọn lọc i.


34
Bảng 2.2. Cường độ chọn lọc phụ thuộc vào tỷ lệ chọn lọc (P)

P i P i P i P i
0.0001 3.960 0.001 3.367 0.01 2.655 0.1 1.755
0.0002 3.790 0.002 3.170 0.02 2.421 0.2 1.400
0.0003 3.687 0.003 3.050 .003 2.268 0.3 1.159
0.0004 3.613 0.004 2.962 0.04 2.154 0.4 0.966

0.0005 3.554 0.005 2.892 0.05 2.063 0.5 0.798
0.0006 3.057 0.006 2.834 0.06 1.985 0.6 0.644
0.0007 3.464 0.007 2.784 0.07 1.918 0.7 0.497
0.0008 3.429 0.008 2.740 0.08 1.858 0.8 0.350
0.0009 3.397 0.009 2.701 0.09 1.804 0.9 0.195

Giả sử, nếu đàn vật nuôi có 1000 con, ta chỉ chọn 10 con làm giống, tỷ lệ chọn
lọc là:
P = 10/1000 = 0,01, tra bảng được cường độ chọn lọc i = 2,655.
Trên thực tế, tỷ lệ chọn lọc con đực khác với con cái do vậy phải tính cường độ
chọn lọc chung:

Mặt khác. nếu việc chọn lọc thay thể giống diễn ra ngay trong đàn vật nuôi theo
sơ đồ sau, sẽ dân tới 4 tỷ lệ chọn lọc khác nhau vì vậy sẽ có 4 cường độ chọn lọc khác
nhau:

P
BB
: Tỷ lệ chọn lọc trong đàn bố đê giữ đời con làm đực giống
P
BM
: Tỷ lệ chọn lọc trong đàn bố đê giữ đời con làm cái giống
P
MB
: Tỷ lệ chọn lọc trong đàn mẹ để giữ đời con làm đực giống
P
MM
: Tỷ lệ chọn lọc trong đàn mẹ trẻ giữ đời con làm cái giống



35
Các tỷ lệ chọn lọc khác nhau gây ra cường độ chọn lọc khác nhau dẫn tới mức
độ đóng góp cho hiệu quả chọn lọc của các phương thức chọn lọc này cũng khác nhau,
trong chọn giống bò sữa, người ta ước tính hiệu quả chọn lọc cho từng phương thức
chọn lọc này đóng góp được như sau:


Như vậy: Chọn lọc đực giống tốt đóng vai trò chủ chốt đối với hiệu quả chọn lọc.
2.1.4. Khoảng cách thế hệ
Từ công thức tính hiệu quả chọn lọc ta thấy thời gian để đạt được hiệu quả chọn
lọc là khoảng thời gian một thế hệ (từ bố mẹ tới thế hệ con cái). Trong thực tế, khoả
ng
cách của mỗi thế hệ dài ngắn phụ thuộc vào loài gia súc, vào chế độ quản lý của từng
đàn gia súc. Vì vậy người ta thường tính hiệu quả chọn lọc trong một đơn vị thời gian
là 1 năm được gọi là liên bộ di truyền.

Trong đó:
∆ G ( Genctic progress) gọi là tiến bộ di truyền.
R là hiệu quả chọn lọc tính trạng.
L là khoảng cách thế hệ đơn vị tính là năm.
Với cách tính này hiệu quả chọn lọc còn được gọi là tiến bộ di truyền hàng năm.
* Tiến bộ di truyền phụ thuộc vào các yếu tố:
- Cường độ chọn lọc i: Cường độ chọn lọc càng nhỏ, li sai chọn lọc càng nhỏ, do
đó hiệu quả chọn lọc thấp và ngược lại.
- Mức độ biến dị: Cùng một áp lực chọn lọc, tính trạng có mức độ biến dị càng
nhỏ, li sai chọn lọc càng nhỏ thì hiệu quả chọn lọc và tiến bộ di truyền càng thấp và
ngược lại.
- Hệ số di truyền hệ: Hệ số di truyền càng nhỏ thì hiệu quả chọn lọc và tiế
n bộ di
truyền càng thấp, hệ số di truyền càng lớn hiệu quả chọn lọc và tiến bộ di truyền càng

cao.
- Khoảng cách thế hệ L: Khoảng cách thế hệ càng nhỏ,tiến bộ di truyền càng cao
và ngược lại.
Mức độ biến dị và hệ số di truyền là những yếu tố thuộc bản chất của tính trạng
khi tác động, nhưng có thể tác động mạnh vào c
ường độ chọn lọc i để tăng nhanh tiến
bộ di truyền.

36
* Muốn có tiến bộ di truyền phải có những điều kiện sau:
- Mục tiêu chọn lọc phải rõ ràng, không trái nhau, không bao gồm quá nhiều tính
trạng.
- Cần xác định giá trị giống của những con đực, cái giống tham gia sinh sản.
- Biết sử dụng những con chỉ được xác định giá trị giống qua hai động tác: chọn
phối cho có hiệu quả, làm thế nào để phổ biến nhanh rộng các tính trạng c
ủa những
con giống đã được xác định giá trị giống trong phạm vi rộng (như thụ tinh nhân tạo,
cấy truyền phôi. tách và nhân phôi ).
- Biết nuôi dưỡng vật nuôi theo giai đoạn tăng trưởng với mức độ lớn nhanh nhất,
tiêu tôn thức ăn ít nhất, hiệu quả dinh dưỡng tốt nhất.
- Biết kết thúc việc tạo ra sản phẩm một cách hợp lý, rút ngắn thời gian và tăng
nhanh tố
c độ.
* Khoảng cách thế hệ là tuổi trung bình của bố mẹ tại thời điểm đời con của
chúng được sinh ra (đơn vị tính là năm)
* Khoảng cách thế hệ đối với con cái phụ thuộc vào các yếu tố:
- Tuổi đẻ lứa đầu: Tuổi để lứa đầu càng sớm khoảng cách thế hệ càng ngắn và
ngược lại.
- Thời gian sử dụng làm giố
ng: chờ, hạn sử dụng càng ngắn thì khoảng cách thế

hệ càng ngắn và ngược lại.
- Khoảng cách giữa hai lứa đẻ: Khoảng cách giữa hai lứa đẻ càng ngắn thì
khoảng cách thế hệ càng ngắn và ngược lại.
* Khoảng cách thế hệ đối với con đực giống phụ thuộc vào các yếu tố:
- Tuổi phối giống lần đầu giống như ở con cái.
- Th
ời hạn sử dụng làm giống: Thời hạn sử dụng làm giống càng ngắn khoảng
cách thế hệ càng ngắn và ngược lại.
- Số gia súc sinh ra hàng năm: Số gia súc sinh ra hàng năm khi con đực còn trẻ
nhiều hơn khi con đực đã già sẽ rút ngắn được khoảng cách thế hệ và ngược lại.
Cũng như đối với cường độ chọn lọc, khoảng cách thế hệ giữa con đự
c và con cái
có thể khác nhau do đó:

Khoảng cách thế hệ của một đàn gia súc sẽ là số trung bình


37
Bảng 2.3. Khoảng cách thê hệ trung bình (năm)
Loài gia súc Con đực Con cái
Bò thịt, sữa 3-4 4,5-6,0
Lợn 1,5-2,0 2,5-3,0
Gia cầm 1,0-1,5 1,0-1,5
Ví dụ: Tính hiệu quả chọn lọc: Một đàn bò thịt được chọn lọc theo tính trạng
khối lượng cơ thể lúc một năm tuổi với hệ số di truyền bằng 0,25; độ lệch tiêu chuẩn
kiểu hình áp bằng 20kg. Lúc một năm tuổi các bò cái có khối lượng trung bình =
175kg và khối lượng trung bình của toàn bộ 100 bò đực là 200 kg. Hãy ước tính khối
lượng một năm tuổi của 10 bò đực giống t
ốt nhất trong đàn.
Ta có S đực = i đực

p
δ
× .
P đực = 10/100 = 0,1 do đó i đực: 1,755 (tra bảng).
S đực = 1,755 x 20 = 35,lkg (So với khối lượng trung bình).
Do vậy, khối lượng trung bình của 10 con bò đực giống tốt nhất là:
200kg + 35,1 kg = 235,1 kg
+ Hiệu quả chọn lọc khi sử dụng 10 bò đực giống này phối với đàn bò cái:
Ta thấy do con cái không được chọn lọc nên i cái = 0

Do vậy, đời con sẽ có khối lượng lúc 1 năm tuổi như sau: Con đực = 200kg + 4,3875 =
204,3875 kg
Con cái = 175 kg + 4,3875 = 179,3875 kg
+ Hiệu quả chọn lọc khi sử dụng 10 bò đực giống tốt nhất này phối giống với 1/2
số bò cái tốt nhất đàn ?
Ta thấy do chọn 1/2 số bò cái tốt nhất nên P = 0,5 i cái = 0,798 ( tra bảng)

(So với khối lượng trung bình)
Do vậy: Đời con sẽ có khối lượng lúc 1 năm tuổi như sau:
Con đực: 200kg + 6,3825=206,3825 kg
Con cái = 1 75 kg + 6.3825 = 18 1.3825 kg
2.2. CHỌN LỌC CÁC TÍNH TRẠNG SỐ LƯỢNG
2.2.1. Khái niệm về giá trị giống
Như trên cho thấy, giá trị kiểu gen về tính trạng nào đó của một con vật bao gồm
giá trị cộng gộp A, các sai lệch trội D và sai lệch tương tác I của các gen chi phối tính
tr
ạng đó.

38
Giá trị cộng gộp do tác động cộng chung lại của nhiều gen, mỗi bên lại có tác

động độc lập gây nên. Bố hoặc mẹ sẽ truyền cho đời con 1/2 các gen này. Do đó bố,
mẹ sẽ truyền cho đời con 1/2 giá trị cộng gộp của chính bản thân mình. Trong khi đó ở
đời con. do có sự khi hợp hai bộ tiên của bố là mẻ nên sè hình thành các tác động trội
và tương tác mới khác với bố hoặc mẹ.
Như v
ậy: Giá trị cộng gộp được truyền lừ thế hệ trước sang thế hệ sau theo
nguyên tắc: Con nhận dược 1/2 của bố và 1/2 của mẹ. Do vậyy người ta còn gọi giá trị
cộng gộp là giá trị giống, ký hiệu là BV (brtcding value).
- Giá trị giống của một cá thể là giá trị kiểu gen tác động cộng gộp mà cá thể đó
đóng góp cho thế hệ sau.
Chúng ta không thể đánh giá trực tiếp đượ
c giá trị giống của con vật bởi vì cho
tới nay cũng như trong một thời gian dài nữa, chúng ta vẫn chưa biết được ảnh hưởng
của rất nhiều tiến đóng góp nên giá trị cộng gộp. Do đó, chúng ta chi có thể ước tính
được giá trị giống, giá trị giống ước tính được ký hiệu là EHV hoặc Â. Phương pháp
duy nhất để ước tính giá trị giống của một vật nuôi về một tính trạ
ng nào đó là dựa vào
giá trị kiểu hình của một tính trạng này ở chính bản thân con vật. Hoặc dựa vào giá trị
kiểu hình của tính trạng này của con vật họ hàng với con vật mà ta cần ước tính giá trị
giống, cách ước tính giá trị giống của một vật nuôi đối với nhiều tính trạng cũng sẽ
tương tự như vậy. Giá trị kiểu hình của một con vật mà ta sử dụng
để ước tính giá trị
giống được gọi là nguồn thông tin giúp cho việc đánh giá giá trị giống. Các nguồn
thông tin này bao gồm:
- Nguồn thông tin của tổ liên: Số hiệu cân đo về các tính trạng năng suất hay
phẩm chất của bố mẹ, ông bà nội, ngoại của các đời trước của con vật.
- Nguồn thông tin của anh chỉ em con vật: Số hiệu cân đo các tính trạng năng
suất hay phẩm chất c
ủa anh chị em ruột cùng bố mẹ.
- Nguồn thông tin của bản thân con vật: Số liệu cân đo của bản thân con vật.

- Nguồn thông tin từ đời con của con vật (thế hệ sau) là các số hiệu cân đo về các
tính dạng năng suất hay phẩm chất của đời con con vật đó.
Như vậy:
- Ước tính giá trị giống của một con vật về một tính trạng nh
ất định dựa vào một
nguồn thông tin duy nhất về tính trạng này, nguồn thông tin đó có thể là một trong 4
nguồn thông tin nêu trên.
- Uớc tính giá trị giống của con vật về một tính trạng dựa vào nhiều nguồn thông
tin khác nhau, nghĩa là có thể phối hợp nhiều nguồn thông tin khác nhau.
- Lục tính giá trị giống của một con vật về nhiều tính trạng dựa vào một nguồn
thông tin duy nhất có thể là một trong 4 nguồn thông tin trên.
- Ước tính giá trị giống của một con vật về nhiêu tính trạng có thể dựa vào nhiều
nguồn thông tin khác nhau.

39
2.2.2. Khái niệm về độ chính xác của các ước tính giá trị giống
Về bản chất, độ chính xác của một phương pháp ước tính giá trị giống hay một
nguồn thông tin dùng để ước tính giá trị giống là hệ số tương quan giữa phương thức
đánh giá hoặc nguồn thông tin với giá trị giống của con vật.
Độ chính xác của ước tính giá trị giống từ 0 đến 1 hoặc 0% - 100%. Giá trị của
độ chính xác càng l
ớn chứng tỏ phương thức ước tính hoặc nguồn thông tin sử dụng
càng chính xác. Độ chính xác của ước tính giá trị giống phụ thuộc hệ số di truyền của
các tính trạng, phụ thuộc vào các nguồn thông tin khác nhau và vào số lần lặp lại của
các số liệu quan sát được sử dụng để ước tính giá trị giống.
Mức độ quan trọng của các nguồn thông tin đối với độ chính xác của
ước tính giá
trị giống biểu thị bằng số lượng của dấu +.
Bảng 2.4. Tầm quan trọng của các nguồn thông tin đôi với độ chính xác của
ước tính giá trị giống

Các nguồn thông tin
Mức độ của h
2
Tổ tiên Anh, chị em Bản thân Đời con
Thấp + + + + + + + + + +
Trung bình + + + + + + + + + +
Cao + + + + + + + + + +
Như vậy, đối với tất cả các tính trạng, nguồn thông tin từ tổ tiên (bố, mẹ. ông
bà… ) của con vật luôn mang độ chính xác thấp nhất.
Nếu các tính trạng có hệ số di truyền ở mức độ thấp hoặc trung bình việc sử dụng
nguồn thông tin ở đời con sẽ có độ chính xác cao nhất. Nhưng nếu các tính trạng có hệ
số di truyền cao thì nguồn thông tin của bản thân lại có độ
chính xác cao hơn nguồn
thông tin ở đời con. Với tính trạng có hệ số di truyền thấp việc sử dụng nguồn thông
tin từ anh chị em ruột sẽ có độ chính xác cao hơn nguồn thông tin của bản thân con
vật. Tuy nhiên nếu phối hợp các nguồn thông tin với nhau sẽ làm tăng độ chính xác
của ước tính giá trị giống.
2.2.3. Chỉ số chọn lọc
Lý thuyết về chỉ số chọn lọc
được H.smith xây dựng từ năm 1936, Hazel I 943 là
người đầu tiên ứng dụng chỉ số chọn lọc vào việc chọn lọc vật nuôi.
Khái niệm: Chi số chọn lọc là phương pháp phối hợp giá trị kiểu hình của các
tính trạng xác định được trên cơ thể con vật (bản thân) hoặc trên các họ hàng thân
thuộc của nó thành một điểm tổng hợp và căn cứ vào điểm này để chọn l
ọc hoặc loại
thải con vật.
Như vậy, chỉ số chọn lọc là phương pháp phối hợp các nguồn thông tin của chính
bản thân con vật, của các con vật có họ hàng với con vật đó để ước tính giá trị giống
của con vật. Các nguồn thông tin chính là các giá trị kiểu hình của con vật hay nhiều


40
tính trạng theo dõi được trên bản thân con vật hoặc trên các con vật họ hàng. Các giá
trị kiểu hình này có thể là một giá trị duy nhất của một quan sát hoặc có thể là giá trị
trung bình của nhiều quan sát nhắc lại trên một con vật mà ta ước tính giá trị giống của
nó.
Về nguyên lý, phương pháp chỉ số chọn lọc là phương pháp ước tính giá trị giống
sao cho hệ số tương quan giữa chỉ số chọn lọc và giá trị gi
ống là lớn nhất, như vậy
những con vật có chỉ số cao hơn sẽ là những con vật có giá trị giống cao hơn và ngược
lại. Vì vậy, căn cứ vào chỉ số chọn lọc người ta chọn con vật có nghĩa là người ta căn
cứ vào giá trị giống để chọn lọc nó. Chỉ số chọn lọc có dạng sau:
nn
bbb Χ+Χ+Χ=Ι
2211
α

i
n
i
i
b Χ=Ι

=1
α

Trong đó:
α
Ι : Chỉ số chọn lọc của con vật
α


X
i
: Giá trị kiểu hình của các tính trạng mà ta quan sát được trên con vật
α
hoặc trên
con vật họ hang của con vật
α
.
Nếu các con vật được nuôi trong một nhóm có chung một điều kiện ngoại cảnh,
các giá trị kiểu hình của từng tính trạng là con số chênh lệch giữa giá trị kiểu hình của
cá thể đó và giá trị trung bình của nhóm.
Do vậy:

Trong đó:
α
Ι
: Giá trị của chỉ số chọn lọc ở con vật a
X
i
: Giá trị kiểu hình của các tính trạng mà ta quan sát được trên bản thân con vật
a hoặc họ hàng của nó.
i
Χ : Chủ trị kiểu hình trung bình của các tính trạng quan sát ở vật a hoặc trên các
con vật họ hàng của nó.
b
1
: hệ số tương ứng với từng tính trạng hoặc từng con vật họ hàng.
Ví dụ: Khi đánh giá kết quả kiểm tra năng suất để chọn lọc lợn đực giốnh hậu bị
Landrace ở Hà lan, người ta sử dụng chỉ số sau:
I = -12,61(X

1
-
1
Χ ) + 1,62 (X2 -
2
Χ ) – 88 (X3 -
3
Χ ) +28,8 (X4 -
4
Χ )
Trong đó:
X
1
và X
l
: Tiêu tốn thức ăn trong thời gian kiêm tra (kgtă/kg tăng trọng) của con
vật và trung bình cộng của các con vật trong nhóm.

41
X
2
và X
2
: Tăng trọng trung bình trong thời gian kiểm tra (g/ngày) của con vật là
trung bình của các con vật trong nhóm.
X
3
và X
3
: độ dày mỡ lưng đo bằng siêu âm (tâm) của con vật là trung bình cộng

độ dày mỡ lưng của nhóm.
X
4
và X
4
:

Diện tích “mắt thịt” đo bằng siêu âm (mm
2
) của con Vật và trung bình
cộng của nhóm.

Các hệ sô bi trong chỉ số được tính toán theo nguyên tắc sao cho hệ số tương
quan giữa chí số của con vật và giá trị giống của nó là lớn nhất.
Để giải quyết vấn đề người ta tập hàm số của hệ tương quan này, đặt hàm đó
bảng cực đại, logaril hoá và đạo hàm hoá hàm số, đặt hàm số bằng 0 rồi giải các hệ
phương trình để tìm các hệ số b.
• Chỉ số
chọn lọc đối với bò thịt: Anh và Mỹ áp dụng công thức:
I= 0,58w + 18,64R - 0,73F - 5,87E
Trong đó:
W: Khối lượng cai sữa.
R: Độ tăng khối lượng trong thời kỳ nuôi béo sau cai sữa (bảng/ngày).
F: Số ngày con vật đạt được cấp giết thịt.
E: Số thức ăn cho một đơn vị tăng khối lượng(bảng/bảngw).
Ví dụ: W= 400 bảng khối lượng
R= 2,5 bảng/ngày
F = 200 ngày
E = 7,5 bảng tà/bảng w
Tacó: I = (0,58 x 400)+( 18,64 x 2,5)-(0,73 x 200)-(5,8 x 7,5)

I = 232 +44,6-146-44,03 = 88,57
* Chỉ số chọn lọc đối với lợn nái:
I = 2(N
b
+ 2N
w
+ 2T
ω
/ 30)
Trong đó: N
b
: số lợn con đẻ ra trong một lứa.
N
w
: Số lợn con sống đến lúc cai sữa.
T
w
: Khối lượng toàn ổ lúc cai sữa.
Ví dụ: Một lợn nái đẻ 10 con. khi cai sữa còn 8 con, trọng lượng toàn ổ khi cai
sữa là 360 bảng, chỉ số chọn lọc sẽ là:
I = 2(10 + (2
×
8) + (2x360)/30 = 94,6
Hoặc biểu thức: I = 500 + 30 G - 100 F - E
Trong đó: G: Bình quân tăng trọng ngày.
F: Độ dày mỡ lưng (mui).

42
E: hiệu quả dinh dưỡng: Số đvtă/1kg tăng trọng
* Chỉ số chọn lọc với lợn nái ở Anh- Mỹ áp dụng công thức:

I = - 0,5X
1
+ 7X
2
– 0,02X
3
+ 0,5 X
4
Trong đó: X
1
: Số lợn con trong một lứa.
X
2
: Số lợn con lúc 1 54 ngày tuổi còn sống.
X
3
: Khối lượng toàn ổ lúc 154 ngày.
X
4
: Khối lượng bình quân một con lúc 154 ngày.
Chỉ số chọn lọc càng lớn càng tốt. Có thể sử dụng chỉ số chọn lọc trong những
trường hợp sau:
* Phương pháp chọn lọc một tính trạng: Chỉ chọn lọc đối với một tính trạng duy
nhất, chẳng hạn chọn bò sữa về mặt sản lượng sữa. có thể xảy ra các trường hợp sau:
- Chỉ s
ử dụng một nguồn thông tin duy nhất: Chỉ sử dụng một trong bốn nguồn
thông tin: Bản thân, tổ tiên, anh chị em ruột hoặc đời con của con vật. Chẳng hạn,
chọn bò cái sữa căn cứ vào sản lượng sữa của chính bản thân con vật (đây chính là
trường hợp sử dụng nguồn thông tin của bản thân con vật).
Giá trị kiểu hình của nguồn thông tin có thể chỉ là một số li

ệu quan sát được,
chẳng hạn chọn lọc bò cái sữa chỉ căn cứ vào số liệu theo dõi về sản lượng sữa của
một kỳ cho sữa duy nhất. Giá trị kiểu hình của nguồn thông tin cũng có thể là giá trị
trung bình của nhiều số liệu quan sát được nhắc lại trên cùng một con vật. Chẳng hạn,
chọn lọc bò cái sữa căn cứ vào giá trị trung bình các số liệu theo dõi về sả
n lượng sữa
của một chu kỳ cho sữa của mẹ nó, đây là trường hợp sử dụng nguồn thông tin của tổ
tiên với các quan sát nhắc lại trên cùng một con vật. Giá trị kiểu hình của nguồn thông
tin cũng có thể là giá trị trung bình của nhiều số liệu quan sát được trên các con vật
khác nhau. Chẳng hạn, chọn lọc bò đực giống về sản lượng sữa là căn cứ vào sản
lượ
ng sữa trong kỳ tiết sữa đầu tiên của một số bò cái là con gái của bò đực giống đó
(thường là 10 con).
- Phối hợp nhiều thông tin khác nhau trong mỗi nguồn thông tin hoặc căn cứ vào
một số liệu duy nhất quan sát được hoặc căn cứ vào giá trị trung bình của nhiều số liệu
quan sát được trên các cá thể khác nhau. Ví dụ, chọn lọc bò cái sữa căn cứ vào sản
lượng sữa trung bình trong 5 kỳ cho s
ữa của mẹ và sản lượng sữa trung bình trong 3
kỳ tiết sữa của bà ngoại, đây là trường hợp phối hợp hai nguồn thông tin khác nhau
của tổ tiên. Trong mỗi nguồn thông tin lại sử dụng giá trị trung bình của các quan sát
được nhắc lại trên cùng một con vật.
Sau đây là một số ví dụ về các chỉ số chọn lọc đang được thử nghiệm trong sản
xuất chăn nuôi lợn
ở nước ta:
* Chỉ số chọn lọc lợn đực hậu bị Yorkshire:
I = 100 + 0,31(X
1
-
1
Χ

) – 26,4 (X2 -
2
Χ
) – 4,4 (X3 -
3
Χ )
, TL tham khao, P.V. Hai

43
* Chỉ số chọn lọc lợn đực hậu bị Landrace:
I = 100+(X
1
-
1
Χ ) - 32,13 (X2 -
2
Χ ) –6,66(X3 -
3
Χ
)
Trong đó:
X
l
và X
1
: Tăng trọng trung bình trong thời gian nuôi kiểm tra (gì/ ngày) của bản
thân con vật và trung bình của nhóm.
X
2
và X

2
: Tiêu tốn thức ăn trong thời gian nuôi kiểm tra (kg tă/kg tăng trọng) của
con vật và trung bình của nhóm.
X
3
và X
3
: Độ này mỡ lưng đo bằng siêu âm khi kết thúc nuôi kiểm tra (mm) của
con vật và trung bình của nhóm.
* Chỉ số chọn lọc năng suất sinh sản lợn nái Móng Cái:
I= X
l
- 0 84 X
2
+ 0.52 X
3
- 0,02 X
4

Trong đó: X
1
: Số lợn con đẻ ra còn sống (con/lứa).
X
2
: Khối lượng toàn ổ lợn con 21 ngày tuổi (kg/ổ).
X
3
: Khối lượng toàn ổ lợn con 60 ngày tuổi (kg/ổ).
X
4

: Khoảng cách giữa hai lứa đẻ (ngày).
Hoặc: I = X
1
+ 1.10 X
2
+0,44X
3

Trong đó: X
l
: Số lợn con đẻ ra còn sống (con/1ứa).
X
2
: Số lợn con còn sống lúc 60 ngày tuổi (con/ổ).
X
3
: Khối lượng trung bình lợn con lúc 60 ngày tuổi (kg/con).
2.2.4. Phương pháp dự đoán không chệch tuyến tính tốt nhất (BLUP)
Vào thập kỷ 60-70, phương pháp chỉ số chọn lọc được ứng dụng rộng rãi trong
các chương trình chọn lọc gia súc giống ở hầu hết các nước chăn nuôi phát triển, tuy
nhiên ở thập kỷ 80 trở đi phương pháp chỉ số chọn lọc đã phải dần nhường chỗ cho
phương pháp ước tính giá trì giống bằng mô hình hồi quy tuyến tính không chệch tốt
nhất, được gọi tắt là phương pháp Blup. Henderson(1948, 1973) là người đề xuất ra
phương pháp BLCP.
B: Best nghĩa là V(I-T): min.
L: Linear nghĩa là giá trị kiểu hình được xem như một hàm tuyến tính.
U: Unbiased nghĩa là thừa nhận rằng không biết được các nhân tố ngoại cảnh và
ước tính nhân tố ngoại cảnh theo cách không gây ra những sai lệch kiểu hình (không
chệch).
P: Prediction nghĩa là ước tính giá tr

ị giống.
Do vậy BLUP là phương pháp ước tính giá trị giống chính xác nhất dựa trên cơ
sở giá trị kiểu hình của bản thân con vật cũng như các con vật họ hàng. Trong đó ảnh
hưởng của một số nhân tố ngoại cảnh được loại trừ.
* So với chỉ số chọn lọc. phương pháp BLUP có những ưu điểm cơ bản sau:

44
- Sử dụng được tất cả các nguồn thông tin về giá trị kiểu hình của các con vật có
họ hàng với vật cần đánh giá vì vậy giá trị giống được ước tính một cách chính xác
hơn. Do đó hiệu quả chọn lọc theo BLUP cũng sẽ cao hơn.
- Loại trừ được những ảnh hưởng của các nhân tố cố định như năm, đàn gia súc,
mùa vụ. lứa đẻ… do sử d
ụng nguồn thông tin của các con vật họ hàng thuộc các đàn
nuôi trong điều kiện ngoại cảnh khác nhau.
- Đánh giá được khuynh hướng di truyền của các đàn gia súc do xử lý các nguồn
thông lin thu được trong một khoảng thời gian nhất định.
- Sử dụng được các nguồn thông tin dưới dạng số liệu giữa các nhón không cân
bằng.
Các ứng dụng của Blup ngày càng được áp dụng rộng rãi trong sàn xuất. điều
đáng l
ưu ý là các ứng dụng này thường được dùng để đánh giá chọn lọc đôi với một
quần thể lớn, sử dụng một tập hợp lớn các số hiệu theo dõi của nhiêu cá thể có quan hệ
họ hàng với nhau.
* Sau đây là một số ứng dụng BLUP để đáng giá vật nuôi:
- Mô hình đánh giá con đực (Sire Model): Mô hình này là những ứng dụng đầu
tiên của phương pháp BIUP dùng để đánh giá giá trị giố
ng của các con đực giống
trong chăn nuôi bò sữa. Trong mô hình này người ta sử dụng các số liệu theo dõi ớ đời
con của các đực giống. Hạn chế chú yếu của mô hình này là không xem xét đánh giá
con mẹ.

- Mô hình gia súc (Animal Model): Trong mô hình này, người ta đánh giá giá trị
giống của đời con thông qua bố mẹ của chúng. Mô hình lặp lại (Repealability Model):
Mô hình này được sử dụng trong trường hợp mỗi cá thể có một số số liệu lặp lại,
ch
ẳng hạn các kỳ tiết sữa, các lứa để khác nhau…
- Mô hình nhiều tính trạng (Multivariate Animal Model): Mô hình này tương tự
như trường hợp chỉ số chọn lọc nhiều tính trạng. Hiện nay trong sản xuất chăn nuôi ở
nhiều nước tiên tiến người ta sử dụng các phần mềm máy tính của mô hình này, chẳng
hạn chương trình PIGBLUP dùng để chọn lọc lợn ở Australia.
2.3. CÁC PHƯƠNG PHÁP CHỌN GIỐNG VẬT NUÔI
2.3.1. Khái ni
ệm:
Chọn giống là quá trình chọn lọc để lại làm giống và nhân giống những vật nuôi
theo hướng ngoại hình thể chất, sinh trưởng phát dục và sức sản xuất nhất định đồng
thời loại thải những vật nuôi không đạt các tiêu chuẩn làm giống theo hướng đó.
Chúng ta biết chọn lọc nhân tạo là một nội dung quan trọng của học thuyết Đacuyn
“Sự tiến hoá các loài đều thông qua chọ
n lọc". Chọn lọc tự nhiên xảy ra trong suốt
cuộc đời con vật qua nhiều thế hệ kế tiếp nhau còn chọn lọc nhân tạo thường chỉ tiến
hành ở một số giai đoạn nào đó nhất là khi con vật trưởng thành, lúc mà người ta thấy
con vật có hay không có những đặc tính có ích cho con người. Sự chọn lọc có ý thức

45
bao giờ cũng phải tiến hành trên số lượng lớn gia súc gia cầm mới đạt được kết quả
tốt, mới có điều kiện để so sánh, đánh giá giữa các cá thể. Đồng thời, phải tiến hành
chọn lọc liên tục lâu dài theo hướng đã định sẽ tạo nên những chuyển biến có lợi về
chất lượng của phẩm giống.
2.3.2. Chọn lọc vật nuôi làm giố
ng
* Việc chọn lọc vật nuôi làm giống nhất thiết phải bao gồm những công việc sau:

- Phát hiện và xác định những đặc tính tốt của con vật nuôi bằng phương pháp
đánh giá ngoại hình, thể chất sinh trưởng, phát dục và ước đoán sức sản xuất sau này.
- Đánh giá đặc tính của con vật: Sau khi phát hiện được những đặc tính tốt của
con vật cần tiến hành kiểm tra đánh giá chấ
t lượng của các đặc tính đó bằng cách so
sánh với tiêu chuẩn mẫu theo mục đích nhân giống của phẩm giống đó.
- Kết luận: Giá trị sử dụng của con vật được chọn lọc có để lại làm giống được
hay không.
Để chọn lọc một con vật làm giống. trước hết phải lựa chọn bố, mẹ chung. Người
ta thường căn cứ vào giá trị gi
ống của các chỉ tiêu năng suất và ngoại hình để lựa chọn
các cặp bố mẹ. Mặc dù con vật mà chúng ta định chọn lọc làm giống chưa ra đời, song
có thể ước tính được giá trị giống của nó thông qua các giá trị giống của bố và mẹ nó.
Muốn vậy, người ta phải có sổ giống ghi chép đầy đủ các thế hệ tổ tiên của con
vật giống.
* Bước tiếp theo là các khâu ki
ểm tra đánh giá để chọn lọc bản thân con vật cần
kiểm tra đánh giá trong hai giai đoạn:
- Giai đoạn hậu bị: Từ khi con vật được nuôi tách mẹ (đối với gia súc) và 4 tuần
tuổi (đối với gia cầm) tới khi con vật bắt đầu sinh sản phối giống lần đầu. Việc theo
dõi đánh giá trong giai đoạn này tập trung vào các chỉ tiêu sinh trưởng và ngoại hình.
- Giai đoạn sinh sả
n: Đối với con đực, theo dõi đánh giá các chỉ tiêu sinh sản
của bản thân chung hoặc các chỉ tiêu năng suất ở đời con của chúng sẽ cung cấp những
thông tin cho việc quyết định lựa chọn con đực làm giống hay không. Đánh giá các chỉ
liêu sinh sản của con cái nhằm đi đến kết luận có tiếp tục giữ chung làm giống hay
không. Người ta thường áp dụng các phương pháp kiểm tra đánh giá để chọn lọc sau
đ
ây:
+ Chọn lọc hàng loạt : Là phương pháp định kỳ theo dõi, ghi chép các chỉ tiêu

năng suất, chất lượng sản phẩm mà vật nuôi đạt được ngay trong điều kiện sản xuất.
Căn cứ vào các kết quả theo dõi được mà quyết định tiếp tục sử dụng nữa hay loại thải.
Đây là phương pháp chọn lọc đơn giản, không tốn kém, dễ thực hiện. Tuy nhiên, năng
suất, ch
ất lượng sản phẩm của con vật luôn chịu ảnh hưởng của các điều kiện nuôi
dưỡng chăm sóc cũng như một số nhân tố khác. Do vậy, chọn lọc hàng loạt cũng là
một phương pháp có độ chính xác kém.
+ Kiểm tra năng suất (kiểm tra cá thể) : Phương pháp này thường được tiến hành

46
tại các cơ sở chuyên môn hoá được gọi là các trạm hay trung tâm kiểm tra năng suất.
Phương pháp này được tiến hành trong giai đoạn hậu bị nhằm chọn lọc những vật nuôi
được giữ lại làm giống. Để loại trừ một số ảnh hưởng của mỗi trường, tạo điều kiện
thuận lợi để phát huy hết tiềm năng di truyền của con vật, ng
ười ta nuôi chung trong
điều kiện tiêu chuẩn về chuồng nuôi, chế độ dinh dưỡng (cho ăn không hạn chế ) . . .
Trong quá trình kiểm tra, con vật được theo dõi một số chỉ tiêu nhất định. Các kết quả
đạt được về các chỉ tiêu này được sử dụng để đánh giá giá trị giống và căn cứ vào giá
trị giống để quyết định chọn lọc hay loại thải con vật.
Đặc điể
m của phương pháp này là đánh giá trực tiếp năng suất của chính con vật
tham gia kiểm tra, vì vậy, việc ước tính giá trị giống đảm bảo độ chính xác đối với các
tính trạng có hệ số di truyền ở mức cao hoặc trung bình. Do số lượng vật nuôi tham dự
kiểm tra năng suất cũng chính là số lượng vật nuôi được đánh giá chọn lọc, nên với
một số lượng vật nuôi nhất
định được kiểm tra năng suất, phương pháp này đưa lại
một tỷ lệ chọn lọc cao. Nhược điểm chủ yếu của phương pháp này là không đánh giá
được các chỉ tiêu theo dõi trực tiếp trên bản thân con vật. Ví dụ: sản lượng sữa, tỷ lệ
mỡ sữa… Ở bò đực giống, phẩm chất thịt ở lợn đực giống
Kiểm tra năng suất đ

ang được sử dụng rộng rãi ở nhiều nước, đối với lợn các lợn
đực giống hậu bị được nuôi kiểm tra năng suất từ lúc chung có khối lượng từ 25-30 kg
cho tới khi 90- 110Kg. Ba chỉ tiêu theo dõi chính gồm: Tăng trọng trung bình
(gr/ngày) trong thời gian nuôi kiểm tra, chi phí thức ăn trung bình cho mỗi kg tăng
trọng trong thời gian kiểm tra (kg tă/kg tăng trọng) và độ dày mỡ lưng đo bằng máy
siêu âm ở vị trí xương s
ườn cuối cùng khi kết thúc kiểm tra (mm). Ở nước ta, kiểm tra
năng suất lợn đực giống và lợn nái sinh sản đã trở thành tiêu chuẩn Việt Nam từ năm
1989 và hiện có 3 trạm: Trạm kiểm tra năng suất lợn đực giống An Khánh - Hà Tây.
Trung tâm lợn giống Thụy Phương thuộc viện chăn nuôi Quốc gia và Trung tâm
nghiên cứu phát triển chăn nuôi Bình Thắng thuộc Viện Khoa học kỹ thuật nông
nghiệp miền Nam.

+ Kiểm tra đời con : Phương pháp này dùng để đánh giá chọn lọc đực giống. Để
kiểm tra đời con, chúng ta cho các đực giống tham dự kiểm tra phối giống với một số
lượng cái giống nhất định thường là 10 con cái cùng phẩm cấp. Khi những con cái
giống này sinh ra đời con. người ta nuôi các con của chúng tại các trạm kiểm tra có các
điều kiện tiêu chuẩn về chuồng nuôi, chế độ dinh dưỡng …. giố
ng như đối với kiểm
tra năng suất. Đời con được theo dõi những chỉ tiêu nhất định về năng suất. căn cứ vào
các chỉ tiêu đạt được ở đời con để đánh giá giá trị giống của con đực và quyết định
chọn hay loại thải. Có thể minh hoạ sơ đồ kiểm tra đời con như sau:

47

Các đực giống tham dự kiểm tra
phối với cái giống.

Nuôi đời con theo dõi năng suất.


Phương pháp này có thể mang lại độ chính xác cao trong công việc ước tính giá
trị giống, đặc biệt là đối với các tính trạng có hệ số di truyền thấp. Có thể đánh giá
được cả những tính trạng mà người ta không thể theo dõi trực tiếp trên bản thân con
vật cần đánh giá. Tuy nhiên, phương pháp này đòi hỏi thời gian và tốn kém, số lượng
vật nuôi kiểm tra lớn.
+ Kiểm tra kết hợp : Là phương pháp giữa kiểm tra nă
ng suất và kiểm tra đời
con. Chẳng hạn, để kiểm tra kết hợp nhằm chọn lọc lợn đực giống người ta tiến hành
như sau:

2.3.3. Một số phương pháp chọn giống trong gia cầm
Trong nhân giống gia cầm người ta thường tổ chức thành các gia đình, trong mỗi
gia đình có một con đực và một số con cái, do đó đời con của chúng là các anh chị em
cùng bố khác mẹ. Giá trị kiểu hình của một cá thể trong một gia đình của một quần thể
được biểu hiện bằng biểu thức sau:
P=P
f
+P
w

Trong đó:
P: Chênh lệch giữa giá trị của cá thể so với trung bình quần thể.
P
f
:Chênh lệch giữa giá trị kiểu hình trung bình gia đình so với trung bình quần
thể.
P
w
: Chênh lệch giữa giá trị kiểu hình cá thể so với trung bình gia đình.
Ví dụ: Năng suất trứng của các cá thể trong 3 gia đình A,B.C cùng với các giá trị

trung bình gia đình, trung bình quần thể nêu trong bảng sau:

48

Bảng 2.5. Năng suất trứng của các cá thể'trong ba gia đình

Gia đình
Cá thể
A B C
1 220 230 220
2 230 240 250
3 240 250 280
Trung bình gia đình 230 240 250
Trung bình quần thể 240
Trung bình gia đình –
Trung bình quần thể
-10 0 +10

Xét cá thể thứ nhất trong gia đình A.
- Chênh lệch giữa giá trị kiểu hình của cá thể so trung bình quần thể:
P = 220 - 240 = -20
- Chênh lệch giữa giá trị kiểu hình trung bình gia đình so với trung bình quần thể:

- Chênh lệch giữa giá trị kiểu hình của cá thể so với trung bình gia đình:

Rõ ràng: - 20 = - 10 + (-10)
*Giả sử cần chọn lọc 3 cá thể, chúng ta có thể áp dụng các phương pháp chọn
lọc sau:
- Chọn lọc cá thể: Vì phương pháp căn cứ vào giá trị kiểu hình của chính bản
thân con vật để chọn lọc, không quan tâm đến giá trị trung bình của gia đình. Điều này

có nghĩa là chỉ căn cứ vào giá trị P để chọn lọc, trong đó P
f
và P
w
đều được nhân với
hệ số 1 . Như vậy, theo phương pháp này chúng ta sẽ chọn 3 cá thể có năng suất trứng
là 280, 250.,250. Chung thuộc các gia đình B và C.
- Chọn lọc theo gia đình: Là phương pháp căn cứ vào giá trị kiểu hình trung bình
của tất cả các cá thể trong gia đình để quyết định giữ toàn bộ gia đình đó làm giống
hay loại thải toàn bộ gia đình đó. Có nghĩa là căn cứ vào các giá trị
của P
f
để chọn lọc,
coi như P
w
được nhân hệ số 0. Theo phương pháp này chúng ta sẽ chọn toàn bộ các cá
thể trong gia đình C, chung có năng suất trứng là 280, 250, 220.

49
- Chọn lọc trong gia đình: là phương pháp căn cứ vào sự chênh lệch giữa giá trị
kiểu hình của cá thể so với giá trị kiểu hình trung bình gia đình của nó. Có nghĩa là chỉ
căn cứ vào P
w
để chọn, không để ý đến năng suất trung bình gia đình, coi như P
l
nhân
với hệ số 0. Theo phương pháp này, trong mỗi gia đình lựa chọn 1 cá thể có năng suất
cao nhất, đó là các cá thể có năng suất trứng là 280, 250, 240 thuộc cả 3 gia đình A, B
và C.
Thông thường, chọn lọc cá thể thường áp dụng để chọn lọc tính trạng có hệ số di

truyền cao, đơn giản, dễ thực hiện, tuy nhiên sẽ phức tạp đối với việc thành lập các gia
đình ở th
ế hệ sau.
Chọn lọc theo gia đình thường áp dụng để chọn lọc các tính trạng có hệ số di
truyền thấp vì tính trạng có hệ số di truyền thấp, phương sai sai lệch mỗi trường sẽ lớn
hơn nhiều so với phương sai giá trị cộng gộp (theo định nghĩa hệ số di truyền). Việc
căn cứ vào giá trị trung bình gia đình sẽ loại bỏ được sai lệch m
ỗi trường gây ra cho
các cá thể trong gia đình, giá trị kiểu hình trung bình của gia đình sẽ gắn với giá trị
cộng gộp. Trong trường hợp này, độ chính xác của ước tính giá trị giống do căn cứ vào
giá trị kiểu hình trung bình của gia đình sẽ cao.
- Chọn lọc kết hợp: Sử dụng nguyên tắc của chỉ số chọn lọc để thực hiện phương
pháp chọn lọc kết hợ
p. Phương pháp này kết hợp giá trị trung bình của gia đình với giá
trị chênh lệch giữa năng suất cá thể so với trung bình gia đình. Thực chất chọn lọc kết
hợp chính là chọn lọc cá thể, nghĩa là căn cứ vào P để chọn lọc nhưng P
1
và P
w
được
nhân với các hệ số khác 1 dựa vào phương trình của chỉ số trong ước tính giá trị giống.
2.4. CHỌN ĐÔI GIAO PHỐI
2.4.1. Khái niệm:
Chọn đôi giao phối là chọn những con đực và con cái đã được chọn rồi cho giao
phối với nhau để sinh ra thế hệ đời con theo những hướng sản xuất nhất định.
Trong công tác giống, chọn đôi là tiếp tục công việc chọn lọ
c. Đây là hai khâu
gắn liền nhau, bổ sung cho nhau, trong đó, chọn phối là một khâu phức tạp vì con đực
và con cái đều có thể di truyền cả tính trạng tốt và xấu của mình cho đàn con. Mặt
khác, các đặc tính ấy còn phụ thuộc vào mỗi trường sống. Nguyên liệu để chọn phối là

kết quả chọn lọc con đực và con cái. Còn phẩm chất đời con phản ánh kết quả chọn
phối đúng hay không. Do vậy, chọ
n lọc là cơ sở chọn phối, chọn phối phát huy tác
dụng của chọn lọc.
2.4.2. Phương pháp chọn đôi giao phối
2.4.2.1 Chọn đôi giao phối theo phẩm chất
2.4.2.1.1 Chọn đôi giao phôi đồng chất
* Khái niệm : Phương pháp chọn những con đực và con cái có những đặc tính về
ngoại hình, thể chất, tính chất sản xuất và cùng nguồn gốc phẩm giống cho giao phối
v
ới nhau.

50
Mục đích: Củng cố, ổn định đặc tính di truyền của phẩm giống nhưng yêu cầu
chất lượng đời con phải cao hơn và làm tăng số lượng gia súc thuần chủng, làm cơ sở
cho việc chọn giống.
Theo phương pháp này cũng có nghĩa là phối hợp những đặc tính giống nhau tốt
nhất của con đực và con cái.
Con đực tốt + Con cái tốt

Đàn con tốt hơn.
Tuy nhiên, trong chọn đôi giao phối không phải tất cả các trường hợp đều có con
đực và con cái tốt để cho giao phối mà có khi vì điều kiện số lượng gia súc có hạn hay
vì lý do nào đó phái cho con tốt giao phối với con trung bình thậm chí còn xấu về một
mặt nào đó. Trong trường hợp đó phải tuyệt đối tránh cho hai con cùng xấu về một đặc
tính nào đó giao phối với nhau.
Việc chọ
n phối đồng chất có kết quả tốt nếu được tiến hành theo một hướng sản
xuất nhất định, qua nhiều thế hệ, sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển các đặc
tính tốt đó lên. Đặc biệt chú ý hệ số di truyền của các tính trạng kinh tế.

Phương pháp làm tăng mức độ đồng chất:
- Cho giao phối cận huyết r
ất gần: anh chị em ruột, bố mẹ với con.
- Cho giao phối đồng kiểu hình, nghĩa là chọn những cá thể có kiểu hình giống
nhau cho giao phối với nhau cũng làm tăng tốc độ đồng nhất.
Nhược điểm: Chọn đôi giao phối đồng chất sẽ làm tăng mức độ bảo thủ di truyền
cả mặt tốt lẫn mặt xấu.
2.4.2.l.2. Chọn đ
ôi giao phối dị chất
* Khái niệm : Chọn những con đực và con cái có các cặp tính trạng khác nhau có
thể khác dòng trong cùng một giống hoặc khác giống trong cùng một loài . . . cho giao
phối với nhau.
Ví dụ: Gà thịt x Gà trứng; Lợn Landrace
×
Lợn Móng Cái.
* Mục đích: Thay đổi một hướng giống hiện tại, tạo nên đặc tính tốt mới hay tổ
hợp gen mới rồi tiếp tục củng cố và nâng cao đặc tính tốt mới được tạo thành.
* Đặc điểm:
- Phân tán bền vững và phá vỡ tính bảo thủ di truyền, làm phong phú thêm đặc
tính di truyền ở đời con.
- Sức sống đời con được nâng cao do mâu thuẫn nội tạ
i lớn, ưu thế lai cao, làm
tăng thêm sinh lực ở đời con, ứng dụng thực tế trong nuôi thịt.
- Phối hợp được cả đặc tính tốt của con đực và con cái, vì vậy cần nghiên cứu kỹ
về sinh lý, đặc điểm sinh vật học của cơ thể con đực và cái tập trung theo dõi, mạnh
dạn cho giao phối đồng chất để củng cố và nâng cao ổn định các đặc tính này ở thế
hệ
sau.
2.4.2.2. Chọn đôi giao phối theo huyết thông


51
Khi chọn phối căn cứ vào huyết thống ở mức độ nhất định gọi là chọn phối theo
huyết thống. Ở vật nuôi quy định trong vòng 7 đời là huyết thống, căn cứ vào cơ sở
sinh vật học người ta chia 4 hình thức giao phối đồng huyết:
- Đồng huyết rất gần (cận huyết): Cho giao phối giữa những con đực và con cái
cùng cha cùng mẹ hoặc cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha, hoặ
c bố mẹ với con cái.
Ký hiệu I-II. II-I. II-II
Đồng huyết gần: Giao phối giữa các con ở các thế hệ: I-III.
III-I, II-III, III-II, III-III
Đồng huyết vừa: Giao phối giữa các con ở các thế hệ III-IV, IV-III, IV-IV I-IV,
IV- I.
- Đồng huyết xa: Cho giao phối giữa con đực và con cái ở ngoài 4 đời đến 7 đời.
- Đồng huyết vừa và đồng huyết xa thường hay được dùng vì nó giới hạn tác
dụng đồng huyết quá gần, mặc khác nó lại giữ
và củng cố được những đặc tính mong
muốn. Ổn định đặc tính di truyền trong nhân giống thuần chủng và củng cố những đặc
tính mới được hình thành trong lai tạo giống mới.
Nhược điểm:
- Giao phối đồng huyết gần sẽ làm giảm sinh lực ở đời sau vì thể chất, cấu trúc và
phương thức trao đổi chất của tế bào hai cơ thể đực và cái hoàn toàn giố
ng nhau hoặc
khác nhau chút ít, do đó dẫn đến hiện tượng thoái hoá giống.
- Làm tăng tính bảo thủ di truyền nhất là những đặc tính xấu ở đời con, làm con
vật khó thích nghi với thay đổi ở điều kiện ngoại cảnh.
- Làm tăng tật xấu ở đời con nếu cả con đực và con cái đều có những tật xấu
giống nhau về ngoại hình thể chất. sức sản xuất . . .
Ví dụ: Đặc điểm lưng võng, bụng xệ, 4 chân yếu ở lợn ỉ cho giao phối đồng
huyết gần dễ sinh quái thai.
* Cách xác định hệ số giao phối đồng huyết: Người ta dùng công thức toán học

của S.Wright.

Trong đó:
F
x
hệ số giao phối đồng huyết hay hệ số tăng tính đồng hợp của cá thể x.
n là đãy trong hệ phả trong đó có con đầu dòng của dòng mẹ, theo thứ tự quy ước
từ đời tổ tiên đến mẹ (khoảng cách thế hệ).
n
'
là dãy trong hệ phả trong đó có con đầu dòng của dòng bố, theo thứ tự quy
ước từ đời tổ tiên đến bố (khoảng cách thế hệ).
F
A
: Thế hệ cận huyết, tính đối với con đầu dòng về dòng bố và dòng mẹ (hệ số
đồng huyết tổ tiên chúng). Khi n và n
'
càng lớn thì tổ tiên chúng càng xa, bản thân gia

52
súc và ảnh hướng đông huyết của nó càng giảm.
Hệ số cận huyết chính là một tiêu chuẩn về mức độ quan hệ huyết thống giữa bố
và mẹ của một cá thể. Quan hệ huyết thống này được quy định bởi mức độ cách xa của
chúng trong hệ phả so với con đầu dòng. Nếu chúng không phải là một mà là nhiều
dòng chung thì quan hệ huyết thống của chúng còn chặt chẽ hơ
n. Do đó cần tính hệ số
đồng huyết về mỗi con đầu dòng. Các hệ số cận huyết riêng rẽ này được cộng lại để
thành F
x


Phân số 1/2 là một yếu tố cho ta thấy răng tỷ lệ di truyền của con cái so với con
đầu dòng cứ mỗi thế hệ x càng xa con dầu dòng thì lại giảm đi một nửa. Nếu con đầu
dòng không phải là cận huyết thì hệ số cận huyết sẽ được tính theo công thức:

* Ghi chép hệ phả: - Thường ghi chép theo hệ phả dọc theo nguyên tắc mỗi hàng
là một thế hệ, thế hệ trước ghi ở hàng dưới, thế hệ sau ghi ở hàng trên, trong cùng một
hàng con đực ghi ở bên phải, con cái ghi ở bên trái.
Ví dụ:

Hệ phả ngang: Được ghi chép theo nguyên tắc mỗi cột là một thế hệ, thế hệ trước
ghi cột bên phải, thế hệ sau ghi cột bên trái trong cùng một cột con đực ghi ở hàng trên
con cái ghi ở hàng dưới.
Ví dụ:
+ Có thể có hệ phả đầy đủ các con vật ớ các thế hệ khác nhau:

+ Cũng có hệ phả tóm tắt chỉ ghi chép lại những con có liên quan huyết thống
, TL tham khao, P.V. Hai

53
trực tiếp với một tổ tiên nhất định.
+ Hoặc hệ phả thu gọn: Tương tự hệ phả tóm tắt nhưng mỗi con vật chỉ xuất hiện
một lần duy nhất trong hệ phả.
* Để tính hệ số cận huyết của một cá thể cần tiến hành các bước:
- Xác định tổ tiên chúng: Tổ tiên chúng là con vật có các đường nối tới bố và mẹ

của cá thể đó (có quan hệ họ hàng đối với bố và cả đối với mẹ nó).
- Xác định xem tồ tiên chúng có cận huyết hay không? Chú ý rằng những cá thể
cận huyết là cá thể có một con vật ở thế hệ trước có quan hệ họ hàng với cá bố và mẹ
của cá thể đó.
- Xác định khoảng cách thế hệ từ tổ tiên đến bố và đến mẹ nó.

Ví dụ:

Hệ số đồng huyết của cá thể x = 31,25%
2.4.3. Nguyên tắc của chọn đôi giao phối
Phải có mục đích chọn giống rõ ràng mục đích sử dụng sau này của con vật.
Ví dụ: cho sữa, cày kẻo, cho thịt, cho trứng . . .
Phải sử dụng tối đa những con đực giống tốt, con đực phải hơn con cái một cấp.
- Duy trì và tăng cường nh
ững ưu điểm của bố mẹ ở đời con bằng sự ghép đôi
đồng chất, đồng kiểu hình.
- Tạo ra biến dị tốt ở đời con bâng ghép đôi dị chất.
- Sử dụng sự kết hợp tốt nhất giữa con đực và con cái, ngoài ra phải chú ý quan
hệ huyết thống và sự kế thừa tiếp tục trong ghép đôi.

×